GIỌNG NÓI
1. Giá trị của giọng nói
Giọng nói hay câu văn giống như thể xác, mà đạo lý ở trong đó giống như linh hồn. Giọngnói
hay văn chương giống như chiếc thuyền, và đạo lý giống như kho tàng được chứa trên đó. Giọng
nói như điệu nhạc, và đạo lý giống như ca từ quyện theo trong đó.
Kho tàng có thể quý, nhưng nếu không có được chiếc thuyền tốt để chuyên chở thì kho tàng
không đến được với bến bờ. Ca từ có thể hay, nhưng nếu không có điệu nhạc hay thì cũng không
gây được sự hấp dẫn.
Thật sự có những giảng sư thuyết pháp có những đạo lý hay, nhưng không gây được sự chú ý chỉ
vì giọngnói không hay. Vì vậy, để có thể đem giáo pháp vào lòng người một cách có hiệu quả,
ta buộc phải tập cho được giọngnói truyền cảm, và phải truyền cảm một cách tự nhiên. Truyền
cảm mà giả tạo thì nghe lạnh xương sống lắm.
2. Giọngnói truyền cảm
Dĩ nhiên chúng ta không thể định nghĩa rõ ràng truyền cảm là gì, chỉ biết rằng giọngnói truyền
cảm khiến cho người nghe yêu mến, chú ý, và thích được nghe hoài.
Có hai yếu tố để tạo nên giọngnói truyền cảm. Thứ nhất là nhạc điệu của lời nói, còn gọi là ngữ
điệu.
Thứ hai là chất giọng riêng của mỗi người, còn gọi là âm sắc.
Ngữ điệu là sự trầm bỗng của các tiếng phối hợp với nhau, không đòi hỏi phải lả lướt như điệu
nhạc, nhưng cũng rất cần sự êm ái.
Nếu phân tích nhiều giọngnói bằng các máy đo đặc biệt, ta sẽ thấy rằng mỗi người không giống
nhau về độ cao của sự trầm bỗng. Ơ người này, thanh sắc được nâng cao hơn một chút; ở người
khác, thanh sắc được hạ thấp hơn một chút. Người từ Nghệ An về đến Huế lại biến dấu sắc thành
dấu hỏi. Dấu sắc rất cần để cho giọngnói sáng lên vì đó là các nốt cao, nhưng khi bị biến thành
dấu hỏi thì chìm hẳn xuống. Đó là lý do khi nghe người miền đó nói chuyện từ khoảng xa xa, ta
sẽ thấy nhòa nhoà không rõ nét. Ví dụ câu “có đến đó mới thấy ánh sáng thấp thoáng chiếu tới
mấy góc phố”, nếu được phát âm theo giọng Nghệ Huế thì nghe nhòa nhòa khó nhận ra là những
chữ gì.
Ngược lại, có một số người ở miền Tây lại đưa dấu sắc lên cao chót vót nghe rất ngộ nghĩnh, và
cũng rất quê mùa. Ví dụ câu “Anh Hai ghé đây uống miếng nước, đừng đi trước làm tụi này lỡ
bước”, nghe ngộ ngộ.
Tuy nhiên, vùng nào cũng có những người nói nghe truyền cảm và những người nói nghe gay
gắt. Ngay cả giọng của người thủ đô Hà nội được xem là thanh lịch nhất, sang trọng nhất, quý
phái nhất, êm ái nhất, cũng vẫn có những người nói nghe sắc như dao cạo. Xứ Huế hay Quảng
Trị hay Nghệ An cũng vẫn có những người nói làm ta dễ có cảm tình. Đặc biệt khi người Quảng
Trị sửa thành giọng miền Nam thì nghe hay và sang hơn cả người miền Nam.
Nhiều người thuộc tỉnh Bình Định tự đánh giá giọng của xứ mình là gay gắt nên đổi thành giọng
Nam khi vô miền Nam sinh sống. Nhưng cũng có những người Phú Yên Bình định nói với giọng
cực kỳ dễ thương.
