Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 65 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
65
Dung lượng
568,05 KB
Nội dung
Luận văn
Đề Tài:
Quan hệThươngmai
giữa ViệtNamvàNhậtBản
thực trạngvàgiải pháp
Kho¸ LuËn tèt nghiÖp
Ph¹m Quang Ninh - K45 - KT§N
-
1
-
LỜI NÓI ĐẦU
ào những năm đầu những năm của thập kỷ 90 trở lại đây, việc mở
rộng hội nhập và hợp tác kinh tế đã và đang trở thành một xu thế tất yếu của
quá trình phát triển nền kinh tế. Những lợi ích kinh tế của việc hội nhập
kinh tế quốc tế đã mang lại cho mỗi thành viên tham gia, những lợi ích kinh
tế mà không một quốc gia nào có thể phủ nhận. ViệtNam cũng vậy, để đẩy
mạnh quá trình Công nghiệp hoá Hiện đại hoá, Đảng và nhà nước ta đã và
đang thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá và đa phương
hóa quan hệ kinh tế quốc tế, lấy mục tiêu vì hoà bình và phát triển làm tiêu
chuẩn cho mọi hoạt động đối ngoại. Đồng thời, trong bối cảnh phân công
lao động quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, việc hợp tác kinh tế quốc tế… đã và
đang trở thành cách tốt nhấtđể các quốc gia phát huy được tối đa lợi thế của
mình, cũng như khai thác triệt để những lợi ích của các quốc gia khác để
phục vụ cho nước mình.
Không nằm ngoài xu thế trên, cả ViệtNamvàNhậtBản đều đã tìm
thấy ở nhau những điều kiện thuận lợi, cũng như lợi ích kinh tế của bản thân
mỗi nước khi xây dựng, phát triển và củng cố mối quan hệ hợp tác song
phương giữa hai nước. Bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được, trong
quan hệ buôn bángiữaViệtNam - NhậtBản còn có một số hạn chế cần
được khắc phục, loại bỏ nhằm phát triển hơn nữa cho xứng với tiềm năng
của hai nước, đưa mối quan hệ này lên tầm cao mới. Việc nghiên cứu
những thành tựu và những mặt tồn tại đó là rất cần thiết. Vì vậy em đã chọn
đề tài: “QuanhệThươngmaigiữaViệtNamvàNhậtBảnthựctrạngvà
giải pháp”.
Với yêu cầu của khoá luận về mặt kiến thức tổng hợp, kiến thức am
hiểu sâu rộng về thực tế chính sách là rất cao. Nhưng do sự hạn chế về mặt
v
Kho¸ LuËn tèt nghiÖp
Ph¹m Quang Ninh - K45 - KT§N
-
2
-
thời gian, tàiliệu cũng như năng lực nghiên cứu của mình nên trong đềtài
em chỉ tập trung vào lĩnh vực (quan hệThươngmạigiữaViệtNam – Nhật
Bản giai đoạn từ năm 1992 trở lại đây). Và em rất mong được sự đóng góp
ý kiến của các thầy cô cũng như bạn đọc để cho đềtài được hoàn thiện hơn
nữa.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy
các cô và đặc biệt là thầy giáo TS Nguyễn Xuân Thiên đã trực tiếp hướng
dẫn em hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp này.
