Cải lương–Thăng trầm
cùng thời gian
Miền Tây Nam bộ là chiếc nôi của cải lương, một thể loại ca kịch sân khấu
dựa trên những điệu ca của đờn ca tài tử. Từ khi hình thành, cải lương luôn phát
triển, dung hợp được tinh hoa của các thể loại khác làm phong phú thêm cho
mình. Cải lương phát triển tuồng truyện theo kịch nói Tây phương như chia màn,
hồi; thay đổi lối ước lệ tượng trưng của hát bội, trích đoạn các điệu ca của đờn ca
tài tử, bổ sung dân ca để phong phú bài bản, thậm chí cả tân nhạc để phù hợp với
thời đại. Cải lương chỉ mới hình thành không lâu, nhưng nó đã vượt trội nhiều thể
loại ca kịch cũ. Nó đã vui buồn, nổi trôi cùng với bao thế hệ người Việt suốt từ
Nam ra Bắc, khi thịnh khi suy, chìm nổi theo dòng thời gian…
Cải lương xuất phát từ thể loại đờn ca tài tử mà ra. Vào cuối thế kỷ 19, đờn
ca tài tử đã phát triển hoàn chỉnh từ đờn, ca, bài bản. Người ca diễn cả tâm trạng
của bài hát bằng những điệu bộ, gọi là lối ca ra bộ, là hiện tượng tự phát theo từng
bài bản riêng một.
Ca ra bộ xuất hiện đầu tiên ở Vĩnh Long trong nhóm đờn ca tài tử của ông
Tống Hữu Định. Nhưng khi nó được đưa lên sân khấu ở Mỹ Tho, để ra mắt quần
chúng rộng rãi, thì mới được chú trọng. Lúc đó, ở TP Mỹ Tho có rạp chiếu bóng
Casino của ông Châu Văn Tú, để lôi cuốn khách coi hát bóng (cinéma), Thầy 5 Tú
mời nhóm đờn ca tài tử của ông Nguyễn Tống Triều phụ diễn văn nghệ trước khi
chiếu bóng. Các người ca đều ngồi trên bộ ngựa ở sân khấu, khi ca điệu Tứ đại
oán của bài "Bùi Kiệm - Bùi Ông - Nguyệt Nga" của ông Trương Duy Toản viết
(1885 - 1957) với bút hiệu Mạng Tử, các nhân vật đối đáp nhau:
- Kiệm từ thi rớt trở về
Bùi Ông mắng nhiếc nhún trề
Trách cháng quá ham bề vui chơi.
- Kiệm thưa tài bất thắng thời
Con lẽ nào không lo bề công danh
Tuổi con còn xuân xanh
Ơn cha mẹ con chưa đền đáp, đó cha ơi!
Cô Ba Đắc diễn vai Nguyệt Nga vừa hát vừa ra bộ với các diễn viên khác.
Khán giả đứng dậy vỗ tay hoan hô. Đêm nào cũng vậy, khán giả chật cứng rạp, coi
hết phần diễn đờn ca tài tử có ca ra bộ, nhiều khán giả thoả mãn ra về không coi
chiếu bóng, sau trở thành diễn chính, hát bóng là phụ.
Năm 1914-1915 ca ra bộ phát triển tới điểm đỉnh, nó cần một hình thức mới
để phát triển, vì lối chơi của đờn ca tài tử hạn hẹp. Thế là ban nhạc được đưa vào
cánh gà sân khấu, các diễn viên ca diễn ra bộ theo bài bản tuồng tích, mới đầu
tuồng ngắn sau tuồng dài, cuốn hút người xem từ đầu đến cuối.
Năm 1917 ở Sa Đéc có gánh xiếc của thầy André Thận, đi lưu diễn khắp
nơi, thấy lối ca ra bộ được quần chúng khán giả yêu thích, thầy Thận dẹp luôn
gánh xiếc lập gánh hát, mời ông Trương Duy Toản về dựng vở "Lục Vân Tiên",
chia làm nhiều màn, hồi theo truyện cùng tên của Cụ Đồ Chiểu, đây là loại tuồng
sơ khai đầu tiên, diễn đâu cũng đông khách.
