Loạibỏbrandyếukémđểgiữlấy
khách hàng
Xưa nay, người ta thường nói nhiều về việc làm sao để đưa ra thương trường
những sản phẩm mới. Tuy nhiên, rất ít ai đụng chạm đến việc làm sao đểloạibỏ
những thương hiệu “còm cõi” không cần thiết. Nghe thì cũng hơi vô lý, nhưng thực ra
những doanh nghiệp “thông minh” vẫn thường loạibỏ những brand còi cọc để thu lợi
nhuận đến mức tối đa trong khi họ vẫn phải bỏ nhiều công sức cho việc tạo dựng
thương hiệu. Bởi vậy, khi nào và làm sao đểloạibỏ những thương hiệu “còi cọc” là cả
một vấn đề, đôi khi nghe thật buồn cười nhưng thực ra đó chính là cả một nghệ thuật
kinh doanh thời nay mà không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức được. Cũng như
mặt trái của một tấm huân chương, nếu không cẩn thận, doanh nghiệp rất có thể phải
đối mặt với nhiều hiểm họa khó lường, bời rất có thể họ phải ném vào đó những chi
phí khổng lồ mà lợi nhuận thì vẫn bóng chim tăm cá.
Các nghiên cứu cho thấy rằng có khá nhiều tập đoàn tên tuổi có thể kiếm tới 80-
90% lợi nhuận từ khoảng 20% các brand của mình. 80% các brand còn lại hoặc chỉ
mang về cho các doanh nghiệp một mức lợi nhuận nhỏ nhoi khiêm tốn nào đó hoặc là
hoàn toàn lỗ trắng. Lấy ví dụ như tập đoàn sản xuất thực phẩm nổi tiếng thế giới
Nestle. Đại gia này đã từng cho ra lò tới 8000 brand khác nhau, tuy nhiên chỉ có
khoảng 200 trong số đó thực sự mang lại phần lớn lợi nhuận cho Nestle (chiếm 2,5%).
Còn Procter & Gamble sản xuất tới 250 brand nhưng chỉ có 10 trong số đó mang lại
hơn 55% lợi nhuận.
Thua thiệt trực tiếp do phải giữ lại các brand còm cõi chưa hẳn đã là mối hiểm
họa duy nhất đối với các ông chủ công ty. Bản thân các brand trong một công ty cũng
có thể cạnh tranh khốc liệt với nhau để phân tranh thắng bại trên thương trường. Việc
quản trị một nhóm các brand cũng lấy đi không ít thời gian và sức lực của các chuyên
gia nhãn hiệu khiến họ rất dễ phân tâm trước những nhiệm vụ chính của mình trong
tình trạng cạnh tranh khốc liệt của thương trường.
Thật khó mà xác định được những brand nào nên đào thải, brand nào thì nên
bảo toàn. Ngay cả các chuyên gia về marketing cũng chẳng dễ gì mà nắm được việc
phân bổ nguồn giữa các brand. Bởi vậy, nếu doanh nghiệp không có chiến lược cho
việc phát triển thương hiệu, họ rất dễ lâm vào cảnh “thấy cây mà không thấy rừng”.
Nirmalya Kumar, Giám đốc của trung tâm Marketing thuộc Trường quản trị London,
tác giả của bài báo “Kill a Brand, keep a customer” trong tạp chí Harvard Business
Review, số tháng 12 năm 2003 đã đưa ra một phương pháp mới nhằm giải quyết vấn
đề quản trị nhóm thương hiệu: làm sao để bảo toàn và phát triển các nhãn hiệu mạnh
đồng thời loạibỏ các nhãn hiệu yếu kém.
Nếu như Bạn không nắm rõ lắm tình huống trong công ty Bạn, tác giả bài báo
trên khuyên Bạn nên thử nghiệm bằng một bài test với tựa đề:” Doanh nghiệp của Bạn
có quá nhiều brand hay không?”
1. Có phải hơn 50% các brand của doanh nghiệp Bạn là dành cho người tiêu
dùng ngoài công ty?
2. Có phải doanh nghiệp của Bạn không thể cạnh tranh nổi với các đối thủ trong
lĩnh vực marketing và quảng cáo nhiều brand khác?
3. Có phải doanh nghiệp của Bạn đang tốn rất nhiều chi phí cho việc xây dựng
những thương hiệu cỡ nhỏ?
4. Có phải doanh nghiệp của Bạn đang sử dụng nhiều nhãn hiệu khác nhau tại
nhiều quốc gia khác nhau cho cùng một sản phẩm hay không?
5. Có phải các segment thị trường, các dòng sản phẩm, các chính sách về giá cả,
kênh phân bổ…cho các nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp Bạn đang chồng chéo
lên nhau?
6. Theo ý kiến của người tiêu dùng thì nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp
Bạn có cạnh tranh gay gắt với nhau không?
7. Có phải chỉ có một phần nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp Bạn cần thiết
cho ngạch bán lẻ?