Chính sự phối hợp độ cao của các từ tạo thành ngữ điệu riêng biệt đặc thù của người đó. Ta cũng
sẽ thấy rằng những ai giỏi về âm nhạc sẽ dễ dàng tạo cho mình một ngữ điệu êm ái hơn. Vì vậy,
một giảng sư giỏi âm nhạc cũng là thêm một ưu điểm cho sự nghiệp giảng dạy hoằng pháp của
mình.
Am sắc là chất giọng riêng của từng người, giống như khuôn mặt riêng của từng người, không ai
giống ai. Có khi không nhìn mặt nhưng nghe giọngnói mà ta nhận ra được đó là ai. Những
người ruột thịt sống trong cùng một mái nhà thì vừa giống nhau về khuôn mặt, vừa giống nhau
về giọng nói, âm sắc.
Có người có âm sắc truyền cảm, nhưng cũng có người có âm sắc khó ưa. Đây là bẩm sinh “trời
cho”, hay nói đúng hơn, đây là bản nghiệp riêng của mỗi người. Ta không thể tập luyện để có
được âm sắc hay khi mà nghiệp ta không hay chút nào. Muốn chuyển âm sắc cho hay thì phải
chuyển nghiệp trước.
Một trong những nghiệp nhân khiến cho ta có được Am sắc hay chính là lòng Từ bi vị tha.
Người có trong tim lòng thương yêu muôn loài tự nhiên giọngnói sẽ truyền cảm. Đây là điều
không thể làm khác đi được. Ai không có lòng từ mà chỉ muốn tập luyện để có âm sắc hay tự
nhiên là điều không thể được.
Khi có lòng từ ái vị tha, mặc dù chưa thể làm điều gì lợi ích cho mọi người, ta vẫn giữ gìn cẩn
thận từng lời nói, cử chỉ để không làm người khác buồn. Khi tiếp xúc với ai, ta chỉ muốn người
đó được vui vẻ hài lòng thoải mái. Hãy để ý so sánh, có những người sẵn sàng buông ra một câu
làm đau lòng người khác, và một người ý tứ chỉ muốn nói những câu làm đẹp lòng người, rất
chân thành. Tấm lòng chân thành muốn cho mọi người vui là nghiệp nhân khiến cho ta có giọng
nói truyền cảm.
Người quăng đại một câu gay gắt, chỉ trích, phê phán, kết tội người khác dễ dàng, làm người
khác đau điếng mà không cảm thấy tội nghiệp, chắc chắn sẽ có giọngnói thô bạo khó ưa. Nội
tâm không biết thương xót niềm đau của người khác là nội tâm tàn nhẫn. Người tàn nhẫn thì
không sao có được giọngnói truyền cảm. Nếu ta thản nhiên khi thấy người khác đau xót thì khỏi
cần nhờ ai nhận xét, ta biết ngay giọngnói của mình thuộc loại khó ưa. Chừng nào ta trân trọng
quý hóa từng niềm vui của người, cẩn thận tránh né từng nỗi buồn của người, tự nhiên giọngnói
ta sẽ dần dần truyền cảm.
Vì vậy, nguyên tắc vàng để tập có âm sắc truyền cảm chính là tu tập lòng từ bi thật sâu dày trước
đã. Đến khi nào ta thấy mình tha thiết, sâu sắc, cẩn thận, tinh tế trong việc giữ gìn niềm vui cho
người thì biết là giọngnói mình đã bắt đầu đi vào trái tim người nghe rồi.
Phát âm chuẩn cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên sự sang trọng của giọng nói.
Ta có thể nói thẳng mà không sợ sai rằng người miền Bắc, nhất là thủ đô Hà nội, có sự phát âm
chuẩn nhất nước, nên giọngnói của người Hà nội cũng là sang nhất nước. Từng tiếng từng tiếng
đều được người miền Bắc phát âm trau chuốt cẩn thận tròn trịa kỹ lưỡng, tạo thành một đặc
trưng văn hóa quý giá của Việt Nam ta. Có lẽ đây cũng là một yếu tố khiến dân ta không bao giờ
chịu đựng được lâu sự cai trị của phương Bắc. Cha ông ta không thể chịu đựng mãi sự đè đầu
cưỡi cổ của đám lính tráng thô bạo và có giọngnói cục mịch thô lỗ khó ưa của họ. Người có
giọng nói sang trọng tự nhiên nhận ra đẳng cấp của mình hơn hẳn đám người xâm lược hạ cấp
kia. Và họ phải đứng dậy. Tuy nhiên ta cũng phải công nhận rằng giọng thủ đô của Trung Quốc
cũng khá sang.
