Thuếgiátrịgia tăng:
1. Khái niệm:
Thuế giátrịgiatăng là một sắc thuế do người mua phải trả khi mua
hàng hoá hay thụ hưởng dịch vụ tỷ lệ với giátrịgiatăng của mỗi khâu lưu
thông hàng hoá dịch vụ.
2. Sơ lược lịch sử áp dụng thuếgiátrịgia tăng:
- Năm 1918, Carl Friedrich Von Siemens (Đức) đã đề xuất việc áp
dụng kiểu đánh thuế dựa trên cở sở giátrịgiatăng nhưng không được chính
quyền chú ý.
- 1947, một nhà kinh tế học Mỹ (Chao) đề cập trong tác phẩm “Cải tổ
hệ thống thuế”
- Ở Nhật, một dự án về thuế này cũng đã được hình thành 1953 nhưng
không được thông qua.
- Pháp áp dụng đầu tiên (1954) nhưng chỉ mới ở khâu sản xuất. Đến
năm 1968 mới mở rộng diện áp dụng
- Phần lớn các nước Châu Âu đều áp dụng thuếgiátrịgiatăng vào
khoảng từ 1968 - 1972. Một số nước áp dụng các mức thuế suất phân biệt
theo tính chất của hàng hoá, một số nước chỉ áp dụng một thuế suất chung:
Ví dụ:+ Đan Mạch: 22% cho tất cả
+ Thuỵ Điển: 23,46% cho tất cả
+ Pháp : 5,5%, 7%, 18,6%, 33,3%
+ Cộng hoà Liên bang Đức: 7% & 14%
- Ở Châu Á, ngày càng có nhiều nước chuyển sang áp dụng thuếgiá
trị gia tăng: Indonesia (1985), Đài Loan (1986), Philipine (1988), Nhật
(1989), Thái Lan (1991), Mông cổ (1993), Trung Quốc (1994), Singapore
(1994). Riêng chính quyền Sài gòn cũ :1973. Hiện nay có đến 120 nước áp
dụng.
- Ở Việt Nam, từ năm 1990 đã tiến hành nghiên cứu, năm 1993 áp
dụng thí điểm, năm 1997 ban hành luật và chính thức áp dụng ngày
1.1.1999.
3. Đối tượng chịu thuế:
Là tất cả các hàng hoá dịch vụ dùng cho sản xuất - kinh doanh và tiêu
dùng ở Việt nam bao gồm:
- Hàng hoá dịch vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước
- Hàng hoá dịch vụ nhập khẩu và tiêu dùng trong nước.
Chú ý: Đối tượng chịu thuế bao gồm cả 2 loại sau:
- Hàng hoá dịch vụ sản xuất và tiêu dùng nội bộ
- Hàng hoá dịch vụ được mua bán dưới mọi hình thức kể cả những
hình thức trao đổi không bằng tiền.
Trừ các đối tượng sau:
- Sản phẩm của một số ngành đang còn khó khăn hoặc đang cần
khuyến khích, tạo điều kiện phát triển:
+ Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh
bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông
thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập
khẩu.
+ Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng dùng trong dây
chuyền công nghệ và vật tư xây dựng nhập khẩu máy bay, dàn khoan, tàu
thuỷ thuê của nước ngoài (dùng cho sản xuất - kinh doanh hoặc phát triển
công nghệ) mà trong nước chưa sản xuất được;
+ Dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư, hoạt động kinh doanh chứng khoán
+ Chuyển giao công nghệ; phần mềm máy tính.
+ Dịch vụ bưu chính, viênc thông và Internet phổ cập theo chương
trình của chính phủ.
- Những hàng hoá dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống xã hội
không đặt vấn đề điều tiết tiêu dùng như:
+ Dịch vụ y tế;
+ Hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục thể thao không nhằm mục
đích kinh doanh; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành
và chiếu phim nhựa, phim video tài liệu
+ Dạy học, dạy nghề
+ Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và
khu dân cư; duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố,
chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ.
+ Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện;
- Những hàng hoá dịch vụ phi lợi nhuận hoặc thuộc những hoạt động
ưu đãi vì mục tiêu xã hội, nhân đạo:
+ Vũ khí, khí tài phục vụ an ninh quốc phòng;
+ Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm cây trồng vật nuôi
và các loại bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh;
+ Duy tu sửa chữa các công trình văn hoá nghệ thuật, công trình phục
vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà tình nghĩa bằng nguồn vốn đóng góp của
nhân dân và vốn viện trợ nhân đạo;
+ Điều tra, thăm dò địa chất; đo đạc, lập bản đồ thuộc loại điều tra cơ
bản của Nhà nước;
+ Phát sóng truyền thanh, truyền hình theo chương trình bằng nguồn
vốn ngân sách nhà nước;
+ Xuất bản, nhập khẩu và phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên
ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật,
sách khoa học kỹ thuật, sách in bằng chứ dân tộc thiểu số và tranh ảnh, áp
phích tuyên truyền cố động;
+ Một số hàng hoá nhập khẩu có tính viện trợ nhân đạo, viện trợ
không hoàn lại, quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị -
xã hội, xã hội, xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà
tặng cho các nhân ở Việt Nam theo mức quy dịnh của Chính phủ; đồ dùng
của các cá nhân, tổ chức nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao;
hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng bán cho các
tổ chức quốc tế, người nước ngoài để viện trợ nhân đạo, viện trợ khong hoàn
lại cho Việt Nam;
+ Sản phẩm là bộ phận nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận của
người bệnh; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật;
- Những trường hợp khác
+ Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bán cho người đang thuê.
+ Chuyển quyền sử dụng đất (đã chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất)
+ Hàng hoá chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm
nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu;
+ Vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải
quốc tế và dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài
Lưu ý: Cơ sở kinh doanh không được khấu trừ và hoàn thuếgiátrịgiatăng
đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuếgiátrịgiatăng mà phải tính vào giá
trị hàng hoá, dịch vụ, nguyên giátài sản cố định hoặc chi phí kinh doanh
ngoại trừ trường hợp được áp dụng mức thuế suất )%
4. Đối tượng nộp thuế: Bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất
kinh doanh hàng hoá; dịch vụ chịu thuế và nhập khẩu hàng hoá chịu thuế.
5. Thuế suất:
Có 3 mức thuế suất: 0%, 5%, 10%
1. Mức thuế suất 0% đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, kể cả hàng
hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuếgiátrịgiatăng xuất khẩu, trừ các
trường hợp sau: vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho
vận tải quốc tế; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ tín dụng, đầu tư
tài chính, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài và sản phẩm xuất khẩu là tài
nguyên khoáng sản khai thác chưa qua chế biến do Chính phủ quy định.
2. Mức thuế suất 5% đối với hàng hoá, dịch vụ:
a) Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt (trừ nước sạch do tổ chức
cá nhân tự khai thác để phục vụ cho sinh hoạt các nhân ở nông thôn, miền
núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa);
b) Phân bón, quặng để sản xuất phân bón; thuốc trừ sâu bệnh và chất
kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;
c) Thiết bị và dụng cụ y tế; bông và băng vệ sinh y tế; thuốc chữa
bệnh, thuốc phòng bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản
xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;
d) Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập;
đ) In các loại sản phẩm báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính
trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, khoa học kỹ thuật,
sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh ảnh, áp phích tuyên truyền cổ
dộng trừ in tiền;
e) Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách không thuộc diện chịu
thuế; băng từ, đĩa đã ghi hoặc chưa ghi chương trình;
g) Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa qua chế
biến, trừ đối tượng không thuộc diện chịu thuế đã nói ở trên;
h) Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và
đối tượng không thuộc diện chịu thuế (nói ở trên);
i) Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường gồm gỉ đường, bã mía, bã
bùn;
k) Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá;
l) Bông sơ chế;
m) Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác;
n) Dịch vụ khoa học - kỹ thuật;
o) Dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp;
p) Than đá, đất, đá, cát, sỏi;
q) Hóa chất cơ bản; sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất; khuôn đúc
các loại; vật liệu nổ; đá mài; giấy in báo; bình bơm thuốc trừ sâu; mủ cao su
sơ chế; nhựa thông sơ chế; ván ép nhân tạo; sản phẩm bê tông công nghiệp
gồm dầm cầu bê tông, dầm và khung nhà bê tông, cọc bê tông, cột điện bê
tông, ống cống tròn bê tông, hộp bê tông các loại, pa-nen và các loại cấu
kiện bê tông cốt thép đúc sẵn phi tiêu chuẩn, bê tông thương phẩm; lốp và
bộ săm lốp cỡ từ 900-20 trở lên; ống thuỷ tinh trung tính; lưới, dây giềng và
sợi để đan lưới đánh cá;
r) Sản phẩm luyện, cán, kéo kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý
(trừ vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thánh các sản phẩm
mỹ nghệ, đồ trang sức hay snả phẩm khác);
s) Máy xử lý dữ liệu tự động và các bộ phận, phụ tùng của máy;
t) Duy tu, sửa chữa, phục chế di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng, (trừ
trường hợp duy tu,sữa chưa, xây dựng các công trình văn hoá nghệ thuật,
công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà tình nghĩa bằng nguồn
vốn đóng góp của nhân dân và vốn viện trợ nhân đạo);
u) Vận tải, bốc xếp; nạo vét luồng, lạch, cảng sông, cảng biển; hoạt
động trục vớt, cứu hộ;
v) Phát hành và chiếu phim vi-đi-ô, trừ phát hành và chiếu phim vi-đi-
ô tàiliệu (không chịu thuế)
Chú ý: Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ
chịu thuế với các mức thuế suất khác nhau thì phải tổ chức hạch toán riêng
doanh thu từng loại. Nếu không, phải chịu mức thuế suất của loại hàng hoá
có thuế suất cao nhất trên tổng doanh thu.
6. Phương pháp tính thuế:
a. Phương pháp khấu trừ:
Theo phương pháp này, số thuế mà một cơ sở phải nộp được xác định
bằng số thuế đầu ra - số thuế đầu vào.
Trong đó:
* Thuế đầu vào : tổng số thuếgiátrịgiatăng mà cơ sở kinh doanh
(tức người nộp thuế) đã trả khi mua hàng hoá dịch vụ đầu vào, được ghi trên
hoá đơn giátrịgiatăng hoặc chứng từ nộp thuếgiátrịgiatăng của hàng hoá
nhập khẩu.
Việc khấu trừ thuế đầu vào được thực hiện theo những quy định sau:
+ Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ chịu thuếgiátrịgiatăng thì được khấu trừ toàn bộ;
b) Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng đồng thời cho sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuếgiátrịgiatăng và không chịu thuếgiátrị
gia tăng thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng
cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuếgiátrịgia tăng;
+ Thuế đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi
xác định số thuế phải nộp của tháng đó; thời gian kê khai tối đa là ba tháng,
kể từ thời điểm kê khai thuế của tháng phát sinh; đối với tài sản cố định, nếu
có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được khấu trừ dần hoặc được hoàn
thuế theo quy định của Chính phủ;
+ Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được khấu trừ thuế đầu vào phải được
cơ quan hải quan xác nhận là hàng hoá đã thực xuất khẩu đối với hàng hoá
xuất khẩu; phải có hợp đồng bán hàng hoá, gia công hàng hoá, cung ứng
dịch vụ cho bên nước ngoài; phải có hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ cho bên
nước ngoài; phải được thanh toán qua ngân hàng, trừ trường hợp thanh toán
bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả
nợ thay Nhà nước và một số trường hợp thanh toán đặc biệt khác.
+ Căn cứ để xác định số thuế đầu vào được khấu trừ là số thuếgiátrị
gia tăng ghi trên hoá đơn giátrịgiatăng khi mua hàng hoá, dịch vụ hoặc
chứng từ nộp thuếgiátrịgiatăng đối với hàng hóa nhập khẩu; trường hợp
hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn giátrịgiatăng hoặc có hóa
đơn giátrịgiatăng nhưng không đúng quy định của pháp luật thì cơ sở kinh
doanh không được khấu trừ thuế.
* Thuế đầu ra:
Là số thuế tính trên hàng hoá dịch vụ bán ra được xác định bằng giá
tính thuế nhân thuế suất.
