Nhà lãnhđạođấusỹLaMã
Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã xem bộ phim Gladiator (Đấu sỹLa
Mã) của điện ảnh Hollywood với nhiều thông điệp xúc động và gây ấn tượng? Bạn có
nhớ làm thế nào mà Maximus (do nam diễn viên Russell Crowe thủ vai) tập hợp được
những đàn ông xung quanh mình và dẫn dắt họ tới chiến thắng, ngay cả khi phải đối
mặt với thất bại rõ ràng? Bạn có nhớ kỹ thuật “mường tượng mục tiêu” của Maximus
để vượt qua nỗi sợ hãi trong một cuộc đấu? Giờ đây, quay trở lại với vai trò lãnhđạo
trong các công ty? Có sự hiện hữu hình ảnh một đấusỹLaMãtại đó? Ai mang đầy đủ
những phẩm chất của một đấusỹ như vậy?Những phong cách “anh hùng” hơn trong
nghệ thuật lãnhđạo kinh doanh đang dần phát huy hiệu quả. Các công ty sẽ cần tới
những nhà lãnhđạođấusỹ (Gladiators Leader). Họ là những người không nhìn nhận
tiêu cực về nền kinh tế ngày nay, mà họ xem đây như một cơ hội để khẳng định vị thế
của công ty.
Sau đây là 8 hình ảnh của một Nhà lãnhđạođấu sỹ:
1) Các đấusỹ có một sứ mệnh mà họ thực sự đam mê và khát khao.
Chúng ta có thể gọi đó là mục tiêu, sự ám ảnh, hay lời kêu gọi. Cho dù được
biểu lộ dưới bất cứ thuật ngữ nào, các nhàlãnhđạo tốt có một nhiệm vụ rõ ràng trong
cuộc sống của họ.
Trên tất cả các đặc điểm khác, nhiệm vụ này sẽ phân biệt các nhà quản lý với
các nhàlãnh đạo. Trong bộ phim Gladiator, Maximus sống vì sự mệnh giết chết tên
vua bạo chúa Commodus và bảo vệ Rome với những giá trị vốn có của mình.
2) Các đấusỹ xây dựng được một viễn cảnh.
Việc có được và đưa ra được một bức tranh rõ ràng về các mục tiêu trong tương
lai sẽ dẫn dắt mọi người tới thành công.
Các nhàlãnhđạo cần dám suy nghĩ to lớn! Maximus đã giúp đỡ các đấusỹ bên
cạnh mình thấy được rằng họ có thể đánh bại các kẻ thù và vượt qua được sự khủng
khiếp của các đấu võ mà họ buộc phải tham gia.
Trong kinh doanh, một nhàlãnhđạo có thể tạo ra kẻ thù, đối thủ cạnh tranh để
thúc đẩy sinh lực của các nhân viên dưới quyền và đem lại cho họ cái gì đó để chiến
đấu.
3) Các đấusỹ dẫn dắt từ phía trước chứ không ra lệnh từ phía sau.
Trong bộ phim, khi Maximus vừa là một người dẫn dắt vừa là một đấu sỹ, anh
luôn là người dẫn đầu và chiến đấu trước tiên.
Các nhàlãnhđạo kinh doanh tốt cũng vậy. Làm việc “trong các chiến hào” sẽ
cho thấy nhàlãnhđạo không e ngại đôi tay bị bẩn, nó giúp nhàlãnhđạo hiểu đầy đủ
về các vấn đề mà những người lính của họ đang đối mặt, gây dựng lòng trung thành
trong đội ngũ nhân viên.
4) Các đấusỹ biết rõ sức mạnh của tập thể ở đâu.
Maximus sẽ đi về đâu nếu anh không tin tưởng những đấusỹ khác cùng chiến
đấu với anh và ủng hộ anh trong các trận đánh?
Tương tự, các nhàlãnhđạo sẽ như thế nào nếu không có các nhân viên? Mặc dù
các nhà lãnhđạođấusỹ có những kỹ năng để lôi kéo mọi người đến với nhau, họ
không quá tự hào về việc này. Họ bộc lộ sự quan tâm và đồng cảm với tập thể và
muốn từng thành viên được đánh giá đúng các nỗ lực của họ.