Thấy gánh hát của thầy Thận làm ăn khá, thầy 5 Tú chủ rạp ở Mỹ Tho liền
chuyển từ nhóm đờn ca tài tử thành gánh hát, thuê hoạ sĩ vẽ phông, màn trang trí,
tổ chức ban nhạc có cả nhạc Tây, đào kép luyện tập kỹ lưỡng… sân khấu hoàn
chỉnh gần giống như hiện nay. Ngày 15.3.1918 ra mắt vở "Kim Vân Kiều" cũng
của ông Trương Duy Toản tại rạp Mỹ Tho (nay là nhà hát Tiền Giang). Ngày này
được coi là ngày cải lương chính thức hình thành, TP Mỹ Tho là nơi sinh ra nó, và
ông Trương Duy Toản được coi là "thầy tuồng" đầu tiên.
Sau sự thành công rực rỡ của gánh hát Thầy Năm Tú, các gánh hát khác
mọc lên như nấm: ở Sài Gòn có Văn Hí Ban, Long Xuyên có Sĩ Đồng Ban, Vĩnh
Long có Kỳ Lân Ban, Sóc Trăng có Tân Phước Nam… Trong giai đoạn đầu, các
gánh hát đều do tư nhân là những nhà hào phú, công tử mê nghệ thuật đứng ra
thành lập. Sau các nghệ sĩ có uy tín đứng ra lập gánh như gánh Đồng Bào Nam
của Cô Tư Sự, Nam Đồng Ban của ông Hai Cu, Tái Đồng Ban rồi Nữ Đồng Ban
của gia đình nghệ sĩ nòi ở Mỹ Tho thành lập, bầu gánh là cô Trần Ngọc Viện (cô
ruột GS-TS Trần Văn Khê và nghệ sĩ Trần Văn Trạch)… Các nghệ sĩ trẻ của thời
kỳ này về sau trở thành các cây đại thụ của ngành cải lương như cô Năm Phỉ, Tư
Sạng, Bảy Phùng Há, các ông Năm Châu, Ba Vân… Về gánh hát lớn nhất là gánh
hát Phước Cương thuộc loại đại ban thời đó, do Bạch Công Tử ở Mỹ Tho là Lê
Công Phước cùng ông Nguyễn Ngọc Cương thành lập; do là dân Tây có trình độ
và nhiều tiền của, nên đã qui tụ nhiều tài danh cải lương thời đó, có áp dụng kỹ
thuật sân khấu phương Tây nên rất hoành tráng, gánh đã được mời sang Pháp biểu
diễn ở Paris, và khắp Đông Dương; qua đó nền ca kịch cải lương của miền Nam
được báo chí ca ngợi và đánh giá cao.
- Về soạn giả đạo diễn gọi là "thầy tuồng", nhạc sĩ gọi là "thầy đờn", diễn
viên gọi là "đào", "kép" - tùy vai diễn mà gọi là "đào thương", "kép độc"… Ngoài
ông Trương Duy Toản, thầy tuồng còn phải kể đến các ông Nguyễn Tri Khương
(1890-1962, cháu nội danh tướng Nguyễn Tri Phương) viết vở "Giọt máu chung
tình"; Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền viết vở "Phụng Nghi Đình", "Hoa Mộc
Lan"; Trần Phong Sắc viết vở "Trảm Trịnh Ân"…
- Về tên "cải lương" có từ năm 1920, khi ông Trương Văn Thông lập gánh
hát ở Sài Gòn treo bảng “Gánh cải lương Tân Thinh” lấy hai chữ đầu câu liễn, do
ông Lư Hoài Nghĩa và Nguyễn Biểu Quốc, viết tặng:
CẢI cách hát ca cho tiến bộ
LƯƠNG truyền tuồng tích sáng văn minh.
Từ đó loại hình ca kịch sân khấu này mang tên "cải lương". "Ban" hay
"đoàn cải lương" là tên bảng hiệu, còn dân gian gọi là "gánh cải lương", do xưa đi
diễn ở vùng sâu vùng xa không có xe cộ, đào kép nhân viên đều phải gánh đạo cụ,
y trang tới dựng rạp, treo màn nên gọi là "gánh hát".
