Cạnh tranhthương mại: đâulàgiớihạnlànhmạnh?
(phần 2)
3/ Ghép quạ lẫn công
Viện Pháp ngữ Đài Loan khiếu nại rằng Công ty TNHH thương mại Jih
Hsuan đã nhập khẩu và bán rượu vang Duc De Valley và Comptess D’Orchams,
đều mang nhãn hiệu “Appellation Vino Tavla”.
Appellation “AOC”, chỉ nơi được xác lập về mặt pháp lý chuyên sản xuất
rượu vang chất lượng cao nhất và “Vino Tavola” có nghĩa là loại rượu vang để bàn
thông thường. Vì vậy, “Appellation Vino Tavla” là một thông tin sai trái.
Mặc dù hiện nay tại Đài Loan không có quy định về việc dán nhãn các loại
rượu nho, nhưng nếu tìm hiểu các nước sản xuất rượu nho lớn trên thế giới, sẽ thấy
hầu hết các nước châu Âu phân biệt phẩm cấp rượu vang dựa trên nhãn hiệu.
“Rượu vang để bàn thông thường” là loại phẩm cấp thấp nhất, không ghi nơi sản
xuất và “AOC” là loại rượu vang có phẩm cấp cao nhất.
Pháp được thế giới biết tới về việc sản xuất rượu vang nho. Tất cả những
cuốn sách về rượu vang nho đều mô tả về hệ thống phẩm cấp và ghi nhãn hiệu
được sử dụng ở Pháp và điều đó đã trở thành chuẩn mực cho việc việc mua rượu
vang, cơ sở quan trọng cho khách hàng xác định chất lượng rượu.
Cuộc điều tra cho thấy, Công ty Jhi Hsuan nhập khẩu rượu Duc De Vallay
và Comptess D’Orchamps trên đó nhãn hiệu có ghi cả cụm từ “Appellation Vino
Tavla” là không đúng sự thực, đã vậy còn kèm theo thêm nhãn hiệu bằng tiếng
Trung Quốc “Rượu vang phẩm cấp đặc biệt của Pháp”. Có thể coi nhãn hiệu đó là
sự lừa dối khách hàng. Người tiêu dùng bị nhầm lẫn khi mua rượu. Kết quả là tạo
nên sự cạnhtranh không bình đẳng với các sản phẩm rượu chính thống của Pháp.
Cơ quan chức năng Đài Loan quyết định: Công ty Jih Hsuan vi phạm các
quy định về cạnhtranhlành mạnh và bị xử lý theo quy định.
Khá khen thay kế “ghép quạ lẫn công:” gây lẫn lộn tốt xấu cho người
tiêu dùng. Song, “vải thưa không che mắt thánh”, mọi hành vi gian lận mập mờ
khó qua nổi những nhà chức trách có trách nhiệm, đặt cái “tâm” lên trên hết.
4/ Tự do không thể độc chiếm
Cách đây nhiều năm, Tổng công ty xăng dầu Đài Loan đã ký các hợp đồng
dài hạn với các trạm xăng tư nhân, chủ yếu từ 5 đến 20 năm. Các hợp đồng có thời
hạn ngắn hơn 6 năm có giá trị đến tháng 1/1999 và những hợp đồng có điều khoản
kéo dài hơn 6 năm có giá trị đến năm 2003. Cả hai thời hạn đó đều được Bộ kinh
tế đưa ra các căn cứ vào ngày thực hiện tự do hoá theo kế hoạch đối với các sản
phẩm xăng dầu trong nước. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc tiếp cận thị
trường của các doanh nghiệp mới bước vào thị trường xăng dầu.
Vì việc thực hiện tự do hoá theo kế hoạch đối với các sản phẩm xăng dầu
trong nước có thể ảnh hưởng đến tự do cạnhtranh ở thị trường xăng dầu trong
tương lai, Cơ quan chức năng Đài Loan đã yêu cầu Tổng công ty xăng dầu Đài
Loan ngay lập tức sửa đổi các điều khoản trong những hợp đồng dài hạn (bao gồm
cả hợp đồng tạo quan hệ ràng buộc, hợp đồng mua bán nói chung và hợp đồng xây
dựng chuyển giao các trạm xăng) mà có các điều khoản cung cấp dầu dài hạn vượt
quá ngày mà các doanh nghiệp lọc dầu và việc nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu
được tự do hoá. Nếu không thực hiện yêu cầu của Cơ quan chức năng, Tổng công
ty xăng dầu Đài Loan sẽ vi phạm các quy định về cạnhtranh trên thị trường.
