1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Tài liệu Kỹ thuật ương cá giống tự nhiên ppt

4 564 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 6,16 MB

Nội dung

1 Đúc rút một số kinh nghiệm trong kỹ thuật ương giống tự nhiên (dìa, hồng, nâu) qua lụt phục vụ chuyển đổi đối tượng nuôi vùng hạ triều ô nhiễm. Cùng với sự phát triển nhanh của các hình thức nuôi xen ghép thay thế cho nuôi đơn tôm sú không hiệu quả ở vùng hạ triều ô nhiễm thì nhu cầu về con giống là một nhu cầu cấp thiết. Bên cạnh nguồn tôm sú giống thì chúng ta đã chủ động trong khâu sinh sản nhân tạo và ương nuôi từ lâu thì nguồn giống biển vẫn chưa sinh sản nhân tạo được mà phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều thuận lợi là diện tích đầm phá rộng lớn là môi trường sống tự nhiên của nhiều loài đặc hữu, có giá trị kinh tế cao như: dìa, hồng, nâu Hằng năm, có một lượng lớn giống các loài như: Dìa, hồng, nâu theo các cửa sông vào vùng đầm phá để sinh sống. Tuy nhiên, vùng đầm phá Thừa Thiên Huế là vùng thấp trũng và chịu ảnh hưởng rất lớn vào mùa mưa bão nên việc ương nuôi giống ở đây gặp nhiều khó khăn do đó việc ương giống tự nhiên chỉ có thể tiến hành ở các ao cao triều không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Năm 2009, từ nguồn kinh phí sự nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Khuyến nông lâm ngư Thừa Thiên Huế tiến hành thực hiện mô hình “Ương giống tự nhiên (dìa, hồng, nâu) qua lụt phục vụ chuyển đổi đối tượng nuôi vùng hạ triều ô nhiễm” nhằm các mục đích: - Hoàn thiện quy trình ương nuôi giống tự nhiên (dìa, hồng, nâu) qua lụt để phổ biến và nhân rộng mô hình ra các địa phương trên toàn tỉnh. - Thành công của mô hình sẽ cung cấp một phần nguồn giống cho người dân phục vụ cho việc chuyển đổi đối tượng nuôi ở các vùng hạ triều ô nhiễm. Sự thành công và nhân rộng của mô hình cũng đồng thời kéo theo sự phát triển của việc chuyển đổi đối tượng nuôi ở các vùng hạ triều. - Tận dụng diện tích ao nuôi không sử dụng vào mùa mưa để ương giống, tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống kinh tế của người tham gia ương giống tự nhiên. Sau thời gian ương 3 tháng, phát triển tốt với tỉ lệ sống ước khoảng 65%, cỡ 67 con/kg. Trong quá trình ương chúng tôi đúc rút được một số kinh nghiệm sau đây hy vọng phần nào sẽ giúp được bà con cho việc ương nuôi các loại đối tượng giống tự nhiên. 1. Lựa chọn và cải tạo ao ương 1.1. Lựa chọn ao ương - Diện tích ao ương tùy theo điều kiện của từng hộ gia đình, tuy nhiên diện tích ao ương nên vừa phải khoảng 500 – 2000 m 2 để dễ chăm sóc quản lý. - Ao có độ sâu mực nước đảm bảo từ 1 – 1,5 m. Bờ ao chắc chắn, giữ được nước - Ao được dùng cho việc ương giống tự nhiên qua lụt là những ao nằm ở vùng cao triều ít bị ngập lụt vào mùa mưa. - Chủ động trong việc cấp thoát nước, nguồn nước cung cấp cho ao nuôi có độ mặn và chất lượng ổn định. 2 1.2. Cải tạo ao ương - Trước tiên, tiến hành hút cạn ao và nạo vét bớt lớp bùn đáy (chất thải của vụ nuôi trước). Phát quang bụi rậm và cây cỏ quanh ao để đảm bảo thông thoáng. Bắt hết tạp có trong ao. Tiến hành tu sửa bờ ao, lấp các hang hốc và các chỗ rò rỉ. - Dùng lưới rào cẩn thận quanh bờ ao để tránh thất thoát ra ngoài khi ao bị ngập lụt. - Bón vôi với liều lượng từ 7 – 10 kg/100 m 2 , đối với những ao pH đất thấp (bị nhiễm phèn) thì ta có thể bón thêm 3 – 5 kg/100 m 2 ao. Nếu có điều kiện thì tiến hành cày và phơi đáy ao từ 3 – 5 ngày. - Sau đó cho nước vào ao nuôi kết hợp với bón phân gây màu nước để tạo nguồn thức ăn tự nhiên. Nguồn nước bơm vào ao phải được đưa qua lưới lọc để ngăn tạp theo nước vào ao. 2. Chọn và thả giống Sau khi cải tạo ao xong, kiểm tra các yếu tố môi trường nước đảm bảo các chỉ tiêu sau: + pH: 7,5 – 8,5; + S 0 / 00 : >15 0 / 00 ; + Kiềm: 80 – 120mg/lít Thì ta tiến hành thả giống. 