Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
201,12 KB
Nội dung
Quyềnlựctừnănglựcchuyênmôn
Họ sẽ chú ý lắng nghe bạn hơn khi thấy bạn thật sự có tài
Người lãnh đạo có nhiều dạng quyềnlực khác nhau. Một số dạng
quyền lực có thể gây khó chịu như quyềnlực dựa trên vị trí được bổ nhiệm,
quyền khen thưởng, trừng phạt và quyền kiểm soát thông tin. Tuy những
dạng quyềnlực này ít nhiều tỏ ra hữu hiệu nhưng chúng lại khiến cấp dưới
cảm thấy không thoải mái và khiến người lãnh đạo trở nên độc đoán và khó
gần trong mắt họ.
Hơn nữa, trong vòng 50 năm qua, xã hội đã có nhiều thay đổi. Ngày nay,
quyền tự do cá nhân trở nên mạnh mẽ hơn và con người có thể chuyển việc dễ
dàng hơn. Phần đông chúng ta không thích bị người khác áp đặt quyền lực. Nhiều
người còn sẵn sàng làm những gì có thể để phản kháng lại những người sử dụng
các dạng quyềnlực tiêu cực này.
Vì vậy, muốn lãnh đạo hiệu quả, người lãnh đạo nên sử dụng 3 dạng quyền
lực tích cực sau: quyềnlựctừ uy tín cá nhân, quyềnlựctừnănglựcchuyênmôn
và quyềnlựctừ sự khâm phục, ngưỡng mộ của người khác.
Sức mạnh của quyềnlựctừnănglựcchuyênmôn
Quyền lựctừnănglựcchuyênmôn rất quan trọng đối với một người lãnh
đạo. Khi bạn làm lãnh đạo, các thành viên trong nhóm làm việc của bạn sẽ luôn
cần bạn định hướng và dẫn dắt. Họ cần có niềm tin là bạn có khả năng định hướng
chính xác, chỉ đạo hợp lý và điều phối hiệu quả hoạt động của nhóm để mang lại
một kết quả tốt.
Nếu mọi người trong nhóm đánh giá bạn là một chuyên gia đích thực, thật
sự có tài, họ sẽ chú ý lắng nghe bạn hơn khi bạn cố gắng thuyết phục họ làm một
việc gì đó và khi bạn muốn truyền cảm hứng làm việc cho họ.
Ngoài ra, nếu họ đánh giá bạn có tài, bạn sẽ dễ động viên họ làm việc hơn:
- Nếu thành viên trong nhóm ngưỡng mộ nănglựcchuyênmôn của bạn, họ
sẽ có niềm tin là bạn có thể chỉ dẫn cho họ phương cách làm việc hiệu quả.
- Nếu khâm phục tài phán đoán của bạn, họ sẽ đặt niềm tin vào khả năng
chỉ đạo, điều hành của bạn. Nhờ vậy, họ sẽ làm việc cố gắng và hiệu quả hơn.
- Nếu thấy rõ nănglực của bạn, họ sẽ tin tưởng rằng bạn đủ trí tuệ để chỉ
dẫn và hướng những nỗ lực của họ về một mục tiêu công việc xứng đáng nhất.
Tóm lại, nếu nhân viên tin tưởng vào nănglựcchuyênmôn của bạn, bạn sẽ
dễ dàng động viện nhóm làm việc với hiệu quả cao nhất.
Làm cách nào để xây dựng dạng quyềnlực này?
Chú ý về khoảng cách kiến thức và lòng tự trọng của nhân viên
Nâng cao nănglựcchuyên môn: Bước đầu tiên và cũng tốn nhiều thời
gian nhất là nâng cao nănglựcchuyên môn. Người lãnh đạo nên tích cực “nạp”
thông tin tổng quát về ngành nghề của mình cũng như thông tin liên quan đến
những công việc cụ thể mình đang làm.
