Những lờikhuyêntệhại
Chắc hẳn bạn cũng đồng ý rằng cho dù thông minh đến mấy, con người ta vẫn
có lúc cần đến một lờikhuyên để mong tìm ra hướng giải quyết cho tình huống khó
khăn mà mình đang gặp phải, hay chỉ đơn giản là nhằm cải thiện hoàn cảnh hiện tại.
Tuy nhiên, không phải lờikhuyên nào cũng có thể là “kim chỉ nam” cho những hành
động của bạn.
Nhiều lờikhuyên mà bạn vẫn thường nhận được từ đồng nghiệp hay cộng sự
hóa ra lại hoàn toàn vô bổ, thậm chí còn có hại cho công việc hay cuộc sống của bạn.
Vì thế, bạn nên cố gắng sàng lọc những thông tin quý giá, có lợi cho bản thân giữa
hàng núi thông tin mà bạn tiếp nhận mỗi ngày.
Tác giả nhiều tập sách về đề tài văn hóa công ty, Bob Rosner, đã đi đến kết luận
như trên sau khi thử phân tích tâm lý, thói quen, phong cách, môi trường làm việc…
của nhân viên ở các công ty lớn. Ông còn liệt kê nhữnglờikhuyên tồi tệ nhất mà các
nhân viên thường nhận được từ đồng nghiệp và bạn bè mình.
-
“Hãy làm việc sao cho mọi người đều nhận thấy bạn đang làm việc,
như thế sẽ không ai nói được rằng bạn chỉ là kẻ lười biếng”.
-
“Hãy tập đánh máy cho thành thạo, và bạn sẽ chẳng bao giờ lo thất
nghiệp cả”. (Ồ, nếu chỉ có vậy thì bạn sẽ suốt đời ngồi sau bàn phím và không
thể thăng tiến được).
-
“Trong lúc phỏng vấn, bạn không cần nói rằng bạn là một người có khả
năng, một chuyên gia giỏi. Chẳng lẽ bạn nghĩ là nhà tuyển dụng không thể cảm
nhận được là anh ta đang tiếp một ứng viên sáng giá hay sao chứ?”. (Liệu bạn
có nên làm theo lờikhuyên này không?).
- “Nếu bạn rời khỏi văn phòng để về nhà trước khi kết thúc ngày làm
việc, đừng dại mà nói chuyện đó với “sếp”!
-
“Ở phòng X vừa có một chỗ trống đấy, bạn nộp đơn vào đó đi. Đừng
suy nghĩ nhiều! Bạn không thích tay trưởng phòng ở đó cũng không sao, miễn
là bạn sẽ được nhận mức lương cao hơn ở chỗ cũ”. (Thế nhưng bạn có thể phải
“khốn khổ” vì phải làm việc ở vị trí không phải dành cho mình. Tiền bạc không
phải là tất cả đâu!)
- “Đừng về hưu, bạn sẽ chết vì buồn chán đấy!”.
-
“Chớ có làm như tôi làm, mà hãy làm như tôi nói với bạn!”. (Bạn có thể
tin rằng đây là lờikhuyên của một lãnh đạo nói với cấp dưới của mình không?
Dường như anh ta quên mất là tất cả nhân viên đều dõi theo “nhất cử nhất
động” của “sếp” và coi đó là chuẩn mực cho những hành động của mình. Một
khi lời nói không đi đôi với việc làm, thì có vẻ như nhà lãnh đạo đã “mất cả chì
lẫn chài”: cả năng lực lãnh đạo, cả lòng kính trọng và ngưỡng mộ của nhân
viên).
Bản danh sách nhữnglờikhuyên vô bổ kiểu như trên còn có thể kéo dài thêm
nữa, nếu bạn bổ sung vào đó những gì mà bản thân bạn nghe được trong cuộc sống và
công việc hàng ngày.
Web site ABCNews.com đã hợp tác với chuyên mục Best & Worst tổ chức
cuộc thăm dò trực tuyến về nhữnglờikhuyên liên quan đến công việc. Kết quả đã làm
cho người ta phải ngỡ ngàng và nhìn lại các lờikhuyên từ góc độ khác, khi tất cả mọi
lời khuyên mà bạn có thể nhận được từ đồng nghiệp hay bạn bè đều rơi vào một trong
những nhóm sau:
-
Vớ vẩn: 13,8%
-
Xúc phạm: 18,5%
-
Tầm thường: 31,4%
-
Sáng suốt: 36,1%
Như vậy, trong mọi trường hợp, khi cần đến (hay cả khi không cần) một lời
khuyên, bạn đều phải học cách lắng nghe và giữ lại cho mình những ý kiến, lờikhuyên
khả thi nhất trong vô số nhữnglờikhuyên “thượng vàng hạ cám”. Điều đó có thể giúp
bạn tránh được nhiều trường hợp “dở khóc dở cười” nếu cứ mù quáng làm theo một
lời khuyên tồi tệ nào đó.
. không cần) một lời
khuyên, bạn đều phải học cách lắng nghe và giữ lại cho mình những ý kiến, lời khuyên
khả thi nhất trong vô số những lời khuyên “thượng. về những lời khuyên liên quan đến công việc. Kết quả đã làm
cho người ta phải ngỡ ngàng và nhìn lại các lời khuyên từ góc độ khác, khi tất cả mọi
lời khuyên