Kho¸ LuËn tèt nghiÖp
Ph¹m Quang Ninh - K45 - KT§N
-
3
-
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ
THƯƠNG MẠIGIỮAVIỆTNAMVÀNHẬTBẢN
1.1 Cơ sở lý luận.
Có thể nói, chiến tranh lạnh kết thúc vào đầu thập niên 90 của thế kỷ
thứ 20, tạo ra một diện mạo mới cho các quan hệ kinh tế quốc tế. Nó tác
động lớn tới nhiều quốc gia, làm thay đổi hẳn cục diện thế giới. Mở đầu,
được đánh dấu bằng sự tan rã của của chế độ chính trị ở đất nước Liên Xô
và một loạt các nước Xã hội Chủ nghĩa ở Đông Âu. Tình hình an ninh chính
trị trên thế giới, về cơ bản đã ở trong trạng thái ổn định. Nguy cơ của bùng
nổ chiến tranh hạt nhân (thế chiến thứ 3) đã bị đẩy lùi. Người ta đã cảm thấy
yên tâm hơn, để tập trung vào đầu tư phát triển kinh tế và củng cố đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, gây ảnh hưởng
trực tiếp tới quan hệ ngoại giao giữa các nước như: hệ thống tôn giáo của
các nước rất phức tạp, quyền lợi các bên hay bị xung đột, gây ra chiến tranh
liên miên, làm cho nhiều khu vực trên thế giới không ổn định như: khu vực
Châu Phi, vùng Trung Cận Đông… mà điển hình là các lò lửa chiến tranh
Ấn Độ – Pakistan; Ixaren – Plestin, mà gần đây nhất là sự kiện ngày
11/09/2001 làm chấn động nước Mỹ. Làm dấy lên làn sóng khủng bố khắp
nơi trên thế giới; rồi sự kiện chiến tranh Irắc; vấn đề hạt nhân ở Bắc Triều
Tiên…đã trở thành vấn đề mà các quốc gia luôn phải cân nhắc. Các xu thế
cạnh tranh đối địch giữa các quốc gia, mâu thuẫn luôn luôn cùng tồn tạivà
phát triển. Nhưng nó không thể nào, ngăn cản được xu thế toàn cầu hoá và
khu vực hoá.
Ngày nay, xu thế này đã trở thành một yêu cầu khách quan của nền
kinh tế thế giới. Thêm vào đó là, sự bùng nổ của cách mạng khoa học kỹ
thuật – công nghệ, đã mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển, cạnh
Kho¸ LuËn tèt nghiÖp
Ph¹m Quang Ninh - K45 - KT§N
-
4
-
tranh và hợp tác giữa các nước trên thế giới mà nổi bật là vấn đề toàn cầu
hoá. Vậy toàn cầu hoá là gì?
Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu đã được dự đoán từ lâu. Về logic, xu
hướng này bắt nguồn từ bản chất của hệ thống kinh tế thị trường là hệ thống
“mở” không bị giới hạn bởi các đường biên giới quốc gia. Đây là kết quả
của quá trình phân công lao động quốc tế, được đẩy nhanh trong mấy thập
niên thập niên gần đây. Phân công lao động quốc tế đã đạt đến trình độ,
không chỉ chuyên môn hoá chi tiết sản phẩm cho nhà máy, từng vùng mà
còn đến từng quốc gia, khu vực. Trên cơ sở đó, xuất hiện hình thái quan hệ
hợp tác, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau trong phân công lao động giữa các
nước trong khu vực và trên thế giới.
Hiện nay, sản xuất của một nước phụ thuộc rất nhiều vào lao động
của một nước khác, bất kể nước đó phát triển hay kém phát triển. Không
còn tình trạng, chỉ có nước nhỏ, nước kém phát triển phụ thuộc một chiều,
phụ thuộc tuyệt đối vào các nước lớn, nước phát triển mà đã xuất hiện và
gia tăng xu hướng ngược lại: các nước lớn, nước phát triển cũng phụ thuộc
vào nước nhỏ, nước lạc hậu.
Quá trình toàn cầu hoá, đã thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển
theo một chiều hướng mới. Với lực lượng sản xuất phát triển như vũ bão
chưa từng có, trên cơ sở của nền công nghệ mới hiện đại được thể hiện ở
một số mặt sau:
Thứ nhất, có thể nói, xu hướng toàn cầu hoá các hoạt động kinh tế là
nhân tố đầu tiên tác động đến việc thiết lập các chiến lược kinh tế đối ngoại
của các nước. Nhằm thích ứng với một môi trường kinh tế quốc tế mới, đã
và đang thay đổi. Mục tiêu cuối cùng của các nhà kinh doanh là lợi nhuận,
thị phần và những ảnh hưởng quốc tế ngày càng sâu rộng của mình tới thị
trường các nước. Để đạt được mục đích này, các quốc gia phải bắt kịp, thích
ứng và thậm chí phải đón đầu, đi trước thời đại với những công nghệ mới
Kho¸ LuËn tèt nghiÖp
Ph¹m Quang Ninh - K45 - KT§N
-
5
-
hiện đại và cả những triển vọng phát triển mới của nền kinh tế thế giới trong
tương lai.
Thứ hai, trong quá trình toàn cầu hoá, tiến bộ công nghệ nói chung,
đặc biệt là sự bùng nổ của cách mạng tin học trong những năm gần đây, đã
đẩy mạnh, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang
nền kinh tế tin học trong nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là nhân tố nổi bật,
giúp cho việc điều hành dễ dàng, các hoạt động kinh tế quốc tế phân tán ở
nhiều nước khác nhau trên thế giới. Bằng cách sử dụng rộng rãi các thiết bị
tin học, viễn thông ở nhiều quốc gia. Nhờ đó mà, các quốc gia phát triển và
các nhà kinh doanh, doanh nghiệp… không những có thể mở rộng các hoạt
động kinh tế về quy mô ra nước ngoài, mà còn có thể tăng cường các hoạt
động kinh tế về chiều sâu, đổi mới về phương thức tổ chức và quản lý.
