Triệu chứngcúmA (H1N1)
Đó là lời nói vui nhưng cũng rất thật của một bác sĩ tại Viện Các bệnh
truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia, trước tình trạng nhiều người lo lắng tới
mức thái quá, hễ nhức đầu, đau họng, sốt đều nghĩ mình đã “dính” cúm
A/H1N1.
Vậy biểu hiện của cúm A/H1N1 như thế nào?
Những "khu vực" mà vi rút H1N1 tác động và biểu hiện điển hình khi phát
bệnh
Các triệuchứng của cúm H1N1 cũng tương tự như các triệuchứng của cúm
thông thường theo mùa:
- Đột nhiên sốt cao,
- Đau khắp người,
- Đau đầu,
- Mệt mỏi,
- Ho khan,
- Chảy nước mũi
- Đau họng.
Một số người mắc loại vi rút này cũng được báo cáo là cảm thấy buồn nôn,
bị nôn và tiêu chảy nhưng đó không phải là những triệuchứng đặc trưng.
Ngoài các biểu hiện trên, một trong những yếu tố quan trọng nghi ngờ mình
nhiễm vi rút H1N1 là từ vùng dịch trở về hay tiếp xúc với người mà sau đó được
xác định là mang bệnh cúm A/H1N1.
Ngăn ngừa sự lây truyền từ người sang người
Cúm lây lan từ người sang người thông qua ho hay hắt hơi, sờ, cầm vào đồ
vật có chứa vi rút và rồi lại đưa tay lên mũi, miệng hay mắt. Cúm A/H1N1 không
lây qua các thực phẩm làm từ thịt lợn và cũng không lây qua con đường thực
phẩm.
Cúm A/H1N1 dễ lây nhất trong 5 ngày đầu phát bệnh mặc dù ở một số
người, hầu hết là trẻ em, thì nguy cơ lây nhiễm lên tới 10 ngày
Khuyến cáo ngăn ngừa sự lây lan vi rút giữa người với người bao gồm các
phương pháp kiểm soát các bệnh lây truyền:
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước. Nếu có điều kiện nên sát
trùng tay bằng cồn y tế, đặc biệt là sau khi từ các nơi công cộng về.
- Khả năng lây truyền bệnh cũng sẽ giảm nếu làm vệ sinh các bề mặt vật
dụng, đồ đạc trong nhà bằng chất clo pha loãng. Bởi trong quá trình ho, hắt hơi,
những giọt dịch chứa vi rút sẽ “đậu” lại trên bề mặt của bàn, ghế; điện thoại.
- Giữ khoảng cách cũng là một mẹo phòng cúm nên áp dụng. Tức là nên
đứng cách xa với những người mà có thể bị nhiễm cúm và nếu đang làm việc ở
nơi đông người thì tốt nhất nên xin nghỉ ở nhà để tránh lây lan bệnh cho đồng
nghiệp.
- Bất kỳ ai có biểu hiện như đột ngột sốt cao, ho, đau cơ thì nên nghỉ làm
hoặc tránh tới các nơi công cộng, tránh tham gia các phương tiện giao thông công
cộng và liên lạc ngay với bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp.
Mắng bác sĩ xơi xơi vì không cho nhập viện
Đó là tình cảnh mà thời gian gần đây, các bác sĩ Viện Các bệnh truyền
nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia rất hay gặp phải.
Có mặt tại khoa khám bệnh viện sáng 29/7, chúng tôi gặp trường hợp của
hai vợ chồng chị Huy - Hoàn ở Trung Hòa, Nhân Chính tới khám. Anh Huy bị sốt
cao đột ngột 39,5 độ C, lại kèm theo ho, đau họng. Hoảng vì nghĩ chồng dính cúm,
hai vợ chồng chị trùm khẩu trang kín mít vào viện khám.
Khoa Khám bệnh Viện Các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia mấy
ngày gần đây luôn đông nghịt bệnh nhân. Người bệnh tới khám đều tự trang bị cho
mình khẩu trang y tế để phòng nhiễm cúm (Ảnh: H.Hải)
Tại khoa khám bệnh, vì bệnh nhân sốt quá cao nên bác sĩ cho truyền dịch.
Đang nằm truyền dịch thì y tá chuyển tiếp một bệnh nhân cũng có biểu hiện tương
tự như anh Huy tới ngay giường bên cạnh. Quá hốt hoảng vì “nhỡ” chồng mình
chưa bị cúm, lại nằm cạnh bệnh nhân có vẻ là cúm như thế nên chị Hoàn phản ánh
ngay với y tá nhưng không được đáp ứng.
