6bướchànhđộngtrongcơnsuythoái
Thực tế đã cho thấy, khi đối phó với suythoái kinh tế, hầu hết các công ty
đều giảm bớt các dự định, và áp dụng những biện pháp phòng vệ để cắt
giảm chi phí. Mục tiêu của họ đơn giản là vượt qua được suythoái hoặc, cố
lắm thì bảo toàn được nguồn thu và tăng trưởng hiện thời. Thế nhưng, với
những công ty có cách nhìn tham vọng đi lên, suythoái không chỉ là một sự
đe dọa mà còn là một cơ hội (xem hình tháp dưới đây).
Họ tìm kiếm những điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh, và phát hiện ra cơ
hội để thâm nhập chống lại họ, giảm giá một số sản phẩm/dịch vụ để tăng
thêm thị phần, hoặc thậm chí tăng giá có chọn lọc để thu thêm lợi nhuận.
Thay vì giữ nguyên hiện trạng, họ tìm kiếm nhiều cách thức để thúc đẩy
năng lực cốt lõi trong những lĩnh vực mới. trong các ngành công nghệ hoặc
các phân đoạn thị trường. Có hai khía cạnh chuẩn bị: trước tiên, giảm thiểu
tổn thất để đạt tăng trưởng và lợi nhuận; tiếp đến, khai thác các cơ hội để
chống cạnh tranh. Điều chủ yếu là cải tiến để hoạt động cho hiệu quả, thúc
đẩy phần kinh doanh cốt lõi và tạo nên vị thế bền vững trên thị trường.
Việc chuẩn bị nói trên chính là tạo điều kiện cho doanh nghiệp hànhđộng
nhanh hơn, tập trung hơn, hiệu quả hơn khi suythoái xảy đến và đem lại lợi
ích cạnh tranh lâu dài. Tuy vậy, muốn thành công trong giai đoạn suy thoái,
đòi hỏi phải có kỷ luật, tính nghiêm khắc và sự giám sát chặt chẽ. Dưới đây
là 6bướchànhđộng cần tiến hành.
Đánh giá rủi ro
Hãy bắt đầu bằng việc phân tích mức độ chịu đựng của doanh nghiệp đến
đâu khi suythoái tác động đến doanh số bán, chi phí, lợi nhuận cũng như
chu kỳ kinh doanh. Doanh nghiệp phải đa dạng hóa sản phẩm, khách hàng,
vùng tiêu thụ như thế nào để đối phó với những biến động? Trả lời những
câu hỏi này sẽ giúp cho việc xác định những hànhđộng ưu tiên cần thực
hiện.
Để tìm ra các rủi ro tiềm ẩn, hãy xem xét các ngành kinh doanh và toàn bộ
phạm vi hoạt động của công ty, mối liên kết giữa các chuỗi giá trị. sự co dãn
của các nhà cung cấp và của khách hàng, của thị trường và tiền tệ . Mỗi yếu
tố trong đó đều có thể tác động đến nhau một cách tích cực hoặc tiêu cực và
phải được phân tích kỹ. Hãy soạn ra một loạt những kịch bản trongsuythoái
dựa theo kinh nghiệm đã qua và dự kiến cho tương lai, chọn ra ngành kinh
doanh hay sản phẩm nào bị tác động nhiều nhất bởi suy thoái, những gì tác
động đến chi phí đầu vào, năng suất tăng trưởng và đổi mới. Đánh giá những
điểm mạnh và điểm yếu của công ty, các phương tiện sản xuất có đủ để sinh
lời khi suythoái không, thị trường nước ngoài biến động ra sao, các đối thủ
cạnh tranh sẽ phản ứng ra sao, ai là đối thủ mạnh nhất
Một bản báo cáo mới đây của Nhóm tư vấn Boston (Hoa Kỳ) chỉ ra
rằng, trong cuộc suythoái trước đây, 30% trong số Top 10 công ty
hàng đầu của từng ngành đã rơi ra khỏi bảng xếp hạng, và không
quá 10% trong số đó quay trở lại được ngôi vị cũ. Lý do đơn giản
chỉ là cuộc suythoái đã chỉ rõ ra các điểm yếu của họ.
Nâng cao sự nhạy bén với suythoái
Thông thường, các doanh nghiệp ít để ý đến những dấu hiệu ban đầu của suy
thoái như: khách hàng thanh toán chậm hơn, số hàng tồn kho tăng lên , đến
khi nhận ra thì quá muộn để hoạch định một chiến lược hiệu quả. Có được
hệ thống cảnh báo sớm có thể giúp doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh
tranh.
Hệ thống này sẽ giám sát các tín hiệu báo nguy để kịp thời đề ra những hành
động ứng phó, chẳng hạn như: các khoản tín dụng cho khách hàng bị hoàn
trả chậm, các nhà cung cấp không duy trì việc giao hàng thường xuyên, giá
cả các loại nguyên liệu biến động, đối thủ cạnh tranh có động thái khác
Thể hiện sự sung súc
Những công ty yếu và thiếu hiệu quả phải đối mặt với rủi ro lớn nhất, cũng
như chậm phục hồi nhất khi nền kinh tế khó khăn. Do vậy, muốn chiến
thắng, phải chuẩn bị khi còn đủ thời gian để hành động: chỗ nào cần cải tiến
hoạt động, cắt giảm chi phí, thêm giá trị giá tăng, có thể khai thác nguồn lực
rẻ ở nước nào để tạo ra giá thành thấp cũng như đa dạng hóa rủi ro về tiền
tệ và khách hàng. Có thể tinh giản các cấp quản lý hoặc nhân sự để có được
một tổ chức gọn nhẹ và linh hoạt không?