Giọng miền Nam dĩ nhiên là không chuẩn. Ví dụ từ hết được phát âm là hớt. Từ tuấn được phát
âm là twứng; từ Phật được phát âm là Phậc; từ tình được phát âm là từn; từ thành được phát âm
là thằn; tùm lum được phát âm là từm lưm v.v… Tuy nhiên, số người miền Nam chấp nhận một
cách tự nhiên lối phát âm đó rất là đông nên giọng miền Nam cũng trở thành một phương ngữ
quan trọng. Nhưng khi hát nhạc hiện đại, không ca sĩ nào can đảm dùng giọng Nam vì sẽ làm
cho bài nhạc kém sang trọng. Rõ ràng giọng Bắc làm cho bài hát được sang trọng hẳn lên.
Những người miền Nam sống khu vực thành phố Hồ Chí Minh, do giao tiếp nhiều với người
miền Bắc di cư nên có sự pha trộn nhẹ nhàng khiến cho ngữ điệu của họ êm ái hơn, và cách phát
âm cũng trau chuốt hơn.
Có lẽ Bộ Giáo dục phải ra quy định tất cả giáo viên dạy lớp vỡ lòng phải là người nóigiọng Bắc
chuẩn để tạo cái nền phát âm chung đồng cho công dân Việt Nam mọi miền đất nước về sau.
Nếu giảng sư là người nóigiọng miền Nam thì phải nghiên cứu thêm, tập thêm cách phát âm
miền Bắc để tìm ra cách phát âm và đánh dấu ngữ điệu cho hay hơn.
Riêng một số tỉnh miền Trung có các phương ngữ rất lạ, phát âm biến dạng một số nguyên âm.
Ví dụ từ hai cái sẽ được phát âm là hơ kớ (Quảng Ngãi); từ tám sẽ được phát âm là tốm (Quảng
Nam); từ làm xong rồi sẽ được phát âm là làm xong rầu (Phan Thiết); từ thế gian sẽ được phát
âm là thớ gian (Bình Định) v.v…
Nói gì thì nói, giảng sư phải chỉnh giọngnói lại cho đúng với nguyên âm gốc để có vẻ sang
trọng. Đừng tự ái địa phương mà giữ những cách phát âm không phổ quát đó. Nhiều vị tự ái địa
phương từ Huế hoặc Quảng Trị vào không chịu sửa giọng theo miền Nam đã thất bại trong việc
giảng dạy vì làm người nghe rất mệt mõi khi phải chú ý lắng nghe để hiểu.
Người vùng Bình Dương tới Dĩ An thì phát âm phụ âm
th trở thành kh. Ví dụ từ thảnh thơi sẽ được nói thành khảnh khơi; từ thiết tha sẽ được nói thành
khiết kha.
Một số vùng miền Tây Nam bộ phát âm phụ âm kh thành ph. Ví dụ từ khoan khoái sẽ được nói
thành phang phái; từ khỏe khoắn sẽ được nói thành phẻ phắng. Có vùng phát âm phụ âm R trở
thành G. Ví dụ rõ ràng tui rờ thấy cái cà rá ở trong cái rỗ này sẽ được nói thành gõ gàng tui gờ
thấy cái cà gá ở trong cái gổ này.
Bắt buộc giảng sư phải sửa cho hết những biến dạng phụ âm như thế.
Ngoài ra có những phát âm sai không đáng kể nhưng cần phải chỉnh để cho sang hơn. Ví dụ
nguyên âm au hay được người Nam phát âm thành ao. Ví dụ anh Sáu hay bị nói thành anh Sáo.
Giảng sư cũng phải nói cho đúng nguyên âm kép này. Hoặc nguyên âm kép ay cũng có thể bị
phát âm thành ai. Ví dụ thay đổi sẽ bị nói thành thai đổi.
