Những bàihọctừ "con sưtửcủa
Thượng viện Mỹ"
Thượng nghị sĩ Edward M. Kennedy, người mà sự ra đi của ông
khiến cả nước Mỹ tiếc thương không hề được lòng cộng đồng các
công ty lớn hoạt động theo cách truyền thống. Ông luôn đấu tranh
cho những người thấp cổ bé họng, trẻ em, người nghèo, người kém
may mắn, và đôi khi đấu tranh chống lại các đại gia và giới tinh
hoa.
Nhưng với tư cách một nhà lãnh đạo, ông được toàn bộ giới chính
trị ngưỡng mộ. Kể cả những người bất đồng quan điểm với ông
cũng có thể tìm thấy cảm hứng từ cuộc đời ông. Đã biết và quan
sát ông trong một thời giai dài, tôi chọn ra đây 4 bàihọc lãnh đạo
hy vọng có thể hữu ích cho các nhà điều hành.
Nhớ rằng làm việc là tất cả. Không ai được định sẵn chức vụ cả.
Khi Ted Kennedy đắc cử vào Thượngviện Mỹ lần đầu tiên trong
thời gian anh trai Jack Kennedy làm Tổng thống, giới phê bình cho
rằng ông chẳng qua được thừa hưởng vị thế của gia đình và ngồi
được vào ghế Thượng nghị sĩ nhờ cảm tình của công chúng.
Họ chê ông là một người em trai yếu thế và sẽ chỉ là một Thương
nghị sĩ "ngôi sao". Nhưng họ đã nhầm. Con đường đến với Thượng
viện của Ted Kennedy đã không còn là chủ đề bàn tán nữa khi ông
bắt tay vào công việc lập pháp và cộng tác với các đồng sự.
Kennedy không hề coi vị thế gia đình là định mệnh để ông dựa
vào. Ông xắn tay vào từng chi tiết, không ngừng học hỏi và tìm
hiểu trong một công việc luôn có sự thay đổi. Không ai có sẵn cho
mình một chức vụ điều hành cao cấp; mọi người đều phải giành
được nó bằng chính những việc mình làm, và mỗi người có tốt hay
không chính là ở chỗ họ đã giải quyết các vấn đề như thế nào.
Khi ông Mitt Romney cạnh tranh với ông Kennedy ghế Thượng
nghị sĩ năm 1994, thời điểm then chốt trong cuộc tranh luận của họ
là khi ông Kennedy yêu cầu ông Romney nói cụ thể về kế hoạch y
tế và ông Romney buộc phải thừa nhận ông chưa hề đi sâu vào chi
tiết. "Lập pháp thì phải làm như thế chứ", Thượng nghị sĩ Kennedy
trả lời.
Sau cuộc tranh luận này, ông Kennedy đã tái đắc cử. Ông hiểu rõ
công việc của mình và sự nghiệp của ông thành công là nhờ vào sự
tận tuỵ đó.
Khi ông không thể thúc đẩy được điều gì trong những thay đổi
thực sự lớn (cải cách y tế), thì ông ủng hộ những cải tiến nhỏ (bảo
hiểm y tế cho trẻ em), giúp ông tại vị đủ lâu để đem mục đích lớn
của mình đến gần mức được thực hiện.
Đặt mục tiêu cao. Nghĩ cho giá trị trước, nghĩ đến cái tôi sau. Ted
Kennedy tin rằng công việc của ông là một nghề nghiệp vinh dự và
chính phủ là một phương tiện giúp người dân có cơ hội nâng cao
chất lượng sống. Khi ông đã biết được nhiệm vụ then chốt của
mình (sau rất nhiều thất bại và thụt lùi), ông nhận thức rõ mình
đang đứng ở đâu và đại diện cho ai - những người cần tiếng nói
của ông vì họ ông thể tự lên tiếng cho mình.
Đây không phải là chuyện về Ted Kennedy hay cái tôi của ông.
Ông nổi tiếng trong Thượngviện vì tính khiêm tốn, lịch sự; ông
không tham gia vào những cuộc ganh đua đảng phái chỉ vì chuyện
thắng thua. Với những mục tiêu quan trọng, ông sẵn sàng làm việc
với những người đối lập để đạt được thoả thuận về cách làm sao
cho có lợi nhất cho người dân.
Chuyện giữa ông và Thượng nghị sĩ Cộng hoà Orrin Hatch là một
mẫu mực cho cách làm việc hợp tác vượt qua những bất đồng về tư
tưởng. Ông Hatch tin rằng nếu ông Kennedy còn khoẻ, chắc chắn
hai ông sẽ thúc đẩy thành công một dự luật cải cách y tế công
bằng.
