1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tài liệu 9 sai lầm khi chọn nghề pdf

3 573 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 14,2 KB

Nội dung

9 sai lầm khi chọn nghề Mình sẽ học gì và làm gì? Liệu mình có nên học ngành mình thích hay học những ngành đảm bảo “an toàn” về thu nhập và vị trí xã hội cho tương lai? Mình có nên liều lĩnh thứ sức và khám phá với một nghề mới hay chỉ nên yên tâm với một công việc quen thuộc? Các chuyên gia tư vấn đã đưa ra những cảnh báo và khuyến cáo các bạn trẻ không nên: 1. Chọn nghề theo kiểu may rủi, phong trào Đây là một đặc trưng tâm lí của rất nhiều thí sinh thi đại học. Nguyên nhân cũng là do gia đình không quan tâm đến việc tạo điều kiện cho con em mình tìm hiểu những nghề nghiệp trước, đến lúc phải nộp hồ sơ thì tặc lưỡi chọn đại một ngành nào đấy có vẻ “đường được”. Cũng có khi gia đình và thí sinh chọn một ngành nào đó vì thấy nhiều bạn bè cùng chọn ngành đó. Kiểu chọn nghề như vậy rất sai lầm vì không dựa trên những thông tin cụ thể về ngành nghề và năng lực của bản thân. 2. Nghĩ rằng chỉ có nghề được đào tạo đại học mới có giá trị và địa vị xã hội Điều này liên quan đến một “hội chứng tâm lí” mà rất nhiều người mắc phải khi quan niệm những ngành nghề được đào tạo từ đại học là nhàn nhã, kiếm được nhiều tiền và được xã hội coi trọng. Đó cũng là tâm lí trọng bằng cấp vốn bắt nguồn từ xã hội phong kiến ngày xưa. Nhưng hiện nay, xã hội đã có những đối xử công bằng với những người giỏi nghề chứ không giỏi vì bằng cấp. Vì thế quan niệm của ông cha ta về “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” cho đến giờ vẫn rất đúng. Cho nên lời khuyên của nhiều nhà tư vấn hướng nghiệp cho học sinh là hãy chọn nghề mình thích chứ đứng chọn loại bằng cấp đào tạo. Nếu chưa đủ điều kiện học nghề mình thích ở bậc đào tạo đại học thì hãy học ở các cấp bậc đào tạo khác. Và hãy nhớ là thời nào cũng vậy, xã hội luôn đánh giá cao những người có thực tài, có kĩ năng nghề nghiệp tốt và một thái độ làm việc chăm chỉ, cầu thị chứ không đơn thuần là nhìn vào bằng cấp mà bạn có. 3. Dựa dẫm vào lời khuyên của người khác Điều này xảy ra với những bạn không có chính kiến riêng cho bản thân, tức là cũng không hiểu mình muốn gì và cần gì ở nghề nghiệp tương lai. Nhiều gia đình coi việc chọn ngành học cho con là việc của bố mẹ chứ không phải là mong muốn của con cái vì cho rằng con mình chưa đủ lớn khôn để quyết định điều đó. Do đó, bạn sẽ gặp thất vọng lớn khi phát hiện ra là mình chẳng hề thích hợp với nghề nghiệp mà gia đình hoặc người khác chọn cho. 4. Chọn nghề mà không hiểu hết những thuận lợi và khó khăn của nghề Nhiều người thích làm bác sĩ mà không cần biết để trở thành bác sĩ phải có những tố chất gì, liệu mình có đủ sức khoẻ và chịu đựng được những áp lực công việc thường nhật của nghề này hay không. Hay bạn muốn trở thành thư kí giám đốc hoặc nhân viên văn phòng nhưng lại không có đầu óc tổ chức, quản lí công việc. Bạn thích làm hướng dẫn viên du lịch nhưng khả năng diễn đạt không tốt và sức khoẻ không đủ bền bỉ để phục vụ những chuyến đi xa. Hãy tiếp cận và tìm hiểu nghề nghiệp mà mình thích ở góc độ thực tiễn của nghề để xem xét xem mình có thể thích ứng với cả những thuận lợi và khó khăn của nó hay không. 