Bổ sungsắtvàacidfolic – Đừngđợi
"nước đếnchânmới nhảy"
Các bác sĩ chuyên khoa sản khuyến cáo rằng các bà mẹ nên chăm sóc sức
khỏe vàbổsung đầy đủ dưỡng chất cần thiết ngay khi quyết định có thai để giúp
bé yêu phát triển toàn diện ngay từ đầu. Thế nhưng, chị em phụ nữ thường chỉ
quan tâm đến sức khỏe của bản thân khi chính thức biết mình có thai.
“Nước tới chânmới nhảy”, thói quen tai hại
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể là việc làm cần thiết mỗi ngày của
tất cả mọi người, đặc biệt đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Với phụ nữ có ý định
sinh con, việc bổsung vitamin và khoáng chất càng nên được chú ý vì thai nhi chỉ phát
triển khỏe mạnh khi cơ thể mẹ khỏe mạnh.
Thế nhưng tại Việt Nam, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản vẫn còn giữ thói quen
bổ sung vitamin và khoáng chất theo kiểu “nước tới chânmới nhảy”. Nghĩa là, chị em
vẫn thường đợiđến khi biết chắc rằng mình có thai, đợi bác sĩ cho biết rằng mình thiếu
những chất gì thì mới bắt đầu bổ sung. Tuy nhiên, có những cơ quan của thai nhiđược
hình thành từ rất sớm, ví dụ như ống thần kinh được hình thành từ tuần thứ3 của thai
kỳ - giai đoạn mà phần lớn thai phụ vẫn chưa biết mình mang thai. Trong giai đoạn
đầu đó, nếu thai phụ thiếu acidfolic thì thai nhi có thể bị dị tật ống thần kinh, là dị tật
bẩm sinh có tỷ lệ tử vong rất cao.
Biểu hiện của sự khiếm khuyết này là thai nhi bị nứt đốt sống; thai vô sọ; làm
tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch…Và sau khi phát hiện,
dù thai phụ có bổsung bao nhiêu cũng không giúp thai nhi khắc phục được những
khiếm khuyết đã có.
Cũng như acid folic, sắt là một trong những khoáng chất rất quan trọng đối với
thai phụ và thai nhi. Sắt là thành phần thiết yếu để cơ thể sản xuất huyết sắc tố giúp
vận chuyển oxy trong máu. Chất sắt có tầm quan trọng sống còn vì giúp phòng ngừa
thiếu máu cho thai phụ và cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi.
Thiếu sắt sẽ gây thiếu máu thiếu sắt cho mẹ và gây ra các hậu quả như sinh con
nhẹ cân, băng huyết sau khi sinh, trẻ sinh ra bị thiếu máu thiếu sắt, kém thông
minh…Thai phụ mang thai đến lần thứ 3 thì nguy cơ thiếu máu thiếu sắt tăng đến 5
lần, và nguy cơ này càng tăng cao khi thai phụ mang thai từ lần thứ 4 trở đi. Để tránh
thiếu máu thiếu sắt trong lúc mang thai, phụ nữ cần bổsungsắt từ ba tháng trước khi
mang thai đến sau khi sinh một tháng.
Chủ động bổ sungsắtvàacidfolic ngay từ đầu
Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo rằng cần phải bổsung đều đặn sắtvàacid
folic cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ có thai và cho con bú để đảm bảo sức
khỏe cho mẹ và bé, phòng ngừa thiếu máu thiếu sắtvà các khuyết tật bẩm sinh cho
thai nhi.
Phụ nữ mang thai có thể chủ động bổ sungsắtvàacidfolic bằng cách cải thiện
chế độ dinh dưỡng hằng ngày,dùng các thực phẩm chứa nhiều sắt (có nhiều trong thịt
bò, thịt heo, cá thu, trứng, đậu, rau xanh ) vàacidfolic (có nhiều trong rau xanh, củ
cải, bông cải, đậu nành…). Tuy nhiên, sắt sẽ bị giảm hấp thu khi bạn dùng các loại trà
đặc và cà phê ngay sau bữa ăn; acidfolic trong thực phẩm dễ bị hủy bởi nhiệt độ và
ánh sáng mặt trời nên dễ bị mất trong quá trình chế biến và nung nấu.
Do đó, để đảm bảo nhu cầu sắtvàacidfolic trong quá trình mang thai, các thai
phụ nên bổsung thêm viên sắtvàacidfolic với hàm lượng 60mg nguyên tố sắtvà
400mcg acidfolicmỗi ngày. Việc bổsung này nên được thực hiện ngay từ khi có ý
định mang thai và kéo dài đến sau khi sinh một tháng.
Sắt vàacidfolic là hai dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của mẹ và bé. Tuy nhiên,
chúng thường bị thiếu trong lúc mang thai vì nhu cầu sắt vàacidfolic của thai phụ tăng cao
hơn bình thường. Vì vậy, để phòng ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắtvà nguy cơ dị tật ống
thần kinh ở trẻ, các thai phụ cần bổsung đầy đủ sắtvàacidfolic ngay từ khi có ý định mang
thai.
. Bổ sung sắt và acid folic – Đừng đợi
"nước đến chân mới nhảy"
Các bác sĩ chuyên khoa sản khuyến. thiếu sắt trong lúc mang thai, phụ nữ cần bổ sung sắt từ ba tháng trước khi
mang thai đến sau khi sinh một tháng.
Chủ động bổ sung sắt và acid folic