Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 343 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
343
Dung lượng
1,79 MB
Nội dung
Kỹthuật một số cây trồng chủ yếu
Kỹ thuậtgieocấylúa Xuân
ở cáctỉnhbắctrungbộtrở ra
I. Giống lúa:
I.1. Nhóm giống lúa có thời gian sinh trưởng dài (khoảng 160 - 180
ngày):
Nhóm giống gieocấy trà lúaXuân sớm gồm có: X21, Xi-23, IR17494,
P4.
I.2. . Nhóm giống lúa có thời gian sinh trưởng trung bình (khoảng
140 - 150 ngày):
Nhóm giống gieocấy trà lúaXuântrung gồm có: C70, C71, CH133,
ĐS1 (ĐSĐL), P1.
I.3. Nhóm giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn (khoảng 130 - 135
ngày):
Nhóm giống gieocấy trà lúaXuân muộn gồm có: Q5, Khang dân 18,
ĐH60, IRi352, Ải 32, Lưỡng Quảng164, Bắc Thơm7, Hương thơm 1, các
giống lúa lai cảm ôn: Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, VL20, TH3-3, HYT83, HYT92,
HYT100, Nông ưu 28, Bồi tạp Sơn Thanh, Bồi tạp 49, D.ưu 527, My Sơn 4,
SYN.6, Nghi Hương 2308
II. Thời vụ:
Thời vụ gieocấylúaXuânởcác vùng như sau:
Vùng
Trà lúaXuân sớm
Trà lúa Xuân
trung
Trà lúa Xuân
muộn
Gieo mạ
Cấy
xong
Gieo mạ
Cấy
xong
Gieo mạ
Cấy
xong
Đông Bắc - - - - 10/3-20/3 15/4
Tây Bắc 20/11-25/11 15/2 25/11-5/12 28/2 10/2-20/2 25/3
ĐBSH 25/11-30/11 5/2 1/12-20/12 28/2 25/1-10/2 5/3
Bắc
Trung Bộ
20/11-25/11 5/2 1/12-5/12 20/2 25/1-30/1 28/2
* Thời vụ trỗ thích hợp với lúaXuânởcác vùng:
- Đông Bắc từ 5 - 15/6
1
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
- Tây Bắc, Đồng bằng sông Hồng từ 1 - 15/5.
- BắcTrungBộ từ 25/4 - 5/5.
III. Làm mạ:
Mạ lúaXuânởcáctỉnh vùng BắcTrungBộtrởra sinh trưởng trong các
tháng mùa Đông lạnh ở phía Bắc, nhiều khi nhiệt độ trung bình trong ngày
xuống dưới 13
0
C gây nên hiện tượng chết mạ hàng loạt. Vì vậy, cần phải coi
trọng khâu làm mạ trong các biện pháp thâm canh lúa Xuân.
III.1. Mạ dược:
- Phải chọn dược mạ ở nơi khuất gió, chủ động tưới tiêu.
- Cày bừa kỹ, sạch cỏ dại và gốc rạ. Lên luống rộng 1,2m, cao 20cm,
rãnh luống rộng 30cm.
- Dược mạ cần bón lót khoảng 8-10 tấn phân chuồng + 350 - 400kg
super lân cho 1ha. Bón trước khi làm luống, sau đó trang luống cho phẳng.
Công việc này làm xong buổi sáng thì buổi chiều gieo mạ.
- Dược mạ phải được che phủ nilông để chống rét cho mạ. Một sào mạ
(360m
2
) cần khoảng 180 - 200 khung tre dài 1,8m, rộng 2cm và 30 - 35kg ni
lông. Cần theo dõi nhiệt độ ngoài trời hàng ngày để điều chỉnh độ đóng mở ni
lông ở 2 mép luống mạ, đảm bảo sự thông thoáng trên luống mạ. Trước khi
cấy 8 - 10 ngày mở và che ni lông xen kẽ, luyện cho cây mạ thích ứng với
điều kiện ở ruộng cấy.
- Lượng hạt giống gieo trên 1 ha mạ khoảng 850 - 900kg đảm bảo hệ số
mạ so với ruộng cấy khoảng 1/10 - 1/11.
III.2. Mạ nền:
- Lợi dụng đất bờ vùng, bờ ao, sân vườn san cho phẳng để làm nền gieo
mạ.