Giá tính thuếgiátrịgiatăng được quy định như sau:
1. Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán
chưa có thuếgiátrịgia tăng. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuếgiátrịgia
tăng.
2. Đối với hàng hoá nhập khẩu, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước
ngoài:
a) Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế
nhập khẩu (nếu có) cộng (+) thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa
khẩu được xác định theo các quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu;
b) Đối với dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài là giá thanh toán
cho tổ chức, cá nhân nước ngoài chưa có thuếgiátrịgia tăng.
3. Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ (trừ trường
hợp hàng hóa, dịch vụ luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh
doanh không phải tính, nộp thuếgiátrịgia tăng), biếu, tặng là giá tính thuế
giá trịgiatăng của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời
điểm phát sinh các hoạt động này.
4. Đối với hoạt động cho thuêtài sản không phân biệt loại tài sản và hình
thức cho thuê, giá tính thuế là giá cho thuê chưa có thuế. Trường hợp cho
thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một
thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền thuê chưa có thuếgiátrịgiatăng trả
từng kỳ hoặc trả trước.
Đối với trường hợp thuê dàn khoan, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải
của nước ngoài loại trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính
thuế được trừ giáthuê phải trả cho nước ngoài.
5. Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp là giá bán chưa có thuế
của hàng hoá đó trả một lần (không bao gồm khoản lãi trả góp), không tính
theo số tiền trả góp từng kỳ.
6. Đối với gia công hàng hoá là giágia công chưa có thuế (bao gồm tiền
công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác để gia công).
7. Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá xây dựng, lắp đặt chưa có thuế
của công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện; trường
hợp xây dựng, lắp đặt công trình thực hiện thanh toán theo đơn giá và khối
lượng hạng mục công trình, phần công việc hoàn thành bàn giao thì thuếgiá
trị giatăng tính trên phần giátrị hoàn thành bàn giao. Trường hợp xây dựng,
lắp đặt theo hình thức có bao thầu nguyên vật liệu, thiết bị máy móc thì giá
tính thuếgiátrịgiatăng bao gồm cả giátrị nguyên vật liệu và máy móc,
thiết bị. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, thiết
bị máy móc thì giá tính thuếgiátrịgiatăng là giátrị xây dựng, lắp đặt không
bao gồm giátrị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị.
Đối với hoạt động đầu tư xây dựng nhà để bán, xây dựng cơ sở hạ tầng để
chuyển nhượng của các đơn vị được Nhà nước giao đất, giá tính thuế là giá
bán nhà, cơ sở hạ tầng gắn với đất, trừ (-) tiền sử dụng đất phải nộp ngân
sách nhà nước.
Đối với hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng để cho thuê, giá tính thuế được trừ
(-) giáthuê đất phải nộp ngân sách nhà nước.
8. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuếgiátrịgiatăng
được trừ (-) giá đất theo quy định để xác định tiền sử dụng đất nộp ngân sách
nhà nước hoặc để xác định tiền đền bù khi Nhà nước thu hồi đất tại thời
điểm bán bất động sản.
9. Đối với các hoạt động đại lý, môi giới mua, bán hàng hoá và dịch vụ
hưởng hoa hồng thì giá chưa có thuế làm căn cứ tính thuế là tiền hoa hồng
thu từ các hoạt động này.
10. Đối với hàng hoá, dịch vụ có tính đặc thù được dùng loại chứng từ thanh
toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuếgiátrịgia tăng, thì giá chưa có thuế
làm căn cứ tính thuế được xác định theo công thức
Giá tính thuế = giá có thuế / [1 + (%) thuế suất của hàng hoá, dịch vụ
đó].
Giá tính thuế đối với các loại hàng hoá, dịch vụ quy định tại Điều này
bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được
hưởng.
b. Phương pháp trực tiếp:
+ Đối tượng áp dụng:
- Các cá nhân sản xuất kinh doanh chưa có đủ điều kiện áp dụng
phương pháp khấu trừ.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động sản xuất kinh doanh ở
Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài và chưa có đủ điều kiện áp
dụng phương pháp khấu trừ.
- Cơ sở mua, bán vàng bạc, đá quý, ngoại tệ. Trường hợp cơ sở kinh
doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có hoạt
động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý theo phương pháp tính trực tiếp
trên giátrịgia tăng.