8. Có phải việc tăng ngân sách quảng cáo cho một trong nhiều nhãn hiệu của
doanh nghiệp Bạn dẫn đến việc giảm doanh số bán ra của một nhãn hiệu sản phẩm
khác của doanh nghiệp?
9. Có phải Bạn bỏ quá nhiều thời gian cho việc phân bổ nguồn giữa các nhãn
hiệu?
10. Có phải các chuyên gia nhãn hiệu trong doanh nghiệp Bạn đang “gầm gừ”
nhìn nhau như những đối thủ đáng gờm?
Nếu như Bạn trả lời “đúng” đối với 0-2 câu hỏi, Bạn không cần phải nghĩ đến
việc hợp lý hóa các nhóm nhãn hiệu. Và nếu trả lời đúng cho 3-6 câu hỏi - Bạn có thể
nghĩ đến khả năng hợp lý hóa chúng, 7-10: việc hợp lý hóa các nhóm nhãn hiệu là quá
cần thiết.
Cứ cho rằng, quyết định về việc hợp lý hóa các nhóm nhãn hiệu đã được Bạn
phê duyệt. Lúc này Bạn phải tiến hành các thủ tục kiểm tra đánh giá (audit) các brand
đã có của Bạn. Dĩ nhiên, các top manager của doanh nghiệp Bạn sẽ phải thực hiện
công việc này bởi chính họ là những người sẽ phải quyết định số phận của các brand.
Tốt hơn hết là tất cả các manager cùng tham gia vào việc đánh giá các brand của
doanh nghiệp. Nếu như mỗi một manager phụ trách đánh giá một brand riêng, ý kiến
cá nhân của anh ta đôi khi sẽ trở nên mất tính khách quan khi quyết định bảo toàn hay
đào thải một nhãn hiệu. Nên lập ra một bảng liệt kê các nhãn hiệu sản phẩm của doanh
nghiệp. Như vậy, Bạn sẽ rất dễ dàng phân biệt được nhãn hiệu nào đang mang lại lợi
nhuận cho Bạn và những nhãn hiệu nào đang trùng lặp với nhau.
Kinh nghiệm cho thấy rằng, đối với các thành viên tham gia việc đánh giá kiểm
tra các nhãn hiệu sản phẩm, kết quả mà họ thu được thường là khá bất ngờ. Thường
chỉ có một số ít các brand là có chút ít tên tuổi trên thương trường với thị phần không
quá 1%. Nếu như cuộc đánh giá sơ bộ đầu tiên cho kết quả đáng ngờ thì doanh nghiệp
cần phải quyết định nên bảo toàn những nhãn hiệu nào. Doanh nghiệp có thể xem xét
tổng hợp các brand nói chung (portfolio approach) hoặc từng segment sản phẩm trên
thị trường nói riêng.
Trong trường hợp đầu tiên, khi trong tay Bạn có cấu trúc rõ rang của nhóm
nhãn hiệu,
Bạn không cần phải tìm giải pháp hữu hiệu cho từng segment. Ngược lại, doanh
nghiệp có thể đào thải những nhãn hiệu yếukém tính theo segment hoặc theo vùng địa
lý đồng thời cần phải chú trọng đến các brand mạnh - những nhãn hiệu đem lại nguồn
lợi nhuận chính cho doanh nghiệp Bạn. General Electric là một ví dụ điển hình trong
việc triển khai các bước như vậy. Ngoại trừ các brand mạnh nhất nhì trong dòng sản
phẩm của mình, tất cả các nhãn hiệu còn lại đều bị vứt vào sọt rác không thương tiếc.
Unilever cũng tiến hành những bước như vậy, nhưng theo một quy trình chọn lọc kỹ
lưỡng hơn. Unilever quyết định chỉ bảo hành những nhãn hiệu nào hội đủ ba yếu tố
sau:
Nhãn hiệu phải có khả năng chiếm giữ vị trí thứ nhất hoặc thứ nhì trên thị
trường tính về chủng loại sản phẩm.
Nhãn hiệu có tiềm năng phát triển trong tương lai. Chúng đáp ứng được yêu cầu
cũng như mong đợi của người tiêu dùng hoặc trong thời điểm hiện tại, hoặc trong
tương lai. Unilever quyết định bảo toàn nhãn hiệu dầu ăn oliu Bertolli, một biểu tượng
cho cuộc sống lành mạnh, và nhãn hiệu này đã đem lại lợi nhuận cho hãng khi trở
thành sản phẩm bán chạy nhất và được người tiêu dùng đón nhận, ủng hộ
Nhãn hiệu có khả năng mang lại lợi nhuận để có thể trang trải được các chi phí
quảng cáo, tiếp thị cũng như các chi phí về công nghệ sản xuất
Unilever, sau khi đánh giá kiểm tra sản phẩm, đã quyết định bảo toàn 400 nhãn
hiệu trong số 1600 nhãn hiệu của mình. 1200 nhãn hiệu còn lại bị ném vào sọt rác
không thươn g tiếc.