- Lấy đất mầu đập nhỏ thành đất bột trộn 80kg phân chuồng mục + 3kg
super lân + 0,5kg urê + 0,3kg clorua kali cho 100m
2
luống mạ. Sau đó gạt
thành luống rộng 0,8 - 1m, chiều dầy của luống mạ sân khoảng 3cm.
- Những nơi không có điều kiện làm mạ nền bằng đất khô thì lấy bùn
nâu ở ruộng để làm luống mạ gieo.
2
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
- Mật độ hạt giống của mạ nền khoảng 1 - 1,1kg mống mạ/1m
2
, gieo hạt
xong trên luống thì dùng ô-doa học tưới nhẹ cho đất đủ ẩm, sau đó phủ 1 lớp
đất bột mỏng lên trên hạt.
Nếu gieo hạt trên luống bùn, khi gieo xong dùng chổi tre vỗ nhẹ trên
mặt luống để hạt giống chìm vào đất bùn.
- Dùng ni lông che phủ luống mạ để chống rét. Độ cao vòm tre khoảng
50 - 60cm. Khi mạ đã có mũi chông thì mở ni lông ở 2 đầu luông để luyện
mạ.
- Tưới nước: Sau khi gieo 2 - 3ngày mở ni lông tưới nước cho luống
mạ. Sau đó, hàng ngày kiểm tra luống mạ nếu đất không đủ ẩm thì phải tưới
cho đến khi mạ đem đi cấy.
- Nếu trời ấm, mạ sinh trưởng kém, trước khi cấy 4 - 5 ngày dùng 30 -
40gr phân urê hoà loãng với nước tưới cho 5m
2
mạ để bón tiễn chân.
IV. Canh tác ở ruộng cấy:
IV.1. Tuổi mạ cấy:
- Mạ nền cấy khi mạ có 2,5 - 3 lá (khoảng 18 - 20 ngày).
- Mạ dược cấy khi mạ có 4,5 - 5 lá.
IV.1. Mật độ cấy:
- Đối với các giống lúa đẻ nhánh trung bình, đất kém dinh dưỡng, cấy
mật độ 46 - 48 khóm/m
2
. Mỗi khóm cấy 2 - 3 dảnh cơ bản.
- Đối với các giống lúa đẻ khoẻ, đất có nền dinh dưỡng khá, mật độ cấy
40 - 42 khóm/m
2
.
IV.3. Phân bón:
IV.3.1. Số lượng phân bón cho 1ha:
- Phân chuồng: 8 - 10 tấn.
- Super lân: 420kg.
- Urê: 220kg
- Clorua kali: 80kg.
IV.3.2. Cách bón:
Bón phân cho lúaXuân cần đạt yêu cầu: bón lót đầy đủ, bón thúc kịp
thời, kết thúc bón sớm.
3
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
- Bón lót: toàn bộ phân chuồng + 100% lượng phân lân + 30% lượng
phân đạm.
- Bón thúc:
+ Bón thúc lần 1(thời kỳlúa đẻ nhánh) khoảng 25 - 30 ngày sau khi cấy
bón: 50% số lượng phân đạm + 50% lượng phân kali.
+ Bón thúc lần 2 sau lần 1 khoảng 10 - 12 ngày bón: 20% số lượng
phân đạm + 50% lượng phân kali.
IV.4 Làm cỏ:
Làm cỏ sục bùn cho lúaXuân 2 lần kết hợp với 2 lần bón thúc.
IV.5 Tưới nước:
Sau khi cấy khi lúa đẻ nhánh 350 - 400 dảnh/m
2
, giữ nước nông 2 - 3cm
trên mặt ruộng. Sau đó rút nước phơi ruộng khoảng 5 - 7 ngày (khi mặt ruộng
nẻ chân chim) để khống chế việc đẻ nhánh vô hiệu. Sau đó tưới nước sâu 5 -
7cm trong thời kỳlúa làm đòng trỗ bông. Trước khi gặt 7 ngày tháo nước trên
ruộng.