Rồi người miền Nam hay phát âm phụ âm V thành phụ âm D. Ví dụ đi về sẽ bị nói thành đi dìa;
văn võ song toàn sẽ bị nói thành dăng dỏ song toàng. Giảng sư nên phát âm cho đúng phụ âm V
để giọngnói sang hơn. Buồn cười là nhiều người Bắc vào Nam sinh sống rồi khi xem bóng đá
hào hứng cũng la lên dô dô giống như miền Nam.
Có những vùng miền Tây phát âm nguyên âm kép oan trở thành ang hoặc oong. Ví dụ từ hoàn
toàn sẽ bị nói thành hàng tàng hoặc hoòng toòng. Nghe rất quê mùa. Giảng sư phải tránh những
biến dạng như thế.
Vùng Nghệ An tới Huế có những từ lạ như răng, rứa, ri,
mô, tê… nhưng cũng rất đặc trưng và dễ thương dù có thể làm bỡ ngỡ những người chưa hiểu.
3. Kỹ thuật
Trong khi giảng, tiết tấu khi nhanh lúc chậm cũng là một nghệ thuật của giảng sư. Giảng sư nên
tránh tiết tấu đều đều suốt từ đầu đến cuối bài giảng. Phải có lúc nhanh hơn một chút, phải có lúc
chậm hơn một chút, thậm chí có lúc ngưng hẳn để mọi người suy nghĩ.
Dĩ nhiên ta tránh nói quá nhanh hay quá chậm. Tốc độ nói là điều phải được đặc biệt coi trọng.
Nói nhanh quá làm cho người nghe phải tiếp nhận một lượng thông tin lớn trong một thời gian
ngắn khiến cho não họ không xử lý, phân tích, đón nhận kịp, và khiến họ bị quá tải. Nghe vài
phút là họ mệt. Ngược lại, nói quá chậm cũng làm bộ não người nghe không cần phải làm việc
nhiều, và cũng sinh buồn ngủ.
Ta phải khéo điều chỉnh tốc độ sao cho vừa phải, đừng nhanh, nhưng cũng đừng rề rà quá.
Tuy nhiên, có những từ lạ tai, ý khó, thì phải được nói thật chậm, thật rõ, thật mạnh để cho người
nghe nhận ra. Ví dụ khi ta đang giảng bình thường, bỗng nhiên phải nói tới từ nộitại là một từ ít
được nghe ở cuộc sống bình thường, ta phải nói chậm, chắc, rõ 2 tiếng đó rồi mới tăng tốc độ trở
lại như cũ.
Đôi khi có những câu khó, ta phải nói chậm hẳn cả câu. Ví dụ, khi gặp câu như vầy thì ta phải
nói chậm và rõ từng chữ: đồng tiền có thể mua được sự phục vụ của người, nhưng không thể
mua được sự trung thành của người đó. Những câu như vậy ý tứ sâu sắc quá nên không được
phép nói nhanh, rất uổng.
Ví dụ khác, ta phải nói rõ và chậm rãi câu này: niềm vui của người này có thể là nỗi buồn của
người kia. Câu này chứa đựng nhiều ý lớn quá nên không thể được nói nhanh.
Đôi khi đang giảng, ta hỏi thính chúng một câu, dĩ nhiên ta phải ngưng lại một chút để chờ câu
trả lời. Tuy nhiên sau này ta sẽ nóivề việc hỏi thính chúng ở giữa bài giảng. Không phải lúc nào
cũng hỏi được. Hỏi không đúng lúc sẽ gây phản cảm lớn.
Rồi trong một câu, có những từ cần phải được nhấn mạnh hơn một chút vì đó là từ quan trọng
trong câu. Nhấn mạnh nghĩa là ta thêm một chút lực khiến cho tiếng đó nghe mạnh hơn hẳn các
tiếng trước và sau. Ví dụ trong câu trong thẳm sâu, con người ai cũng khát khao điều cao thượng.
Ta sẽ thấy là nên nhấn mạnh những từ thẳm sâu, khát khao điều cao thượng.
