1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tài liệu Dựng phim ppt

6 310 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 285,25 KB

Nội dung

Dựng phim 1.Kịch bản phim điện ảnh/ truyền hình Được chia thành 3 dạng cơ bản sau: + Kịch bản Văn học: chính là những tác phẩm văn học như truyện ngắn, dài hay tiểu thuyết được viết theo lối văn học đòi hỏi người đọc phải có tư duy trừu tượng khi đọc. + Kịch bản đạo diễn: Đây là dạng kịch bản được chuyển thể từ tác phẩm văn học, đặc điểm là các câu, từ trong đó giàu hình ảnh và hành động (VD: Trong căn nhà vắng, Hạnh ngồi một mình khoanh tay bên chiếc bàn ăn, mâm cơm đã nguội, ánh mắt cô đượm buồn, chiêc điện thoại trên bàn rung lên, Hạnh đưa tay nhấc điện thoại, là tin nhắn của chồng cô. "Hom nay anh di du tiec khong an com nha"). Kịch bản Đạo diễn được viết dựa trên sự hợp tác của Đạo diên, biên kịch và cả quay phim nữa. Khi đọc KB này ta có thể hình dung được diễn biến cũng như nội dung của bộ phim tương lai. +Kịch bản phân cảnh (KB phân cảnh kỹ thuật): Kịch bản này được viết rất cặn kẽ từ bối cảnh (nội, ngoại), cỡ cảnh, thời lượng của từng cảnh, góc máy, trang phục, đạo cụ, diễn xuất, lời thoại của từng nhân vật, âm thanh, Nói chung, khi đọc kịch bản phân cảnh thì chỉ những người trong ngành mới hiểu được. Việc viết chi tiết sẽ giúp cho tất cả các thành phần tham gia làm phim biết được nhiệm vụ của mình trong từng cảnh. Họa sĩ sẽ biết mình phảiđựng cảnh ntn, quay phim biết là mình đặt máy ở đâu, dùng ống kính gì, vị trí máy cao hay thấp, Bộ phận ánh sáng biết là phải bố trí đèn ra sao để đạt được hiệu quả ngày, đêm, nội, ngoại, Cách viết Kịch bản Đạo diễn và Kịch bản phân cảnh nếu bạn nào quan tâm thì liên hệ với mình, hoặc mình sẽ đề cập đến trong 1 topic khác. 2. Về các khái niệm đoạn phim và cảnh phim và shot. + Đoạn, trường đoạn Giống như văn học, một đoạn văn được tạo bởi nhiều câu, trong Điện ảnh cũng vậy, 1 trường đoạn được tạo thành từ nhiều đoạn, 1 đoạn phim được tạo thành từ nhiều cảnh quay. Đoạn phim được tính gồm những cảnh được quay trong cùng 1 bối cảnh có liên quan với nhau về không gian và thời gian. VD như ở VD trên, trường đoạn Hạnh đợi cơm chồng được quay nội vào đêm. +Cảnh phim (Scence) được tính từ lúc bắt đầu bấm máy (REC) đến khi bấm dừng. Do đó 1 cảnh phim có thể dài hoặc ngắn tùy thuộc vào ý đồ của tác giả. Cảnh phim được xác định bởi cỡ cảnh. Có nhiều cỡ cảnh phim nhưng ta thường hay đề cập đến các cỡ cảnh cơ bản sau: * Đại cảnh (hay viễn cảnh) là những cảnh quay rất hoành tráng có sự tham gia của nhiều người, hay nhiều nhân vật. VD các cảnh rất hoành trong Xích Bích hoặc các phim dã sử. *Toàn cảnh: thường để miêu ta không gian, bối cảnh diễn ra sự việc. *Trung cảnh: đã nói nên sự kiên kết giữa các nhân vật trong cảnh, và với bối cảnh. *Cận cảnh: dùng để miêu tả tâm trạng, sắc thái, của nhân vật. *Đặc tả: dùng để nhấn mạnh sự chú ý của người xem vào 1 chi tiết nhỏ nào đó (đôi mắt, miệng, ) +Shot: là một lần bấm máy. Thường được dùng trong tờ "CAMERA LOG" - nhật ký quay phim của thư ký trường quay ghi lại từng cú bấm máy đã