Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
203,5 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU
Những vấn đề môi trường và mối quan hệ đặc biệt giữa môi trường và con người đã
được toàn thế giới quan tâm đặc biệt trong những thập niên gần đây. Ở Việt Nam, từ
những thập niên 90, việc thu hút tập trung mạnh mẽ các nguồn đầu tư nước ngoài và đẩy
mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở rộng mạng lưới đô thị… đã làm nảy
sinh nhiều vấn đề bức xúc về môi trường, gây sự chú ý của nhiều người.
Mặc dù đã được sự quan tâm của cộng đồng thế giới song môi trường toàn cầu nói
chung và Việt Nam nói riêng đang có những dấu hiêu xấu đáng nghiêm trọng. Môi
trường đất, nước, không khí đang ngày càng bị ô nhiễm. Đòi hỏi phát triển kinh tế làm
các quốc gia quên mất trách nhiệm đối với môi trường. Các nguồn tài nguyên đất, nước,
không khí không những bị sử dụng một cách lãng phí mà còn bị huỷ hoại nghiêm trọng
vì những hành vi của con người.
Đã có rất nhiều tài liệu viết về vấn đề này. Trong quá trình nghiên cứu phục vụ môn
học, em đã thu thập được nhiều tài liệu. Những tài liệu này đã giúp ích em rất nhiều
trong việc hiểu rõ hiện trạng môi trường tự nhiên.
Tuy nhiên do còn có những hạn chế khách quan và chủ quan, vì thế tập hợp tư liệu
này có thể còn nhiều thiếu sót. Mong cô giáo xem và cho em ý kiến để sửa đổi. Em xin
chân thành cám ơn cô giáo.
Sinh viên
Trần Hải Minh
1
A. Ônhiễm đất
1. Nguyên nhân gây ônhiễm đất.
Nguyên nhân chủ yếu của ônhiễmđất đến từ nông dược và phân hoá học, chúng tích
luỹ dần trong đất qua các mùa vụ. Thứ hai là các loại chất thải trong hoạt động của con
người (rắn, lỏng, khí). Thứ ba, đất cũng là một yếu tố của môi trường cùng với không
khí, nước và vành đai sinh vật, nên nó tiếp nhận những chất ônhiễm từ các yếu tố khác
mọi nơi, mọi lúc. Ngoài ra, các vùng khai thác khoáng sản kim loại thường tạo thành
một khu vực khuếch tán, khiến cho hàm lượng nguyên tố này trong vùng đất xung quanh
cao hơn nhiều so với đất thông thường, đây cũng là nguyên nhân của ônhiễm đất.
- Ônhiễmđất vì nước thải:
Nguyên nhân là không biết cách lợi dụng một cách khoa học các loại nước thải để
tưới cho cây trồng. Sử dụng hợp lý nguồn nước thải tưới đồng ruộng sẽ tận dụng được
lượng Nitơ, Photpho, Kaki trong nước, có lợi cho cây trồng. Nhưng nếu như nước ô
nhiễm chưa qua xử lý cần thiết, tưới bừa bãi, thì có thể đưa các chất có hại trong nguồn
nước vào đất gây ô nhiễm.
Việc lợi dụng nước thải để tưới ruộng gây ônhiễm đất, ảnh hưởng tới người và gia
súc có ở mọi quốc gia. Sự kiện “Cadimi” xảy ra ở Nhật Bản năm 1955 là một ví dụ.
Nông dân ở vùng núi Phú Sĩ một thời gian dài đã sử dụng nước thải của một nhà máy
luyện kẽm gần đó để tưới ruộng, Cadimi chứa trong nước thải tích luỹ dần trong lúa gạo
ở khu vực này. Hậu quả là những người nông dân bị chứng đau nhức các khớp xương,
34 người chết, 280 người tàn phế. Theo một điều tra nông thôn Nhật Bản, năm 1970,
diện tích đấtônhiễm do nước ở Nhật là 190.000 ha, làm thiệt hại 22 tỷ Yên.
Trong những năm 70, nông dân Ấn Độ cũng sử dụng tràn lan các nước thải thành thị
chưa qua xử lý để tưới ruộng, khiến cho khả năng sản xuất của đất giảm, gây hại tới sức
khoẻ nông dân. Theo một báo cáo, tỷ lệ nhiễm các bệnh về đường ruột ở người do nông
phẩm ở những khu vực này cao hơn gấp 3 lần những nơi khác.
