1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CT-UBND - HoaTieu.vn

4 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 8,94 KB

Nội dung

- Chỉ đạo Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng phối hợp các cơ quan chức năng tham mưu xây dựng và ban hành Quy chế phối hợp xử lý các [r]

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH BÌNH THUẬN

-CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA, XỬ LÝ HÀNH VI PHÁ RỪNG, LẤN CHIẾM ĐẤT

LÂM NGHIỆP TRÁI PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

Trong thời gian qua, các cấp chính quyền địa phương và sở, ngành chức năng đã có nhiều nỗ lực thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp Tuy nhiên, tình trạng chặt, phá rừng, lấn, chiếm, sang nhượng đất lâm nghiệp trái phép để trồng cây nông nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp, đào ao nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản, xây cất công trình trái phép, chống người thi hành công vụ vẫn còn diễn ra ở nhiều địa phương nhưng chưa được xử lý, ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả; công tác phối hợp xử lý giữa các địa phương với các sở, ngành, các cơ quan bảo vệ pháp luật có việc chưa thật sự thống nhất, chặt chẽ Tình hình trên đã ảnh hưởng đến kết quả chỉ đạo điều hành, hiệu lực thực thi pháp luật trong quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh

Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2003 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng, Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2006 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép và Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2011 về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ, để ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật

về bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường trật tự kỷ cương pháp luật trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và sử dụng đất lâm nghiệp theo quy hoạch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:

1 Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có rừng (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), lực lượng Kiểm lâm, đơn vị chủ rừng và các cơ quan chức năng có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân chấp hành tốt các quy định pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng, nâng cao ý thức đấu tranh chống các hành vi phá rừng, lấn, chiếm, mua bán, sang nhượng đất lâm nghiệp trái pháp luật; phổ biến rộng rãi, thường xuyên trong nhân dân chủ trương phá bỏ các loại cây trồng, công trình xây dựng trái phép trên đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất để nhân dân biết, chấp hành

2 Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã phải tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 5907/KH-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức thực hiện Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 416/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Kế hoạch thực hiện một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng theo Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức thực hiện tốt Quy chế phối hợp với các tỉnh, địa phương giáp ranh trong công tác quản lý, bảo vệ rừng

Trang 2

3 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm

- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị chủ rừng tăng cường tuần tra, truy quét, kịp thời phát hiện, lập hồ sơ vi phạm, báo cáo các cơ quan chức năng xử lý theo quy định pháp luật đối với các trường hợp phá rừng, lấn, chiếm, sang nhượng đất lâm nghiệp trái phép; kiên quyết chỉ đạo thực hiện phá bỏ cây trồng, công trình xây dựng trái phép, hủy bỏ các loại phương tiện, dụng cụ dùng

để chặt, phá rừng trên lâm phần được giao quản lý, bảo vệ

- Chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm phối hợp, hỗ trợ đơn vị chủ rừng trong việc xác lập hồ sơ xử lý phá bỏ các loại cây trồng, công trình xây dựng trái phép theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt

- Chỉ đạo các đơn vị chủ rừng có biện pháp quản lý diện tích đất lâm nghiệp đã xử lý; đồng thời, nhanh chóng phê duyệt phương án trồng lại rừng ngay trên diện tích bị lấn, chiếm sau khi đã thực hiện phá bỏ cây trồng và công trình xây dựng trái phép

- Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định hỗ trợ kinh phí đối với đơn vị, tổ chức, cá nhân trồng lại rừng sau khi tiến hành phá bỏ các loại cây trồng, công trình xây dựng trái phép từ kinh phí ngân sách địa phương, kinh phí Trung ương hỗ trợ Chương trình bảo vệ và phát triển rừng, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng hoặc nguồn vốn khác theo quy định và hướng dẫn của cấp có thẩm quyền nhằm quản lý, sử dụng và bảo

vệ đất lâm nghiệp theo đúng mục tiêu quy hoạch

- Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai ngay một số chính sách tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng theo quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 416/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí kinh phí sự nghiệp hằng năm đảm bảo cho công tác giao khoán bảo vệ rừng theo chế

độ định mức quy định

4 Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm

- Phổ biến, quán triệt nội dung Chỉ thị này đến Ủy ban nhân dân cấp xã để triển khai thực hiện

- Chỉ đạo Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng phối hợp các cơ quan chức năng tham mưu xây dựng và ban hành Quy chế phối hợp xử lý các hành vi lấn, chiếm, mua bán, sang nhượng đất rừng trái pháp luật tại địa phương; xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và tăng cường chỉ đạo, kiểm tra trách nhiệm của các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân các xã, các đơn vị chủ rừng trên địa bàn trong việc thực hiện các biện pháp quản lý, ngăn chặn, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm về rừng và đất lâm nghiệp theo quy định