2.1. Chọn giống cá Nguồn giống đưa vào ương là nguồn giống được thu vớt từ tự nhiên ở vùng đầm phá Thừa Thiên Huế Cá giống tương đối đồng đều về kích cỡ, cỡ giống 1 - 2 cm, khỏe mạnh, hoạt động bình thường màu sắc tươi sáng, không bị trầy xước các phần phụ. * Lưu ý: Nên chọn có thân hình tròn và lưng dày, tránh chọn những giống có nhiều con bị thắt ruột khi ương sẽ chậm lớn và tỉ lệ hao hụt sẽ cao. Chọn mua giống đã vào sâu trong đầm phá vì lúc này đã thích nghi với độ mặn và môi trường sống ở đầm phá, cỡ cũng đã lớn vì vậy tỉ lệ sống khi ương sẽ cao hơn. 2.2. Vận chuyển giống - Thông thường sử dụng phương pháp vận chuyển hở: sử dụng các phương tiện như ô tô, xe máy, thuyền, có sử dụng sục khí, mật độ vận chuyển là 20.000 con/m 3 . Hình 1: Cải tạo ao 3 2.3. Thả giống - Nên thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát nhưng tốt nhất là nên thả vào lúc sáng sớm. - Trước khi thả tiến hành ngâm túi cá trong ao từ 10 – 15 phút, sau đó cho nước vào túi chứa từ từ để tránh gây sốc cho cá. - Có thể thả trong giai để quen với môi trường ao nuôi trước và tiện cho việc chăm sóc giai đoạn đầu cũng như xác định tỉ lệ sống để có biện pháp thả bù. Sau khi thả từ 3 – 5 ngày gỡ giai và cho ra ao ương. Cá được thả với mật độ 10 con/m 2 trong đó dìa: 4 con/m 2 , hồng: 4 con/m 2 cá nâu: 2 con/m 2 . 3. Chăm sóc và quản lý ao ương 3.1. Thức ăn và chế độ cho ăn 3.1.1 Thức ăn Cá dìa và nâu thức ăn sử dụng trong quá trình ương là thức ăn công nghiệp và các loại rong có sẵn trong ao hoặc thu vớt từ tự nhiên. Ngoài ra, dìa và nâu có thể sử dụng rong tảo tự nhiên có trong ao để làm thức ăn. Nếu rong trong ao ương không có thì vớt rong ngoài tự nhiên để bổ sung thêm làm thức ăn cho cá. Cá hồng sử dụng thức ăn là tạp. Giai đoạn đầu sử dụng tạp hấp chín, khi đã lớn hơn ta cho ăn sống được cắt nhỏ vừa cỡ miệng của cá. 3.1.2. Chế độ cho ăn Cho ăn ngày 2 lần, thời gian cho ăn vào buổi sáng: 7 – 8 giờ và buổi chiều: 16 – 17 giờ. Lượng và loại thức ăn như sau: * Đối với dìa, nâu Cở (cm) Loại thức ăn Lượng thức ăn ( % trọng lượng) 1 - 3 Dạng viên bột, mảnh >40% đạm 15 3 - 7 Thức ăn công nghiệp >35% đạm 10 7 - 11 Thức ăn công nghiệp >30% đạm 5 * Đối với Hồng Cở (cm) Loại thức ăn Lượng thức ăn ( % trọng lượng) Hình 2: Thả giống 4 1- 4 Cá tạp hấp chín 25- 20 5 - 8 Cá tạp băm nhỏ 20-15 8- 14 Cá tạp băm nhỏ 15- 8 Định kỳ bổ sung: vitamin C với liều lượng: 5g/kg thức ăn, men tiêu hoá: 5g/kg thức ăn kết hợp với dầu mực: 10 –15 ml/kg thức ăn để nâng cao sức đề kháng và tăng cường khả năng sử dụng thức ăn của cá. Trong quá trình cho ăn phải thay đổi cỡ thức ăn cho phù hợp với cỡ miệng của cá, nhu cầu bắt mồi của đảm bảo dinh dưỡng cho ương.Quan sát tình trạng sức khỏe cũng như diễn biến thời tiết để tính toán lượng thức ăn cho phù hợp. Không nên cho thức ăn quá dư thừa nhất là tạp vừa không kinh tế mà còn làm ô nhiễm môi trường ao ương. 3.2. Chăm sóc và quản lý - Thường xuyên theo dõi mực nước trong ao nuôi để đảm bảo độ sâu thích hợp. - Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường trong ao ương để có biện pháp xử lý kịp thời. - Theo dõi các diễn biến thời tiết vào mùa mưa lũ để có biện pháp ứng phó. - Thường xuyên kiểm tra bờ ao và đăng cống nhất là khi mưa bão để tránh bị thất thoát ra ngoài. 4. Thu hoạch - Sau thời gian ương 4 tháng, khi đạt trọng lượng 60 - 70 con/kg ta tiến hành thu hoạch. Kiểm tra nuôi . đưa vào ương là nguồn giống được thu vớt từ tự nhiên ở vùng đầm phá Thừa Thiên Huế Cá giống tương đối đồng đều về kích cỡ, cỡ cá giống 1 - 2 cm, cá khỏe. tham gia ương cá giống tự nhiên. Sau thời gian ương 3 tháng, cá phát triển tốt với tỉ lệ sống ước khoảng 65%, cỡ cá 67 con/kg. Trong quá trình ương chúng

Ngày đăng: 25/01/2014, 17:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Nên chọn cá có thân hình tròn và lưng dày, tránh chọn những cá giống có nhiều con bị thắt ruột  khi ương sẽ chậm lớn và tỉ lệ hao hụt sẽ cao. - Tài liệu Kỹ thuật ương cá giống tự nhiên ppt
n chọn cá có thân hình tròn và lưng dày, tránh chọn những cá giống có nhiều con bị thắt ruột khi ương sẽ chậm lớn và tỉ lệ hao hụt sẽ cao (Trang 2)
Hình 2: Thả cá giống - Tài liệu Kỹ thuật ương cá giống tự nhiên ppt
Hình 2 Thả cá giống (Trang 3)
2.3. Thả cá giống - Tài liệu Kỹ thuật ương cá giống tự nhiên ppt
2.3. Thả cá giống (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w