- Ônhiễmđất vì chất phế thải:
2
Nguồn chất thải rắn có rất nhiều, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn của ngành
khai thác mỏ, rác ở đô thị, chất thải nông nghiệp và chất thải rắn phóng xạ. Chủng loại
của chúng rất nhiều, hàm lượng các nguyên tố độc trong chúng cũng không giống nhau;
tỷ lệ nguyên tố độc hại trong chất thải rắn công nghiệp thường cao hơn; rác thành thị
chứa các loại vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng; chất thải rắn nông nghiệp chứa các
chất hữu cơ thối rữa và thuốc nông nghiệp còn lưu lại ; chất thải phóng xạ có chứa các
nguyên tố phóng xạ như Uranium, Strontium, Caesium những chất thải rắn này được
vứt bừa bãi, ngấm nước mưa, và rỉ ra nước gây ônhiễm đất, sông ngòi, ao hồ và nguồn
nước ngầm, nguồn nước ônhiễm này lại được dùng để tưới đồng ruộng sẽ làm thay đổi
chất đất và kết cấu đất, ảnh hưởng tới hoạt động của vi sinh vật trong đất, cản trở sự sinh
trưởng của bộ rễ thực vật và ảnh hưởng tới sản lượng cây trồng.
- Ônhiễmđất do khí thải:
Các chất khí độc hại trong không khí như ôxit lưu huỳnh, các hợp chất nitơ kết tụ
hoặc hình thành mưa axit rơi xuống đất làm ônhiễm đất. Một số loại khói bụi có hại
ngưng tụ cũng là nguyên nhân của ônhiễm đất. Ví dụ, các vùng đất gần các nhà máy sản
xuất hoá chất Photpho, Flo, luyện kim dễ bị ônhiễm vì khói bụi, hàm lượng flo chứa
trong khoáng chất photpho sử dụng ở các nhà máy phân hoá học thường là 2 – 4%, nếu
khí thải không được xử lý thích đáng, có thể làm cho một vùng hàng ngàn km2 đất xung
quanh bị ônhiễm flo nặng. Ở gần các xưởng luyện kim, vì trong khí thải có chứa lượng
lớn các chất chì, cadimi, crom, đồng nên vùng đất xung quanh sẽ bị ônhiễm bởi
những chất này. Đấtở 2 bên đường, thường có hàm lượng chì tương đối cao là sản phẩm
của khí thải động cơ.
- Ônhiễmđất do nông dược và phân hoá học:
Đây là 2 loại hoá chất quan trọng trong nông nghiệp, nếu sử dụng thích hợp sẽ có hiệu
quả rõ rệt đối với cây trồng. Nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi, sử dụng không đúng sẽ
lợi bất cập hại, một trong số đó là ônhiễm đất. Nếu bón quá nhiều phân hoá học là hợp
chất nitơ, lượng hấp thu của rễ thực vật tương đối nhỏ, đại bộ phận còn lưu lại trong đất,
qua phân giải chuyển hoá, biến thành muối nitrat trở thành nguồn ônhiễm cho mạch
3
nước ngầm và các dòng sông. Cùng với sự tăng lên về số lượng sử dụng phân hoá học,
độ sâu và độ rộng của loại ônhiễm này ngày càng nghiêm trọng. Vì số lượng lớn nông
dược tích luỹ trong đất, đặc biệt là các thuốc có chứa các nguyên tố như chì, asen, thuỷ
ngân có độc tính lớn, thời gian lưu lại trong đất dài, có loại nông dược thời gian lưu
trong đất tới 10 đến 30 năm, những loại nông dược này có thể được cây trồng hấp thu,
tích trong quả và lá và đi vào cơ thể người và động vật qua thực phẩm, ảnh hưởng đến
sức khoẻ. Thuốc trừ sâu đồng thời với việc diệt các côn trùng gây hại, cũng gây độc đối
với các vi sinh vật và côn trùng có ích, các loại chim, cá và ngược lại một số loại sâu
bệnh thì lại sinh ra tính kháng thuốc. Theo điều tra của tổ chức nông lương thế giới: năm
1965, có 182 loài côn trùn gây hại có khả năng kháng thuốc, năm 1968, tăng lên 228 loài
và đến 1979 lên tới 364 loài. Trong số 25 loài sâu hại nông nghiệp chủ yếu ở các nông
trường California Mỹ thì có 17 loài đã có khả năng kháng đối với một hoặc vài loại
thuốc, mỗi năm, số sâu hại kháng thuốc này làm thiệt hại mấy chục triệu đôla cho nông
nghiệp vùng này.