quay trong một bối cảnh. Một cảnh quay (Scence) có thể phải quay đi quay lại rất nhiều lần (nhiều shot) mới đạt được hiệu quả mà Đạo diễn muốn. Shot không phải là đơn vị nhỏ nhất của phim. (vì bản thân cảnh đã là đơn vị nhỏ nhất rồi). Điện ảnh là động, tạo tính động trong phim là điều tối cần thiết. Khi viết KB phải viết ra được tất cả những hành động của các nhân vật một cách chi tiết nhất. Mỗi chi tiết trong một cảnh phim đều có ngôn ngữ riêng của nó. Và nhớ một điều rằng shot không phải là đơn vị nhỏ nhất để tính cảnh trong điện ảnh. Shot là một cú bấm máy, một cảnh có thể có 1 shot, có thể có rất nhiều shot. Khái niệm Shot không dùng khi viết KB phân cảnh mà chỉ dùng để ghi nhật ký quay phim. Cách viết kịch bản phần cảnh Kịch bản phân cảnh còn được gọi là kịch bản phân cảnh kỹ thuật. Được viết bởi sự kết hợp của Đạo diễn, biên kịch và quay phim. Mình đã tham khảo một vài kịch bản phân cảnh của cả VN và nước ngoài. Và dưới đây là cách viết mà mình thấy hay nhất: 1. Nội ngày. Tại nhà Bà Chinh: Phải ghi rõ đoạn phim đó là quay ở bối cảnh ngoại hay nội, ngày hay đêm để bộ phận ánh sáng biết là sẽ phải sử dụng đèn chiếu sáng ra sao để đạt được hiệu quả mong muốn. 2. Cỡ cảnh: chúng ta ghi rõ cỡ cảnh, cách thay đổi về cỡ cảnh (nếu có) trong cảnh đó (VD: Từ Trung zoom vào cận). Việc ghi rõ cỡ cảnh sẽ cho thấy việc thay đổi các cảnh trong đoạn phim đó, đồng thời cũng cho thấy rõ được tiết tấu cảu đoạn phim. 3. Thời lượng: Việc ghi rõ thời lượng này phải phụ thuộc vào lời thoại và nhạc trong đoạn phim. Ngoài ra nó còn cho ta tính được thời lượng của cả đoạn là bao nhiêu. Thời lượng của 1 cảnh phải cung cấp đủ thông tin cho người xem biết cái mình muốn và có góp phần tạo lên tiết tấu nhanh (các cảnh có thời luọng ngắn) hay chậm (các cảnh có thời lượng dài). 4.Máy quay: Ở đây ta phải ghi rõ vị trí đặt máy, động tác máy, sử dụng ống kính nào, độ cao của máy là bao nhiêu. Việc ghi rõ như thế sẽ giúp cho QP biết được là sẽ làm gì, họa sĩ biết được sẽ sắp xếp bối cảnh ra sao. 5. Hình ảnh và âm thanh: Ở đây phải ghi rõ hành động của từng nhân vật, đi từ chỗ nào đến chỗ nào, nói câu gì, sử dụng tiếng động gì, âm thanh gì hay bản nhạc gì. 6. Ghi chú: Ghi rõ các đạo cụ, trang phục sử dụng trong đoạn phim và những lưu ý khác cho từng bộ phận (nếu có) VD: chỉ đạo diễn viên quần chúng. Việc xây dựng Kịch bản phân cảnh càng chi tiết bao nhiêu thì càng thuận lợi cho đoàn làm phim khi tiến hành sản xuất. Tất cả các thành phần của đoàn đếu biết nhiệm vụ của mình ở từng cảnh quay trong từng đoạn phim. Hơn nữa nó còn góp phần rất nhiều vào việc tiết kiệm chi phí sản xuất cho bộ phim khi chúng ta chọn cách quay theo bối cảnh (khác với quay theo kịch bản). . +Cảnh phim (Scence) được tính từ lúc bắt đầu bấm máy (REC) đến khi bấm dừng. Do đó 1 cảnh phim có thể dài hoặc ngắn tùy thuộc vào ý đồ của tác giả. Cảnh phim. Đạo diên, biên kịch và cả quay phim nữa. Khi đọc KB này ta có thể hình dung được diễn biến cũng như nội dung của bộ phim tương lai. +Kịch bản phân cảnh

Ngày đăng: 26/01/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w