1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Tài liệu Tính toán quấn máy biến áp 1 pha tần số 50Hz pdf

6 28,9K 524

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 100,5 KB

Nội dung

Ngoài ra còn có các máy biến thế có công suất nhỏ hơn, máy biến áp ổn áp dùng để ổn định điện áp trong nhà, hay các cục biến thế, cục xạc, .... Bài này hướng dẫn các pác tự quấn lấy 1 cá

Trang 1

Tính toán quấn máy biến áp 1 pha tần số 50Hz

Viết bởi Administrator

Thứ sáu, 09 Tháng 10 2009 15:29

Máy biến thế có thể thay đổi hiệu điện thế xoay chiều, tăng thế hoặc hạ thế, đầu ra cho 1 hiệu điện thế tương ứng với nhu cầu sử dụng Máy biến áp được sử dụng quan trọng trong việc truyền tải điện năng đi xa Ngoài ra còn có các máy biến thế có công suất nhỏ hơn, máy biến áp (ổn áp) dùng để ổn định điện áp trong nhà, hay các cục biến thế, cục xạc, dùng cho các thiết bị điện với hiệu điện thế nhỏ (230 V sang 24 V, 12 V, 3 V, ) Bài này hướng dẫn các pác tự quấn lấy 1 cái máy biến áp phù hợp với mục đích sử dụng của mình Không cần phải đi mua cho dù nó rẻ hơn

Hình ảnh minh họa máy biến áp được quấn xong

Để quấn được máy biến áp thì chúng ta cần phải lưu ý mấy vấn đề cơ bản sau đây :

+ Công suất biến áp

+ Điện áp đầu vào

+ Điện áp đầu ra

+ Tổn hao của máy biến áp

+ Quan trọng hơn nữa cần để ý đến vật tư quấn máy biến áp

I ) Cấu tạo máy biến áp

Máy biến áp có cấu tạo rất đơn giản nó gồm những phần sau :

Trang 2

+ Thứ 1 : Nó có 1 cuộn dây sơ cấp Đây là cuộn dây đầu vào Điện áp đầu vào được đưa vào cuộn dây này

+ Thứ 2 : Cuộn dây sơ cấp Đây là cuộn dây đầu ra Điện áp đầu ra được lấy từ cuộn dây này

+ Thứ 3: Lõi sắt hay Ferit Đây cũng là gông đỡ cho biến áp và là phần cảm ứng giữa hai cuộn sơ cấp và thứ cấp

Máy biến áp nó cấu tạo gồm 3 phần chính đó Chỉ có điện áp xoay chiều mới truyền được qua biến áp chuẩn nhất là điện áp hình sin

II ) Tính toán các thông số của máy biến áp

Trang 3

a) Xác định thiết diện thực của lõi sắt (trụ) : So (cm2)

Do các lá thép hình chữ E ghép lại có lớp các điện nên do đó ta phải trừ đi cái lớp cách điện đó do đó thì thiết diện thực của lõi sắt sẽ là :

So = k.S

với S là thiết diện của phần giữa lõi sắt (Vuông hay chữ nhật ) : S = a.b (cm2) ( Đây là thiết diện tử thông móc vòng xuyên qua các bộ cuộn dây)

k= 0.9 đối với lá thép E có bề dầy là 0.35mm

Trang 4

k=0.93 đối với lá thép E có bề dầy là 0.5mm

k= 0.8 - 0.85 nếu lá thép bị han rỉ và lồi lõm

* Công suất của biến áp theo thiết diện thực

P = (S0/1.1)2

==> So = sqrt (P) / 1.1 Thông thường mọi người hay chọn lõi hình vuông hay chữ nhật nên ta có độ rộng của bản :

c = sqrt (So)

Từ đó ta chọn công suất biến áp cần quấn ==> Xác định được kích thước của lõi sắt

b) Tính số Vòng/Von : nv

Cái này ta phải chọn cảm ứng từ B hay từ thông và dựa theo công thức tính sức điện động ta sẽ tính được số vòng/ von

nv = 45 / B.So (V/von)

Ở đây thì 45 là hệ số phụ thuộc vào tần số và bản chất lõi Cái giá trị này mọi người thường chọn trong giả từ (35-50) Nhưng theo kinh nghiệm thấy mọi người chọn 45

B ở đây là cảm ứng từ nó được chọn theo lá thép kĩ thuật điện tùy thuộc vào lường silic trong thép nhưng mà thông thường giá trị B này từ (1T đến 1.2T) và

có khi là từ (1.4T - 1.6T)

c) Xác định số vòng dây quấn

Để xác định được số vòng dây quấn ta phải biết được điện áp đầu vào và điện

Trang 5

áp đầu ra cần lấy.