- Ônhiễmđất do vi sinh vật:
Nguồn gây ônhiễm này chủ yếu là chất thải chưa qua xử lý của người và động vật,
nước thải bệnh viện, nước thải sinh hoạt trong đó nguy hại lớn nhất là chất thải chưa
được xử lý khử trùng của các bệnh viện truyền nhiễm. Rất nhiều vi khuẩn và ký sinh
trùng tiếp tục sinh sôi nảy nở trong đất, bám vào các cây trồng nông nghiệp và truyền
vào cơ thể người, động vật.
Ngoài những nguồn ônhiễm trên, các hoạt động tưới không thích đáng, chặt cây rừng,
khai hoang cũng tạo thành các hiện tượng rửa trôi, bạc mầu, nhiễm phèn trong đất.
Theo thống kê, hàng năm diện tích đất này trên thế giới tăng từ 5.000.000 đến
11.000.000 ha.
Có thể thấy rằng, chống ônhiễmđất đang là vấn đề bức thiết đặt ra cho nhiều quốc
gia. Một số biện pháp cơ bản hiện nay là: khống chế các chất thải rắn, lỏng, khí. Mở
rộng và phát triển công nghệ tuần hoàn kín hoặc xử lý chất thải để giảm hoặc loại bỏ các
chất gây ô nhiễm; khi lợi dụng nước thải để tưới ruộng, cần nắm được thành phần chất
4
ô nhiễm, hàm lượng và trang thái, khống chế số lượng nước tưới hoặc thực hiện xử lý
chần thiết; thứ 2 là nên khống chế việc sử dụng nông dược hoá học, hạn chế sử dụng các
thuốc có độc tính cao, khả năng tồn tại lớn, phát triển các loại thuốc nông nghiệp mới có
hiệu quả cao, độc tính thấp, lượng tồn trữ ít. Thứ 3 là bón phân hoá học một cách hợp lý.
Thứ 4, nên tích cực áp dụng rộng rãi các kỹ thuật sinh học phòng trị sâu hại, lợi dụng
các loài chim có ích, côn trùng có ích và một số vi sinh vật gây bệnh để chống lại các
loại sâu hại, biện pháp này đang được rất nhiều nước trên thế giới sử dụng.
2.Hiện trạng ônhiễm đất
Đối với Việt Nam, tình trạng đó rất nghiêm trọng. Điển hình tại bãi rác Khánh Sơn có
diện tích gần 49 ha thuộc phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu do Công ty Môi
trường-đô thị (MT-ÐT) Ðà Nẵng tiếp nhận quản lý, khai thác từ đầu năm 2007.
Việc một số người dân có hành động tự ý chặn xe vận chuyển đang lưu thông trên
đường Hoàng Văn Thái đến bãi rác Khánh Sơn là vi phạm pháp luật cần phải xử lý
nghiêm. Nhưng qua đây cũng phản ánh một thực tế là con đường Hoàng Văn Thái với
lưu lượng xe ô-tô và các phương tiện tham gia giao thông hằng ngày rất lớn, nhưng
chưa được chú ý đầu tư nâng cấp.
Từ nhiều năm nay cuộc sống các hộ dân dọc hai bên con đường này luôn phải chịu
cảnh "nắng bụi mưa bùn". Bên cạnh đó bãi rác Khánh Sơn chỉ cách khu dân cư khoảng
300-500 m, nhưng rác thải lại chưa xử lý được mùi hôi thối và nước "cốt" chảy ra gây ô
nhiễm môi trường. Nhất là khu dân cư ở đây chưa có nước máy chỉ dựa vào nước giếng
đào.
