Thuốcsáttrùngvàkháng
khuẩn miệng- họng
Sát trùng miệng -họng có thể hạn chế lây lan cúm.
Hiện nay, dịch cúm đang là nỗi lo sợ không riêng tại Việt Nam, Á châu
mà còn đang được quan tâm trên toàn thế giới. Trong 100 năm qua, trên thế
giới, nhiều trận dịch cúm đã xảy ra gây thiệt hại về nhân mạng lên đến hàng
chục triệu người.
Vì sao cần giữ vệ sinh vàsáttrùngmiệng họng?
Virus gây bệnh cúm được gọi là “sát thủ vô hình” vì ngoài kích thước cực
nhỏ, virus cúm còn thường xuyên biến đổi để tạo ra nhiều chủng loại virus khác
nhau, gây trở ngại trong việc điều chế vắc-xin phòng bệnh cúm. Người ta có thể kể
H1N1, H2N2, H3N2, H5N1, H9N2, H7N7, H1N2, H4N6, H1N7… gây dịch bệnh
trên người, lợn, ngựa. Rồi chính các virus này tùy theo điều kiện và môi trường
sống mà có thể kết hợp cho ra nhiều chủng virus cúm với kết hợp H-N mới. Bệnh
lây lan qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người bị cúm A/H1N1 hoặc người có
biểu hiện sốt, ho, đau họng, hắt hơi nhất là khi không gian tiếp xúc chật hẹp không
thông thoáng. Như vậy, việc giữ vệ sinh vàsáttrùngmiệng họng, đường hô hấp và
đeo khẩu trang cũng góp phần hạn chế lây lan bệnh.
Các thuốc thông thường sáttrùngmiệnghọng
Viên ngậm chứa các dược chất cổ điển: thông thường nhất là tinh dầu bay
hơi của các loại dược thảo quen thuộc như: bạc hà, khuynh diệp hoặc dưới dạng
tinh chất như: menthol, eucalyptol. Dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các chất kháng
khuẩn thông thường như: benzalkonium, boric acid, biclotymol… Các loại viên
ngậm dược thảo thường được dùng để phụ trị trong các bệnh nhiễm trùng hầu -
họng, viêm miệng, viêm thanh quản, các thương tổn vùng miệng do bị trầy sướt…
Viên ngậm chứa kháng sinh vàthuốc tê: kháng sinh cổ điển quen dùng từ
nhiều thập niên trước đây là tyrothricine, bacitracine kết hợp với một chất gây tê
giảm đau như lidocaine dùng trị viêm đau đường hô hấp trên.
Dung dịch hoặc gel sát trùng: dùng để vệ sinh răng miệng, sát trùng, khử
mùi hôi cho miệng, răng, hầu. Các thuốc này thường pha một, hai muỗng canh
trong 100ml nước ấm để súc miệng hoặc dùng gạc thoa gel rồi rơ miệng.
Thuốc phun sương (spray): thuốc được phun vào miệng để sát trùng, hỗ trợ
điều trị các chứng bệnh viêm nhiễm trùng khu trú nơi xoang miệng, vùng hầu -
họng.
Thuốc gel trị nấm: chứa chất kháng nấm nhóm azole như miconazole, dùng
trị nhiễm nấm candida ở khoang miệng- hầu.
Thuốc nhỏ tai, nhỏ mũi: việc điều trị đầu tiên là chống tình trạng nghẹt mũi
bằng cách nhỏ nước huyết thanh sinh lý, hoặc các dung dịch có chứa kháng sinh.
Tùy theo kết quả xét nghiệm mà các thuốc khác được dùng phối hợp như: thuốc
kháng sinh, thuốc chống dị ứng, bổ sung vi lượng tố…
Điều trị tại chỗ với thuốc nhỏ mũi, thuốc phun sương vào mũi để thông mũi
cũng như dùng kháng sinh, kháng viêm. Các tình trạng viêm xoang nặng cần được
điều trị tại các trung tâm tai mũi họng (TMH).