Trong câu, nếu không cho con người điều cao thượng thì họ sẽ bị lôi cuốn bởi các trò vui sa đọa.
Ta thấy cần phải nhấn mạnh các từ lôi cuốn, sa đọa.
Những từ cần phải được nhấn mạnh cũng là những từ cần phải được nói chậm và rõ hơn so với
các từ còn lại.
Rồi một tác nhân sẽ làm ta bất ngờ, đó là hệ thống kỹ thuật khuếch đại âm thanh. Hệ thống này
bao gồm microphone thu tiếng nơi miệng của người nói, mixer để trộn các đường tiếng khác
nhau, amplifier để nâng tiếng, loa để phát tiếng đã được xử lý ra bên ngoài cho mọi người. Nếu
không có kinh nghiệm ta sẽ không điều chỉnh được tốc độ nói của mình cho phù hợp khi có sử
dụng kỹ thuật này. tiếng đã được khuếch đại luôn luôn làm cho ta có vẻnói nhanh hơn tốc độ ta
phát ra.
Nếu ta nói vừa, qua máy, có vẻ như ta nói nhanh. Nếu ta nói nhanh, qua máy, có vẻ như ta nói rất
nhanh. Vì vậy, ta nói sao cho chính mình nghe là hơi chậm thì qua máy sẽ làm cho người nghe
cảm thấy vừa đúng. Muốn biết kinh nghiệm về hiện tượng này, ta phải nói qua máy, thu tiếng lại,
sau đó phát ra nghe để nhận thấy càm giác nhanh hơn sự đánh giá của ta lúc ta nói.
4. Luyện tập
Ta cần phải luyện tập giọngnói theo các tiêu chuẩn sau đây: Rõ ràng - Khoẻ mạnh - Điều khiển
được tiết tấu - Có ngữ điệu êm ái - Truyền cảm.
Để phát âm rõ ràng, ta phải tập đọc mỗi ngày vài mươi trang sách, đọc thật kỹ từng chữ theo tiêu
chuẩn đã nêu ở trên. Đọc đến khi nào ta nhập tâm đến nỗi trong khi nói chuyện bình thuờng ta
cũng phát âm kỹ lưỡng từng chữ, là thành công. Nếu khi nói chuyện với mọi người mà còn phát
âm vội vã, chưa tròn chữ thì phải tập luyện tiếp.
Để có giọngnói khỏe mạnh thì buộc ta phải có thể lực. Ngoài những công việc lao động hằng
ngày, ta phải luyện tập khí công thể dục thêm. Ta phải tập giữ hơi ở đan điền rồi nói thật to một
câu nào đó. Ta phải tập nói như các giảng sư thời xưa là có thể nói cho cả nghìn người nghe
ngoài bãi đất trống mà không cần máy móc gì cả. Thật ra bây giờ ta không còn phải vất vả tập
luyện như thế vì đã có máy móc hỗ trợ. Ngày xưa, muốn làm một pháp sư, vị đó phải luyện nội
lực sao cho cho giọngnói sang sảng giữa cánh đồng. Trong khi nói chuyện bình thường, ta phải
nói sao cho những ngưòi ngồi ở xa nhất cũng phải nghe rõ.
Muốn có sự truyền cảm thì ta phải tu tập lòng từ bi như đã nói ở trên rồi, không còn cách nào
khác.
Muốn điều khiển được tiết tấu thì ta phải tập giảng nhiều, thu vào máy, phát ra nghe lại, đánh giá
những chỗ chưa hợp lý để chỉnh lại.
Muốn có ngữ điệu êm ái thì ta phải biết hát. Tập nói rồi nghe lại giọngnói của mình để tinh ý
nhìn ra những độ cao chưa phù hợp. Có những dấu sắc bị cao quá, có những dầu huyền nghe trì
trệ quá vân vân…
. GIỌNG NÓI
1. Giá trị của giọng nói
Giọng nói hay câu văn giống như thể xác, mà đạo lý ở trong đó giống như linh hồn. Giọng nói
hay văn chương. giọng nói mình đã bắt đầu đi vào trái tim người nghe rồi.
Phát âm chuẩn cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên sự sang trọng của giọng nói.
Ta có thể nói