Công tác đền bù giải tỏa vẫn chưa thỏa đáng. Tháng 1-2008, UBND thành phố Ðà
Nẵng chỉ đạo Công ty cấp nước phối hợp các bên liên quan tiến hành lắp đặt hệ thống
nước máy cung cấp cho 500 hộ dân khu vực Ðà Sơn (đến gần Tết Mậu Tý 2008 đã hoàn
thành đưa vào sử dụng).
Cùng thời gian nói trên việc sửa chữa, nâng cấp đường Hoàng Văn Thái được đưa vào
kế hoạch. Theo ông Trưởng Ban quản lý phát triển giao thông Ðà Nẵng, do thiếu kinh
5
phí, trước mắt mới nâng cấp được gần 2 km; hiện đang tổ chức đấu thầu và sẽ cố gắng
hoàn thành trong dịp cuối năm nay.
Như vậy, trên thực tế việc triển khai được thực hiện không chỉ rất chậm mà còn rất
hạn chế về kinh phí UBND thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với
UBND quận Liên Chiểu và các cơ quan liên quan tiến hành xác định cụ thể khu vực và
mức độ ONMT tại bãi rác Khánh Sơn để trên cơ sở đó có biện pháp xử lý cụ thể; chọn
Công ty Khoa học-công nghệ triển khai lắp đặt lò đốt chất thải y tế (dạng lò tĩnh, công
suất 200kg/giờ) thời gian hoàn thành đưa vào sử dụng theo kế hoạch là cuối tháng 2-
2008 (hiện tại đang trong giai đoạn thi công).
Ngày 16-1, UBND thành phố Ðà Nẵng chỉ đạo quận Liên Chiểu tổ chức gặp các hộ
dân diện giải tỏa khu vực bãi rác Khánh Sơn để thông báo kết luận của Chủ tịch UBND
thành phố về công tác giải tỏa đền bù. Có mặt tại cuộc gặp này, chúng tôi nhận thấy,
phần lớn những kiến nghị chính của người dân đến thời điểm đó cơ bản đã được giải
quyết.
Chính quyền thành phố tiếp tục tiếp nhận để xem xét những kiến nghị của người dân
về những vấn đề mới phát sinh.Trong quá trình thanh tra, kiểm tra về một số trường hợp
diện tích đất đền bù, UBND thành phố cho rằng, trước hết người dân phải chứng minh
được tính pháp lý trong việc sử dụng đất.
Theo chúng tôi, yêu cầu UBND thành phố đặt ra là đúng nguyên tắc nhưng lại rất khó
đối với người dân (nhất là ở khu vực xã mới lên phường) bởi trên thực tế không ít diện
tích đấtở nông thôn trước đây mấy ai được cấp và chứng thực đầy đủ bằng văn bản.
Tạo việc làm cho người dân và xử lý ônhiễm môi trường
Hai vấn đề cơ bản nổi lên cần được tập trung giải quyết tại bãi rác Khánh Sơn, đó là:
việc làm cho người dân và xử lý ONMT.
Trao đổi ý kiến với ông Lê Thanh Bình, Phó Giám đốc Công ty MT-ÐT Ðà Nẵng cho
biết: Hằng ngày ở bãi rác Khánh Sơn có khoảng từ 300 đến 400 người (trong độ tuổi lao
động khoảng 150 người) tham gia thu gom rác phế liệu. Từ rất lâu, số lao động này và
gia đình họ sống nhờ cả vào bãi rác.
6
Mặc dù đã có sự sắp xếp của công ty nhưng tình trạng tranh giành, trộm cắp thường
xuyên xảy ra, làm cho trật tự an ninh tại đây hết sức phức tạp.
Cách đây ba năm, UBND thành phố cũng đã xây dựng đề án chuyển đổi việc làm cho
những lao động nhặt rác phế thải ở bãi rác Khánh Sơn với mức hỗ trợ một triệu
đồng/người và yêu cầu các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực chung quanh tiếp nhận lao
động nhưng không đạt kết quả. Công ty MT-ÐT Ðà Nẵng đã tiếp nhận hơn 30 lao động
(trong đó khu vực Ðà Sơn là 17 người). Nhưng để chuyển đổi nghề cho những người
nhặt rác là không dễ, và điều đó cũng đồng nghĩa với việc khó có thể hoàn thành kế
hoạch của thành phố là đến cuối năm nay không còn người nhặt rác thải trên bãi rác
Khánh Sơn.