Thứ ba, dưới tác động của toàn cầu hoá và cách mạng tin học, quá
trình liên kết khu vực cũng đang diễn ra mạnh mẽ giữa các nước, đòi hỏi các
quốc gia phải sử dụng tối ưu các nguồn lực để hội nhập có hiệu quả vào quá
trình hợp tác và phân công lao động quốc tế. Các tiến trình này sẽ làm nảy
sinh nhu cầu kết hợp chặt chẽ giữa các chính sách thươngmại với đầu tư và
viện trợ…, đẩy mạnh tự do hoá thị trường, bằng cách dỡ bỏ các hàng rào
thuế quan và phi thuế quan giữa các nước.
Tuy nhiên, toàn cầu hoá kinh tế như con dao hai lưỡi. Một mặt nó là
cỗ xe có động cơ mạnh làm tăng tốc độ phát triển kinh tế, tạo cơ hội to lớn
để cải thiện điều kiện sống của người dân ở các nước giầu lẫn nước nghèo.
Nhưng mặt khác, nó cũng là cả một tiến trình đầy gian nan và thách thức.
Nó sẽ tiến công vào chủ quyền của mỗi quốc gia, có thể làm xói mòn nền
văn hoá và truyền thống của dân tộc, dẫn tới nguy cơ phân hoá xã hội, tạo ra
hố ngăn cách giữa các quốc gia cũng như các tầng lớp trong xã hội và nó
ngày càng trở nên mạnh mẽ và sâu sắc hơn.
Kho¸ LuËn tèt nghiÖp
Ph¹m Quang Ninh - K45 - KT§N
-
6
-
Như vậy toàn cầu hoá là một xu hướng khách quan và xu hướng này
đang trong quá trình vận động không ngừng, tạo những cơ hội và cả những
thách thức cho tất cả các quốc gia. Vì vậy, các quốc gia cần phải biết khai
thác những ưu thế và hạn chế những thách thức của toàn cầu hoá kinh tế
quốc tế, từ đó tạo ra cơ hội để tham gia ngày càng có hiệu quả hơn vào quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Cùng với quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá cũng đang diễn ra đặc
biệt mạnh mẽ. Xu hướng tự do hoá thươngmạivà đầu tư được thúc đẩy bởi
sự gia tăng mạnh mẽ các hoạt động của các tổ chức kinh tế quốc tế và khu
vực hiện có cũng như đang hình thành. Các khối, tổ chức kinh tế ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong những cuộc thương lượng, sắp xếp vàgiải
quyết các vấn đề khu vực và quốc tế, đặc biệt là trong việc thúc đẩy tự do
hoá thươngmạivà giao lưu kinh tế quốc tế. Bất kỳ một nước nào muốn phát
triển được trong tương lai thì đều phải tìm cách trở thành thành viên của ít
nhất một trong những tổ chức kiểu như vậy. Quá trình toàn cầu hoá đã dẫn
đến việc hình thành các khối kinh tế – mậu dịch tự do trong khu vực. Hiện
nay, nền kinh tế thế giới có rất nhiều khối liên minh, liên kết kinh tế hoặc
mậu dịch tự do. Ví dụ như, liên minh Châu Âu (EU): được coi là một tổ
chức liên kết khu vực rất điển hình, đường biên giới giữa các quốc gia đã bị
xóa bỏ không còn hàng rào thuế quan. Mặc dù tiến trình này, diễn ra không
hoàn toàn suôn sẻ như mong muốn, song việc hình thành một thị trường
thống nhất đang ngày được hoàn thiện hơn. Mục tiêu của toàn cầu hoá kinh
tế đó là, lưu thông tự do hàng hoá; các yếu tố - công nghệ sản xuất cả những
kinh nghiệm, kỹ năng quản lý… trên phạm vi toàn cầu. Nhưng trong tương
lai gần, mục tiêu này chưa thể thực hiện được. Chính vì vậy, việc từng
nhóm nước liên kết lại với nhau, cùng đưa ra những ưu đãi cho nhau cao
hơn những ưu huệ quốc tế hiện hành như: loại bỏ những hàng rào ngăn
cách, lưu thông hàng hoá và các yếu tố sản xuất… giữa các nước. Đây là
Kho¸ LuËn tèt nghiÖp
Ph¹m Quang Ninh - K45 - KT§N
-
7
-
một khâu quan trọng, đặt nền móng cho quá trình toàn cầu hoá về kinh tế
được xúc tiến nhanh hơn. Từ đó có thể khẳng định rằng, khu vực hoá và hợp
tác kinh tế toàn cầu hoàn toàn không mâu thuẫn với nhau mà hỗ trợ cho
nhau, thúc đẩy lẫn nhau và bổ trợ cho nhau. Khu vực hoá chỉ nảy sinh trong
bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế đã phát triển đến một mức độ nhất định nào
đấy. Nhưng, trong trình độ hợp tác của khu vực hoá lại cao hơn so với toàn
cầu hoá kinh tế và khu vực hoá phát triển rộng rãi trên thế giới sẽ lại giúp
cho hợp tác kinh tế toàn cầu phát triển ngày càng sâu sắc hơn.