Cuộc họp của Cơ quan chức năng Đài Loan cũng thảo luận về tình hình
hoạt động của Tổng công ty xăng dầu Đài Loan tại tất cả các trạm xăng trên đường
cao tốc theo đặt hàng của Bộ giao thông liên lạc với Tổng công ty xăng dầu Đài
loan, yêu cầu Bộ giao thông liên lạc phải tiến hành đấu thầu tự do việc vận hành
các trạm xăng đó, nếu không sẽ vi phạm quy định về cạnh tranh.
5/ Độc trị độc:
Công ty Mi Ya Le sản xuất băng hình để quảng cáo cho sản phẩm khử độc
Mi Ssu Feng trên rau quả. Trong băng hình có hình ảnh thí nghiệm trên một con cá
còn đang sống. Với 2/1000 lít thuốc trừ sâu hoà tan với 30-40 lít nước, sản phẩm
khử độc Mi Ssu Feng được xử lý trong dung dịch này 15 phút trước khi thả con cá
đang sống và con cá vẫn đang “ngoe nguẩy đuôi”, chứng tỏ khả năng hữu hiệu của
sản phẩm khử độc. Công ty Mi Ya Le còn phát tờ rơi quảng cáo cho các nhà phân
phối, trích dẫn báo cáo của "nhóm chống ô nhiễm" thuộc Bộ kinh tế, chỉ ra rằng,
ôzôn có khả năng phân huỷ các hợp chất hữu cơ thành dioxit carbon, nước và các
chất đơn giản khác, sản phẩm Mi Ssu Feng có thể khử được 99,5 % hoặc nhiều
hơn các chất độc như methybenzene, etanol, aceton
Theo điều tra của cơ quan chức năng Đài Loan, các chất kết tủa của thuốc
trừ sâu trong nông nghiệp còn lại trên rau quả khó có thể làm sạch được. Con cá
được sử dụng trong thí nghiệm quảng cáo vẫn còn sống là vì chất độc của thuốc
trừ sâu sử dụng đã được pha loãng đáng kể và bay hơi theo những bong bóng lớn
tạo ra tiến trình hoạt động của chất khử độc. Loại thuốc trừ sâu sử dụng trong thí
nghiệm này lại thuộc loại có chức năng ngắn hạn, khác với các thuốc trừ sâu thông
thường.
Điều tra của Cơ quan chức năng cũng cho thấy rằng Bộ kinh tế không có
một bộ phận nào mang tên “nhóm chống ô nhiễm” và báo cáo do Công ty Mi Ya
Le trích dẫn không có nguồn gốc xuất xứ. Bên cạnh đó, công ty Mi Ya Le đã
không thể đưa ra được một lời giải thích hoặc một bằng chứng nào để chứng minh
chức năng nêu trong quảng cáo là ôzôn có thể khử được các độc tố. Hơn thế nữa,
cách thức quảng cáo trên sản phẩm còn khiến người tiêu dùng lầm tưởng về chức
năng phân huỷ tới 99,5% của sản phẩm khử độc đang nói tới.
Rõ ràng chiêu quảng cáo “độc trị độc” của Công ty Mi Ya Le đã vi phạm
các quy định về cạnhtranhlành mạnh trên thị trường. Rất may, Cơ quan chức
năng Đài Loan đã ra tay ngăn chặn kịp thời.
(còn tiếp)
. Cạnh tranh thương mại: đâu là giới hạn lành mạnh?
(phần 2)
3/ Ghép quạ lẫn công
Viện Pháp ngữ Đài Loan khiếu nại rằng Công ty TNHH thương mại. chức năng Đài Loan quyết định: Công ty Jih Hsuan vi phạm các
quy định về cạnh tranh lành mạnh và bị xử lý theo quy định.
Khá khen thay kế “ghép quạ lẫn công:”