Cùng quan điểm nói trên, ông Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, Dương Thành Thị
cho rằng, nếu không có sự tiếp sức, hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thì
quận cũng "bó tay"! Xem ra đến thời điểm này thì mọi động thái chung quanh đề án
chuyển đổi nghề hầu như vẫn còn nguyên trong "ý tưởng"
Về vấn đề ONMT, yêu cầu đặt ra ở đây là rác thải (nhất là rác thải y tế) phải được xử
lý theo công nghệ tiên tiến với quy mô nhà máy hiện đại. Theo ông Lê Thanh Bình, việc
đầu tư kinh phí cho xử lý rác thải còn thấp, chỉ ở mức 19 nghìn đồng/m3).
Năm 2007, công ty đề nghị thành phố nâng mức đầu tư lên 29 nghìn đồng/m3 nhưng
chưa được duyệt. Năm 2007, UBND thành phố "đặt hàng"cho công ty trị giá 29 tỷ, năm
nay là 32 tỷ trong khi xăng dầu, tiền lương tăng hạn chế kinh phí hoạt động của đơn vị.
Nhưng, ông Bình cũng cho rằng, chưa hẳn nâng tiền đầu tư xử lý rác thải đã mang lại
hiệu quả như mong muốn mà điều cốt lõi là rác phải được xử lý bằng công nghệ tiên tiến
(hiện tại vẫn còn xử lý theo công nghệ lạc hậu: chôn lấp).
Việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải theo công nghệ hiện đại ở đô thị Ðà Nẵng đã
được nói đến, từ hơn 10 năm nay và không ít nhà đầu tư nước ngoài đã đến tận nơi
nghiên cứu, xem xét nhưng rồi không hiểu sao "một đi không trở lại".
7
Mặc dù các đơn vị chức năng của thành phố có vẻ khá sốt sắng trong việc tìm kiếm
nhà đầu tư nhưng cho đến lúc này hầu như chưa có tín hiệu lạc quan từ nhà đầu tư đủ
năng lực, "mặn mà" với dự án nói trên.
Có người bảo, Ðà Nẵng một thành phố phát triển khá sôi động, nhất là trên lĩnh vực
chỉnh trang đô thị với nhiều dự án lớn - hoành tráng như dự án thoát nước vệ sinh môi
trường thành phố với kinh phí hơn 41 triệu USD nhưng có phần "sao nhãng" nhiều dự án
nhỏ, trong đó có dự án liên quan trực tiếp đời sống sinh hoạt hằng ngày của hàng trăm
hộ dân trên địa bàn. Mong sao điều này sớm được điều chỉnh
B. Ônhiễm nước
I. Nguyên nhân của ônhiễm nước
Vấn đề ônhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự hủy hoại
môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời. Khủng hoảng về nước đang hoành
hành cả hành tinh, không riêng ai cả.
Cơ chế và ảnh hưởng của ônhiễm nước thì được biết rõ. Chủng loại các loại ô nhiễm,
cách tác động sinh học của chúng đã được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên, vấn đề là những
chất rắn có thể hoà tan hay lơ lững trong nước sẽ được mang đi xa nguồn thải. Do sự
đồng nhất của môi trường nước, các chất gây ônhiễm gây tác động lên toàn bộ sinh vật
ở dưới dòng, đôi khi cả đến vùng ven bờ và vùng khơi của biển. Vấn đề đặc biệt nữa là
nước là dung môi của nhiều chất, nước chảy qua những địa hình thấp và vùng nghèo O2
hoà tan. Nhiệt độ càng cao thì O2 hòa tan càng ít.
Nhiệt
độ
Nồng độ O2 bão hòa trong nước
ngọt
Trongnước
biển (2%NaCl)
Thể
tích( cm3/l)
Trọng
lượng(mg/l)
0
o
C 10,24 14,16 7,97
5
o
C 8,98 12,37 7,07
10
o
C 7,96 10,92 6,35
15
o
C 7,15 9,76 5,79
8
20
o
C 6,50 8,84 5,31
25
o
C 5,95 8,11 4,86
30
o
C 5,48 7,53 4,46
Ðiều này chứng tỏ rằng O2 là nhân tố hạn chế trong môi trường nước.
