Hành trìnhngượcdòng ngoạn
mục củaGucci
Thị trường Wall Street vẫn còn chưa hết ngạc nhiên về sự tăng giá cố phiếu của
hãng Gucci: được đưa vào thị trường chứng khoán vào tháng 10 năm 1995 với mức
giá 22 USD, cổ phiếu hiện đã nhảy lên tới trên dưới 70 USD. Trong các cửa hiệu tại
New York, Paris, Tokyo hay Bắc Kinh, những chiếc túi Gucci giá 3 000 franc được
bán đắt như tôm tươi. Trong khi đó mới chỉ cách đây 5 năm, không ai đoán chắc được
tương lai của nhãn hiệu được Guccio Gucci tạo lập tại Florence vào năm 1923 này sẽ
đi đến đâu. Ai là những người đã tạo ra sự kì diệu này? Không ai khác, chính là bộ đôi
Domenico De Sole, người quản lý, và Tom Ford, nhà tạo mẫu. Bộ đôi này đã thiếp
vàng lại hai chữ G huyền thoại và biến hãng sản xuất đồ da tụt hậu thành một ngôi sao
trong làng mốt.
Quả thực Gucci đã từng trải qua một quá khứ lẫy lừng. Guccio đã thành công
trong việc biến một cửa hiệu đồ da thành điểm hẹn của giới nổi tiếng thế giới như công
chúa Grâce, Jackie Kennedy và các ngôi sao của Hollywood, những nhân vật sang
trọng này dạo chơi khắp nơi với biểu tượng củacửa hàng, với những chiếc túi xách
quai tre, giày da trang trí bằng những chiếc gờ mạ vàng và những chiếc khăn quàng
sặc sỡ màu hoa. Ngay từ năm 1951, đi trước rất nhiều đối thủ cạnh tranh châu Âu
khác, Gucci đã khai trương cửa hàng riêng tại New York.
Trượt dốc
Sau cái chết của vị nhạc trưởng Guccio, những người thừa kế đã dành nhiều
thời gian để xâu xé nhau hơn là để điều hành công việc kinh doanh. “Mỗi thành viên
trong gia đình tự cho mình là người chèo lái, gây nhiễu hình ảnh của nhãn hiệu”,
Domenico De Sole kể lại. Để làm đầy túi, họ đã kí rất nhiều hợp đồng lixăng, đến mức
nhãn hiệu được dán lên bất cứ sản phẩm tầm thường nào khác, các cửa hàng được mở
vô tội vạ với 2.500 cửa hàng, bán 22.000 mặt hàng khác nhau. Bước ngoặt đến với
hãng vào năm 1989: sự suy tàn của thương hiệu đã khiến cho Investcorp, một tập đoàn
các nhà đầu tư Bahrein nổi tiếng chú ý tới.
Lợi dụng sự bất đồngcủa những người thừa kế, Investcorp đã chiếm được 50%
vốn, tương đương 135 triệu USD nhưng chung sống không thoải mái với Maurizio
Gucci, một trong nhiều người cháu của Guccio, người nắm giữ phần còn lại. Vào năm
1993, các khoản nợ đã khiến cho những nhà đầu tư không còn kiên nhẫn được nữa:
Maurizio bị dồn tới mức phá sản, nhượng lại phần sở hữu với giá 175 triệu USD. Tuy
nhiên, Investcorp phải tiếp tục bỏ thêm 50 triệu USD nữa mới cứu nổi Gucci. Người
cuối cùng trong dòng họ Gucci rồi cũng ra đi. Và Domenico De Sole là người thế chỗ.
Người mang hai dòng máu Mỹ-Italia này biết rõ hãng tới từng kẽ tóc. Từng là luật sư
của Gucci, Sole đã giải quyết rất tốt các vụ tranh giành của Aldo Gucci (chú của
Maurizio) với ngành thuế, giảm nợ từ 60 triệu, xuống còn 20 triệu USD, tới mức gia
đình Gucci đã yêu cầu ông trở thành người điều hànhGucci America ngay từ năm
1984. Khi Investcorp cầu cứu tới Sole, hãng Gucci đang nằm trong tình trạng khủng
hoảng. “Nhân sự mất tinh thần. Công ty giống như một hợp bang mà mọi người đều
muốn ra đi, không một quyết định nào tỏ ra có hiệu lực”, Sole nhớ lại.