Tuy nhiên, nếu chỉ mình bạn biết bạn tài giỏi không thôi thì chưa đủ. Điều
quan trọng là mọi người phải thừa nhận tàinăng của bạn và xem bạn là một người
cố vấn đáng tin cậy. Vì thế, Gary A. Yukl, trong cuốn “Nghệ thuật lãnh đạo trong
tổ chức” đã chỉ rõ một số việc bước sau đây để xây dựng quyềnlựctừ năng lực
chuyên môn:
Quảng bá nănglực của bản thân: Trong nhiều ngành nghề, năng lực
chuyên môn của một người thường được đánh giá tương đương với trình độ học
vấn và kinh nghiệm tích lũy được. Vì thế, người lãnh đạo nên khéo léo “giới
thiệu” với cấp dưới, đồng nghiệp và cấp trên về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm
việc liên quan đến công việc và những thành tích đáng chú ý của mình.
Một cách khác là khéo léo đề cập đến những bằng cấp đã đạt được hay kinh
nghiệm làm việc trước đây của mình khi giao tiếp với đồng nghiệp. Ví dụ: bạn có
thể nói: “Khi tôi làm kỹ sư trưởng ở GE, công ty chúng tôi cũng đã từng gặp một
vấn đề tương tự như thế này.” Tuy nhiên, bạn nhớ đừng lạm dụng cách này vì có
thể gây phản cảm.
Giữ vững danh tiếng: Một khi đã tạo lập được danh tiếng, bạn nên chú ý
bảo vệ hình ảnh của mình. Những nhận xét bất cẩn sẽ mất ‘hình tương’ của bạn.
Nếu được yêu cầu hợp tác trong những dự án có khả năng thành công thấp, bạn
nên phân tích và đưa ra ý kiến tại sao không nên thực hiện; thay vì tham gia một
cách vô điều kiện để hình ảnh và danh tiếng của bạn bị ảnh hưởng.
Hành động tự tin và quyết đoán khi gặp khó khăn: Trong tình huống
“nước sôi lửa bỏng”, cấp dưới luôn tin tưởng hơn vào những người lãnh đạo dám
nhận trách nhiệm, những người biết cách chỉ đạo nhóm giải quyết vấn đề. Những
lúc như vậy, cấp dưới sẽ xem khả năng lãnh đạo kiên định, tự tin như một trong
những biểu hiện nănglực của bạn. Ngay cả khi bạn không chắc mình nên xử trí
tình huống như thế nào, bạn cũng không nên mất bình tĩnh vì nhân viên của bạn
đang quan sát và trông chờ vào bạn.
Cập nhật thông tin: Quyềnlực của năng lựcchuyênmôn được hình thành
từ khả năng thuyết phục và sự thể hiện tàinăng của bạn. Muốn thuyết phục người
khác, bạn cần luôn nắm vững những thông tin mới nhất. Vì thế, bạn phải thường
xuyên cập nhật thông tin về tình hình trong nhóm của bạn, trong công ty và môi
trường bên ngoài.
Quan tâm đến các thành viên trong nhóm: Người lãnh đạo không nên chỉ
biết thuyết phục cấp dưới thực hiện những kế hoạch của mình. Bạn cần chú ý lắng
nghe khi các thành viên trong nhóm thổ lộ những mối bận tâm và âu lo của họ và
cùng tìm biện pháp giải quyết.
Chú ý về khoảng cách kiến thức và lòng tự trọng của nhân viên: Quyền
lực từ năng lựcchuyênmôn bắt nguồn từ khoảng cách kiến thức giữa người lãnh
đạo và các thành viên trong nhóm. Tuy nhiên, chính sự khác biệt này có thể sẽ là
nguyên nhân của nhiều vấn đề nếu bạn không khéo léo trong việc thể hiện quyền
lực.
Cấp dưới có thể sẽ không thích bất cứ sự so sánh nếu sự khác biệt này lớn
và rõ rệt. Họ cũng có thể sẽ cảm thấy bực bội nếu người lãnh đạo cư xử một cách
trịch thượng và tỏ ra kiêu ngạo về năng lựcchuyênmôn trội hơn của mình. Bạn
tuyệt đối đừng làm như thế nhé!
. quyền lực từ năng lực chuyên môn
và quyền lực từ sự khâm phục, ngưỡng mộ của người khác.
Sức mạnh của quyền lực từ năng lực chuyên môn
Quyền. sau đây để xây dựng quyền lực từ năng lực
chuyên môn:
Quảng bá năng lực của bản thân: Trong nhiều ngành nghề, năng lực
chuyên môn của một người