Giảipháp“nỗlựcthêmnữa”
Sáu mươi cuộc điện thoại! Đó là những gì bạn tôi, nguyên Phó Chủ
tịch điều hành cho các thương vụ quốc gia, phải bỏ ra để săn đón một
cuộc hẹn gặp với một khách hàng mới. Anh đã duy trì những cuộc gọi
này ròng rã trong suốt 16 tháng; mỗi lần gọi là thêm một lần anh nỗ
lực thu hút sự chú ý của khách hàng.
Và cuối cùng, khi anh có cơ hội ngồi đối diện trực tiếp với khách hàng,
người này đã cảm ơn anh chân thành vì anh đã không bỏ cuộc. Sự kiên
trì đó đã giúp công ty của bạn tôi đứng vững trên thương trường.
Câu chuyện mà tôi kể chỉ mới dừng lại ở những cuộc đàm thoại, nhưng
cũng cho chúng ta thấy sự cần thiết biết bao tính kiên trì, dẻo dai giữa
bối cảnh nền kinh tế xuống dốc như hiện nay. Thật chẳng có gì khó
khăn để rơi vào tình trạng thoái chí khi ngày ngày đều dồn dập những
tin tức không vui, chính những mẩu tin đó đã đẩy chúng ta tới tâm
trạng tuyệt vọng, chán chường.
“Việc khó khăn nhất là quyết định hành động, phần
còn lại hoàn toàn chỉ là kiên trì, vững chí". Ảnh:
Corbis
Vấn đề nằm ở chỗ cần phải có nhiều nhà quản lý dạn dày kinh nghiệm
hơn chỉ cho họ đường đi nước bước đúng đắn để họ tự biết cách cư xử.
Không phải chỉ là nói dăm ba câu vô vị, mà phải chỉ cho họ từng bước
hành động. Xuất phát từ tinh thần đó, tôi đề xuất giảipháp“nỗlực
thêm nữa”. Hãy cùng xem bạn có thể làm gì nhé:
Kéo dài sợi dây liên kết với khách hàng thêm một đoạn nữa. Rất
nhiều khách hàng hiện thời đang rời bỏ, không mua hàng của chúng ta
nữa. Nhưng đừng để thực tế đó ngăn cản bạn tiến tới, tiếp cận và gặp
gỡ họ. Những ai hôm nay có khả năng thu hẹp khoảng cách với khách
hàng của họ sẽ là những người thu được lợi ích trong tương lai.
Thử một lần nữa đưa các ý tưởng lên tầm cao mới. Thời đại càng
khó khăn bao nhiêu thì càng thuận lợi bấy nhiêu để tung ra những ý
tưởng mới. Có một số vị sếp bản chất đã khiên cưỡng với sự đổi thay.
Nhưng bạn có thể cố gắng thử sức thêm một lần nữa để minh chứng
cho họ thấy những ích lợi do ý tưởng tuyệt vời của bạn mang lại. Phải
chắc chắn rằng minh chứng bạn đưa ra liên quan mật thiết tới các tình
huống kinh doanh cụ thể. Hãy khéo léo tận dụng bối cảnh suy thoái như
một điều kiện để củng cố vững chắc tiềm năng nổi bật từ đề xuất của
bạn.
Nỗ lựcthêm nữa để cho sếp thấy và cảm nhận được những thử
thách thực sự đang đe dọa công việc kinh doanh của bạn.
Hãy lắng
nghe những gì họ nói với bạn. Học hỏi từ chính những gì họ chia sẻ với
bạn. Tìm ra cách thức tốt nhất để áp dụng một vài ý tưởng, kinh
nghiệm đó vào thực tế. Không phải mọi thứ một ông chủ gợi ý đều là
quý như vàng, nhưng hãy cho họ thấy thiện chí, tinh thần sẵn sàng học
hỏi khi lắng nghe của bạn.
Và cuối cùng, hãy nghĩ về những gì bạn có thể làm thêm nữa với
công việc của cá nhân, chức năng, nhiệm vụ, và lĩnh vực kinh
doanh đặc thù của riêng bạn.
Dù cho có thực hiện tất cả các chiến thuật trên cũng chưa có gì làm
đảm bảo chắc chắn. Bản thân bạn hay công việc kinh doanh của bạn có
thể vẫn sẽ không đứng vững trong bối cảnh kinh tế ngặt nghèo như hiện
nay. Đẩy lùi khó khăn có thể hữu ích trong một cuộc đua sức bền,
nhưng nó sẽ không giúp ích trong việc tạo thêm các khách hàng mới,
hoặc những mối làm ăn mới nếu những lời chào mời của bạn không đủ
sức cạnh tranh hấp dẫn.
“Việc khó khăn nhất là quyết định hành động, phần còn lại hoàn toàn
chỉ là kiên trì, vững chí. Nỗi sợ hãi chỉ là những con hổ giấy. Bạn có
thể làm bất kì điều gì bạn quyết tâm làm” - trích lời nữ phi công nổi
tiếng Amelia Earhart.
Sự kiên trì, quả cảm sẽ mang lại quả ngọt. Có thể không phải là ngay
bây giờ, nhưng theo thời gian, nhất định sẽ có ngày bạn được hái quả.
Những ông chủ và các vị quản lý hôm nay ngoan cường bao nhiêu thì
tương lai sẽ được hưởng lợi ích bấy nhiêu từ chính sự ngoan cường đó.
Tinh thần đó sẽ tỏ ra hữu ích với họ cả bây giờ và trong tương lai.
. tinh thần đó, tôi đề xuất giải pháp “nỗ lực
thêm nữa”. Hãy cùng xem bạn có thể làm gì nhé:
Kéo dài sợi dây liên kết với khách hàng thêm một đoạn nữa. Rất. Giải pháp “nỗ lực thêm nữa”
Sáu mươi cuộc điện thoại! Đó là những gì bạn tôi, nguyên