Cải lương ra đời năm 1918 ở miền Nam, nó phát triển được khắp các miền
đất nước. Nơi nào cũng tiếp nhận dễ dàng. Khác với một số thể loại như chèo chỉ
ở Bắc, cung đình chỉ ở Huế, ca kịch bài chòi chỉ ở Nam Trung Bộ
Ở miền Bắc, năm 1920 gánh cải lương của ông Sáu Súng ở Sài Gòn ra Bắc
lần đầu tiên, giới thiệu thể loại ca kịch của miền Nam, diễn nhiều ngày ở Hà Nội,
Bắc Cạn, Cẩm Phả, Bắc Giang… được khán giả Bắc Hà yêu thích, gọi là "tuồng
Sài Gòn". Liên tiếp sau đó có các gánh Phước Cương, Trần Đắc, Năm Thinh, Năm
Châu Kịch Đoàn, Nghĩa Hiệp Ban, Tây Ký Ban, Nam Phong thay phiên nhau diễn
khắp đất Bắc. Người ta còn lập cả những Ban Đồng Ấu để học hát cải lương, lúc
đó còn diễn trong chòi lá, thắp đèn măng xông… chính thế hệ này về sau là những
nồng cốt của cải lương miền Bắc. Cải lương miền Bắc đôi khi pha hát chèo làm
phong phú thêm cho cải lương chính thống, nó cuốn hút khán giả của hát chèo
theo cải lương. Địa danh nổi tiếng của cải lương ở Hà Nội là rạp Tiếng Chuông
Vàng. Có giai thoại vào năm 1927 gánh Nghĩa Hiệp Ban diễn được 4 ngày ở rạp
Quảng Lạc, thấy đông khách nên chủ rạp đòi tăng tiền rạp, Bầu Đẩu không chịu,
chuyển gánh lên rạp ở Hàng Bạc, đổi tên rạp là Tiếng Chuông Vàng, hát liên tục
một thời gian dài rất đông khách. Sau các gánh cải lương khác cũng đều diễn ở
đây. Người Hà Nội ghiền cải lương chỉ đến rạp Tiếng Chuông Vàng mới có. Gánh
Kim Chung ở Bắc vào Nam, cũng giữ tên Tiếng Chuông Vàng Thủ Đô để câu
khách.
Ở miền Trung, lãnh địa của hát tuồng, những năm 1920-1923 cũng thành
lập các gánh cải lương Phước Hội Ban, Tân Lập Ban… nhưng có pha hát tuồng.
Đất miền Trung là nơi dung thân của cải lương chứ không có riêng gánh cải lương
chính thống, vì nghệ sĩ vào Sài Gòn kiếm sống, hơn nữa các hào phú ở miền
Trung cũng không thích đứng ra thành lập gánh cải lương như ở miền Nam.
Thời đất nước bị chia hai miền Nam - Bắc, ở phía Bắc, Nhà nước đứng ra
tổ chức và quản lý các đoàn cải lương, nghệ sĩ được đào tạo quy củ có tính chuyên
nghiệp, nhưng đa số diễn phục vụ không doanh thu. Số lượng đoàn cải lương cũng
đông đảo như đoàn cải lương Trung ương, đoàn cải lương Hà Nội, đoàn cải lương
Hải Phòng tập hợp từ 4 gánh cải lương tư nhân, đoàn Hoa Mai của tỉnh Hà Tây
mỗi tỉnh cũng lập đoàn cải lương mang tên tỉnh như Thanh Hoá, Vĩnh Phúc,
Quảng Ninh, Thái Bình… Nhưng do cơ chế và tuồng tích hạn chế, nên lượng có
tăng nhưng chất lại kém!