Từ đó ta thấy:
- Ðộng vật thuỷ sinh phải có sự trao đổi khí qua mang rất mạnh, dễ bị ảnh hưởng của
ô nhiễm hoá học.
- Chúng có thể thiếu O2 khi nhiệt độ gia tăng, nhất là vào mùa hè, lưu lượng nước
sông ít, nhiệt độ cao.
- Dao động nhiệt của nước sông ít, đa số sinh vật là hẹp nhiệt.
Các đặc điểm trên cho thấy là môi trường nước rất dễ bị ô nhiễm, các ônhiễm từ đất,
không khí đều có thể làm ônhiễm nước, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người và các
sinh vật khác.
1. Tình trạng ônhiễm nước trên thế giới
Trong thập niên 60, ônhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo
ngại. Tiến độ ônhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ nghệ. Ta có thể kể
ra đây vài thí dụ tiêu biểu.
Anh Quốc chẳng hạn: Ðầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Nó trở thành ống cống lộ
thiên vào giữa thế kỷ này. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta
đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.
Nước Pháp rộng hơn, kỹ nghệ phân tán và nhiều sông lớn, nhưng vấn đề cũng không
khác bao nhiêu. Dân Paris còn uống nước sông Seine đến cuối thế kỷ 18. Từ đó vấn đề
đổi khác: các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi không còn dùng làm nước sinh hoạt
được nữa, 5.000 km sông của Pháp bị ônhiễm mãn tính. Sông Rhin chảy qua vùng kỹ
nghệ hóa mạnh, khu vực có hơn 40 triệu người, là nạn nhân của nhiều tai nạn (như nạn
cháy nhà máy thuốc Sandoz ở Bâle năm 1986 chẳng hạn) thêm vào các nguồn ônhiễm
thường xuyên.
9
Ở Hoa Kỳ tình trạng thảm thương ở bờ phía đông cũng như nhiều vùng khác. Vùng
Ðại hồ bị ônhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt nghiêm trọng.
2. Tình trạng ônhiễm nước ở Việt Nam
Nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp và các đô thị
chưa đông lắm nhưng tình trạng ônhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi với các mức độ
nghiêm trọng khác nhau (Cao Liêm và Trần Ðức Viên, 1990).
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất dùng tưới lúa và hoa màu, chủ yếu là
ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Việc sử dụng nông dược và phân bón hóa
học càng góp thêm phần ônhiễm môi trường nông thôn.
Công nghiệp là ngành làm ônhiễm nước quan trọng, mỗi ngành có một loại nước thải
khác nhau. Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến Sông Cầu thành màu đen, mặt
nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số. Khu công nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày
hàng ngàn mét khối nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt xuống
Sông Hồng làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể. Khu công nghiệûp Biên Hòa và TP HCM
tạo ra nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm bẩn tất cả các sông
rạch ở đây và cả vùng phụ cận.
Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do dân số và các đô thị.
Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải cuả các cơ sở tiểu thủ công nghiệp
trong khu dân cư là đặc trưng ônhiễm của các đô thị ở nước ta.
Ðiều đáng nói là các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi trường, chưa qua xử
lý gì cả, vì nước ta chưa có hệ thống xử lý nước thải nào đúng nghĩa như tên gọi.
Nước ngầm cũng bị ô nhiễm, do nước sinh hoạt hay công nghiệp và nông nghiệp.
Việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn và nhiễm phèn xảy ra
ở những vùng ven biển sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long, ven biển miền
Trung (Cao Liêm và Trần Ðức Viên, 1990).