Hai tổ chức khu vực có tác động và ảnh hưởng trực tiếp nhất, liên
quan mật thiết đến quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta, đặc biệt là quan hệ
kinh tế ViệtNam – Nhật Bản. Đó là, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái
Bình Dương (APEC) và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
APEC được thành lập vào tháng 11 năm1989. Lúc đầu, chỉ có 18
nước thành viên. Hiện nay, có 21 nước trong đó có NhậtBảnvàViệt Nam.
Đây là tổ chức hợp tác kinh tế khu vực có quy mô lớn nhất thế giới. Dân số
xấp xỉ 2165,5 triệu người (bằng 45,6 % dân số thế giới); diện tích lãnh thổ
43.631,8 triệu km
2
(chiếm khoảng 46,7 % diện tích lãnh thổ của toàn thế
giới); GDP 15.526,23 tỷ USD (chiếm khoảng 55,8 % GDP của toàn thế
giới); và kim ngạch xuất khẩu 2.255,6 tỷ USD (chiếm khoảng 43,8 % tổng
kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giới). Chính vì vậy, mô hình hợp tác kinh
tế Châu Á Thái Bình Dương và tiềm năng to lớn của sự hợp tác kinh tế - kỹ
thuật của APEC, đã và đang cuốn hút sự chú ý của toàn thế giới. Thế kỷ 21
này, chắc chắn sẽ là thế kỷ phát triển đầy năng động của khu vực Châu Á
Thái Bình Dương mà APEC là tổ chức hạt nhân. ViệtNamvàNhậtbản đều
là thành viên chính thức của APEC. Do đó, các quan hệ kinh tế song
phương giữa hai nước cũng chịu sự ràng buộc, chi phối của những nguyên
tắc mà tổ chức này đã đề ra.
Kho¸ LuËn tèt nghiÖp
Ph¹m Quang Ninh - K45 - KT§N
-
8
-
Cùng với APEC, tổ chức kinh tế khu vực thứ hai có vai trò quan
trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến các quan hệ kinh tế đối ngoại của ViệtNam
và NhậtBản là hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
ASEAN được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967, lúc đầu thành lập
mới có 5 nước thành viên. Hiện nay, đã phát triển và mở rộng ra toàn bộ các
nước Đông Nam Á. Bao gồm 11 nước, trong đó có Việt Nam. Ngay trong
ngày đầu thành lập, ASEAN đã long trọng tuyên bố mục tiêu hàng đầu của
Hiệp hội là: “Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển
văn hoá trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng,
hợp tác nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho một cộng đồng các nước Đông
Nam Á hoà bình, hợp tác và thịnh vượng”. Kể từ đó cho đến nay, các nước
này luôn coi hợp tác kinh tế là một trong những nội dung chủ yếu trong các
hoạt động của mình. Là một nước thành viên của ASEAN, các quan hệ kinh
tế của ViệtNam với Nhật Bản, nhất là trong quan hệ của ASEAN cộng 3
gồm (Trung Quốc; Nhật Bản; Hàn Quốc) vừa chịu sự chi phối của những
nguyên tắc chung trong hợp tác kinh tế của Hiệp hội với các nước trong khu
vực và các khu vực khác, vừa nằm trong bối cảnh chung quốc tế, chịu sự chi
phối của các chính sách kinh tế đối ngoại của NhậtBản với các nước trong
khu vực này.