Ông Kennedy cũng ủng hộ dự luật cải cách giáo dục có tên
"Không đứa trẻ nào bị bỏ rơi" của Tổng thống Bush; lợi ích của trẻ
em quan trọng đến mức ông sẵn sàng thoả hiệp để có những bước
tiến nhỏ hơn là không có hành động gì. Cách thương thuyết tôn
trọng các nguyên tắc cao cả luôn giúp ông làm việc hiệu quả với
những đồng sự khác đảng cũng tôn trọng các nguyên tắc ấy.
Các lãnh đạo doanh nghiệp điều hành dựa trên ý thức về giá trị và
mục đích cũng có thể giành được sự ủng hộ và và thương thảo
được những thỏa thuận tốt hơn, vì họ đã để cái tôi của mình lại
đằng sau vì một điều gì đó lớn hơn bản thân họ. Bằng cách làm
việc với mọi người thay vì tranh giành để tiến thân trong sự
nghiệp, họ tăng cường danh tiếng của chính mình.
Và công việc quan trọng hơn chức vụ hay vị trí. Ted Kennedy sẽ
được ghi vào lịch sử như một "con sưtửcủaThượngviện Mỹ" và
là một trong những nhân vật quan trong nhất của thời đại này, cho
dù ông không phải là Tổng thống, cũng không phải là "CEO" của
Thượng viện hay của đảng mình. Công việc ông làm mang đến cho
ông quyền lực đạo đức quan trọng không kém gì quyền lực chức
vụ.
Luôn tiến lên. Ted Kennedy đã phải đối mặt với rất nhiều cuộc
khủng hoảng trong công việc, mỗi lần như vậy đều có thể đã hủy
hoại ông, nhưng ông đã chứng minh mình không nản lòng và luôn
học hỏi. Nhờ những nỗ lực mạnh mẽ vì những điều tốt đẹp hơn,
ông đã khôi phục được niềm tin vào sự lãnh đạo của mình.
Vụ việc vẫn còn là bí ẩn ở Chappaquiddick, khi một phụ nữ trẻ bị
chết đuối, cũng gần như đã nhấn chìm sự nghiệp của ông; ông đã
không dũng cảm đối mặt mà còn nhập nhằng trong trách nhiệm
giải trình. Nhưng Kennedy đã bật lên trở lại bằng cách nỗ lực gấp
đôi để làm tốt công việc của mình.
Ông đã lóng ngóng trong chiến dịch tranh cử làm ứng cử viên
Tổng thống của đảng Dân chủ năm 1980, nhưng đã hồi phục bằng
cách cống hiến nhiều hơn nữa năng lượng và đam mê cho công
việc tạiThượng viện.
Không bao giờ quên gia đình. Ông Kennedy chăm chỉ là một
hình mẫu cho những người cha làm điều hành. Được coi như cha
của cả con mình lẫn con củanhững người anh người chị quá cố tài
giỏi, ông thường tổ chức các cuộc dã ngoại cuối tuần đến các chiến
trường cũ của thời Nội chiến và qua đó dạy cho bọn trẻ nhữngbài
học lịch sử.
Gia đình là niềm hạnh phúc lớn nhất đời ông. Khi tôi có dịp thăm
dinh thự nhà Kennedy ở cảng Hyannis, ông đã chỉ cho tôi ảnh của
cố Tổng thống John F. Kennedy cố Công tố viên trưởng Robert
Kennedy và nói về họ như thể họ vẫn đang còn sống.
Nhà chính trị đáng kính trọng này là một người đàn ông của gia
đình thực thụ. Sự quan tâm của ông đến các mối quan hệ, và tình
yêu thương đã dẫn dắt gia đình ông qua rất nhiều bi kịch, đã cho
ông sức mạnh để đảm nhận bất cứ thách thức khó khăn nào.
Các lãnh đạo doanh nghiệp nên lưu ý bàihọc này hơn cả: Làm
việc, nhiệm vụ và sự nhẫn nại đều là có thể vì những người chúng
ta ủng hộ và quan tâm cũng sẽ ủng hộ chúng ta.
. Những bài học từ "con sư tử của
Thượng viện Mỹ"
Thượng nghị sĩ Edward M. Kennedy, người mà sự ra đi của ông
khiến cả nước. tiếng của chính mình.
Và công việc quan trọng hơn chức vụ hay vị trí. Ted Kennedy sẽ
được ghi vào lịch sử như một "con sư tử của Thượng viện Mỹ"