V. Phòng trừ sâu bệnh:
Lúa Xuân thường gặp các đối tượng sâu bệnh như bọ trĩ, rầy nâu, sâu
cuốn lá, bệnh đạo ôn, bệnh khô đầu lá. Tham khảo cách phòng trừ đối với các
đối tượng sâu bệnh này đã trình bày ở phần kỹthuậtgieocấylúa Lai để áp
dụng khi các đối tượng sâu bệnh này hại lúa Xuân.
4
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
Kỹ thuậtgieocấylúa mùa
ở cáctỉnhbắctrungbộtrở ra
I. Giống lúa:
Các giống lúagieocấy trong vụ mùa ởcáctỉnhBắcTrungBộtrở ra
được sắp xếp theo 3 trà lúa sau đây:
I.1. Trà lúa mùa sớm:
Trà mùa sớm gieocấycác giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn
(khoảng 100 - 110 ngày) để sau khi thu hoạch sẽ sản xuất tiếp vụ Đông. Các
giống lúa trà mùa sớm có: DT122, Q5, Khang Dân 18, Hương thơm 1, V79-1,
AYT77, Bồi tạp Sơn Thanh, Nhị ưu 63, Nhị ưu 838, VL20, TH3-3, VQ14,
IR38, IR36, CR203.
I.2. Trà lúa mùa trung:
Giống lúagieocấy trà mùa trung có thời gian sinh trưởng trung bình
(khoảng 115 - 120 ngày). Sau khi thu hoạch, trà lúa mùa Trung có thể sản
xuất tiếp cáccây vụ Đông ưa lạnh như: Khoai tây, rau Các giống lúa trà
mùa trung có: Xi23, Xi21, Nông ưu 28, C70, C71, My sơn 4.
I.3. Trà lúa mùa muộn:
Các giống lúa mùa muộn thời gian sinh trưởng dài (khoảng 130 - 140
ngày) thường là các giống cảm quang, được gieocấy trên chân ruộng thấp
hoặc trũng trong vụ mùa (không trồng cây vụ Đông). Các giống lúa mùa
muộn có: giống cổ truyền như Nếp cái hoa vàng, Nếp quít, Kháu tan, Tám
xoan, Dự; các giống lúa cũ như Mộc Tuyền, Bao Thai. Các giống lúa lai có:
Bác ưu 103, Bác ưu 253
II. Thời vụ:
5
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
Trong vụ mùa, thời vụ gieocấycác trà lúa như sau:
Vùng
Thời vụ
Ghi chú
Gieo mạ Cấy
Vùng
Đông Bắc, Tây
Bắc
20/4-10/5
20/5-15/6 - Chân ruộng 1 vụ chờ
nước trời thường gặp
hạn cuối vụ.
5/5-15/5
10/6-15/6
Các huyện ở rẻo cao, 1
năm chỉ cấy 1 vụ nhờ
nước trời.
Trà sớm 25/5-5/6 Xong trước 10/7 Thuộc vùng núi ấm
Chính vụ 1/6-15/6 Xong trước 30/6 Thuộc vùng núi ấm
Vùng Đồng bằng
sông Hồng
Trà mùa cực sớm 5/6-10/6 Xong trước 5/7
Sau thu hoạch trồng
cây vụ Đông sớm
Trà mùa sớm 10/6-15/6 Xong trước 5/7
Sau thu hoạch trồng
cây vụ Đông chính vụ
Trà mùa trung 10/6-20/6 Xong trước 30/7
Sau thu hoạch trồng
cây vụ Đông muộn
Trà mùa muộn 25/5-5/6 Xong trước 10/7
Không trồng cây vụ
Đông
Vùng
Bắc Trung Bộ
Vụ hè thu, Vụ 8, trà
mùa cực sớm
25/4-20/5 Xong trước 20/6
Cấy chân ruộng thấp,
chủ yếu để né tránh
mưa bão.
Lúa trỉa vãi ở Nghệ
An, Hà Tĩnh với
giống Lốc, Bèo
CH133
15/6-15/6 Không cấy
Trên đất khô đầu vụ
nhưng có nước giữa và
cuối vụ
Trà mùa sớm* 5/6-15/6 Xong trước 10/7
Thường sử dụng
CR203, IR36
Trà mùa Trung 15/6-30/6 Xong trước 30/7
Thường sử dụng Bao
Thai, IR36
* Các trà lúa mùa sớm và mùa trung Thừa Thiên Huế còn gọi là lúa vụ 8, lúa
vụ 10.