Mặc dù có sự thành công không giống nhau, song thực tiễn hoạt động
của các hình thức liên kết khu vực như trên cho thấy, quá trình khu vực hoá
giúp các quốc gia trong khu vực có cùng những điều kiện nhất định hỗ trợ
nhau cùng phát triển, tạo ra lợi thế cạnh tranh chung (lợi thế so sánh khu
vực) trên pham vi toàn cầu. Đồng thời, tạo điều kiện để có được quan hệ
giao lưu kinh tế phát triển rộng rãi, không chỉ giữa các quốc gia trong khu
vực với nhau mà giữa khu vực với khu vực vàgiữa các quốc gia trong khu
vực với các quốc gia khác trên thế giới.
Kho¸ LuËn tèt nghiÖp
Ph¹m Quang Ninh - K45 - KT§N
-
9
-
Cùng với sự phát triển không ngừng của xu thế này, sự dựa vào nhau,
hỗ trợ nhau, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau của kinh tế các nước ngày
càng sâu sắc. Trách nhiệm của chính phủ các nước, phải dựa trên cơ sở của
tinh thần: cùng nhau gánh chịu trách nhiệm và sự rủi ro (nếu có) để tiến
hành hợp tác, phối hợp quốc tế rộng rãi và có hiệu quả trong việc tham gia
vào quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá.
Tóm lại, toàn cầu hoá và khu vực hóa luôn gắn liền với nhau, tạo
động lực thúc đẩy nhau làm cho hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát
triển. Trong xu thế ngày nay, mỗi dân tộc (quốc gia), đều tìm cố gắng tìm
cho mình một chỗ đứng để nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Vị
thế chính trị của mỗi nước, phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh kinh tế của
nước đó. Vì vậy, mỗi nước đều phải cố gắng thích nghi với luật chơi chung
của các nước trong khối, thế giới. Đồng thời phải cố gắng bảo vệ lợi ích dân
tộc mình, giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Bao gồm các nhân tố cả chủ quan cũng như thực tiễn khách quan của
hai phía ViệtnamvàNhật Bản.
1.2.1 Các nhân tố từ phía Nhật Bản.
Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vào
đầu những năm 1990, làm cho chiến tranh lạnh kết thúc. Không còn sự chạy
đua vũ tranggiữa hai cực nữa. Người ta coi cuộc chiến tranh lạnh mà thực
chất là sự đối đầu về tư tưởng, chính trị quân sự giữa Liên Xô và Hoa Kỳ đã
chấm dứt. Tình hình thế giới đã mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển,
ở đó hợp tác và cạnh tranh trở thành hai mối quan tâm lớn của các quốc gia.
Cơ cấu hai cực chấm dứt và phát triển, xu hướng tiến tới đa cực. Trước sự
biến chuyển tình hình kinh tế thế giới, chủ yếu dựa vào sức mạnh kinh tế
của mình, các nhà hoạch định chính sách kinh tế NhậtBản đã xây dựng
[...]... lực trong các quan hệ hợp tác kinh tế thươngmại với ViệtNam còn là do sự chuyển hướng chiến lược trong chính sách đối ngoại và chính sách kinh tế đối ngoại của NhậtBản đối với các nước ASEAN nói chung vàViệtNam nói riêng 2.2.2 Thựctrạng phát triển quan hệthươngmạiViệtNam – NhậtBảngiai đoạn từ năm 1992 đến nay Như đã phân tích ở trên, quan hệthươngmạiViệtNam – NhậtBản ngày càng phát... Phía NhậtBản đã chính thức nối lại viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho ViệtNam vào tháng 11/1992 Đặc biệt là sau một loạt các sự kiện quan trọng trong hai năm 1994 và 1995: Mỹ huỷ bỏ chính sách cấm vận thươngmại chống ViệtNam vàn tháng 7/1995; ViệtNam gia nhập ASEAN cũng vào tháng 7/1995 thì các quan hệ kinh tế, đặc biệt là quan hệthươngmạiViệtNam - NhậtBản càng được phát triển mạnh mẽ và. .. hoặc tài trợ nhân đạo Nói cách khác, đồng thời với việc đình chỉ tài trợ kinh tế, NhậtBản vẫn tiếp tục duy trì sự giúp đỡ nhân đạo cho ViệtNam