5. Đồng nhất thành tích cao về một vài môn học văn hoá với thành công trong lĩnh vực nghề nghiệp ấy Bạn có thể học tốt môn Vật lí ở bậc trung học nhưng chưa chắc bạn đã trở thành một nhà nghiên cứu vật lí giỏi. Hay bạn giỏi ngoại ngữ nhưng chưa đủ để kết luận là bạn có thể thành một nhà ngoại giao cừ. Hay bạn chỉ viết văn tốt thôi không có nghĩa là bạn đã đủ điều kiện để trở thành nhà báo. Nói chung thành tích tốt ở một vài môn học văn hoá chỉ là một yếu tố tham khảo để bạn chọn khối thi và ngành nghề chứ không quyết định tất cả. 6. Thiếu tự tin hoặc quá tự tin vào bản thân một cách thái quá khi chọn nghề Đây là lỗi của những người không biết tự đánh giá đúng năng lực bản thân với nghề nghiệp mình chọn. Tức là họ không có thông tin tham khảo chính xác về nghề nghiệp, do đó có những ngộ nhận sai lầm về khả năng đáp ứng của bản thân (về cả năng lực học tập, sức khoẻ, tâm lí, sở trưởng ) cho ngành nghề đã chọn. Có người rất thích nghề này nhưng không dám chọn lựa vì sợ không đủ sức, có bạn lại nghĩ mình hoàn toàn có thể khắc phục được những nhược điểm cố hữu để theo nghề mình muốn nhưng thực tế không dễ dàng như vậy. Do đó “biết mình biết ta” vẫn là một lời khuyên chí lí cho các bạn trẻ khi chọn nghề. 7. Chọn nghề chỉ căn cứ vào lực học mà không tính những khả năng, năng khiếu, thiên hướng của mình Như một ngầm định, học sinh những trường trung học có tiếng của Hà Nội thường rủ nhau đăng kí những trường top như Ngoại thương, Quan hệ Quốc tế, Kinh tế, Sư phạm, Bách khoa, Y Những học sinh ở các trường ít nổi tiếng hơn thì lựa chọn những trường “bậc 2” như Xây dựng, Giao thông Thật ra học lực cũng là một tiêu chí rất quan trọng để tính đến việc bạn sẽ thi vào đâu. Nhưng có một thực tế là không ít các bạn trẻ dù thi đỗ và theo học những ngành mà điểm đầu vào rất cao nhưng cũng không thể phát huy được hết năng lực học tập của mình ở môi trường học tập ấy vì không có năng khiếu phù hợp. 8. Chọn nghề theo dư luận đồn thổi Điều này rất phổ biến đối với những đối tượng thí sinh “mù” thông tin và dễ bị thuyết phục bởi dư luận, mà dư luận ở đây đôi khi chỉ là ông cậu, bà cô, chú, dì , thậm chí chỉ là bà hàng xóm. Tất nhiên là các đồn thổi thường chỉ dưới dạng: “ Nghe nói học Công nghệ thông tin ra dễ xin việc lắm ”, hay “Học ngoại ngữ ra đi làm cho Tây thì lương bằng gấp mấy Nhà nước ”, “Làm giáo viên đi dậy cho nó nhàn nhã ”. Tất nhiên là bạn chỉ nên nghe dư luận ở một mức độ nào đó mà thôi. 9. Chọn nghề vì sự hào nhoáng bên ngoài của nghề Bạn thấy các MC, phóng viên, biên tập viên truyền hình thật rực rỡ và nổi tiếng, bạn quyết định sẽ học ngành báo hình? Bạn thấy các luật sư trong các bộ phim thật chững chạc và sắc bén, bạn cũng muốn mình sẽ trở thành luật sư? Bạn thấy các doanh nhân thành đạt lúc nào cũng ăn mặc đẹp, đi xe đẹp và sử dụng những đồ sang trọng đắt tiền, bạn ước ao sau này sẽ làm kinh doanh? Và vô số nghề nghiệp khác mà thoạt nhìn bề ngoài thật hẫp dẫn, đáng mơ ước. Nhưng thật ra cuộc sống rất công bằng, không ai dễ dàng có thành công mà lại không phải lao động cật lực. Hơn nữa, có những nghề mà dù bạn thích nhưng không hẳn bạn sẽ làm tốt vì thiếu các tố chất cần thiết. Cho nên chớ chỉ nhìn vào sức hấp dẫn bên ngoài của nghề nghiệp mà cho rằng đó là nghề đáng mơ ước và mình sẽ thành công với nghề nghiệp đó. . 9 sai lầm khi chọn nghề Mình sẽ học gì và làm gì? Liệu mình có nên học ngành mình thích hay học những. vì thấy nhiều bạn bè cùng chọn ngành đó. Kiểu chọn nghề như vậy rất sai lầm vì không dựa trên những thông tin cụ thể về ngành nghề và năng lực của bản thân.

Ngày đăng: 25/01/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w