II. Các loại ônhiễm nước
10
[...]...Có nhiều cách phân loại ônhiễm nước Hoặc dựa vào nguồn gốc gây ô nhiễm, như ônhiễm do công nghiệp, nông nghiệp hay sinh hoạt Hoặc dựa vào môi trường nước, như ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương Hoặc dựa vào tính chất của ô nhiễm, như ônhiễm sinh học, hóa học hay vật lý 1 Ônhiễm sinh học của nước Ônhiễm nước sinh học do các nguồn thải ô thị hay kỹ nghệ có các chất thải sinh... kỹ nghệ ra sông làm ô nhiễm nguồn nước Ônhiễm của vùng bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, ở vịnh Californie, bởi hãng Montrose Chemicals do sự sản xuất nông dược Hãng này sản xuất từ đầu năm 1970, 2/3 số lượng DDT toàn cầu làm ônhiễm một diện tích 10.000 km2 (Mc Gregor, 1976), làm cho một số cá không thể ăn được tuy đã nhiều năm trôi qua Sử dụng nông dược mang lại nhiều hiệu quả trong nông nghiệp,... thành nạn nhân của ô nhiễn do công nghệ hiện đại Ðã có hàng trăm người chết, và hàng ngàn người bị thương tật suốt đời (Ramade, 1987) C Ônhiễm không khí Như vậy ônhiễm không khí là kết quả của sự thải ra không khí các chất thải khí độc hại ở thể hơi, bụi, khí Làm tăng đột biến các chất như CO2, NOX, SOX Hiện nay, ônhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cá thế giới chứ không phải riêng của... diệt tuyến trùng (nematocides) Chúng tạo thành một nguồn ônhiễm quan trọng cho các vực nước Nguyên nhân gây ônhiễm là do các nhà máy thải các chất cặn bã ra sông hoặc sử dụng các nông dược trong nông nghiệp, làm ônhiễm nước mặt, nước ngầm và các vùng cửa sông, bồ biển Nước dùng của dân thành phố Arles (miền nam nước Pháp) có mùi khó chịu không sử dụng được, vào năm 1948 Nguyên nhân là do một nhà... lượm được từ chuyến đi và những kinh nghiệm trong thời gian hoạt động trong lĩnh vực ônhiễm không khí, đặc biệt là ônhiễm từ nguồn di động, tôi muốn trình bày một số biện pháp mà ngành môi trường California, Mỹ đã áp dụng thành công và khả năng vận dụng chúng trong hoàn cảnh nước ta Các biện pháp giảm thiểu ônhiễm không khí từ nguồn di động ở bang California(CA) California có diện tích tương đương... vực tập trung mật độ giao thông cao, các ngõ TP.HCM hay nơi có nhiều hoạt động công nghiệp , ônhiễm không khí nói chung và ônhiễm bụi nói riêng cũng ở mức rất quan ngại TS Tô Thị Hiền - khoa môi trường Đại học Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho biết 11 loại hợp chất hữu cơ thơm đa vòng - viết tắt là PAHs - có từ 4-6 vòng thơm được phát hiện trong thành phần bụi không khí ở một số vị trí tại... tương tự 2 Ônhiễm hoá học do chất vô cơ Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là những chất độc cho thủy sinh vật Sự ônhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat, phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các ngành công nghiệp Nhiễm độc chì... độ ônhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải có một số việc chúng ta có thể tiến hành ngay Cụ thể là: Biện pháp quản lý: cần có một cơ quan đủ mạnh để đảm trách công tác khống chế ônhiễm do hoạt động giao thông vận tải.Với cơ cấu hiện tại trách nhiệm này được chia sẻ cho nhiều đơn vị nên kết quả không cao Biện pháp quy hoạch, đầu tư xây dựng: Nhất là đối với mạng lưới đường sá Hiện nay công... nó có chứa TBS (tetrazopylène benzen sulfonate), không bị phân hủy sinh học Xà bông là tên gọi chung của muối kim loại với acid béo Ngoài các xà bông Natri và Kali tan được trong nước, thường dùng trong sinh hoạt, còn các xà bông không tan thì chứa calci, sắt, nhôm sử dụng trong kỹ thuật (các chất bôi trơn, sơn, verni) c Nông dược (Pesticides) Các nông dược hiện đại đa số là các chất hữu cơ tổng hợp... không khí, các quy định dưới luật, các tiêu chuẩn môi trường rất đầy đủ để làm cơ sở thực hiện việc kiểm soát khí thải từ nguồn di động để quản lý chất lượng không khí tại bang có cơ quan tài nguyên không khí (Air Resources Board-ARB) trực thuộc cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) bang, ARB có 35 chi nhánh tại các địa phương Đẩy mạnh công tác giám sát môi trườngkhông khí: Mạng lưới giám sát chất lượng môi