Tuy nhiên, có nhiều công ty không thích sử dụng phương pháp tổng thể này mà
lại chọn phương pháp chia sản phẩm theo segment riêng rẽ. Electrolux đã sử dụng
phương pháp này cho việc Nghiên cứu phân tích kỹ cấu trúc thị trường, Electrolux
đi đến kết luận rằng thị trường này chia làm 4 segment: ngành công nghiệp ăn uống
giải trí (các quán bar, quán rượu), segment chính yếu chuyên dụng (các hãnghàng
không, khách sạn, bêệh viện ), các hệ thống nhà hàng (các quán ăn gia đình) và
segment cao cấp (các nhà hàng sang trọng, cao cấp). Trong mỗi một segment,
Electrolux sử dụng một nhãn hiệu được coi là hiệu quả. Và như vậy, trong số 15 nhãn
hiệu, Electrolux quyết định chỉ giữ lại 4 nhãn hiệu cho 4 segment mà hãng đã chọn.
Unilever và Eletrolux đã thành công trong việc quản lý nhóm nhãn hiệu của
mình. Tuy nhiên, không phải công ty doanh nghiệp nào cũng có thể copy phương thức
quản lý đó. Việc đào thải nhãn hiệu đối với nhiều công ty là một quá trình làm việc
gian truân đòi hỏi khá nhiều chi phí tốn kém, nó cũng sẽ dẫn đến việc một lượng lớn
khách hàng có thể rơi vào tay các đối thủ. Tuy nhiên, cũng tồn tại những phương pháp
để người ta đào thải sản phẩm một cách có hiệu quả. Đó là việc sát nhập nhãn hiệu,
bán nhãn hiệu, và đào thải nhãn hiệu.
Sát nhập nhãn hiệu có thể được coi là thành công khi doanh nghiệp đưa được
khách hàng đã từng sử dụng các nhãn hiệu trước đây sang sử dụng nhãn hiệu mới. Đôi
khi, để đạt được điều này, người ta sử dụng các nhãn hiệu tạm thời có tên kép hoặc
chia nhãn hiệu ra thành các nhãn hiệu phụ (vẫn tương đương với nhãn hiệu cũ). Chỉ
khi nhãn hiệu mới thực sự được người tiêu dùng đón nhận, nhãn hiệu tạm thời với tên
kép sẽ được đổi lại để trở thành tên cũ, lúc này việc chia nhãn hiệu thành các nhãn
hiệu phụ cũng lập tức chấm dứt.
Bán nhãn hiệu chỉ thực sự có hiệu quả khi nhãn hiệu đã có một tiếng vang nhất
định và thu được lợi nhuận tuy nhiên do nguyên nhân nào đó mà không nằm trong
chiến lược marketing của công ty. Trong trường hợp này giá trị thị trường của nhãn
hiệu có thể cao hơn giá trị thực của nó đối với công ty. Lúc này người ta có thể bán
nhãn hiệu một cách an toàn nhất, tuy nhiên cũng phải lưu ý một điều rằng nhãn hiệu
được bán ra phải không trở thành đối thủ cạnh tranh với các brand khác của công ty.
được thực hiện khi công ty chi ra một khoản tài chính khiêm tốn cho nhãn
hiệu mà vẫn thu được một khoản lợi nhuận tối đa. Khi việc kinh doanh ngưng trệ,
brand chính thức bị đào thải. Hình thức này được áp dụng trong các trường hợp khi
nhãn hiệu đã thực sự nổi tiếng nhưng buộc phải đào thải bởi việc tiếp tục sử dụng nó là
không thể do các nguyên nhân mang tính chiến lược.
Cuối cùng, đó là việc đào thải nhãn hiệu - một phương pháp đơn giản nhất, mặc
dù để thực hiện việc này cũng cần có một chút mánh khóe. Vấn đề nằm ở chỗ là đôi
khi doanh nghiệp cần phải loạibỏ các nhãn hiệu mà đối thủ đã copy tràn lan. Năm
1993, Procter & Gamble quyết định loạibỏ nhãn hiệu giấy toilet nổi tiếng White
Cloud để chuyển sang sản xuất nhãn hiệu khác Charmin. Khi P&G nhận được quyền
sản xuất và lưu hành nhãn hiệu White Cloud thì cũng là lúc mác sản phẩm này bị các
đối thủ của P&G copy tràn lan.
Dĩ nhiên, các phương pháp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, chẳng có
một thần dược nào có thể chữa được bách bệnh như cha ông ta vẫn thường nói. Hy
vọng bài báo sẽ giúp cho các doanh nghiệp có them chút thông tin khi quyết định bảo
toàn hay loạibỏ nhãn hiệu trong cuộc ganh đua gay gắt của thương trường.
. Loại bỏ brand yếu kém để giữ lấy
khách hàng
Xưa nay, người ta thường nói nhiều về việc làm sao để đưa ra thương trường. sao để loại bỏ
những thương hiệu “còm cõi” không cần thiết. Nghe thì cũng hơi vô lý, nhưng thực ra
những doanh nghiệp “thông minh” vẫn thường loại bỏ