Các thiết bị kiểm tra hoạt động của máy và các thiết bị an toàn cho máy Các bộ phận cơ bản của máy in offset tờ rời tuỳ theo từng loại máy, khổ máy và có cấu tạo cụ thể, không nhất thiết
Trang 1KHOA KỸ THUẬT IN BỘ MÔN QUÁ TRÌNH IN
ZY
BÁO CÁO ĐỀ TÀI:
CẤU TẠO MÁY IN OFFSET TỜ RỜI
GVHD: CHẾ QUỐC LONG
Người Thực Hiện:
#LÝ SÁNG HUY (03108062)
#PHẠM VŨ YÊN CHINH (03108014)
4/2006
Trang 2Mục lục
W U X
I GIỚI THIỆU .Trang 1
II NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÁY IN OFFSET .1
III PHÂN LOẠI MÁY IN OFFSET .2
IV MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CẤU TẠO CỦA MÁY IN OFFSET TỜ RỜI .2
A NHÓM MÁY IN OFFSET TỜ RỜI MỘT MẶT .3
B NHÓM MÁY IN OFFSET TỜ RỜI TRỞ MẶT 4
V CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA MÁY IN OFFSET TỜ RỜI 4
A BỘ PHẬN CẤP GIẤY TỰ ĐỘNG 6
B HỆ THỐNG CHUYỀN GIẤY 12
C BỘ PHẬN IN (CÁC ỐNG) – ĐƠN VỊ IN .14
D BỘ PHẬN CẤP MỰC 15
E.BỘ PHẬN CẤP ẨM 17
F BỘ PHẬN RỬA LÔ 18
G BỘ PHẬN RA GIẤY VÀ THU NHẬN SẢN PHẨM 19
Trang 3Đề tài: CẤU TẠO MÁY IN OFFSET TỜ RỜI
I GIỚI THIỆU
Máy in có khuôn in phẳng ngày xưa
là máy in litho, dạng máy in thủ công có
năng suất thấp Máy in litho in hình ảnh
trực tiếp lên tờ giấy bằng cách trực tiếp ép
tờ giấy vào bề mặt phẳng của tấm đá đã
phủ mực
Ngày nay hình ảnh offset được in trực
tiếp từ bản in đã phủ mực được gắn lên
trục truyền qua trục cao su rồi đến
giấy-thường gọi là máy in offset Máy in offset
phát triển cùng với sự phát triển không
ngừng của công nghệ khoa học kỹ thuật
Những phát minh mới đều được ứng dụng
vào cải tiến máy in Cho đến ngày nay,
một máy in offset được trang bị rất hiện
đại Nhiều bộ phận được tự động hoá, khả
năng in tốc độ cao với chất lượng in tốt
nhất, độ chồng màu chính xác nhất
II NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÁY IN OFFSET
Nguyên tắc hoạt động của các máy in offset dựa trên cơ sở sự truyền hình ảnh từ bản in sang tờ giấy thông qua một bề mặt cao su trung gian Thông thường trong các máy in offset người ta sử dụng các bản in phẳng (làm bằng kẽm, ngày nay sử dụng bản hợp kim nhôm), trên các bản in đó các phần tử in và các phần tử trống (còn gọi là phần tử không in) gần như cùng nằm trên một mặt phẳng Do quá trình gia công hoá bản in mà các phần tử không in trên bản
in giữ lại một lớp mỏng dung dịch làm ẩm (nước hoặc cồn), còn các phần tử in thì có khả năng giữ lại được lớp mực in không hoà tan với dung dịch làm ẩm Khổ giấy in của máy in offset chủ yếu là 37cm 52× cm đến , khổ lớn nhất là
Trang 4Tốc độ máy in trong khoảng 10000-18000 tờ/giờ Tuỳ thuộc vào khổ máy
in, đặc tính của vật liệu in và kiểu cấp giấy
III PHÂN LOẠI MÁY IN OFFSET
Dựa vào đặc điểm của giấy được sử dụng trong máy in, người ta có thể chia các loại máy in offset thành hai loại chính: in offset tờ rời và in offset cuộn
-Máy in offset tờ rời là những máy in offset sử dụng giấy được cắt ra thành những tờ rời nhau
-Máy in offset cuộn là những máy in offset sử dụng giấy in vẫn để nguyên dạng băng dài (cuộn)
Ngoài đặc điểm phân loại chính (theo dạng giấy in) người ta còn chia các loại máy in offset theo các đặc điểm khác:
-Theo số lượng màu cho một lượt in, người ta chia làm máy in offset một màu và máy in offset nhiều màu
