ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM NỘI DUNG ĐỌC - HIỂU Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Thái độ không bao giờ chịu nhận trách nhiệm của những kẻ thất bại được tác giả nêu trong đoạn trích: họ luô[r]
Trang 1SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: Ngữ văn 11
Đề kiểm tra có 01 trang Thời gian làm bài: 90 phút, khhông kể thời gian phát đề
Họ và tên………
Lớp……….
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU(4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 4)
“ Những kẻ thất bại không bao giờ chịu nhận trách nhiệm cho những gì xảy ra trong cuộc sống của họ Thay vào đó, họ luôn tự biện hộ, đổ lỗi cho người khác hoặc tự lừa dối mình Nếu họ đang “tuột dốc” một cách thảm hại trong trường học, họ sẽ biện
hộ là “Mình vô nhầm một lớp tệ hại”, “Mình không có đủ thời gian”, “Mình sinh ra vốn đã lười biếng rồi”, “Mình bẩm sinh có trí nhớ kém”, “Môn học này không hấp dẫn”, “Ba mẹ mình cũng đâu có học giỏi”… Những kẻ thất bại lúc nào cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người trừ bản thân họ Họ đổ thừa cho thầy cô giáo giảng bài nhàm chán, đổ thừa kỳ thi quá khó, đổ thừa bạn bè làm họ xao nhãng việc học, đổ thừa cha mẹ suốt ngày cằn nhằn họ… Tệ hại hơn cả, một số học sinh còn tự lừa dối bản thân rằng mọi việc cũng không đến nỗi quá tệ, rằng môn toán của họ cũng không tệ đến thế, rằng thực chất họ học hành rất chăm chỉ - trong khi tự đáy lòng, họ biết rõ những điều
đó không phải là sự thật.”
(Tôi tài giỏi, bạn cũng thế! - Adam Khoo)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
Câu 2: Chỉ ra những thái độ không bao giờ chịu nhận trách nhiệm của những kẻ thất
bại được tác giả nêu trong đoạn trích
Câu 3: “Những kẻ thất bại lúc nào cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người trừ bản
thân họ” Anh/Chị hiểu điều đó như thế nào?
Câu 4: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp mà tác giả gửi gắm trong đoạn
trích bằng một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu.
PHẦN II: LÀM VĂN (6,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai khổ thơ sau:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song, Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
(Trích Tràng giang - Huy Cận, Sgk Ngữ văn 11, tập II, NXB Giáo dục 2020, trang 29)
Trang 2Học sinh không được sử dụng tài liệu Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
2 Thái độ không bao giờ chịu nhận trách nhiệm của những kẻ thất
bại được tác giả nêu trong đoạn trích: họ luôn tự biện hộ, đổ lỗi cho người khác hoặc tự lừa dối mình.
0,75
3 Những người thất bại không chịu thừa nhận những khiếm
khuyết, sai lầm, điểm yếu của bản thân hay nói cách khác họ là những người sống hèn nhát và giả dối Họ không dám nhận trách nhiệm về mình mà luôn luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh
1,0
4 Học sinh có thể trình bày đoạn văn bằng nhiều cách khác nhau
nhưng cần thấy được thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn
trích: Cần dũng cảm nhận trách về mình trước mỗi việc làm và hành động của bản thân.
1,5
Cảm nhận hai khổ thơ trong bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận
1 Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ mở bài, thân bài, kết bài Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/đoạn văn; Kết bài liên hệ được vấn đề.
0,25
2 Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hai khổ thơ đầu của bài
3 Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: học sinh
sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ một số ý như sau:
4,5
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Giới thiệu tác giả Huy Cận
- Giới thiệu bài thơ Tràng giang và vị trí của đoạn trích
0,5
- Khổ 1
+ Ba câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi, lênh đênh, trôi dạt trên dòng sông rộng lớn,
mênh mông gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa
+ Câu thứ 4 mang nét hiện đại với hình ảnh đời thường: cành củi khô trôi nổi gợi lên cảm nhận về thân phận của những kiếp
người nhỏ bé, bơ vơ, mất phương hướng giữa dòng đời
+ Khổ thơ sử dụng thủ pháp đối lập, nhân hóa, đảo ngữ, từ láy, ngắt nhịp 2/2/3 để khắc họa nỗi buồn, nỗi cô đơn, sự lẻ loi của nhân vật trữ tình
- Khổ 2:
+ Bức tranh Tràng giang được hoàn chỉnh thêm với những chi
tiết mới: cồn nhỏ, gió đìu hiu, cây cối lơ thơ, chợ chiều đã vãn, làng xa, trời sâu chót vót, bến cô liêu nhưng không làm cho
cảnh vật sống động hơn mà càng chìm sâu vào tĩnh lặng, cô
Trang 3đơn, hiu quạnh.
+ Khổ thơ sử dụng thủ pháp đối lập, từ láy giàu giá trị tạo
hình, bút pháp chấm phá góp phần thể hiện niềm khát khao tìm
đến cõi nhân sinh để giao hòa với con người
* Đánh giá:
- Hai khổ thơ của bài thơ “Tràng giang” đưa người đọc vào nỗi
buồn mênh mang của những thân phận, những kiếp người nhỏ
bé giữa bao la thời gian và vô tận của không gian
- Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại
- Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh ngụ tình; hình ảnh, hệ thống
từ láy giàu giá trị biểu cảm…
- Hai khổ thơ đầu góp phần thể hiện phong cách thơ Huy Cận
trước cách mạng
0,5
4 Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc
5 Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng đúng quy tắc, quy
định trong tiếng Việt
0,25đ Tổng điểm toàn bài: Câu I + II = 10,00 điểm