6
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
III. Làm đất:
- Thu hoạch lúa Xuân, gieocấylúa Mùa trong phạm vi khoảng 50 - 60
ngày, công việc diễn ra đồng thời trong quỹ thời gian rất hẹp. Do đó đòi hỏi
việc làm đất rất khẩn trương, gặt đến đâu cày úp rạ ngay đến đó để có thời
gian ruộng được ngâm ngấu, rơm rạ kịp hoai mục.
- Cày bừa kỹ, đảm bảo phẳng ruộng, sạch cỏ, gốc rạ được vùi lấp. Để
ruộng được nhuyễn bùn nên bón 300kg vôi bột/ha rồi trục vùi rơm rạ.
IV. Làm mạ, mật độ cấy lúa:
IV.1. Làm mạ:
- Giống lúa trước khi ngâm ủ cần được phơi qua 1 - 2 nắng nhẹ để tăng
cường khả năng hút nước và hoạt hoá các men trong quá trình ngâm ủ hạt
thóc.
- Ngâm giống trong nước sạch khoảng 30 - 35 giờ, khi thấy hạt thóc đã
trong là được. Trong thời gian ngâm giống phải thay nước chua 2 - 3 lần. Sau
đó đãi sạch và tiến hành ủ khoảng 30 giờ khi hạt giống nứt mầm (thường gọi
là có gai dứa) thì đem gieo.
Dược mạ được cày bừa kỹ, nhuyễn bùn, sạch cỏ. Bón lót 8 tấn phân
chuồng mục + 300kg super lân cho 1 ha.
- Luống mạ 1,2m, rãnh luống 30cm. Mặt luống được đánh hình mui
luyện để dễ thoát nước.
- Trước khi nhổ mạ 3 - 5 ngày, tuỳ theo tình trạng cây mạ, có thể bón
tiễn chân bằng urê khoảng 55 - 60kg/ha.
- Dược mạ được giữ nước liền bùn để khi nhổ không bị đứt chối, hạn
chế nấm von xâm nhập sẽ phát triển thành bệnh trên ruộng lúa.
IV.1. Mật độ cấy:
- Lượng giống sử dụng cho 1ha ruộng cấy khoảng 80kg. Trong trường
hợp gieo thẳng (sạ) theo hàng hoặc theo vãi cần khoảng 90 - 100kg/ha.
Ruộng gieo thẳng từng băng, rộng 6 - 8m, giữa các băng lúa có đường
công tác rộng 30 - 40cm.
- Mật độ khoảng 40 - 42 khóm/m
2
. Mỗi khóm 2 - 3 dảnh cấy.
7
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
Đất tốt, có điều kiện thâm canh thì cấy theo mật độ 35 - 38 khóm/m
2
.
Mỗi khóm 2 - 3 dảnh cấy. Nhổ mạ đến đâu cấy đến đó, không để mạ qua đêm.
Cấy nông tay, thẳng hàng.
V. Phân bón:
V. 1. Số lượng phân bón cho 1 ha như sau:
- Phân chuồng: 8 tấn.
- Super lân: 270kg
- Urê; 170kg
- Kali: 80kg.
V. 2. Cách bón:
- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + 100% lượng phân lân + 30% lượng
phân đạm.
- Bón thúc:
+ Sau cấy 7 - 10 ngày (lúa đẻ nhánh) 50% lượng phân đạm + 50%
lượng phân kali.
+ Bón thúc lần 2 sau lần 1 khoảng 10 - 12 ngày bón 20% lượng phân
đạm + 50% lượng phân kali
VI. Chăm sóc:
- Làm cỏ sục bùn tiến hành đồng thời với 2 lần bón thúc (sau cấy 7 - 10
ngày và 17 - 20 ngày).
- Đối với ruộng gieo thẳng (sạ) trước khi gieo hạt giống có thể sử dụng
thuốc diệt cỏ Sofit 300ND lượng thuốc dùng 1,2 lít/ha để diệt cỏ hoà bản (cỏ
lồng vực, cỏ mần trầu, cỏ đuôi phượng ) và dùng thuốc Meco, OK lượng
thuốc 1,5 lít/ha để diệt cỏ lác, cỏ mác, cỏ bợ
- Tưới nước: Sau khi cấy, luôn giữ lớp nước mỏng 2- 3cm trên mặt
ruộng. Khi lúa đẻ đã đạt ới 300 - 400 dảnh/m
2
tháo nước phơi ruộng đến nẻ
châm chim sau đó tưới sâu khoảng 7 - 10cm. Trước khi gặt 7 ngày tháo nước
phơi ruộng.
