Bíquyếtchiêuđãivàdự tiệc
Cập nhật: 09/03/2007
Đãi tiệcvàdựtiệc là điều nhiều người đặc biệt lưu tâm vì "một miếng
ngoài làng bằng một sàng xó bếp". Song để "miếng ấy" thật sự là "một
sàng" thì bạn cần biết một số quy tắc nhất định nhằm giúp "tiếp thị"
bản thân đúng như mong muốn.
Với người tổ chức:
- Dọn dẹp, sửa soạn nhà cửa, vườn tược thật chu đáo trước khi buổi tiệc diễn
ra. Một vài lọ hoa hay chậu hoa nhỏ cùng nến (lưu ý sắp chỗ cho khéo kẻo
khách vô tình làm hỏng hay chạm vào) sẽ đem lại nhiều màu sắc và sự lung linh
cho bữa tiệc. Chắc chắn bạn sẽ được khách mời đánh giá cao về “gu” thưởng
thức qua những chuyện tưởng nhỏ nhặt này.
- Người tổ chức phải luôn nhớ mình là chất keo kết gắn các thực khách với
nhau, đặc biệt là trong tiệc cocktail, nơi hầu hết chỉ gặp nhau lần đầu, và bạn sẽ
phải luôn “trực chiến” trăm phần trăm. Do đó cần biết dành cho mình thời gian
nghỉ ngơi đúng mức trước khi các thực khách đến.
- Cố gắng thu xếp sao cho bạn luôn ở gần cửa chính nhất để tiện việc đón
khách. Bạn có thể chia sẻ công việc này với người thân hoặc nếu bạn chỉ có một
mình, hãy nhờ những người bạn thân nhất.
- Đừng bật nhạc quá to trong thời gian chờ thực khách đến đông đủ. Có thể bạn
cần âm nhạc để việc tiếp đón không bị “loãng” nhưng hãy vừa phải vì dù chỉ là
một số ít khách nhỏ nhưng việc chuyện trò với nhau luôn là chìa khóa đem lại sự
dễ chịu cho mọi người.
- Vào cuối buổi tiệc, một lần nữa bạn cần nhớ mình đang đóng vai trò chủ nhân,
do đó hãy linh hoạt làm sao để bạn luôn “rảnh” trong các cuộc trò chuyện để có
thể dễ dàng chào tạm biệt các thực khách. Vì phần lớn đều ngại phải cắt ngang
câu chuyện của bạn với ai đó khi đến chào và cám ơn buổi tiệc bạn đã chiêu đãi.
Với khách mời:
- Mặc dù chủ nhân luôn cố gắng trong việc đón tiếp khách, nhưng sẽ vẫn không
tránh khỏi trường hợp bạn đến họ lại đang tiếp chuyện một khách nào đó đến
trước, vì vậy hãy chủ động đến chào họ trước khi bắt đầu ngồi vào bàn tiệc.
- Dù bạn không phải tuýp người giỏi ngoại giao, nhưng vẫn nên nhớ quy tắc xã
giao trong bất cứ buổi tiệc đứng nào là chào hỏi và bắt chuyện lẫn nhau. Do đó
bạn đừng chỉ chờ người khác đến bắt chuyện, hãy mạnh dạn đi chào và giới
thiệu mình với mọi người, biết đâu bạn có cơ hội quen được nhiều người bạn
mới thú vị, đặc biệt là các anh hay nàng còn trong binh chủng “phòng không”.
Tuy nhiên cần lưu ý đây là câu chuyện cởi mở, nhưng không sa đà thành trò tán
gẫu rẻ tiền nhé!
- Trường hợp đến cáo lỗi không thể tham dự buổi tiệc, bạn nên cởi áo khóac hay
những cặp xách bạn đang mang theo và để ở phòng giữ đồ, rồi hãy đến chào và
nói chuyện cùng chủ nhân. Việc mang theo đồ đạc không là minh chứng nặng ký
cho việc bạn phải từ chối buổi tiệc, trái lại nó gây không khí nặng nề với thực
khách xung quanh.
- Cuối buổi tiệc bạn cần nhớ đến chào chủ nhân và cám ơn họ đã mời bạn dự
tiệc. Và cần nhớ chủ nhân buổi tiệc còn có nhiều khách để quan tâm, vì vậy bạn
hãy nói ngắn gọn, chân thành đừng biến họ thành “của riêng”.
. Bí quyết chiêu đãi và dự tiệc
Cập nhật: 09/03/2007
Đãi tiệc và dự tiệc là điều nhiều người đặc biệt lưu tâm. buổi tiệc, trái lại nó gây không khí nặng nề với thực
khách xung quanh.
- Cuối buổi tiệc bạn cần nhớ đến chào chủ nhân và cám ơn họ đã mời bạn dự
tiệc. Và