-Theo số lượng mặt in cho một lượt in, người ta chia máy in offset một mặt, hai mặt (máy in offset trở)
-Theo nguyên tắc cấu tạo bộ phận in, người ta chia ra làm máy in offset
3 ống, 4 ống; máy in offfset dạng hành tinh
IV MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CẤU TẠO CỦA MÁY IN OFFSET TỜ RỜI
Tất cả các máy in tờ rời được chia làm hai nhóm gồm nhóm máy in tờ rời một mặt và nhóm máy in tờ rời hai mặt
Hình 2 – Máy In Tờ Rời Hiện Đại
Trang 5A NHÓM MÁY IN OFFSET TỜ RỜI MỘT MẶT
1 Máy in tờ rời một màu
Máy in chỉ có một đơn vị in với một màu Thông thường máy in tờ rời một màu dùng để in các sản phẩm có khổ không lớn lắm
2 Máy in offset một mặt nhiều màu
Máy in có từ hai đơn vị in trở lên Máy in một mặt nhiều màu có thể được cấu tạo theo ba kiểu phổ biến sau đây:
a Bố trí một số ống bản, ống cao su (theo số lượng màu của máy) xung quanh một ống in
b Bố trí theo thứ tự từng khối (đơn vị in) một màu (các khối theo nguyên lý 3
ống: ống bản, ống cao su, ống sắt)
c Bố trí theo từng khối 2 màu (mỗi khối này theo nguyên lý 5 ống: 1 ống sắt,
2 ống cao su, 2 ống bản)
Máy hai màu thường có bộ phận in theo nguyên lý 5 ống với trục đối xứng thẳng đứng hoặc nằm ngang, có 2 ống bản, 2 bộ phận mực và bộ phận làm ẩm Nhìn chung đối với loại máy nhiều màu cấu tạo theo sơ đồ này thường rất cồng kềnh, phức tạp, không thuận lợi cho việc vận hành máy Nguyên lý này thường chỉ được áp dụng cho máy in khổ lớn
Trong các máy in 4 màu cấu tạo theo nguyên lý hành tinh, xung quanh ống in có đường kính lớn người ta bố trí 4 khối offset gồm các ống cao su và các ống bản, các bộ phận cấp mực và các bộ phận cấp ẩm Nếu ống ép in có đường kính lớn gấp 4 lần đường kính ống bản hay ống cao su thì trên nó (ống ép in) người ta bố trí 4 hàng nhíp bắt và những hàng nhíp này sẽ đưa giấy từ bàn đặt giấy đến để lên bàn nhận giấy lần lượt đi ra các khối in rồi chuyển cho guồng ra Máy này dùng cơ cấu nhíp trao dưới
Máy in offset kiểu hành tinh có độ chính xác khá cao do tờ in khi in nhiều màu không bị chuyển qua các bộ phận trung gian
Hình 3 – Cấu Tạo Máy In Tờ Rời Kiểu Hành Tinh
Trang 6Thông thường các máy in nhiều màu cấu tạo bởi một vài khối một màu và hai màu Quá trình chuyển tờ in từ khối này sang khối khác được thực hiện bởi
cơ cấu truyền đặc biệt, những cơ cấu này được chia làm hai nhóm chính:
-Các ống chuyển tiếp
-Chuyển tiếp bằng xích guồng
Các ống chuyển tiếp có thể một hoặc một vài hàng nhíp, các hàng nhíp này được bố trí dọc theo đường sinh của ống Hệ thống chuyển giấy bằng ống chuyển tiếp có thể là:
-Chuyển giấy bằng một số ống có đường kính bằng đường kính của ống
in Số ống chuyển thường là số lẻ để đảm bảo khi giấy chuyển từ khối này sang khối khác vẫn in đúng mặt đã được in ở khối trước đó Tuy nhiên để nâng cao độ chính xác khi in các sản phẩm có nhiều màu thì số ống chuyển nên là tối thiểu
-Chuyển giấy bằng một ống có đường kính gấp 2 hay 3 lần đường kính ống in
-Chuyển giấy bằng nhiều ống có đường kính khác nhau
Hệ thống chuyển giấy bằng xích guồng có thể có hai dạng như sau:
- Chuyển giấy từ ống in của khối này sang ống in của khối tiếp sau
- Chuyển giấy đi qua lần lượt tất cả các ống in
Nhận xét:
+Chuyển giấy bằng một ống chuyển có độ chính xác cao
