Đi tìmmộthướngđiriêng
Cạnh tranh ngày nay diễn ra ở mọi lĩnh vực như cạnh tranh kỹ thuật, cạnh tranh
về tài năng, cạnh tranh về thị trường, cạnh tranh về sản phẩm Nguồn vốn càng ít thì
sự cạnh tranh càng khốc liệt, đối với những doanh nhân mới bước chân vào thương
trường thì quá trình cạnh trạnh càng khốc liệt hơn, vì vậy càng khó đứng vững trong
cuộc cạnh tranh.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế vẫn khuyên các doanh nhân mới vào thị
trường đừng vội nản lòng, bởi thị trường vẫn còn rất rộng lớn, nhu cầu của người tiêu
dùng là vô cùng, có nhu cầu thì ắt sẽ có thị trường. Nếu doanh nhân nào có cái nhìn
tinh tường tránh khỏi sự biến động để ngắm trúng các loại hàng hoá có nhu cầu cao
còn chưa bộc lộ ra, thậm chí mạo hiểm kinh doanh các ngành nghề mới, những ngành
nghề mà ít người dám làm, hoặc những ngành nghề mà người khác đã làm nhưng mình
cố gắng làm tốt hơn thì có thể đưa mình vào vị trí tuyệt đối không có đối thủ cạnh
tranh. Khi chọn cách làm chưa ai từng làm, bất chấp những mối nguy hiểm và những
gian khổ phía trước còn có thể chưa lường hết, họ sẽ nhận được những sự báo đáp hậu
hĩnh.
Cơ hội từ chiếc quần lao động
Từng tham gia đãi vàng và phát minh ra chiếc quần bò, Levi Strauss đã tìm
được hướngđiriêng cho mình và làm nên một sự nghiệp kinh doanh lớn.
Năm 1850, tại Fransico, Mỹ, rất nhiều người kéo đến tấp nập từ các nơi trên thế
giới kéo đến với một hoài bão, giấc mơ về vàng. Levi Strauss là một người trong số
đó. Nhưng tại đây thực sự không nhiều vàng như mọi người nghĩ, mà nguời đào vàng
thì vô số, vì vậy giấc mộng làm giàu từ vàng cũng bị tan vỡ. Thấy vậy, Levi chuyển
sang kinh doanh. Ông mở một gian hàng tạp hoá, nhờ vào khả năng kinh doanh nên
nhanh chóng trở thành một thương gia có tiếng trong ngành.
Trong một lần ngẫu nhiên, Levi phát hiện ra quần áo lao động của những công
nhân mỏ đều làm bằng vải bông rất dễ bị bục nát, nếu dùng vải bạt làm thì sẽ chống
thấm rất tốt, đây là một phát hiện rất quan trọng. Levi Strauss lập tức bắt tay vào làm
ra những bộ quần áo lao động mới, vải bạt vừa bền lại vừa rất dễ chịu nên nhanh
chóng được nhiều người lao động yêu thích. Sau đó, Levi thành lập công ty sản xuất
quần áo lao động bằng vải bạt, sản xuất một lượng lớn quần áo lao động chống thấm
với người tiêu thụ chủ yếu là những người đãi vàng. Đồng thời, dựa theo điều kiện làm
việc của thợ mỏ nên sản phẩm không ngừng được cải tiến, kết quả là tạo nên chiếc
quần bò hiệu Levis nổi tiếng toàn cầu.
Tạo cơ nghiệp nhờ cá sấu
Cá sấu luôn là hung bạo và con người chuyên săn bắt. Tuy nhiên, ở Trung
Quốc, có một doanh nhân đã lấy việc kinh doanh cá sấu để phát tài, đó là Dương Hải
Tuyền. Trong vương quốc cá sấu của ông có một hồ nuôi cá sấu có diện tích lớn nhất
trên thế giới với trên 40 nghìn con cá sấu. Đây cũng chính là món của cải khổng lồ mà
Dương Hải Tuyền đã tạo ra và cũng chính nó đã làm cho ông trở nên giàu có.