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã chủ động nắm bắt, báo cáo kịp thời cho cơ quan chức năng các đối tượng cầm đầu, xúi giục phá rừng, lấn, chiếm, mua bán, sang nhượng đất lâm nghiệp trái pháp luật để

xử lý nghiêm theo quy định

5 Các đơn vị chủ rừng và Ủy ban nhân dân cấp xã có rừng phải triển khai nghiêm túc quy chế phối hợp giữa chủ rừng, Ủy ban nhân dân cấp xã và Hạt Kiểm lâm do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành; thường xuyên tổ chức lực lượng của đơn vị, phối hợp liên ngành tuần tra, kiểm tra rừng và đất lâm nghiệp thuộc lâm phần quản lý để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, lập hồ sơ vi phạm làm cơ sở xử lý nghiêm các hành vi phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp, trồng cây, đào ao để nuôi trồng thủy sản,

Trang 3

khai thác khoáng sản, xây dựng công trình trái phép và buộc trả lại diện tích đã lấn, chiếm trái phép

để trồng lại rừng theo đúng tinh thần Chỉ thị số 1685/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ Cụ thể:

- Khi tuần tra, truy quét nếu phát hiện vi phạm quả tang, xác định được đối tượng vi phạm thì Chủ rừng, Ủy ban nhân dân cấp xã có rừng lập biên bản kiểm tra ban đầu, tạm giữ phương tiện, dụng cụ vi phạm và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ vi phạm, xử lý theo quy định của pháp luật Các cơ quan chức năng khi nhận được hồ sơ phải khẩn trương tham mưu xử lý trong thời hạn quy định; áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm minh theo quy định của pháp luật, buộc trả lại diện tích đất đã lấn, chiếm trái phép cho đơn vị chủ rừng lập phương án trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt để trồng lại rừng Trong thời hạn thi hành quyết định xử lý, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm không tự giác chấp hành thì cơ quan chức năng báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế và tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế theo quy định của pháp luật

- Đối với các trường hợp phát hiện phá rừng, trồng cây hoặc xây dựng công trình trái phép nhưng không xác định được đối tượng vi phạm, thì Chủ rừng phối hợp với chính quyền cấp xã và Kiểm lâm địa bàn lập biên bản kiểm tra hiện trường, đồng thời thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương (huyện, xã) và gửi thông báo đến các thôn, xóm Trong thời hạn đã được thông báo công khai, nếu không có tổ chức, cá nhân đến nhận là chủ thể vi phạm thì đơn vị chủ rừng báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định xử lý, để tổ chức thực hiện việc phá

bỏ cây trồng, công trình xây dựng trái phép theo đúng quy định pháp luật

- Đối với các loại phương tiện, dụng cụ dùng để khai thác rừng, phá rừng san ủi, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật được kiểm tra, phát hiện tại rừng nhưng không có đối tượng vi phạm hoặc đối tượng lẩn trốn, không thừa nhận, nếu điều kiện địa hình khó khăn, phức tạp không thể đưa được phương tiện về nơi quy định để xử lý thì đơn vị chủ rừng chủ động hoặc phối hợp với lực lượng Kiểm lâm và Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản, tiến hành hủy bỏ ngay tại rừng và báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trường hợp, vụ việc vi phạm không có tang vật, phương tiện tại hiện trường thì Chủ rừng, Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra, lập biên bản, báo cáo kịp thời; đồng thời, tiếp tục điều tra, xác minh chủ thể vi phạm để xử lý

Nếu chủ rừng buông lỏng công tác quản lý, để xảy ra phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái phép trên lâm phần quản lý thì phải bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật về trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể có liên quan

6 Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

- Đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong quy hoạch 3 loại rừng cho các

tổ chức, cá nhân là chủ rừng theo quy định

- Đôn đốc, rà soát, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện còn lại lập và trình Phương án bố trí

sử dụng đất đối với diện tích đất điều chỉnh đưa ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng theo quy định; khẩn trương tháo gỡ các thủ tục về hồ sơ địa chính; thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi, giao cho địa phương quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai

- Hướng dẫn Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố trong việc xử lý hành

vi lấn, chiếm, sang nhượng đất lâm nghiệp trái pháp luật, sử dụng đất sai mục đích của tổ chức,

cá nhân; xử lý kiên quyết, nghiêm minh các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật

7 Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Bình Thuận, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận và các địa phương thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; kịp thời nêu gương những tổ

Trang 4

chức, cá nhân làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, đấu tranh ngăn chặn các hành vi lấn, chiếm, mua bán, sang nhượng đất lâm nghiệp trái pháp luật; đồng thời, phê phán, lên án những hành vi đốt rừng, phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp, đưa tin về kết quả xử lý các hành vi vi phạm trên phương tiện thông tin để giáo dục, phòng ngừa chung

8 Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng, chống chặt phá, đốt rừng, phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp; phối hợp với các cấp ủy đảng, chính quyền và các ngành chức năng kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp

9 Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện, thường xuyên báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo

Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./

Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- BCĐ TW về các vấn đề cấp báchtrong

BVR-PCCCR;

- TT Tỉnh ủy;

- TT HĐND tỉnh;

- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;

- Các cơ quan thuộc tỉnh;

- Cơ quan Mặt trận và các đoàn thể tỉnh;

- Báo Bình Thuận, Đài PT-TH tỉnh;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố;

- Trung tâm Công báo và Thông tin điện tử tỉnh;

- Lưu: VT, NCPC, KTN K( b).

CHỦ TỊCH

Lê Tiến Phương

Ngày đăng: 14/03/2022, 17:41

w