1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam

19 31 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • II. Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

  • III. Những đặc điểm cơ bản của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

  • 1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự kết hợp giữa cái chung và cái đặc trưng.

  • 2. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dựa trên:

  • 2. Mục tiêu phấn đấu

  • Mở rộng phân công lao động, phân bố lại lao động và dân cư trong phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, từng vùng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Muốn khai thác mọi nguồn lực cần phát triển nhiều nghành nghề, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có và tạo việc làm cho người lao động. Phân công lại lao động giữa các ngành theo hướng chuyên môn hoá, hợp tác hoá, lao động công nghiệp và dịch vụ tăng tuyệt đối và tương đối, lao động nông nghiệp giảm tuyệt đối giữa lao động và tài nguyên, bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái. Cùng với mở rộng phân công lao động xã hội trong nước, tiếp tục mở rộng phân công và hợp tác lao động quốc tế.

  • Tạo lập và phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường. Đây là biểu hiện và tiền đề quan trọng nhất để phát triển kinh tế thị trường. Thị trường là sản phẩm tất yếu của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Sản xuất và lưu thông hàng hoá càng phát triển thì thị trường càng mở rộng. Sản xuất, lưu thông hàng hoá quyết định thị trường, song thị trường cũng tác động trở lại thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá để mở rộng thị trường và tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường cần tôn trọng quền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; xây dựng thị trường xã hội thống nhất và thông suốt cả nước; phát triển mạnh thị trường hàng hoá và dịch vụ, trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu mà tăng quy mô, chủng loại, nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của hàng tiêu dùng và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu trong nước và mở rộng kim ngạch xuất khẩu. Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm tạo điều kiện giảm giá cả hàng hoá, tăng thu nhập, tăng sức mua, làm cho dung lượng thị trường, nhất là thị trường nông thôn tăng lên. Hình thành và phát triển các thị trường sức lao động, vốn, tiền tệ, chứng khoán. Để các thị trường này phát triển cần triệt để xoá bỏ bao cấp, thực hiện nguyên tắc: tự do hoá giá cả, tiền tệ hoá tiền lương; mở rộng các loại thị trường, thực hiện giao lưu hàng hoá thông suốt trong cả nước, lành mạnh hoá thị trường, khắc phục tình trạng kinh tế ngầm, kiểm soát và xử lý nghiêm minh các vi phạm thị trường.

  • Đẩy mạnh cách mạng khoa học - công nghệ, nhằm phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong kinh tế thị trường các doanh nghiệp chỉ có thể đứng vững trong cạnh tranh nếu thường xuyên tổ chức lại sản xuất, đổ mới thiết bị, công nghệ nhằm tăng năng suất lao động để hạ thấp chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

  • Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống pháp luật đổi mới các chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả. Đó là những nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế thị trường, để các nhà sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước yên tâm đầu tư. Giữ vững ổn định chính trị là giữ vững sự lãnh đạo của Đảng với sự nghiệp đổi mới, tăng cường vai trò quản lí của nhà nước, vai trò làm chủ của nhân dân. Nhà nước cần hạn chế can thiệp trực tiếp vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mà tập trung làm tốt các chức năng tạo môi trừơng, hướng dẫn, hỗ trợ những yếu tố cần thiết để các doanh nghiệp phát triển. Nhà nước cần tăng cường quản lí và kiểm soát. Nhà nước phải ổn định kinh tế vĩ mô: chống lại khủng hoảng, thất nghiệp, sửa chữa và khắc phục những khuyết tật của thị trường, phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân, xây dựng hệ thống pháp luật để tạo môi trường pháp lí cho các chủ thể kinh tế hoạt động. Nhà nước tôn trọng tính khách quan của kinh tế thị trường, phát huy những mặt tích cực hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực.

  • Đào tạo đội ngũ quản lí kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi, phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường theo định hường xã hội chủ nghĩa. Chúng ta cần đẩy mạnh đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lí kinh tế, kinh doanh cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế trong thời kì mới. Cần bồi dưỡng đãi ngộ đúng đắn với độ ngũ cán bộ nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, bản lĩnh quản lí, kinh doanh của họ.

  • Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để phát triển kinh tế thị trường. Trong xu thế quốc tế hoá đới sống kinh tế, mọi quốc gia muốn thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển phải hoà nhập nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới. Muốn vậy phải đa dạng hoá hình thức, đa phương hoá đối tác; phải quán triệt nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và không phân biệt chế độ chính trị xã hội.

Nội dung

Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam

Ngày đăng: 30/01/2022, 15:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w