Cải tổ toàn diện
De Sole dồn sức vào những việc cần kíp nhất và giảm chi phí điều hành bằng
cách đóng những văn phòng hào nhoáng mà Maurizio đã mở tại Milan. Ông trả nó về
Casellina, ngoại ô của Florence, nơi trước đây Guccio đã mở xưởng sản xuất. Sau đó
ông cải tổ lại bộ tham mưu. Cuối cùng ông bổ nhiệm Tom Ford làm giám đốc phụ
trách tạo mẫu và trao cho Tom nhiều trách nhiệm khác. Tom là người Texas, Mỹ, 35
tuổi, đã làm việc cho hãng từ năm 1990. Mục tiêu của ông chủ mới gồm có hai điểm:
đưa Gucci thâm nhập vào làng mốt thế giới và đánh bóng lại hình ảnh. Tom có toàn
quyền điều khiển các chiến dịch quảng cáo, giao tiếp truyền thông và bài trí cửa hiệu.
Ngay từ mùa thu năm 1994, bộ đôi De Sole-Ford đã bắt đầu tấn công lên tất cả
các mặt sản xuất, lixăng, phân phối, khuyếch trương. Họ xác định một chiến lược giá
chặt chẽ và định vị hợp lý-một chiếc túi xách Gucci rẻ hơn một nửa so với túi của
Chanel. Sau đó là việc các nhà tạo mẫu tấn công vào phong cách: hoàn hảo, những
chiếc túi xách với dải băng đỏ và xanh, gắn hai chữ viết tắt G. Bị phê phán bởi những
cái gờ mạ vàng quá loè loẹt, chúng đã được thay thế bằng kẹp kim loại nhã nhặn hơn,
màu bạc. Túi xách quai tre được làm trẻ hơn với mẫu mã nhẹ nhàng hơn và phù hợp
với phụ nữ khi tới công sở.
Sự cải tổ tận gốc đã được tiến hành và các đối tác được lựa chọn: kính mắt
được thực hiện bởi Safilo, người Ý; nước hoa được giao cho hãng mỹ phẩm Wella,
Đức; đồng hồ được sản xuất tại Thụy Sỹ bởi hãng Severin Montres.
Để củng cố hoạt động sản xuất, De Sole đã đi thăm tất cả các xưởng tại
Mougello. De Sole đã cho tất cả những nhân công tại xưởng biết rằng Gucci sẽ khởi
động lại, công ty đang cần họ để cải tiến chất lượng và thời hạn giao hàng. Dự án với
các đối tác đã đảm bảo cho họ một lượng hợp đồng tối thiểu nhưng với sự kiểm soát
về mặt sản xuất khá hà khắc. 22 kĩ thuật viên đã đi lại hàng ngày trong vùng đồi
Toscan, Ý. Nhiệm vụ của họ là kiểm tra tay nghề của 2.400 nhân công đang làm việc
tại các xưởng sản xuất của các ông chủ thầu, nơi tạo ra 300 000 chiếc túi xách, thắt
lưng và những đồ da khác mỗi tháng, 90% hoạt động sản xuất của hãng thuộc về các
chủ thầu, nhưng nguyên liệu da được chính công ty mẹ mua và phân phối tới xưởng.
Claudio Barbugli nhận thầu cho Gucci từ năm 1985. Xưởng của Claudio đã sản
xuất từ 1000 lên tới 3000 túi xách mỗi tháng cùng với số lượng công nhân cũ nhờ vào
sáng chế của các kĩ sư Casellina. Trong phân xưởng này, các công nhân được bố trí
theo vòng tròn xung quanh một chiếc máy, vòng quay của chiếc máy này sẽ dừng lại
trước mỗi công nhân để họ có thể lấy được bộ phận mình cần. Sự tiết kiệm thời gian
(khoảng 15%) đã khiến cho việc sản xuất một chiếc túi trở nên nhanh hơn (mỗi túi cần
150 miếng ghép và 300 thao tác).