+ N1 là số vòng dây quấn của cuộn dây sơ cấp

+ N2 là số vòng dây quấn của con dây thứ cấp

+ U1 là điện áp đầu vào

+ U2 là điện áp đầu ra

Theo công thức tính ta sẽ được như sau :

N1 = U1.nv

N2 = 1.1.U2.nv

Giá 1.1 đây là giá trị chênh lệch công suất do tổn thất

d) Tính toán tiết diện của dây quấn thứ cấp và sơ cấp

Tiết diện của dây quấn được chọn theo mật độ dòng điện J Mật độ dòng điện J được chọn phù hợp để phù hợp với điều kiện làm việc và nhiệt độ của dây dẫn trong khoảng cho phép

Tôi có tham khảo 1 số cách chọn mật độ dòng nhiệt J theo công suất

+ Với J = 4 (A/mm2) - Công suất từ (0 - 50 VA)

+ Với J = 3.5 (A/mm2) - Công suất từ ( 50 - 100VA)

+ Với J = 3 (A/mm2) - Công suất từ (100 - 200VA)

+ Với J = 2.5 (A/mm2) - Công suất từ ( 200 - 250VA)

+ Với J = 2 (A/mm2) - CÔng suất từ ( 500 - 1000VA)

+ Với biến áp công suất thấp ta có thể chọn J = 5 - 10 (A/mm2)

Từ đó ta tính được thiết diện của dây quấn sơ cấp và thứ cấp

+ Thiết diện dây quấn sơ cấp

s1 = I1/J + Thiết diện dây quấn thứ cấp

Trang 6

s2 = I2/J

Các giá trị I1 và I2 ta có thể biết và tính được dựa vào mối quan hệ giữa số vòng dây sơ cấp thứ cấp và điện áp sơ cấp và thứ cấp

Tính nốt đường kính của dây nhờ vào thiết diện của dây : (Do ta chọn dây đồng

là hình tròn nên ta tính được như sau )

+ Cuộn sơ cấp : d1 = 2.sqrt(s1/3.14)

+ Cuộn thứ cấp : d2 = 2.sqrt(s2/3.14)

Ngoài ra còn chi li cho 1 máy biến áp thì nó còn cả hệ số lấp đầy, tính khuôn đúc Nhưng mà thôi quấn thủ công chỉ cấn thế thôi!

Như vậy để quấn được biến áp thì chúng ta cần phải biết những thứ trên để quấn được biến áp mong muốn Do quấn bằng thủ công sẽ không được chặt và nhiều khe hở nên hiệu suất của biến áp sẽ giảm và tổn hao sẽ lớn

Bài viết có sự kết hợp và tham khảo từ nhiều nguồn!

Ngày đăng: 25/01/2014, 19:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh minh họa máy biến áp được quấn xong - Tài liệu Tính toán quấn máy biến áp 1 pha tần số 50Hz pdf
nh ảnh minh họa máy biến áp được quấn xong (Trang 1)
Hình ảnh minh họa máy biến áp được quấn xong - Tài liệu Tính toán quấn máy biến áp 1 pha tần số 50Hz pdf
nh ảnh minh họa máy biến áp được quấn xong (Trang 1)
Do các lá thép hình chữ E ghép lại có lớp các điện nên do đó ta phải trừ đi cái lớp cách điện đó do đó thì thiết diện thực của lõi sắt sẽ là :  - Tài liệu Tính toán quấn máy biến áp 1 pha tần số 50Hz pdf
o các lá thép hình chữ E ghép lại có lớp các điện nên do đó ta phải trừ đi cái lớp cách điện đó do đó thì thiết diện thực của lõi sắt sẽ là : (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w