Hãy áp dụng một cách tiếp cận rộng rãi hơn là đơn thuần chỉ cắt giảm chi
tiêu. Hãy triển khai các quan hệ hợp tác, các thỏa thuận về sáng chế và khai
thác nguồn lực rẻ từ bên ngoài để tạo ra những cơ hội mới. Hoặc khi cần,
vẫn có thể tăng chi tiêu cho một số lĩnh vực để sẵn sàng đạt các mục tiêu
chiến lược như thay đổi mô hình kinh doanh, các kênh phân phối
Tạo ra một kế hoạch hànhđộng ưu tiên
Một công ty sung sức về hoạt động và tài chính có nhiều tự do thực hiện các
mục tiêu chiến lược trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Họ dành ưu tiên cho các
lĩnh vực cải tiến, tập trung vào các trọng điểm kinh doanh. Mức độ rủi ro và
các mục tiêu đề ra cho kỳ suythoái kế tiếp sẽ tạo nên kế hoạch hành động.
Hãy hình thành trước một bước những gì cần làm để giảm bớt ảnh hưởng
của giai đoạn kinh tế khó khăn và chiến thắng trong cạnh tranh. Những việc
làm tạo ra giá trị nhanh hơn phải được xếp ưu tiên hàng đầu, vì thời gian
phản ứng là yếu tố quyết định thành công.
Ngoài ra, còn cần học cách rút ngắn việc triển khai các dự án trong vài tuần
chứ không phải trong vài tháng. Các doanh nghiệp nhất thiết phải cân đối về
thời gian, chi phí/ sức lực. lợi ích, và cần nhận thức thật rõ ràng điều gì cần
làm, điều gì cần tránh.
Suy nghĩ khác thông lệ
Không nên bộc lộ rõ ý đồ để đối thủ cạnh tranh biết. Chẳng hạn, phản ứng
thông thường trongsuythoái là xiết chặt các điều khoản thanh toán và ra sức
tăng thu để đảm bảo nguồn tài chính. Tuy vậy, cũng cần phân biệt những
khách hàng tiềm năng nhất, có nhiều cơ hội sinh lời và tăng trưởng, hãy
dành những điều kiện thanh toán thuận lợi để thu hút được hoạt động của họ.
Đối với những nơi ít hấp dẫn thì đương nhiên cần siết chặt hơn.
Ngoài ra, cần theo sát các khách hàng của đối thủ cạnh tranh để thâm nhập
khi thời cơ thuận tiện. Một hànhđộng khác cũng đáng giá là tăng thêm (chứ
không phải là cắt giảm) đầu tư cho công tác tiếp thị hoặc nghiên cứu và phát
triển (R&D). Hơn nữa, cũng cần đẩy mạnh hoặc tăng tốc các dự án có thể
hoàn vốn nhanh nhất khi kinh tế bắt đầu hồi phục.
Đồng thời, hãy để mắt đến những người có tài thôi việc từ các đối thủ cạnh
tranh để tuyển dụng họ. Hãy nắm bắt trước những lĩnh vực cần tuyển mộ và
hướng nỗ lực của công ty vào phía đó. Chiếm lĩnh và sáp nhập (M&A) cũng
biểu thị thời cơ trongsuy thoái.
Sẵn sàng đối phó với những bất ngờ
Cuối cùng, doanh nghiệp cần phải cơ động kể cả mặt phòng vệ lẫn mặt tấn
công, chứ không nên lệ thuộc hoàn toàn vào kế hoạch. Dù kế hoạch vạch ra
có chu đáo đến đâu cũng vẫn có những yếu tố bất ngờ khó lường. Các đối
thủ cạnh tranh có thể hànhđộng không lường trước được và đe dọa những
giả định hoặc chiến lược của mình.
Do đó, phải sẵn sàng thay đổi hướng hànhđộng khi tình thế thay đổi: duy trì
những nguồn lực dự trữ hoặc cải tiến cách quản lý vốn lưu độngj sẵn sàng
nắm lấy cơ hội mới nảy sinh, chẳng hạn thu hút người tài khi đối thủ sa thải
họ
Tất nhiên, không thể lường trước được mọi diễn biến, song nếu chịu khó
chuẩn bị các kịch bản đa dạng, đầu óc sẵn sàng tỉnh táo thì sẽ nắm bắt được
thời cơ do suythoái đem lại.
. 6 bước hành động trong cơn suy thoái
Thực tế đã cho thấy, khi đối phó với suy thoái kinh tế, hầu hết các công ty. trong giai đoạn suy thoái,
đòi hỏi phải có kỷ luật, tính nghiêm khắc và sự giám sát chặt chẽ. Dưới đây
là 6 bước hành động cần tiến hành.
Đánh giá