Rồi đến khi bác sĩ chẩn vào sổ khám bệnh là sốt, có triệuchứng cúm, cho
về nhà theo dõi thì chị Hoàn càng giãy nảy, nằng nặng đòi cho chồng nhập viện,
chi phí bao nhiêu cũng chịu. Bác sĩ đã phải giải thích rất nhiều, rằng anh Huy tuy
có dấu hiệu cúm, nhưng không có yếu tố dịch tễ nào liên quan đến cúm A/H1N1
nên không thể cho nhập viện mà cần về nhà theo dõi thêm. Tuy vậy, chị Hoàn vẫn
rất ấm ức, cho rằng bác sĩ lơ là, vô trách nhiệm với bệnh nhân cúm.
BS Nguyễn Trung Cấp, phó trưởng khoa Cấp cứu cho biết, các bác sĩ
không chỉ chịu áp lực vì lượng bệnh nhân quá tải mà còn áp lực rất lớn với những
người bệnh luôn lo lắng thái quá. “Nếu ai bị sốt, ho, cúm cũng nhập viện thì chúng
tôi có dành trăm giường cho bệnh nhân cũng không thể đủ, chưa kể, khi họ nằm
theo dõi tại viện, rất dễ bị lây chéo từ những người thực sự nhiễm bệnh”.
Theo BS Cấp, người ho, ốm sốt tới viện khám đã đành, có rất nhiều trường
hợp khỏe mạnh, nhưng vẫn tới Viện đề nghị cho xét nghiệm cúm A/H1N1 cho cả
gia đình, chỉ với mục đích duy nhất là "yên tâm gia đình mình chưa bị cúm hỏi
thăm". Bác sĩ giải thích đủ đường, người bệnh vẫn cho bác sĩ hách dịch, cửa
quyền không chịu khám, xét nghiệm cho người bệnh.
Bác sĩ Trần Thị Phương Thúy - Trưởng khoa Khám bệnh, cho biết, mấy
ngày gần đây, số người đến khám bệnh tăng vọt. Bình thường, mỗi ngày phòng
khám tiếp nhận khoảng 100-120 người nhưng riêng hôm qua có tới 200 người đến
khám. Nhiều người bị cúm được bác sĩ giải thích vui vẻ về cách ly, theo dõi tại
nhà, nhưng không ít trong số đó vì lo lắng quá nên “sửng cồ” với bác sĩ.
“Triệu chứngcúm là do nhiều vi rút gây ra, trong đó vi rút cúm mùa H3N2
là chủ yếu, ngoài ra các vi rút gây cảm lạnh, vi rút gây đau mắt đỏ… cũng có thể
biểu hiện như triệuchứng cúm. Vì thế, không phải trường hợp có biểu hiện cúm
nào cũng nghi ngờ là cúm A/H1N1”, BS Cấp khẳng định.
Có ý thức, sẽ phòng tránh được cúm
“Số lượng bệnh nhân đến khám tăng vọt, chúng tôi khám bệnh cũng quá tải.
Ngoài những rắc rối như trên do người bệnh quá lo lắng thì đó cũng có thể coi là
một tín hiệu sáng: Đó là mọi người đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe
của bản thân và gia đình. Dù vậy, trước khi đi khám bệnh vì triệuchứng cúm, mỗi
người nên tự cân nhắc. Nếu thấy mình chưa có yếu tố dịch tễ nào liên quan đến
bệnh nhân cúm A/H1N1, bệnh nhân nên tự cách ly, theo dõi tại nhà, biểu hiện
bệnh nặng hơn mới đến viện. Vì nếu cứ động sổ mũi, ho lại chạy đến Viện cũng
rất nguy hiểm, có thể bị lây chéo bệnh từ người khác. Hơn nữa, điều này có thể
khiến những người có nhu cầu chăm sóc, khám chữa bệnh thực sự phải chờ đợi do
số bệnh nhân quá đông”, BS Cấp nói.
