Nhữngdưỡngchấttốtnhấtchotrẻ nhỏ
Sự hiểu biết đúng đắn của cha mẹ trong từng bữa ăn sẽ giúp trẻ phát triển
tối đa về tầm vóc, trí nhớ của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải những bậc cha mẹ
nào cũng biết điều này.
Chất đạm có trong thịt, cá, trứng, đậu… khi vào cơ thể được tiêu hoá bởi
dịch vị của dạ dày, bởi men tuỵ và các men tiêu hoá khác tại ruột non, biến thành
các axít amin và được hấp thụ vào máu.
Các axít amin cần thiết để tạo các mô của cơ thể, tạo dịch tiêu hoá và cũng
cần để sản xuất chất dẫn truyền thần kinh. Khi nhận đủ các axít amin cần thiết, trẻ
nhỏ sẽ có một trí nhớtốt hơn hẳn so với bình thường.
Chất béo là nguồn giàu năng lượng, dung môi giúp hoà tan vitamin A, D, E,
K. Chất béo (có từ mỡ, bơ, dầu…) khi vào cơ thể được dịch mật do gan sản xuất
làm tan ra, sau đó được các men tiêu hoá cắt thành những phần tử nhỏ hơn là axít
béo và cholesterol, được hấp thu vào cơ thể. Trong các loại chất béo, axít béo thiết
yếu omega-3 và omega-6 được nhắc đến nhiều nhất do cần thiết để tạo màng tế
bào thần kinh, cần cho trí não của trẻ.
Chất sắt và kẽm: có nhiều từ nguồn thực vật, được hấp thu tốt khi có sự
hiện diện của vitamin C. Do vậy, ăn trái cây giàu vitamin C sau bữa ăn sẽ giúp hấp
thu tốt sắt và kẽm.
Canxi: hấp thu tốt với tỷ lệ canxi trên phosphor khoảng 1:1 (sữa có hàm
lượng canxi, phosphor dễ hấp thụ nhất). Vitamin D, có được khi da tiếp xúc ánh
nắng mặt trời, cũng giúp hấp thụ tốt canxi.
Nhận biết trẻ bị lồng ruột
Lồng ruột là bệnh thường gặp ở trẻnhỏ đang bú mẹ, trẻ bụ bẫm, trẻ có nhu
động ruột mạnh.
Lồng ruột là một trạng thái bệnh lý được tạo nên do một đoạn ruột chui vào
lòng của đoạn ruột kế cận, gây nên một hội chứng tắc ruột cơ học làm cản trở lưu
thông của đường tiêu hóa và cản trở tuần hoàn mạch máu ruột tạo thành một chuỗi
biến chứng nguy kịch (hoại tử ruột và thủng, sốc nhiễm khuẩn) nếu không kịp thời
chẩn đoán và xử trí.
Độ tuổi trẻ hay bị lồng ruột là từ 4 - 9 tháng nhưng cũng có khi trẻ lớn
cũng bị lồng ruột. Dấu hiệu dễ nhận là trẻ khóc thét, bỏ bú, quấy khóc, da tím tái.
Khi khóc trẻ ưỡn người, nôn. Khoảng 6 - 12 tiếng sau, trẻ đi ngoài phân có
máu tươi, mệt mỏi, da xanh nhợt, người lạnh.
Đa phần các trường hợp lồng ruột đều tháo được bằng phương pháp bơm
hơi tháo lồng.
Những trường hợp lồng ruột tới trễ hoặc lồng quá chặt thì phải mổ để tháo
lồng bằng tay. Khi thấy trẻ có dấu hiệu nghi ngờ, bạn hãy đưa trẻ tới bác sĩ chuyên
khoa nhi để khám.
. Những dưỡng chất tốt nhất cho trẻ nhỏ
Sự hiểu biết đúng đắn của cha mẹ trong từng bữa ăn sẽ giúp trẻ phát triển
tối đa về tầm vóc, trí nhớ của trẻ nhỏ. . trời, cũng giúp hấp thụ tốt canxi.
Nhận biết trẻ bị lồng ruột
Lồng ruột là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ đang bú mẹ, trẻ bụ bẫm, trẻ có nhu
động ruột