Ở miền Nam, cải lương vẫn do dân gian tự phát. Do chiến tranh, các đoàn
hát thường được thành lập ở Sài Gòn rồi đi diễn ở các tỉnh. Thời cực thịnh của cải
lương ở miền Nam là vào thập niên 60, có những đoàn nổi tiếng như Thanh Minh
Thanh Nga, Dạ Lý Hương, Kim Chưởng (quê tại Long Xuyên), Công ty cải lương
Kim Chung có tới 6,7 đoàn… Nghệ sĩ nổi tiếng trở thành những người giàu có
trong xã hội, như kép Thành Được thục bi-da thua cả chiếc ô tô đời mới chỉ trong
một đêm, hôm sau sắm xe khác! Nghệ sĩ đi đến đâu cũng được người ái mộ bu
chung quanh đông như kiến, các quan đầu tỉnh cũng không bằng. Thời này không
chỉ ái mộ cá nhân một nghệ sĩ, mà từng cặp đào kép diễn ăn ý nhau rất được trân
trọng, như cặp Thành Được - Út Bạch Lan, Hùng Cường - Bạch Tuyết, Thanh Nga
- Thanh Sang, Minh Phụng - Mỹ Châu, Minh Vương - Lệ Thủy, cũng như sau này
có Thanh Tuấn - Thanh Kim Huệ, Vũ Linh - Tài Linh… Tài hoa nhất phải nói đến
cặp diễn Hùng Cường - Bạch Tuyết. Kép Hùng Cường gốc là người Hoa ở Hải
Phòng di cư vào Nam, lúc hàn vi phải ghi tên đánh võ ở sân Tinh Võ Chợ Lớn, để
cho võ sĩ đánh mới có tiền ăn cơm, sau thành danh ở lĩnh vực tân nhạc, tự sáng tác
nhạc để hát. Nhưng khi chuyển qua cải lương mới thực sự trở thành ngôi sao, vai
diễn thành công nhất là vai tướng cướp Bạch Hải Đường được nhiều người mến
phục. Bạch Tuyết (người An Giang) diễn vai nào cũng xuất sắc, được phong “cải
lương Chi Bảo”, sau này cô cũng có văn bằng Tiến sĩ sân khấu, học vị cao nhất
trong giới nghệ sĩ, được Nhà nước phong Nghệ sĩ ưu tú.
Sau năm 1975, các địa phương thi nhau lập đoàn cải lương, có đoàn do Nhà
nước lập, có đoàn do tư nhân, người dân nông thôn lại được trực tiếp thưởng thức
thể loại sân khấu này, vì trước đó do chiến tranh các đoàn hát không về địa
phương diễn. Số lượng đoàn cải lương nhiều tới mức kỷ lục! Chỉ riêng tại An
Giang đã có các đoàn cải lương: Văn Công, Hương Lúa Mới, An Giang - Khánh
Hồng, Long Xuyên - Kim Chưởng, An Giang Thoại Sơn, Anh Đào, Châu Long,
Quốc Hương, Lúa Vàng…
Trong giai đoàn này, các tuồng tích không hay, cũng không có gì mới, diễn
viên cũng chỉ lặp lại những gì xưa cũ, không thoả mãn được sự yêu thích và nói
được tiếng nói của quần chúng khán giả, hơn nữa theo tinh thần quá thực dụng
kiểu “mì ăn liền” nên khán giả quay lưng với cải lương. Từ 1990 đến nay là thời
kỳ suy vi của cải lương, ở An Giang chỉ còn Đoàn Hoa Anh Đào của bầu hề Thiện
cũng sống lây lất qua ngày ở nông thôn.
Cải lương suy là do không còn độc quyền trong việc thoả mãn nhu cầu
thưởng thức văn nghệ của quần chúng, có nhiều thể loại khác hấp dẫn hơn và qua
các hệ thông tin đầy đủ hơn. Về chủ quan, những nghệ sĩ cải lương sau này chưa
hiểu hết được ý nghĩa hai chữ cải lương, chỉ còn lây lất sống dưới bóng của các
tiền nhân tài hoa để lại. Nhu cầu của xã hội càng ngày càng cao, còn cải lương lại
dậm chân tại chỗ, thậm chí thụt lùi. Các đoàn cải lương hiện nay đều hơn các gánh
cải lương thời xưa về mọi mặt, nhưng lại thua một mặt duy nhất: Tấm lòng của
quần chúng khán giả.
. Cải lương – Thăng trầm
cùng thời gian
Miền Tây Nam bộ là chiếc nôi của cải lương, một thể loại ca kịch sân khấu
dựa trên những điệu ca của đờn ca tài. lượng đoàn cải lương cũng
đông đảo như đoàn cải lương Trung ương, đoàn cải lương Hà Nội, đoàn cải lương
Hải Phòng tập hợp từ 4 gánh cải lương tư nhân,