VII. Phòng trừ sâu bệnh:
Đối với lúa Hè Thu (trà lúa mùa cực sớm ởcáctỉnh phía Bắc, vùng Bắc
Trung Bộ) và các trà lúa mùa trung, mùa muộn thường hay gặp các đối tượng
8
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
sâu bệnh: Rày nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bọ xít, bệnh khô vằn, bệnh tiêm
lửa, bệnh bạc lá có thể tham khảo đối tượng sâu hại lúa lai để áp dụng phòng
trừ nếu gặp các đối tượng sâu bệnh này gây hại trong vụ mùa.
Kỹ thuật thâm canh lúa lai
I. Các giống lúa lai:
I.1. Các giống lúa lai có đặc tính sau đây:
- Bộ rễ phát triển mạnh, sức sống mạnh, sức hấp thu lớn.
- Đẻ nhánh khoẻ, sinh trưởng mạnh.
- Bông to, nhiều hạt, khối lượng 1000 hạt tương đối lớn.
- Cường độ hô hấp yếu.
- Có diện tích lá lớn, hiệu suất quang hợp cao.
- Nhạy cảm với nhiệt độ trong thời kỳ ngậm sữa và làm hạt.
- Hút lượng phân bón như các giống lúa thường nhưng cần lượng kali
cao hơn.
- Có sức chống chịu tốt, khả năng thích ứng rộng.
I.2. Giới thiệu một số giống lúa lai chủ yếu:
Giống Nguồn gốc
TGST (ngày) Khối
lượng
1000 hạt
(gr)
Năng
suất
(tạ/ha)
Vụ Xuân Vụ Mùa
Sán ưu 63 Trung Quốc 125-130 110-115 27-29 6,5-7,5
Nhị ưu 63 Trung Quốc 130-135 115-120 27-28 6,5-7,5
Nhị ưu 838 Trung Quốc 130-135 115-120 27-28 7,0-7,5
Nhị ưu 86A Trung Quốc 140-145 115-120 - 6,5-7,5
Nhị ưu 86B Trung Quốc 145-150 115-120 - 6,8-7,5
Trung ưu 18 Trung Quốc 135-140 110-115 - 6,0-7,0
CNR-36 Trung Quốc 130-140 110-115 - 7,0-7,5
Bác ưu 64* Trung Quốc - 120-125 23-24 6,0-6,5
Bác ưu 903* Trung Quốc - 125-130 23-24 6,0-6,5
Bồi tạp Sơn Thanh** Trung Quốc 120-125 100-105 23-24 6,5-7,5
Bồi tạp 49** Trung Quốc 120-125 95-100 22-21 6,5-7,0
VL 20** Việt Nam 125-130 100-110 - 6,0-8,0
VL 24** Việt Nam 120-125 110-115 -
TH 3-3** Việt Nam 125-130 100-110 - 6,5-7,5
9
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
HYT 100 Việt Nam 130-135 105-115 - 7,0-7,5
HYT 83 Việt Nam 130-135 110-115 - 6,5-7,0
Hoa ưu 108* Trung Quốc - 110-115 23-24 6,5-7,0
D ưu 527 Trung Quốc 125-130 110-115 26-27 7,0-7,5
D ưu 6511 Trung Quốc 130-135 110-115 26-27 7,5-8,0
Nông ưu 28* Trung Quốc 120-125 105-110 26-28 8,0-8,5
Khai Phong 1 Trung Quốc 130-135 110-115 26-27 7,0-7,5
Q ưu 1 Trung Quốc 125-130 110-125 26-27 7,0-7,5
My sơn 2 Trung Quốc 127-132 110-125 26-27 7,5-8,0
My sơn 4 Trung Quốc 125-130 110-115 27-28 8,0-8,5
Nghi Hương 2308 Trung Quốc 127-130 110-115 28-29 7,0-7,5
Khi sử dụng các giống lúa lai cần lưu ý:
* Là các giống lúa lai chỉ gieocấy trong vụ Mùa, không được gieo cấy
trong vụ Xuân.
