Thôngđồngđểđộcquyềnkinh
doanh –cáigiáphảitrả
Trong kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh luôn là rất cần thiết với các
doanh nghiệp. Đây là cơ sở cho doanh nghiệp có những bước phát triển vững
chắc. Tuy vậy, có nhiều doanh nghiệp chỉ nhìn thấy những lợi ích trước mắt dẫn
đến có những hành vi vi phạm Luật cạnh tranh, mà phổ biến nhất là hành vi
thông đồng giữa các đối thủ cạnh tranh để nâng giá sản phẩm, dịch vụ.
Từ những đối thủ cạnh tranh của nhau, giờ đây những doanh nghiệp này đã trở
thành “những người bạn tốt” cùng vi phạm pháp luật, chuyển từ cạnh tranh bình đẳng
sang lạm dụng đểđộc quyền.
Công ty phát thanh cáp Atys và Công ty phát thanh cáp Seco, là hai nhà cung
cấp hệ thống cáp duy nhất tại một địa phương ở Nhật Bản. Họ thường thu phí sử dụng
truyền hình cáp của người dân địa phương là 300 yên/tháng và những người dân ngoài
địa phương là 400-500 yên/tháng. Tuy nhiên, từ giữa năm 2003, Atys và Seco đã cùng
gửi thư đến những người sử dụng dịch vụ của họ đểthông báo về việc tăng phí.
Theo Luật cạnh tranh Nhật Bản, hành vi thôngđồng được sử dụng trong Luật
cạnh tranh có nghĩa là hành động của một doanh nghiệp thôngđồng với một doanh
nghiệp hoặc một số doanh nghiệp khác, mà họ có quan hệ cạnh tranh, dưới hình thức
ký kết một hợp đồng, một thỏa thuận hoặc ngầm đồng ý để quyết định giá cả hàng hóa
hoặc dịch vụ của họ, từ đó kiềm chế hoạt động lẫn nhau.
Ngoài ra, điều 2 của các nguyên tắc thực hiện Luật cạnh tranh quy định rằng
thuật ngữ “hành vi thông đồng” nhằm để chỉ các doanh nghiệp ở cùng một quy mô sản
xuất hoặc phân phối nên có thể ảnh hưởng đến sản xuất hoặc chức năng cung cầu của
một thị trường hàng hóa hoặc dịch vụ.
Thuật ngữ “các hình thức ngầm hiểu khác” được đề cập tại Luật cạnh tranh
nhằm để chỉ các mối liên hệ ngoài hợp đồng hoặc thỏa thuận mà bất chấp việc tôn
trọng pháp luật của họ, sẽ dẫn tới các hành động chung.
Trong trường hợp này, cả Atys và Seco đều là nhà cung cấp dịch vụ truyền hình
cáp ở địa phương. Họ cũng là hai nhà cung cấp dịch vụ duy nhất ở khu vực này, họ có
cùng quy mô sản xuất hoặc phân phối, và vì vậy họ có quan hệ cạnh tranh theo chiều
dọc. Hơn nữa, cả hai đã thừa nhận là do chi phí cho các kênh chương trình tăng giá và
sự cạnh tranh khốc liệt lãng phí giữa họ nên cả hai đều phải chịu thua lỗ.
Vì vậy, Atys và Seco đã thỏa thuận với nhau và quyết định chấm dứt cạnh tranh
về giá và xóa bỏ việc giảm giá cho những người sử dụng cư trú ở các khu nhà ở và các
khu liên hợp. Hai bên cũng nhất trí là sẽ điều chỉnh giá dịch vụ.
Tuy nhiên, Atys và Seco lập luận rằng họ không thực hiện hành vi thôngđồng
vì mức phí sử dụng và nội dung chương trình của họ vẫn khác nhau. “Hành vi thông
đồng” theo quy định tại Luật cạnh tranh không chỉ rõ là cần có sự liên kết về giá.
Các hành động kiềm chế hoạt động của các doanh nghiệp có liên quan, chẳng
hạn như cùng quyết định về giá cả của hàng hóa hoặc dịch vụ, hoặc áp dụng những
hạn chế về số lượng, công nghệ, sản phẩm, trang thiết bị, các đối tác thương mại và
các khu vực thương mại cũng bị coi như là hành vi thông đồng.
Điều đó đúng với trường hợp này, Atys và Seco không liên kết về giá nhưng
sau khi họ tham khảo với nhau họ đồng thời chấm dứt điều khoản giảm giá đặc biệt
đối với dân cư sinh sống tại địa phương và tăng mức giá ban đầu.
Hành động này tương đương với hành vi thôngđồng về giá của hàng hóa hoặc
dịch vụ từ đó kiềm chế hoạt động lẫn nhau.
Hơn nữa, vì không còn nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp nào trong khu
vực nên hành vi thôngđồng giữa Atys và Seco nhằm tăng phí sử dụng có thể ảnh
hưởng mạnh đến chức năng cung cầu của thị trường truyền hình cáp.
Người ta cho rằng hành động “thảo luận” hay “tham khảo” không nhất thiết có
nghĩa là một hợp đồng hay thỏa thuận nhưng thực sự đã có hành vi thôngđồng vì có
sự liên lạc giữa các bị cáo.
Dựa trên tình hình thực tế, hành động cùng nhất loạt chấm dứt việc giảm giá
đặc biệt cho những người sử dụng cư trú tại địa phương và tăng phí sử dụng của Atys
và Seco đã tạo nên hành vi thôngđồng theo định nghĩa của Luật cạnh tranh Nhật Bản.
Theo quyết định Uỷ ban cạnh tranh Nhật Bản, Atys và Seco bị yêu cầu chấm dứt việc
thực hiện hành động trên. Đối với trách nhiệm hình sự của họ, vụ việc này sẽ được
chuyển cho công tố viên để điều tra thêm.
Vụ việc trên của Atys và Seco là một dấu hiệu cảnh báo đối với các doanh
nghiệp muốn dùng cách “thông đồng” để thu lợi nhuận lớn ngay trước mắt thay vì sử
dụng chính năng lực cạnh tranh và khả năng thực tế của mình để thu hút khách hàng.
. Thông đồng để độc quyền kinh
doanh – cái giá phải trả
Trong kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh luôn là rất cần thiết với các
doanh nghiệp nhất là hành vi
thông đồng giữa các đối thủ cạnh tranh để nâng giá sản phẩm, dịch vụ.
Từ những đối thủ cạnh tranh của nhau, giờ đây những doanh nghiệp này