Người chăm sóc bệnh nhân trong viện cũng rất ý thức bảo vệ mình khỏi
cúm. Anh Minh trong ảnh nói: "Mẹ ốm nằm đây chỉ có mình tôi chăm mẹ, nếu
mình cũng bị cúm thì không biết làm thế nào nên phải thận trọng bảo vệ chính
mình" (Ảnh: H.Hải)
Những trường hợp còn lại, tốt nhất, trong thời điểm này, nên tự theo dõi,
hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, ăn uống đủ chất để nâng cao thể
trạng. BS cũng đưa ra lời khuyên mọi người không nên quá lo lắng, vì cúm
A/H1N1 biểu hiện bệnh rất nhẹ nhàng, như cúm mùa, chưa có trường hợp nào
biến chứng nặng. Viện Các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia đã điều trị
cho trên 50 trường hợp cúm A/H1N1, trong đó, 36 người đã được xuất viện, hoàn
toàn khỏe mạnh, số bệnh nhân còn lại bệnh tình cũng rất nhẹ, không có biến chứng
nguy hiểm.
Cùng quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ
sinh dịch tễ TƯ cho rằng, cúm A/H1N1 gần như cúm mùa, thường là nhẹ, có thể
được điều trị, cách ly tại nhà, nhiều trường hợp không cần uống thuốc. Với các
trường hợp nhiễm cúm, các bác sĩ đều khuyên cần uống nhiều nước, nâng cao sức
khỏe bằng chế độ dinh dưỡng tốt, nghỉ ngơi bệnh sẽ nhanh lui.
Bệnh nhân cúm điều trị tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc
gia (Ảnh: H.Hải)
Bệnh cúm lây qua đường hô hấp, vì vậy, bảo vệ tốt đường hô hấp sẽ phòng
được cúm. Mọi người có thể bảo vệ mình bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà
phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, nơi làm
việc, lau chùi bề mặt, đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng các hóa chất sát khuẩn
thông thường, che miệng khi bị ho, không khạc nhổ bừa bãi…
Phòng lây nhiễm cúm A/H1N1 cho trẻ
Những người chăm sóc trẻ nên tạm cất hết đồ chơi mềm, không cho trẻ tiếp
xúc với các đồ chơi này để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm, theo khuyến cáo
của chính phủ Anh.
Để hạn chế lây nhiễm cúm A/H1N1, trẻ không nên dùng chung bút chì, bút
màu
Theo khuyến nghị mới nhất của chính phủ Anh về phòng ngừa cúm cho trẻ
em, cần vệ sinh sạch sẽ các đồ chơi cứng (các loại đồ chơi bằng nhựa, gỗ ) sau
khi sử dụng (để hạn chế tối đa lượng vi rút bám trên bề mặt đồ chơi). Cố gắng
tránh để trẻ chơi chung các đồ chơi mềm (thú bông) và tốt nhất nên cất đi bởi vì
những đồ chơi này làm sạch không dễ.
Khuyến nghị thứ 2 đối với các trường học và người chăm sóc trẻ là làm thế
nào để giảm nhẹ mức độ lây lan giữa các trẻ. Đó là nên hạn chế chia sẻ bút chì,
sáp màu và các loại bút trong đại dịch. Cung cấp các dung dịch vệ sinh tay cho các
lớp học để tăng cường vệ sinh đôi bàn tay mà không cần phải vào phòng rửa tay.
Khuyến khích các giáo viên, người trông trẻ thường xuyên lau, rửa tay và
các vật dụng mà có thể dùng chung, chơi chung như đồ chơi, các thiết bị âm nhạc.
Hướng dẫn cũng nêu rõ: “Tránh để trẻ ra chỗ đông người và tiếp xúc gần
với các đồ vật ở nơi công cộng”.
Nếu trẻ bị nhiễm cúm, người chăm sóc cần mặc quần áo đặc biệt và đeo
khẩu trang chuyên dụng.
Tuy nhiên, theo Nick Seaton, thuộc tổ chức Campaign for Real Education
(Anh), việc cất giấu các con thú bông thân thuộc với trẻ là không thực tế và chỉ
làm cho công việc chăm sóc trẻ trở nên khó khăn hơn.
“Điều quan trọng nhất là cha mẹ nên duy trì nếp sinh hoạt thường ngày
nhưng nên áp dụng các nguyên tắc vệ sinh cơ bản để bảo vệ trẻ. Trong trường hợp
trẻ có bất kỳ triệuchứngcúm nào cũng không nên thay đổi thói quen của trẻ đột
ngột (như cất đồ chơi đi chẳng hạn).
.
bệnh
Các triệu chứng c a cúm H1N1 cũng tương tự như các triệu chứng c a cúm
thông thường theo m a:
- Đột nhiên sốt cao,
- Đau khắp người,
- Đau đầu,. người mà sau đó được
xác định là mang bệnh cúm A/ H1N1.
Ngăn ng a sự lây truyền từ người sang người
Cúm lây lan từ người sang người thông qua ho hay hắt