Các thuốcsáttrùng nhỏ tai chống nhiễm khuẩn ngày nay thường dùng các
loại kháng sinh mới như: ciprofloxacin, rifamycine hoặc công thức nhỏ tai chống
sưng viêm, nhiễm trùng cổ điển như chloramphenicol kết hợp chất corticoid là
dexamethasone.
Vài lưu ý khi dùng thuốc TMH
Không nên lạm dụng kháng sinh: theo một thống kê tại Pháp thì hàng năm
có 8-9 triệu ca bệnh TMH được điều trị bằng kháng sinh, trong đó có 75% trở nên
vô ích vì nguyên nhân bệnh do virus, chỉ có 10-25% viêm họng người lớn (25-
40% ở trẻ em) là do vi khuẩn nhất là streptococcus nhóm A gây ra và cần được sử
dụng kháng sinh kịp thời để tránh bệnh thấp tim cho trẻ em. Để giúp chẩn đoán
xác định sớm vi khuẩn này, tại Hoa Kỳ, người ta đã chế tạo một test chẩn đoán
nhanh gọi là Strep test (Santé 11-2001). Các kháng sinh mạnh đặc trị nhiễm vi
khuẩn TMH nên tuân theo chỉ định của thầy thuốc.
Trường hợp viêm họng do virus (như tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
mononucleose infectieuse…) thì việc nghỉ ngơi là cần thiết, cùng với việc dùng
các thuốc thông thường giảm đau, hạ sốt, các loại thuốc trị viêm họng dùng tại chỗ
(thuốc viên ngậm chứa kháng sinh và giảm đau, nước súc miệngsáttrùng đường
hô hấp trên, thuốc spray vào họng…). Nên dùng thuốc ngay khi các triệu chứng
mới khởi phát và nếu chỉ đơn thuần là viêm họng thì việc uống sữa ấm hoặc nước
chanh nóng với mật ong cũng góp phần trị bệnh.
Các thuốc dạng dung dịch, rơ miệng, phun sương không nên nuốt vào
miệng mà nên giữ trong miệng càng lâu càng tốt, để phát huy tác dụng sáttrùngtại
chỗ.
Như vậy, các thuốcsáttrùngtại chỗ sẽ góp phần hỗ trợ trị các bệnh nhiễm
khuẩn đường hô hấp trên. Việc sử dụng kháng sinh hoặc các thuốc đặc trị sẽ do
thầy thuốc chỉ định.
Phòng ngừa cúm đơn giản
Để phòng ngừa nhiều chủng virus phát triển gây bệnh cúm, nhiều biện pháp
phòng bệnh đơn giản được áp dụng như:
- Khi có nhiều người bị viêm họng thì nên giữ gìn vệ sinh mũi hầu với các
dung dịch sáttrùng miệng, hầu hiện có rất nhiều trên thị trường. Nếu viêm họng
do virus thì đề phòng bội nhiễm vi khuẩn.
- Sử dụng thêm vitamin C để góp phần nâng cao sức đề kháng của cơ thể
với các bệnh nhiễm trùng hay nhiễm virus.
- Với trẻ em, cần đề phòng viêm họng do liên cầu khuẩn để được điều trị
thích hợp bằng kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc, đề phòng hậu quả thấp
tim sau viêm họng.
- Sử dụng các kháng sinh hoặc thuốcsáttrùngtại chỗ dưới dạng viên ngậm
hoặc phun sương cũng là một biện pháp hỗ trợ phòng ngừa biến chứng bội nhiễm
khi viêm họng.
. Thuốc sát trùng và kháng
khuẩn miệng - họng
Sát trùng miệng - họng có thể hạn chế lây lan cúm.
Hiện nay,. phun vào miệng để sát trùng, hỗ trợ
điều trị các chứng bệnh viêm nhiễm trùng khu trú nơi xoang miệng, vùng hầu -
họng.
Thuốc gel trị nấm: chứa chất kháng