+Chuyển giấy bằng xích guồng có thể thay đổi độ dài cũng như đường đi một cách dễ dàng và cho phép mở rộng khoảng cách giữa các khối tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân thao tác và vận hành máy
B NHÓM MÁY IN OFFSET TỜ RỜI TRỞ MẶT
Tờ giấy được truyền bằng ba ống trung gian có đường kính khác nhau Thông thường khi in các sản phẩm nhiều màu tờ giấy được chuyển đi bằng các hàng giấy kẹp chặt mép trước của nó Khi in trở mặt tờ giấy khi đi qua ống trung gian có đường kính lớn sẽ chuyển động cho tới khi mép sau của nó đạt tới đường nối hai tâm của hai ống còn lại Tại điểm này mép sau của tờ giấy sẽ bị hàng nhíp trên ống nhỏ kẹp chặt lấy, quay trở lại và đưa nó vào hàng nhíp của ống in khối màu tiếp sau
V CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA MÁY IN OFFSET TỜ RỜI
Các máy in offset tờ rời thường bao gồm các bộ phận chính sau đây:
1 Bộ phận vào giấy
Chức năng cấp giấy (từng tờ một) vào bộ phận in của máy Bao gồm: đầu hút giấy, bàn vào giấy (hay bàn xuống giấy), cơ cấu vỗ giấy (tay kê đầu, tay kê hông), hàng nhíp trao và ống chuyển tiếp
2 Bộ phận chuyền giấy
Trang 7Chuyển tờ giấy từ khối này sang khối khác của máy in
3 Bộ phận in
Chức năng thực hiện chuyển mực từ trên bản in (tại các phần tử in trên bản) sang tấm cao su, và từ tấm cao su sang tờ in
4 Bộ phận cấp mực và ẩm
Chà mực lên các phần tử in trên bản và cho dung dịch nước lên các phần tử không in trên bản
5 Bộ phận ra giấy và thu hồi tờ in
Chuyển tờ giấy đã in xong từ bộ phận in ra và đặt chúng vào bàn nhận giấy
6 Bộ phận truyền và dẫn động điện và cơ
7 Các thiết bị kiểm tra hoạt động của máy và các thiết bị an toàn cho máy Các bộ phận cơ bản của máy in offset tờ rời tuỳ theo từng loại máy, khổ máy và có cấu tạo cụ thể, không nhất thiết phải có các bộ phận trên đây Ngoài ra các máy in còn có thể có các bộ phận phụ trợ khác tuỳ theo cấu tạo, chức năng cụ thể của từng máy
Với các thế hệ máy in-line còn có thêm đơn vị có chức năng in tráng phủ và hệ thống làm khô (sấy bằng khí nóng và làm lạnh trở lại)
Chồng Giấy
Ra
Chức Năng Điều Khiển Máy In Từ Xa
Hình 4-Các Thiết Bị Trên Máy In Hiện Đại
Đơn Vị Cấp Mực Tốc Độ Cao
Làm Khô
Hệ thống làm ẩm bằng cồn
Thiết Bị Đảo Giấy
Hệ Thống Thay Bản Bán Tự
Nạp Giấy Đầu Hút Giấy
Trang 8A BỘ PHẬN CẤP GIẤY TỰ ĐỘNG
Cấu tạo gồm các bộ phận:
-Bàn đặt chồng giấy, cơ cấu nâng bàn và bàn phụ
-Bàn cung cấp giấy (bàn nạp giấy, bàn xuống giấy)
-Bộ phận tách giấy
-Hệ thống chuyển giấy trung gian
-Hệ thống xích tải
Chức năng cung cấp giấy vào đều đặn (mỗi một tờ giấy cho mỗi chu kỳ làm việc của máy) cho hàng nhíp bắt của ống ép in (ống sắt) Khi in các sản phẩm nhiều màu trên máy in tờ rời một hay hai màu, tờ giấy in sẽ phải đi qua máy vài lần
Độ chính xác từng màu của sản phẩm in sẽ phụ thuộc rất nhiều của việc đưa giấy vào nhíp bắt của ống in Bộ phận vào giấy phải đảm bảo độ chính xác của hệ thống chuyển giấy Độ chính xác của vị trí tờ giấy khi nó được trao cho nhíp bắt của ống in
1.Bàn đặt chồng giấy, cơ cấu nâng bàn và bàn phụ
Bộ phận cấp giấy trong các máy non-stop (tạm dịch là không cần dừng
