Taybuônmáybaysố1thế giới08:51' 09/01/2006 (GMT+7)
Ngay cả Airbus cũng phải thừa nhận Phó Chủ tịch Boeing, ông Larry S. Dickenson, chính
là taybuônmáybaysố1thếgiới với niềm đam mê, thuật đàm phán và bản lĩnh tuyệt vời.
Larry S. Dickenson.
Tay chơi của những trận đấu lớn
Cả thập kỷ nay, Airbus luôn yên tâm vì có John J. Leahy biết cách mời chào để có những hợp
đồng bán máybay liên tiếp. Song khi gặp Larry S. Dickenson, ngay cả Leahy phải thừa nhận đây
mới chính là taybuônmáybaysố1thế giới.
Những ngày cuối năm 2005 vừa qua, khi hãng hàng không Qantas Airways cân nhắc việc lựa
chọn ai trong số Airbus và Boeing, người ta tưởng phần thắng gần như chắc chắn nghiêng về đại
gia đến từ châu Âu, bởi đã có Leahy thân chinh sang Australia để đàm phán.
Ngay cả các quan chức Boeing lúc đó cũng ngán Leahy và đã tính tới việc để lọt đơn hàng chiến
lược từ châu Úc về tay châu Âu. Thế nhưng, cuối cùng Boeing đã thắng thầu nhờ một nhân vật
có tên Larry S. Dickenson. Không biết Larry đã nói những gì và thuyết phục ra sao, chỉ biết
Qantas quyết định đặt hàng tới 115 chiếc siêu máybay Boeing 787 Dreamliner, trị giá khoảng 10
tỷ USD.
Để biết bí quyết giúp Larry đạt được những thắng lợi chiến lược như vậy, hãy cùng nhìn lại về
người đàn ông này trên phương diện là một người bán máybay quốc tế.
Đam mê những chiếc Boeing hoành tráng
Trước hết, Dickenson luôn biết rõ thế mạnh của hãng mình, và thực sự bị mê hoặc bởi những
sản phẩm của Boeing chứ không đơn thuần chỉ bay đi đây đó để làm sao hoàn thành nhiệm vụ
bán hàng được giao.
Người ta thường thấy người đàn ông lịch lãm này vẫn vào xưởng chạm tay vào những chi tiết
trên máybay với ánh mắt đam mê. Và chính ông từng thổ lộ một niềm ước mơ là sẽ sớm được
ngồi lên những chiếc siêu máybay Boeing 787 Dreamliner mà hiện giờ Boeing vẫn đang chế
tạo.
Chẳng thế mà ông ta có thể nói hồ hởi về loại máybay thân nhẹ, khoang rộng này hàng giờ liền,
dù đó là khách hàng tiềm năng hay chỉ là một doanh nhân nào đó. Thế là trong lúc 787
Dreamliner đang hình thành trong phân xưởng thì nó đã hiện nguyên hình trong tâm tưởng của
hàng ngàn vị khách ở các hãng hàng không lớn trên thế giới.
"Chúng tôi có sản phẩm tốt, và tới với khách hàng tôi chỉ muốn chỉ ra cho họ thấy được hết
những ưu điểm đó, đơn giản chỉ có vậy", Dickenson tâm sự. Tất nhiên, chuyện không đơn giản
như vậy.
Quan hệ với nhiều cấp độ
Không đơn giản bởi công việc của ông là một phần trong cuộc chiến khốc liệt và dai dẳng giữa
hai hãng máybay lớn nhất thế giới, nơi mỗi đơn hàng có thể làm nghiêng cả cán cân thương mại
của các quốc gia. Mỗi đơn hàng của họ không chỉ là chuyện giữa các thương gia với nhau, mà
còn bao hàm nhiều ý nghĩa kinh tế, chính trị mang tầm quốc gia và thậm chí là tầm châu lục.
Do vậy, Dickenson phải làm việc và chịu đựng những đòn cân não của không chỉ các khách hàng
muốn thương lượng để bớt chút tiền mà còn với cả những chính trị gia lọc lõi và nhiều ý đồ.
Về việc này, Dickenson cũng ý thức rõ và đã khôn khéo thiết lập cho mình mối quan hệ nhiều
cấp độ từ 18 năm nay. Ông có quan hệ mật thiết với nhiều quan chức Chính phủ và các hãng
hàng không quốc gia ở nhiều khu vực, đặc biệt là châu Á - Thái Bình Dương, thị trường khổng lồ
nhất thếgiới hiện nay.
Chiếc siêu máybay Boeing 787 Dreamliner mà hiện giờ Boeing vẫn đang chế tạo.
Mỗi đơn hàng là một chiến dịch lớn
Ngoài ra, một trong những bí quyết giúp ông thành công là tính cẩn trọng. Trước mỗi lần đến với
khách hàng để thương thảo hợp đồng mới, ông lập hẳn cả kế hoạch và coi đó là một chiến dịch
lớn. Ông chuẩn bị cho mình từ những chi tiết nhỏ nhất cho tới những biến cố lớn nhất có thể bẻ
ngoặt cả cuộc đàm phán.
Trong mỗi cuộc đàm phán, ông thường là người đưa ra những sáng kiến hợp tác, những giải
pháp phá thế bế tắc trong khi mặc cả, những đề xuất hấp dẫn trong đó kết hợp cả yếu tố giá cả,
kết nối quan hệ và dịch vụ kèm theo, hòng làm khách hàng thấy lợi ích gia tăng nhiều hơn.
Thế nên, thường thì người đàn ông này giữ được thế chủ động và đạt được mục đích đặt ra
trước mỗi chuyến đi xa. "Khi bạn muốn chơi 4 trận đấu thể thao trong một ngày, cơ bản nhất là
phải biết rõ về mình, về đội của mình và về chiến thuật đã vạch ra", Dickenson khẳng định.
Hoàn thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở hãng máybaysố 1
Larry Dickenson sinh ngày 22/1/1943 ở Bakersfield, bang California, có bằng Thạc sỹ quản trị
kinh doanh và tham gia nhiều khoá học nâng cao kỹ năng quản lý và ra chính sách kinh tế ở Mỹ.
Với kiến thức nền vững chãi như vậy cùng với kinh nghiệm trong ngành máy bay, đến khi gia
nhập Boeing năm 1983, Dickenson đã được đảm nhận ngay những trọng trách lớn và đã lần lượt
hoàn thành chúng.
Hiện Larry Dickenson là Phó Chủ tịch tập đoàn Boeing, chịu trách nhiệm Bán hàng và Marketing.
Ở vị trí này Dickenson rõ ràng đã hoàn thành nhiệm vụ quan trọng số1 trong hãng chế tạo máy
bay số1thế giới. Thế nhưng, Dickenson tỏ ra cũng là người rất biết người để không ngừng nâng
cao khả năng bán hàng của mình.
"Tôi luôn ngại John Leahy của Airbus. Ông ấy ở châu Âu hay Trung Đông thôi đã đủ lo rồi, còn
mỗi khi ông ấy tới châu Á là tôi thót tim lo lắng, bởi đó là sân chơi chính trong tương lai của
chúng tôi", Dickenson nói.
• Nhật Vy (Theo Newsweek, BusinessWeek)
. Tay buôn máy bay số 1 thế giới0 8: 51& apos; 09/ 01/ 2006 (GMT+7)
Ngay cả Airbus cũng phải thừa nhận Phó. hợp
đồng bán máy bay liên tiếp. Song khi gặp Larry S. Dickenson, ngay cả Leahy phải thừa nhận đây
mới chính là tay buôn máy bay số 1 thế giới.
Những ngày