Dương Hải Tuyền xuất thân trong một gia đình nghèo khó, vừa đi học vừa phải
kiếm tiền. Lúc còn trẻ ông đã mở một cửa hàng tạp hoá nhưng do kinh doanh nhỏ lại
không gặp thời nên không lâu sau thì phá sản. Bị thất nghiệp nhưng ông không hề oán
thán, trái lại càng phấn đấu bằng chính năng lực của mình để sinh tồn. Dương Hải
Tuyền chăm chỉ điều tra, nghiên cứu hy vọng tìm được ra con đường kinh doanh riêng,
với thắng lợi bất ngờ để bản thân đạt được ước mơ làm giàu.
Trong một lần tình cờ gặp người bạn cũ làm nghề săn bắt cá sấu, họ nói chuyện
về việc săn bắt cá sấu và đả động đến việc da cá sấu bị các thương gia ép giá thu mua
hoặc từ chối nhận da cá sấu còn non do chưa đạt tiêu chuẩn. Điều này đã khơi dậy sự
hứng thú và nhận thức mới của Dương Hải Tuyền đối với loài cá sấu. Ông nghĩ: da
của những con cá sấu còn non thì chưa đủ tiêu chuẩn, chưa thể làm được gì, nếu cứ săn
bắt thì rất đáng tiếc, tại sao lại không nuôi chúng lớn lên để lấy da?
Có thể nghĩ ra thì cũng có thể làm, vậy là ông vay vốn của người thân. Đầu tiên
tiến hành kinh doanh thu mua cá sấu, tiếp đến xây dựng một bể nước vôi, đồng thời
phân công người đi đến các khu, các nhà nuôi cá sấu để thu mua cá sấu non. Dù cho
việc nuôi cá sấu là việc từ trước đến nay chưa ai làm, nhưng Dương Hải Tuyền đã
chọn con đường chưa ai đi, đầy gian nan, không rõ phương hướng cũng chẳng có ai
chỉ bảo. Những khó khăn gian khổ và va vấp sẽ rất nhiều nhưng theo ông thì điều quan
trọng là nghị lực, lòng can đảm và khả năng kinh doanh.
Có một Hội nghị về bảo vệ cá sấu tổ chức tại New York Mỹ có 10 quốc gia và
các chuyên gia ở khu vực tham dự. Dương Hải Tuyền là đại biểu duy nhất của Trung
Quốc tham dự hội nghị. Tại đây, ông tự hào tuyên bố “Chỉ tính riêng số cá sấu ở mỗi
hồ nuôi của tôi đã có hơn 5000 con cá sấu lớn nhỏ”.
Tù một cậu bé nghèo thất học, Dương Hải Tuyền trở thành một trong những
chuyên gia nuôi cá sấu điển hình và có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Không dừng
lại ở đó, ông còn là người sáng lập ra trò biểu diễn giữa cá sấu với con người cho các
khách du lịch thưởng thức, xây dựng lên hàng loạt những điểm du lịch có tiết mục biểu
diễn với cá sấu, lợi nhuận thu về thật ngoài sức tưởng tượng. Dương Hải Tuyền được
coi như một “ông vua cá sấu”, là người thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp
và dịch vụ du lịch Trung Quốc.
Có thể nói, một doanh nhân có đầu óc sáng tạo, nếu thông hiểu được chiều
hướng phát triển theo nhu cầu, thực sự có năng lực sáng tạo, sự hiểu biết, mạnh dạn
khai thác thì có thể tìm đuợc bầu trời và con đường riêng cho mình. Chính việc phát
minh ra chiếc quần bò của Levi Strauss và việc thành công trong nghề kinh doanh cá
sấu của Dương Hải Tuyền chính là những minh chứng tiêu biểu nhất cho điều này.
. Đi tìm một hướng đi riêng
Cạnh tranh ngày nay diễn ra ở mọi lĩnh vực như cạnh tranh kỹ thuật, cạnh tranh
về tài năng, cạnh tranh. đãi vàng và phát minh ra chiếc quần bò, Levi Strauss đã tìm
được hướng đi riêng cho mình và làm nên một sự nghiệp kinh doanh lớn.
Năm 1850, tại Fransico,