Tại nhà máy Casellina, nơi tạo mẫu, những đơn hàng đặc biệt và các túi xách
bằng da quí như da trăn hay da cá sấu được De Sole áp dụng một cơ chế khuyến khích
đặc biệt: trao phần thưởng bằng cổ phiếu cho công nhân.
Cuối cùng, Gucci đã đứng vững trong thế giới đầy cạnh tranh của các nhãn hiệu
cao cấp và lấy lại được hình ảnh nổi tiếng. Chi phí quảng cáo đạt mức cao nhất, tới 6
triệu USD vào năm 1992. De Sole vẫn duy trì mối liên hệ với thị trường chứng khoán
và tin tưởng tuyệt đối vào sự lựa chọn các chiến dịch của Tom Ford. Các chiến dịch
này được từng bộ phận thực hiện từ A tới Z, kể cả cách bài trí cửa hiệu. Một người du
lịch đi từ New York tới Thượng Hải, qua London cũng sẽ đều nhìn thấy cùng một kiểu
kính của những cửa hiệu Gucci. Mỗi tháng, cửa kính được thay đổi một lần, đồng nhất
ở khắp nơi. Chính Tom Ford là người bài trí với một phong cách đứng đắn như chính
bộ trang phục của Tom: áo sơ mi và quần đen.
Túi xách, giày và quần áo may sẵn được bán ở 154 cửa hàng Gucci, các cửa
hàng này hoặc được điều hành trực tiếp, hoặc được chuyển giao khai thác từ trước đó.
Từ sau đó trở đi, tất cả các cửa hàng mới đều thuộc công ty mẹ, hãng đang cố gắng
thâu tóm lại tất cả các cửa hàng bị chuyển giao như đã từng làm tại Bruxelles, Vérone
hay Trévise. “Tôi thà giảm doanh số bằng cách đóng các cửa hàng còn hơn phải nhìn
thấy những bộ sưu tập của tôi bị trưng bày một cách cẩu thả”, De Sole bộc bạch.
Từ năm 1995, 20 cửa hàng tại Nhật Bản đã được đổi mới và mở rộng thêm. Kết
quả là doanh số tại quần đảo này đã tăng gấp đôi hàng năm.
Ngay từ khi hãng có những dấu hiệu đổi mới đầu tiên với khoản đầu tư khoảng
350 triệu USD, tập đoàn Investcorp đã kiếm được một khoản lợi nhuận kếch xù khi
tham gia vào Wall Street: 539 triệu USD cho 49% vào tháng 10 năm 1995, sau đó là
1,45 tỉ USD (cổ phiếu tăng gấp đôi) vào tháng 3 năm 1996.
Với nụ cười tươi đầy mãn nguyện, Claudio Barbugli đang điều khiển sắp xếp
từng kiện hàng khổng lồ chuẩn bị được gửi đi: “50 kiện hàng này được xuất sang Nhật,
trong đó có túi xách quai tre, mặt hàng bán chạy nhất trong mùa của chúng tôi”. Tại
Dicomano, ngôi làng nhỏ nằm giữa những quả đồi bạt ngàn cây bách, ở giữa Toscan,
Claudio chỉ là một trong số 95 nhà thầu của Gucci-hãng thời trang cao cấp Italia, kẻ đã
lội ngượcdòng đầy ngoạn mục.
. Hành trình ngược dòng ngoạn
mục của Gucci
Thị trường Wall Street vẫn còn chưa hết ngạc nhiên về sự tăng giá cố phiếu của
hãng Gucci: được. thành một ngôi sao
trong làng mốt.
Quả thực Gucci đã từng trải qua một quá khứ lẫy lừng. Guccio đã thành công
trong việc biến một cửa hiệu đồ da thành