máy khi thay chồng giấy vào) có thêm chồng giấy phụ Để khi chồng giấy cấp hết khỏi phải dừng máy để thay chồng giấy mới Khi chồng giấy còn dư một ít, điều này sẽ làm cho chồng giấy phụ hoạt động va tiếp quản chồng giấy dư sau khi thiết bị đỡ giấy được dời ra, kế đó chồng giấy phụ từ từ được nâng lên và kết hợp vào chồng giấy dư Hoạt động của máy vẫn diễn ra bình thưòng Máy không cần dừng lại để thay chồng giấy vào
2.Bộ phận tách giấy:
Chức năng cấp giấy từ chồng giấy vào máy in theo kiểu từng tờ một cho mỗi chu kỳ làm việc của máy Quá trình này cần thoả mãn một số điều kiện sau đây:
a) Tờ giấy được đầu hút cấp vào máy phải tới được tay kê đầu vào thời điểm xác định trong chu kỳ làm việc của máy
b) Khi tờ giấy tới được tay kê đầu, độ lệch của tờ giấy, không vượt quá mức 3 đến 4mm
c) Mỗi chu kỳ làm việc của máy chỉ đưa vào một tờ giấy, khi không có giấy hoặc giấy đưa vào vượt quá số lượng (lớn hơn một tờ giấy – hiện tượng đúp giấy) Bộ phận an toàn phài làm việc ngay, và điều khiển cho máy có cùng bộ phận đầu hút ngừng làm việc (ngừng việc cấp giấy cho máy)
d) Không được làm hỏng tờ giấy in và các phần tử in có sẵn ở trên giấy
e) Có độ bền cao, có thể làm việc được liên tục trong thời gian dài Phụ thuộc vào cách đẩy tờ giấy trên cùng của chồng giấy vào máy
Trang 9Theo cách hút giấy, đầu hút
giấy chia làm hai loại:
-Đầu hút dùng khí nén: Tờ
giấy được tách ra khỏi chồng giấy
bằng các miệng hút chân không
và luồng khí nén Việc đưa tờ giấy
vào bàn nạp giấy là do sự chuyển
động về phía trước của hai miệng
hút cùng với tờ giấy
-Đầu hút ma sát: tờ giấy
đồng thời được tách khỏi chồng
giấy và đưa vào bàn giấy nhờ lực
ma sát giữa bộ phận đưa giấy và
bề mặt trên của tờ giấy
Theo phương pháp đưa giấy vào, người ta có thể chia đầu hút ra làm hai loại:
-Đầu hút cấp giấy kiểu rời rạc
-Đầu hút cấp giấy liên tục
Kiểu đầu hút cấp giấy rời rạc là nó cấp giấy vào máy từng tờ một nhưng giữa tờ nọ và tờ kia có một khoảng cách nhất định Còn ở kiểu thứ hai giấy cũng được cấp vào máy từng tờ một nhưng chúng được xếp chồng lên nhau, tức là mép trước của tờ giấy tiếp sau lại nằm dưới mép sau của tờ giấy đi trước nó trên hành trình tới cụm tay kê đầu
Các đầu hút dùng khí nén thường có các bộ phận chính sau đây:
-Cơ cấu tách giấy ra khỏi chồng giấy
1
2
và đưa ra phía trước đầu hút 2-Giấy chuyển vào bàn nạp giấy 3-Tay kê đầu đảm bảo cho giấy di chuyển đúng hướng phía trước Hình 5 – Bộ Phận Vào Giấy Tự Động
Hình 6 – Đầu Hút Giấy Dùng Khí Nén
Trang 10-Cơ cấu vận chuyển tờ giấy tới cụm tay kê đầu
-Cơ cấu bàn đỡ chồng giấy
Cơ cấu bàn đỡ giấy: Tạo khả năng tăng tốc cho bàn đỡ giấy khi nạp giấy hoặc lấy giấy ra
Trong quá trình làm việc của đầu hút luôn giữ cho chồng giấy ở mức cố định, điều này rất quan trọng để cơ cấu tách giấy ở đầu hút làm việc ổn định và tin cậy
3.Bàn cung cấp giấy (Bàn nạp giấy)
Chức năng dẫn giấy vào bộ phận nhíp bắt giấy Có hai loại bàn nạp giấy:
-Bàn dùng bánh xe và dây băng: thay đổi khổ giấy in phải phải điều chỉnh bánh xe cho phù hợp
-Bàn dùng dây băng có lỗ hút giấy (không có các bánh xe): thay đổi khổ giấy in không cần điều chỉnh
Gồm có các bộ phận:
a) Dây băng
b) Các cơ cấu vỗ giấy (tay kê đầu, tay kê hông)
Các tờ giấy trước khi được đưa vào
bộ phận in của máy nhất thiết phải được
dỗ lại một cách cẩn thận với mục đích
đảm bảo độ chính xác khi in, tức là đảm
bảo vị trí chính xác của từng mà trên tờ
in và đảm bảo độ trùng khớp các màu
