1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Tiêu chảy và bệnh da dễ bùng phát do úng ngập pptx

5 258 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 147,29 KB

Nội dung

Tiêu chảy bệnh da dễ bùng phát do úng ngập Nước toilet, nước thải hòa với nước bề mặt trong những ngày mưa ngập khiến khuẩn tả cùng nhiều mầm bệnh khác phát tán, dẫn đến tiêu chảy các bệnh ngoài da. Tiến sĩ Nguyễn Thị Tường Vân, Phó giám đốc Bệnh viện Thanh Trì, khuyến cáo, sự úng ngập đang diễn ra ở Hà Nội có thể dẫn đến nhiều bệnh tật ngay cả khi tình trạng này đã chấm dứt, trong đó nguy cơ dễ thấy nhất là tiêu chảy. “Trong những ngày này, Hà Nội đang có chung một bề mặt nước, các nguồn nước thải từ cống rãnh, toilet… đều trào lên mặt đường, mang theo bao nhiêu mầm bệnh, không loại trừ cả tiêu chảy cấp nguy hiểm như tả, lỵ, thương hàn…” – bác sĩ Vân nói. Khi nước rút, nắng lên, sự phân hủy rác, xác sinh vật trong tình trạng mặt đất còn ẩm ướt cũng là điều kiện khiến các mầm bệnh phát triển rầm rộ, làm lây lan các bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh truyền qua đường ăn uống. Để đề phòng, các bác sĩ khuyên cần triệt để thực hiện ăn chín, uống sôi, rửa sạch tay trước khi ăn. Nguồn nước ăn cần được bảo vệ an toàn, tránh để hòa lẫn với các loại nước khác. Ngoài ra, bác sĩ Vân khuyến cáo, các phụ huynh cũng nên cảnh giác với bệnh tiêu chảy do rota virus ở trẻ nhỏ - loại bệnh lây qua đường tiêu hóa. Tuy không liên quan đến úng ngập nhưng bệnh này phát triển mạnh trong mùa thu đông. Mặt khác trong tình trạng nhà cửa, đồ đạc ẩm ướt, kém sạch sẽ trong những ngày này, ở những nhà có trẻ bệnh, virus rất dễ lây lan qua tay chân mọi người, dụng cụ đựng thức ăn, thực phẩm. Các bệnh ngoài da cũng có nhiều cơ hội tấn công người dân trong tình trạng ngập úng, người dân phải lội nước thường xuyên như mấy ngày qua. Bác sĩ Nguyễn Thành, Trưởng khoa Khám bệnh, Nên rửa sạch, lau khô chân sau khi lội nước. Viện Da Liễu Trung ương, cho biết hai vấn đề hay gặp nhất là viêm kẽ chân nhiễm trùng da. Viêm kẽ chân, dân gian thường gọi là nước ăn chân, do nấm gây nên, hay gặp ở những người thường xuyên lội trong nước bẩn hay đi giày tất không vệ sinh. Triệu chứng ban đầu là đỏ ở các kẽ chân, ngứa khiến bệnh nhân gãi nhiều, có bong vảy, nứt da hoặc các nốt phồng chứa dịch. Ở những người có kẽ chân khít, bệnh thường khó chữa hơn dễ thành nặng, gây sưng, mủ. Còn nhiễm trùng da biểu hiện bằng tình trạng ngứa, nổi mẩn, mụn nhọt, thậm chí mưng mủ… ở những vùng da kém vệ sinh, hay tiếp xúc nhiều với nước bẩn. Bác sĩ Thành khuyến cáo, để tránh các bệnh da kể trên, sau khi lội nước về, người dân cần rửa kỹ chân bằng nước sạch, chú ý các vùng khe kẽ. Sau đó, cần lau chân thật khô, để chân thông thoáng, đi dép khô sạch, tránh tình trạng để chân ẩm ướt thường xuyên. Nếu bị viêm da, nên tư vấn bác sĩ về cách chữa trị. Ngoài ra, trong sau đợt mưa lụt, các chuyên gia y tế cũng cảnh báo về nguy cơ xuất hiện các bệnh sau: Sốt xuất huyết: Tình trạng úng ngập là điều kiện phát triển lý tưởng của muỗi, tác nhân truyền bệnh sốt xuất huyết. Bác sĩ Tường Vân cho biết thời điểm này đang là cuối mùa sốt xuất huyết ở miền Bắc, lâu nay chỉ xuất hiện rải rác một số ca. Tuy nhiên trận mưa lớn mấy ngày qua có thể khiến mùa bệnh kéo dài phát triển mạnh hơn. Khi trời đang mưa, muỗi không có chỗ cư trú ngoài trời nên chui cả vào trong nhà, việc tiêu diệt loăng quang lúc này cũng không thể làm được, vì vậy cách đề phòng tốt nhất là nằm màn, phun thuốc diệt muỗi. Khi trời tạnh, cần gấp rút dọn vệ sinh, loại trừ những chỗ nước đọng để bọ gậy không có chỗ sinh sôi. Cảm lạnh: Lội nước, dầm mưa nhiều, không chỉ trẻ em mà cả người lớn cũng dễ bị cảm lạnh, sốt, viêm đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần cố gắng hạn chế để ướt người khi ra ngoài (dùng áo mưa kín, mặc trang phục ngắn, dễ vén lên…). Nếu bị ướt, cần nhanh chóng lau khô người, đầu tóc, tay chân, thay quần áo khô, uống nước nóng. Đặc biệt, nên chú ý đến đôi chân, tránh đi giày, tất ướt. Chú ý nâng cao thể trạng bằng chế độ ăn đủ dưỡng chất, giàu vitamin. Đau mắt: Chứng viêm kết mạc rất dễ xảy ra nếu tay bạn chạm vào nguồn nước không sạch, sau đó dụi lên mắt. Nguy cơ bệnh này sẽ cao hơn khi nước rút, nắng lên, vì lúc đó vi trùng, virus phát triển rất mạnh trong môi trường. Nên bảo vệ mắt bằng cách giữ sạch mặt mũi, tay chân, nhỏ nước muối sinh lý cải thiện vệ sinh môi trường ở mức tối đa có thể. . Tiêu chảy và bệnh da dễ bùng phát do úng ngập Nước toilet, nước thải hòa với nước bề mặt trong những ngày mưa ngập khiến khuẩn tả cùng nhiều mầm bệnh. cảnh giác với bệnh tiêu chảy do rota virus ở trẻ nhỏ - loại bệnh lây qua đường tiêu hóa. Tuy không liên quan đến úng ngập nhưng bệnh này phát triển mạnh

Ngày đăng: 26/01/2014, 09:20