trong suốt thời gian từ năm 1979 đến trước khi nối lại tài trợ ODA toàn diện cho ViệtNamnăm 1992 Bảng 3: Tài trợ của NhậtBảnvà các nước thuộc tổ chức DAC cho ViệtNam thời kỳ 1979 – 1991 (đơn vị: triệu đô la Mỹ) Năm Từ NhậtBản Từ DAC Năm Từ NhậtBản Từ... quan hệ của hai nước Nói khác đi, chính Ph¹m Quang Ninh - K45 - KT§N -26- Kho¸ LuËn tèt nghiÖp tiếm lực kinh tế, chính sách kinh tế đối ngoại hướng về Châu Á và lợi ích của NhậtBản trong quan hệ với ViệtNam đã tạo ra cơ sở cho quan hệ song phương ViệtNam – NhậtBản được phát triển Ph¹m Quang Ninh - K45 - KT§N -27- Kho¸ LuËn tèt nghiÖp 2.2 Thựctrạng phát triển Quan hệthươngmạiViệtNam - Nhật Bản. .. khi đó, bảng 5 lại cho thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt – Nhật trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ViệtNam lại khá cao, chiếm tỷ trọng trung bình 15,7% Điều này phản ánh sự phụ thuộc khá lớn của Việtnam trong quan hệthươngmại với NhậtBản Chỉ cần một thay đổi nhỏ trong nền kinh tế NhậtBản sẽ dẫn đến những thay đổi lớn cho ViệtNam Bảng 6: Tỷ trọng kim ngạch XNK ViệtNam – NhậtBản trong... Nhật quan hệ ngoại giao với ViệtNam Người ta không thể hình dung được một Đông Nam Á hoà bình, ổn định, phát triển mà không có Việt Nam, một nước có tiềm năng và được coi là một nước cỡ lớn ở khu Vực Đông Nam Á Chính sách thúc đẩy quan hệ toàn diện với khu vực Đông Nam Á của NhậtBản có nhiều cơ hội thành công khi quan hệgiữaViệtNam – NhậtBản được tăng cường Mặt khác, ViệtNam có vị trí chiến lược... Trong quan hệ kinh tế – thươngmạigiữaViệtNam – Nhật bản, không chỉ mang lại nhiều thuận lợi cho ViệtNam mà về phía NhậtBản cũng có nhiều lợi ích, góp phần vào mục tiêu kinh tế – chính trị của họ Về mặt kinh tế, ViệtNam là một thị trường rộng lớn của các doanh nghiệp Nhật Bản, đặc biệt là các mặt hàng như đồ điện tử, điện lạnh xe máy, ô tô… Ngoài ra, ViệtNam còn là một quốc gia có nguồn tài nguyên... - KT§N -31- Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Từ Bảng 4, cho ta thấy tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt – Nhật trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của NhậtBản tăng rõ rệt trong từng năm Điều đó thể hiện mối quan tâm của NhậtBản đối với thị trường ViệtNamvà triển vọng của mối quan hệthươngmại này Những bảng số liệu trên cũng cho thấy thươngmại của NhậtBản với ViệtNam chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ bé... NamvàNhậtBản có cơ hội phát triển lên một tầm cao mới Điều này góp phần làm tăng thêm vai trò vị trí quốc tế của NhậtBản Tuy ViệtNam không phải là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản, song NhậtBản muốn phát huy vai trò chủ đạo ở khu vực và vai trò chính trị quốc tế, NhậtBản không thể không tính đến thựctạivà tiềm năng của ViệtNam ở trong khu vực Thực. .. trên thế giới Hơn nữa, ViệtNam ngày càng có vị trí quan trọng trong chính sách của NhậtBản đối với Châu Á - Thái Bình Dương đặc biệt là Đông Nam Á Trong sự vận động của quan hệNhật – Mỹ, Nhật – Trung, Nhật – ASEAN, NhậtBản có lợi ích lớn về kinh tế, chính trị… trong quan hệ với ViệtNam 1.2.2 Các nhân tố từ phía ViệtNam Nước ta và một số nước khác, đã có lúc xem xét vấn đề độc lập kinh tế, xây .
Luận văn
Đề Tài:
Quan hệ Thương mai
giữa Việt Nam và Nhật Bản
thực trạng và giải pháp
Kho¸ LuËn tèt nghiÖp
Ph¹m Quang.
thời gian, tài liệu cũng như năng lực nghiên cứu của mình nên trong đề tài
em chỉ tập trung vào lĩnh vực (quan hệ Thương mại giữa Việt Nam – Nhật
Bản giai