Trang 114 Cơ cấu nhíp trao
Trục Truyền
Tay Kê Đầu
Nhíp Bắt
Hình 8 – Cơ Cấu Nhíp Trao Dưới
Cơ cấu nhíp trao của máy dùng để cặp tờ giấy trên bàn vào giấy (sau khi đã được vỗ), sau đó chuyển cho nó một gia tốc và trao nó cho hàng nhíp của ống chuyền hoặc hàng nhíp của ống ép in
Tuỳ theo vị trí của hàng nhíp trao mà có loại nhíp trao trên (trục của nó lắp phía trên bàn vào giấy) và nhíp trao dưới (trục của nó lắp phía dưới bàn vào giấy) Nhíp trao trên trao giấy trực tiếp vào nhíp ống ép in còn nhíp trao dưới trao giấy cho hàng nhíp của ống truyền
Yêu cầu cơ bản của bộ phận nhíp trao là phải chính xác, không có độ sai
lệch khi trao giấy vào hàng nhíp của ống trung gian hoặc ống in
5 Hệ thống chuyển giấy (ống chuyền)
Ống trung gian dùng để chuyển tờ giấy từ nhíp trao vào hàng nhíp của ống ép in và nó còn có chức năng làm nhanh quá trình giải phóng mép sau của tờ giấy được trao khỏi bàn đưa giấy vào
Trong các máy in offset tờ rời ống chuyền được sử dụng trong đó:
-Loại ống chuyển với một cặp cánh mở để tăng tốc độ kéo tờ giấy khỏi bàn nghiêng của máy
-Loại ống chuyển lệch tâm, loại này chuyển dịch bề mặt của ống chuyển tương đối với trục ống in Cả hai loại có một ý nghĩa và cùng thực hiện một chức năng
Trang 126.Thiết bị liên động kiểm tra của hệ thống cấp giấy
Trong quá trình hoạt động của bộ phận vào giấy có thể xảy ra những hiện tượng sau đây:
-Giấy cấp bị đúp
-Không cấp giấy hoặc giấy được cấp không đúng thời điểm quy định trong chu kỳ làm việc của máy in
-Giấy xuống bị lệch quá mức cho phép
Giấy cấp bị đúp (2 tờ một lúc) hoặc nhiều hơn sẽ dẫn tới việc làm hỏng tấm cao su trên ống cao su của máy Còn nếu giấy không được cấp mà máy vẫn chạy thì mực có trên ống cao su dính trên ống in, làm bẩn bề mặt của ống
in và sẽ làm bẩn mặt sau của tờ giấy tiếp sau đó Còn khi giấy xuống quá lệch thì tờ giấy chỉ được kẹp một phần mép trước của nó nên khi vận chuyển có thể sẽ bị rơi hoặc đi ngược lên hệ thống lô của bộ phận cấp mực, hoặc nó sẽ bị gấp lại và làm hỏng tấm cao su cũng như hệ thống nhíp bắt của hệ thống vận chuyển giấy Vì vậy các hiện tượng như trên phải được phát hiện kịp thời, và để tránh các hiện tượng đó gây ra cho máy người ta sử dụng các thiết bị kiểm tra và an toàn
Trong các trường hợp như vậy phải đạt được các điều kiện như sau:
-Cắt hoạt động của đầu hút và nó ngừng ngay việc cấp giấy vào máy -Khoá tay kê đầu và các tấm chắn ở vị trí trên để không cho phép tờ giấy tiến lên phía trước Trong một vài loại máy tờ giấy trên bàn giấy được giữ lại bằng hơi hút, hút chặt nó vào bàn
-Khoá nhíp bắt của bộ phận nhíp trao Chúng không thể đóng lại (như lúc kẹp giấy và không rời khỏi bàn xuống giấy
-Tự động ngắt ép in-ống cao su rời khỏi ống bản và ống sắt
-Ngừng chà mực và nước lên bản in
-Chuyển tốc độ máy sang chế độ quay chậm
Để tránh hiện tượng giấy hai tờ và giấy bị lệch rách, người ta sử dụng một số cảm biến để theo dõi hoạt động của máy
a) Cảm biến kiểm tra đúp giấy
Loại cảm biến này có thể theo nguyên lý: cảm biến quang điện, cảm biến điện dung, cảm biến cơ điện
b) Cảm biến kiểm tra hiện tượng không cấp giấy hoặc giấy xuống bị lệch Các cảm biến này có thể là:
-Cảm biến điện cơ
-Cảm biến tiếp xúc
-Cảm biến điện quang
-Cảm biến cơ học