Loét do nằm lâu một chỗLoét do đè ép là một tình trạng hay gặp ở những bệnh nhân nằm viện hay ngoại trú.. Loét có thể xảy ra trong vài ngày đầu ở những bệnh nhân hôn mê, chấn thương, nằm
Trang 1Loét do nằm lâu một chỗ
Loét do đè ép là một tình trạng hay gặp ở những bệnh nhân nằm viện hay ngoại trú Loét có thể xảy ra trong vài ngày đầu ở những bệnh nhân hôn mê, chấn thương, nằm bất động một chỗ
Các vị trí hay gặp của loét do đè ép
Trang 2Bà T.T.Đ., 70 tuổi, nhà ở Tân Bình, TP.HCM, nhập viện vì đột nhiên hôn
mê liệt nửa người Các bác sĩ chẩn đoán xuất huyết não, sau thời gian nằm viện hai tuần người bệnh tỉnh lại nhưng vẫn liệt nửa người, tiêu tiểu tại chỗ Sau khi xuất viện một tuần, bệnh nhân tái khám xuất hiện thêm vết loét ở vùng dưới thắt lưng rất nặng Đây là một trường hợp loét vì đè ép vì người nhà chăm sóc bệnh nhân quá kém
Loét do đè ép là một loại tổn thương hoại tử da và mô giữa vùng xương và vật có nền cứng, xảy ra khi nằm hoặc ngồi một tư thế quá lâu khiến mạch máu nuôi dưỡng bị ép nên không cung cấp đủ máu Nếu tổn thương nhẹ chỉ gây thay đổi màu sắc da thâm đen so với vùng xung quanh và loét chưa hình thành Loét nông nếu không can thiệp kịp thời có thể trở thành loét sâu, lan đến cơ, xương và nhiễm trùng Khi nhiễm trùng lan rộng có thể dẫn đến nhiễm trùng máu nguy hiểm tính mạng
Nguyên nhân chính của loét do đè ép là do tì đè, gặp ở bất kỳ ai nằm hoặc ngồi một chỗ thời gian dài Một số yếu tố khác góp phần hình thành loét do đè ép
là mất cảm giác, tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, tiêu tiểu không tự chủ, mất khả năng vận động, tổn thương tổ chức che phủ
Trang 3Người nhà quyết định
Vai trò của người thân trong nhà với việc phòng bệnh rất quan trọng, nhất
là đối với những bệnh nhân già yếu, liệt, hôn mê Để tránh loét do đè ép nên hạn chế người bệnh bị đè ép kéo dài, nhất là ở những vùng cơ thể hay loét Xoay trở người bệnh thường xuyên Giữ cho da khỏe mạnh, khô sạch Vệ sinh da bằng xà bông có độ pH trung tính và nước máy Kiểm tra da hằng ngày xem có thay đổi màu sắc hay vết loét hay không Có thể thoa dung dịch chống loét Sanyrene lên những vùng đè ép mỗi ngày
Đầu tiên, hiện tượng giãn mạch xuất hiện ở vùng xung quanh tổn thương Hiện tượng này có thể hồi phục khi loại bỏ nguyên nhân chèn ép, tì đè Nếu nguyên nhân tì đè không bị loại bỏ, tổn thương tổ chức sẽ không hồi phục
Các vị trí loét do đè ép hay gặp là vùng xương cùng, gót chân, khuỷu, bả vai, sau ót, tai, mặt ngoài đùi (xem hình)
Lành sau bốn tuần
Trang 4Ba điều kiện để một vết loét do đè ép mau lành là giảm áp lực đè ép gây ra loét giúp tái tưới máu tốt vùng bị đè ép, chăm sóc vết loét làm sạch mô chết, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp vết loét chóng khỏi
Để giảm áp lực đè ép, không nên nằm lên vết loét, dùng nệm hơi hay nệm nước chống loét, gối chêm, thay đổi tư thế thường xuyên mỗi 1-2 giờ
Chăm sóc vết loét luôn giữ khô sạch, rửa ít nhất một lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý, băng hoặc đắp gạc có tẩm dầu mù u trên vết loét Vì mô chết làm vết loét lâu lành và dễ bị nhiễm trùng nên chúng cần được làm sạch và cắt lọc khi cần thiết
Nếu không cung cấp đầy đủ đạm và chất dinh dưỡng thì vết loét sẽ khó lành
Vết loét khi bị nhiễm trùng sẽ lâu lành và lan rộng, nguy hiểm tính mạng Cần nhận biết sớm dấu hiệu nhiễm trùng Đó là: mủ nhiều, hôi, sưng nóng đỏ đau vùng xung quanh vết loét Nếu nhiễm trùng lan rộng: sốt lạnh run, lú lẫn kém tập trung, yếu mệt, tim đập nhanh Có những trường hợp vết loét xì ra bên ngoài với một lỗ rất nhỏ nhưng mô chết ăn luồn sâu bên trong, nếu không chú ý để nhiễm trùng lan rộng sẽ rất nguy hiểm Cần đi khám ngay khi vết loét có dấu hiệu nhiễm trùng
Trang 5Nếu được chăm sóc tốt, vết loét nhỏ lại từ từ, bề mặt khô sạch, lên mô non Nếu diễn tiến tốt vết loét sẽ lành sau 2-4 tuần