Làm chủ độ phơisángcamcorder
Sony DCR DVD92
“Độ phơi sáng” – Exposure – là khái niệm những người cầm máy ghi
hình (quay phim và chụp ảnh) đều từng nghe đến. Tuy nhiên, nghe đến và
nắm bắt, điều khiển được nó để có hình ảnh như mong muốn lại là điều hoàn
toàn khác biệt.
Độ phơisáng chỉ mức độ ánh sáng đi qua thấu kính của thiết bị ghi
hình (máy quay phim, máy ảnh số). Ánh sáng vào ống kính máy quá nhiều
sẽ dẫn đến độphơisáng quá cao làm hình ảnh bị quá sáng, ngược lại hình
ảnh sẽ thiếu sáng.
Làm chủ hoàn toàn độphơisáng của máy quay phim kỹ thuật thuật số
không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, với người sử dụng máy quay phổ
thông, chỉ cần nắm vững một vài nguyên tắc cơ bản thì chiếc máy quay giá
chỉ vài trăm USD vẫn có thể cho ra những thước phim như ý.
Một trong những vấn đề mà máy ghi hình thường gặp phải với việc
cân bằng sáng tự động là hiện tượng bù sáng nền. Hiểu một cách đơn giản
nhất, đây là việc máy quay tự điều chỉnh độphơisáng của mình cho phù hợp
với ánh sáng mạnh trên nền quanh chủ thể. Bạn thường gặp hiện tượng này
khi quay phim trong nhà, gây ra bởi ánh sáng từ đèn hoặc cửa sổ gần đó. Cụ
thể hơn, khi chủ thể cần ghi hình của bạn ngồi cạnh ánh đèn hoặc cửa sổ,
bạn đưa máy vào khu vực gần nguồn sángđó thì hình ảnh nhận được thường
đột nhiên tối đi. Đó là do máy ghi hình hiệu chỉnh độphơisáng lại cho
tương thích với ánh sáng xung quanh. Hiện tượng này thường dẫn đến hình
ảnh chủ thể bị đổ bóng hoặc khuất tối ở phía bên kia nguồn sáng, không còn
rõ nét như mong muốn.
Một tình huống khác bạn cũng thường gặp phải của hiện tượng này là
khi ghi hình lại các sân khấu biểu diễn. Cảnh trí sân khấu thường được chiếu
sáng khác nhau, có phần cực sáng nhưng cũng có những góc khuất sáng rất
tối. Những khu vực được chiếu sáng khi lên hình trong trường hợp này
thường mất màu sắc thật, nhạt và sáng hơn rất nhiều. Thỉnh thoảng, thậm chí
vùng ánh sáng trắng còn bị “nổ” khi lên hình, biến thành những vùng màu
xanh lá hoặc xanh dương. Trong một số trường hợp, hiện tượng “nổ” còn có
thể dẫn đến hỏng các bộ phận trong máy hoặc nhẹ hơn cũng gây nhiễu kênh
tiếng trong đoạn video quay được hay hỏng các đoạn phim quay trước và sau
vùng nhiễu đó.
Để khắc phục tình trạng này, các máy quay ngày nay đã được nhà sản
xuất tích hợp nhiều chế độ cân bằng sáng tùy chọn khác nhau, được cân
chỉnh trước so với các thước đo cân bằng sáng chuẩn, phù hợp với từng
nguồn sáng cụ thể để cho ra những hình ảnh thực hơn. Ví dụ với chế độ cân
bằng sáng dùng quay sân khấu biểu diễn, máy sẽ đóng cửa trập ống kính lại
sâu hơn so với bình thường để hạn chế bớt ánh sáng lọt vào. Nhờ đó, vùng
dư sáng trên hình do hiện tượng bù ánh sáng nền sẽ được cân đối lại độ sáng,
cho màu gần mức chuẩn hơn.
Với máy không có chế độ tùy chọn cân bằng sáng, bạn cũng có thể tự
khắc phục bằng cách tập trung zoom vào càng gần chủ thể càng tốt. Có thể
bạn sẽ cảm nhận vùng đối tượng khá tối, tuy nhiên, cảm biến của máy ghi
hình không hoàn toàn giống mắt người, nhờ đó khi lên hình, hiệu ứng tạo ra
cũng không quá thiếu sáng như bạn nghĩ.
Cuối cùng, nên thử máy ở nhiều chế độ quay, với nhiều điều kiện ánh
sáng khác nhau để làm quen với các chức năng của máy. Nhờ đó bạn sẽ
nhanh chóng làmchủ được cách điều khiển phương tiện của mình để có
được những hình ảnh như mong muốn.
. quá nhiều
sẽ dẫn đến độ phơi sáng quá cao làm hình ảnh bị quá sáng, ngược lại hình
ảnh sẽ thiếu sáng.
Làm chủ hoàn toàn độ phơi sáng của máy quay phim.
Làm chủ độ phơi sáng camcorder
Sony DCR DVD92
Độ phơi sáng – Exposure – là khái niệm những người