+ Cách tính:
Thuế phải nộp = Giátrịgiatăng x Thuế suất
Giá trịgiatăng = Giá thanh toán của hàng hoá dịch vụ bán ra - Giá
thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng.
Chú ý: - Không được tính giátrịtài sản cố định mua ngoài vào doanh thu
mua vào.
- Việc tính giátrịgiatăng được quy định cụ thể đối với từng lĩnh vực
ngành nghề . Về đại thể, doanh số mua vào chỉ được tính những chi phí
trung gian (C
2
) liên quan đến hàng bán trong kỳ tính thuế.
Về phương pháp xử lý từng trường hợp cụ thể:
- Đối với các cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ chế độ hoá đơn
chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán thì căn cứ vào giá trên hoá đơn, chứng từ.
- Đối với các cơ sở đã thực hiện đầy đủ hoá đơn, chứng từ bán hàng
hoá dịch vụ, xác định được đúng doanh thu nhưng không có đủ hoá đơn mua
thì giátrịgiatăng được xác định:
VA = Doanh thu x Tỷ lệ giátrịgia tăng
- Đối với cá nhân (hộ) kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa
đầy đủ hoá đơn mua bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế sẽ căn cứ vào
tình hình kinh doanh để ấn định doanh thu tính thuế (tài định) sau đó xác
định theo cách trên.
Tỷ lệ giátrịgiatăng trên doanh thu do cơ quan thuế xác định phù
hợp với từng ngành nghề kinh doanh và tương quan giữa các địa
phương.
7. Một số vấn đề đáng lưu ý về thuếgiátrịgia tăng:
a. Kê khai và nộp thuế:
- Cơ sở kinh doanh thông thường phải kê khai và nộp thuế hàng tháng,
thời hạn nộp trước ngày 25 của tháng sau. Đối với những cơ sở có số tiền
nộp hàng tháng lớn (bình quân tháng từ 200 triệu đồng trở lên) phải nộp thuế
theo định kỳ 05 ngày, 10 ngày một lần trong tháng. Hết tháng, khi kê khai
tính thuế, cơ sở kinh doanh phải nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà
nước. Thời hạn nộp thuế còn thiếu chậm nhất là ngày 25 của tháng tiếp theo.
- Một số hộ kinh doanh vừa và nhỏ nộp thuế theo mức ấn định trên
doanh thu, cơ quan thuế căn cứ vào mức thuế đã được xác định ra thông báo
nộp thuế hàng tháng, chậm nhất là vào ngày 25 của tháng tiếp theo.
- Hộ kinh doanh buôn chuyến nộp thuế theo từng chuyến hàng.
- Đối với hàng nhập khẩu phải nộp thuếgiátrịgiatăng theo từng lần
nhập khẩu, thời hạn thu nộp thuế thực hiện cùng với thuế nhập khẩu. Việc
thu thuế đối với hàng nhập khẩu do Tổng cục Hải quan đảm nhiệm.
b. Hoàn thuế
Việc hoàn thuếgiátrịgiatăng đã nộp theo quy định tại Điều 16 Luật
Thuế giátrịgiatăng được quy định cụ thể như sau:
+ Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu
trừ thuế được xét hoàn thuế nếu sau thời gian 03 tháng liên tục trở lên có số
thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết. Cơ sở kinh doanh được xét hoàn thuế
trong trường hợp này áp dụng cho cả cơ sở kinh doanh có đầu tư mở rộng,
đầu tư chiều sâu.
+ Cơ sở kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ theo thời vụ hoặc theo
từng thương vụ với số lượng và giátrị lớn, nếu số thuếgiátrịgiatăng đầu vào
của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ hết trong tháng từ 200
triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng.
+ Cơ sở kinh doanh đầu tư mới, đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp
thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi
vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên được xét hoàn thuếgiá
trị giatăng của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm. Trường
hợp cơ sở có số thuếgiátrịgiatăng của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu
tư từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo quý.
+ Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế theo
phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư cơ sở sản xuất mới, đang trong giai
đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế,
có số thuếgiátrịgiatăng của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho dự án đầu tư từ
200 triệu đồng trở lên được xét hoàn thuế theo quý. Cơ sở kinh doanh phải
kê khai, lập hồ sơ hoàn thuế riêng cho dự án đầu tư này.
+ Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi chia, tách, giải thể, phá sản,
chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước có số
thuế giátrịgiatăng đầu vào chưa được khấu trừ hết hoặc có số thuếgiátrị
gia tăng nộp thừa.
+ Hoàn thuếgiátrịgiatăng đối với các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA):
- Đối với các dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại: chủ dự án hoặc
nhà thầu chính được hoàn lại số thuếgiátrịgiatăng đã trả trong giá mua
hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho dự án.
- Đối với các dự án sử dụng vốn ODA thuộc diện ngân sách nhà nước
đầu tư không hoàn trả: chủ dự án hoặc nhà thầu chính được hoàn lại số thuế
giá trịgiatăng đã trả khi nhập khẩu và mua hàng hoá, dịch vụ trong nước sử
dụng cho dự án.
+ Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá
nhân nước ngoài mua hàng hoá tại Việt Nam có thuếgiátrịgiatăng để viện
trợ nhân đạo được hoàn lại số thuếgiátrịgiatăng của hàng hóa đó.
+ Đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của
Pháp lệnh về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam
theo giá có thuếgiátrịgiatăng để sử dụng được hoàn lại số thuếgiátrịgia
tăng đã trả ghi trên hoá đơn giátrịgia tăng.
+ Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Để giải quyết hoàn thuế, tổ chức, cá nhân phải gửi văn bản đề nghị
kèm theo hồ sơ hoàn thuế tới cơ quan quản lý thu thuế cơ sở. Cơ quan Thuế
có trách nhiệm kiểm tra, xác định số thuế được hoàn và làm thủ tục để hoàn
trả thuế hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn thuế cho cơ sở.
c. Về sử dụng hoá đơn chứng từ
+ Các cơ sở kinh doanh sử dụng loại hoá đơn, chứng từ tự in, phải
đăng ký mẫu hoá đơn, chứng từ tự in với Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) và
chỉ được sử dụng khi đã có thông báo bằng văn bản của Bộ Tài chính (Tổng
cục Thuế).
+ Các cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hoá cho người tiêu dùng,
đối với hàng hoá có giá bán dưới mức quy định phải lập hoá đơn giátrịgia
tăng hoặc hoá đơn bán hàng, nếu cơ sở không lập hoá đơn thì phải lập bản
kê hàng bán lẻ theo mẫu bản kê của cơ quan Thuế để làm căn cứ tính thuế
giá trịgia tăng; trường hợp người mua yêu cầu lập hoá đơn giátrịgiatăng
hoặc hoá đơn bán hàng thì phải lập hoá đơn theo đúng quy định.
+ Cơ sở kinh doanh có hành vi in, phát hành, sử dụng hóa đơn không
đúng quy định để trốn thuế, gian lận trong khấu trừ hoặc hoàn thuếgíatrịgia
tăng, ngoài việc phải truy thu, truy hoàn số tiền thuế gian lận còn bị xử phạt
vi phạm hành chính về thuế, nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng còn phải
truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
8. Thuếgiátrịgiatăng đối với hoạt động ngân hàng:
+ Dịch vụ tín dụng ngân hàng không thuộc diện chịu thuế:
+ Những hoạt động chịu thuế:
- Các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
- Chiết khấu thương phiếu
- Bảo lãnh thu phí
- Uỷ thác đại lý
- Bảo quản
- Kinh doanh vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ
Các hoạt động dịch vụ thu phí áp dụng phương pháp khấu trừ, thuế
suất 10%, kinh doanh vàng, bạc, đá quý và ngoại tệ áp dụng phương pháp
trực tiếp thuế suất đối với kinh doanh vàng bạc, đá quý và kinh doanh ngoại
tệ là10%.
. Nhà nước có số
thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết hoặc có số thuế giá trị
gia tăng nộp thừa.
+ Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các. ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng, thì giá chưa có thuế
làm căn cứ tính thuế được xác định theo công thức
Giá tính thuế = giá có thuế