** Là các giống lúa lai 2 dòng. Trong đó Nông ưu 28 là lúa lai 2 dòng
thế hệ mới của Trung Quốc, tiềm năng năng suất có thể đạt 13 - 15 tấn/ha/vụ.
- Khi gieocấylúa lai trong vụ mùa thường hay có mưa bão nên dễ bị
bạc lá nặng. Vì vậy không nên mở rộng diện tích lúa lai quá lớn trong vụ
Mùa, vụ Hè - Thu.
II. Kỹthuật thâm canh lúa lai:
II.1. Thời vụ:
Thời vụ thích hợp gieocấy để lúa lai trỗở thời điểm an toàn nhất là một
trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao năng suất lúa lai. Tuỳ thuộc
vào điều kiện từng vùgn sinh thái mà xác định thời vụ.
* Vụ Xuân: Bố trí gieocấy vào trà Xuân muộn
- Đồng bằng sông Hồng: Gieo mạ từ 25/1 - 10/2, cấy xong trước 28/2.
- Tây Bắc: Gieo mạ từ 25 - 30/1, cấy xong trước 10/3.
- Đông Bắc: Gieo mạ đầu tháng 3 cấy trước 5/4.
- BắcTrung Bộ: Gieo mạ 20 - 30/1, cấy xong trước 20/2.
- Duyên Hải Nam Trung Bộ: Sạ 5/12 - 15/12.
- Tây Nguyên: Gieo mạ 25/12 - 5/1; trỗ 18 - 25/3.
* Vụ Hè- Thu, vụ Mùa:
- Đông Bắc, Tây Bắc : Gieo mạ từ 10 - 15/6, cấy xong 10/7.
10
[...]... trong 1 năm thường gieo sạ các vụ lúa: Lúa Đông Xuân; Lúa Hè Thu; Lúa mùa (trong đó có lúagieoở 1 số tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ) Dưới đây là kỹ thuậtgieocấy các vụ lúa này: I Giống lúa: 26 Kỹthuật một số cây trồng chủ yếu Các giống lúa sử dụng gieo, cấyở Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là những giống ngắn ngày gồm có: I.1 Các giống lúa sử dụng ở Duyên hải Nam Trung Bộ: IR17494 (13/2),... Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ Có thể tham khảo biện pháp phòng trừ sâu bệnh đối với lúa lai để áp dụng phòng trừ sâu bệnh ởcác vụ lúa vùng Duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam BộKỹthuật sạ lúa Đông Xuânở Đồng bằng sông cửu long I Giống lúa: Bố trí cơ cấu lúa Đông - Xuânở Đồng bằng sông Cửu Long cần đáp ứng các yêu cầu sau đây: - Thực hiện chương trình 1 triệu ha lúa xuất khẩu.. .Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu - Đồng bằng sông Hồng: 11 Gieo mạ 10 - 15/6, cấy xong 10/7 - BắcTrung Bộ: + Vụ Hè Gieo mạ 20 - 30/4, cấy xong 5/6 + Vụ Mùa: Gieo mạ 1 - 10/6, cấy xong 5/7 - Duyên Hải Nam Trung Bộ: + Hè Thu sớm: Sạ 10 - 20/4 + Hè Thu Chính vụ: Sạ 25/5 - 20/6 - Tây Nguyên: Gieo mạ 20/6 - 15/7; thu hoạch tháng 10-11 II.2 Kỹthuật thâm canh mạ: Kỹ thuật thâm canh mạ là biện pháp kỹ thuật. .. dụng ở Đông Nam Bộ: IR64, OM1490, MTL250, VND95-20, OMCS-2000, AS996, OM576, IR50404 TH25, TH28, OMCS-94, OM4495, OM4498, OM3536, OM1723, OM1717, OM2513 II Thời vụ: Thời vụ gieo sạ các vụ lúaở Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ như sau: Đông Nam Bộ Duyên Hải Nam TrungBộ Tây Nguyên Gieo sạ Đông Xuân - Giống dài ngày - Giống ngắn ngày LúatrỗGieo sạ LúatrỗGieo sạ Lúatrỗ 15/11-30/11... Phòng trừ sâu bệnh: Các đối tượng sâu bệnh gây hại và cách phòng trừ giống như đối với thâm canh lúa lai đại trà XI Thu hoạch: Khi lúa chín thì thu dòng bố trước, dòng mẹ sau Tránh để lẫn giống khác trong quá trình gặt, tuốt, phơi và bảo quản Kỹ thuậtgieocấy các vụ lúaở Duyên Hải nam Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ tuỳ theo các điều kiện cụ... kết hợp với trang ruộng cho bằng phẳng) - Để làm giảm độ phèn, đất cấylúa Hè – Thu cần được cày phơi ải hoặc đốt đồng - Ở 1 số tỉnh Duyên hải Nam Trungbộ vẫn còn tập quán làm lúagieo (gieo khô vào tháng 6) phải làm đất nhỏ nhằm tăng khả năng giữ ẩm của đất, giúp cho câylúa dễ mọc IV Làm mạ: Ởcác vùng này, tuỳ theo từng nơi đều áp dụng cả 2 phương thức sạ và gieocấy đối với các vụ lúa - Ruộng mạ... hạt thóc thì đem gieo IV.2 Lượng giống và mật độ gieo mạ: - Lượng giống cần cho 1 ha ruộng cấy: Bác A: 60kg; Nhị A: 60kg, các dòng R:10kg - Mật độ gieo mạ: Dòng R gieo 5 – 7kg/sào BắcBộ (360m 2), dòng A gieo 6 – 8kg/ sào BắcBộ (360m2) IV.3 Chuẩn bị được gieo mạ: 20 Kỹthuật một số cây trồng chủ yếu - Ruộng gieo mạ có độ phì khá, bằng phẳng, tưới tiêu chủ động và khuất gió - Cày bừa kỹ, làm sạch cỏ... vụ lúa/ năm (lúa Đông Xuân - lúaXuân Hè - lúa vụ 3): Sạ lúa Đông Xuân sớm 15 - 30/10 thu hoạch tháng 1 - Vùng không ảnh hưởng lũ: Sạ lúa Đông Xuân tháng 11 đầu tháng 12 thu hoạch tháng 2 - Vùng ảnh hưởng lũ: Sạ lúa Đông Xuân tháng 12 Thu hoạch tháng 3,4 II.2 Thời vụ nói riêng ở Đồng Tháp Mười: Chân đất Tình trạng lũ Thời vụ sạ giống Phương pháp sạ Vùng cao Lớn 1/11-10/11 Sạ gác Đất xám, bạc màu Trung. .. Kali Clorua : 150 - 200 kg Cách bón: Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + 100% Super Lân + 50% Urê Bón thúc: Lần 1: sau khi cấy 5 - 7 ngày, bón 40% urê + 50% Kali Lần 2: Khi đòng phân hoá từ bước 3-5 ( trước trỗ 15-18 ngày), bón số phân còn lại II.3.3 Tuổi mạ cấy: Tuỳ theo đặc điểm của từng giống và mùa vụ mà quyết định tuổi mạ cấy Đối với vụ Xuânởcáctỉnh từ BắcTrungBộtrở ra, khi cây mạ được 4-5 lá... II.3.4 Kỹ thuật cấy: Cấy nông tay, không được đập mạ, nhổ đến đâu cấy đến đó, không nên để mạ qua đêm Vụ Xuâncấy vào những ngày có nhiệt độ cao, không được cấy vào những ngày có nhiệt độ dưới 15 0C Vụ Mùa nên cấy vào những ngày mát, mưa nhẹ càng tốt II.3.5 Mật độ cấy: Từ 40 - 45 khóm/m2, mỗi khóm cấy từ 2 - 3 rảnh cơ bản Ở những vùng có trình độ thâm canh, đất tốt có thể cấy 35 - 40 khóm/m 2 và cấy từ . Xuân.
4
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
Kỹ thuật gieo cấy lúa mùa
ở các tỉnh bắc trung bộ trở ra
I. Giống lúa:
Các giống lúa gieo cấy trong vụ mùa ở các tỉnh. Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
Kỹ thuật gieo cấy lúa Xuân
ở các tỉnh bắc trung bộ trở ra
I. Giống lúa:
I.1. Nhóm giống lúa có thời gian sinh trưởng