Điều này là đặc biệt quan trọng vào thời điểm mà phong cách quản lý truyền
thống “ra lệnh và kiểm soát” không còn hiệu quả nữa. Các nhân viên trẻ tuổi có
khuynh hướng trung thành với các đồng nghiệp hơn là với công ty như truyền thống
trước đây.
5) Các đấusỹ luôn khích lệ đương đầu với rủi ro.
Trong đế chế La Mã, các đấusỹ được mong đợi sẽ hy sinh trong danh dự. Họ
dám mạo hiểm đương đầu với rủi ro để sống sót, còn bằng không cũng không cảm
thấy hổ thẹn.
Nếu nhàlãnhđạo của một công ty không xem xét cách thức làm việc của mình,
nếu không đẩy mạnh các biên giới, nếu không bao giờ mắc phải sai lầm, công ty đó có
thể đang đi trên con đường tới thất bại.
6) Các đấusỹ luôn giữ được cái đầu tỉnh táo trong khủng hoảng.
Maximus phải suy nghĩ về đôi chân của mình và tránh rơi vào sợ hãi hay hoảng
loạn. Trước các đối thủ to lớn, Maximus đều giữ được sự bình tĩnh và có trọng tâm.
Các nhàlãnhđạo kinh doanh cũng phải như vậy. Họ phải giữ vững vị trí và bảo
vệ nó khi mọi việc diễn biến theo chiều hướng xấu. Sự bình tĩnh và can đảm là cách
thức tốt nhất để xây dựng lòng tín nhiệm, một yếu tố cần thiết cho nhàlãnhđạo uy tín.
Các đấusỹ không rút lui trước khó khăn, họ tìm kiếm các cơ hội mới trên đôi chân của
mình.
7) Các đấusỹ chuẩn bị cho những trận đánh 24 giờ một ngày.
Bản chất các đấusỹLaMãlà những chiếc máy đánh nhau. Để sống sót, tâm trí
họ cần không ngừng nghĩ tới những cuộc đánh sắp tới.
Tương tự, các nhàlãnhđạo kinh doanh phải luôn bị ám ảnh với việc đào tạo và
phát triển các nhân viên trong công ty vào mọi nơi và mọi lúc. Mọi người đều cần và
muốn trau dồi các kỹ năng của họ và “mài sắc thanh kiếm”.
Hơn thế nữa, các nhàlãnhđạo tốt phải không ngừng thấy được những gì cần
thiết cho sự sinh tồn của công ty và loại bỏ các quy tắc lỗi thời. Những phong cách
quản lý đã phát huy hiệu quả trong nhiều thập kỷ qua không có nghĩa rằng chúng cũng
sẽ hiệu quả trong nền kinh tế ngày nay. Chúng cần được các nhàlãnhđạo tốt chỉnh sửa
và đẩy mạnh.
8) Các đấusỹlà những người thầy giáo.
Maximus đã dạy những đấusỹ khác các bài học họ cần phải biết để sống sót khi
còn là một đấu sỹ. Trong môi trường kinh doanh thay đổi chóng mặt ngày nay, các nhà
lãnh đạo cũng phải dạy và đào tạo những ai mà trong tương lai sẽ có thể thay thế họ.
Không nhất thiết phải tổ chức các khoá đào tạo chính thức. Các nhàlãnhđạo có
thể thực hiện công việc này thông qua lần nói chuyện với nhân viên tại hành lang,
trong nhà hàng, hay ở bất cứ đâu. Bất cứ ai đều nên đào tạo một ai đó.
. Nhà lãnh đạo đấu sỹ La Mã
Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã xem bộ phim Gladiator (Đấu sỹ La
Mã) của điện ảnh Hollywood. sợ hãi trong một cuộc đấu? Giờ đây, quay trở lại với vai trò lãnh đạo
trong các công ty? Có sự hiện hữu hình ảnh một đấu sỹ La Mã tại đó? Ai mang đầy