1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tài liệu Không tốt hơn thì phải rẻ hơn pdf

3 229 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 38 KB

Nội dung

“Không tốt hơn thì phải rẻ hơn” Đó chính là triết lí kinh doanh của Stelios Haji-Ioannou, ông chủ tập đoàn Easy Group, người đã áp dụng thành công ý tưởng kinh doanh trong nhiều ngành nghề chẳng liên quan gì đến nhau. Đó là ngành hàng không dân dụng, kinh doanh chiếu phim, kinh doanh cà phê Internet, kinh doanh du lịch và còn nhiều lĩnh vực khác nữa. Tất cả đều có chung một bí quyết là giá bán phải thấp hơn đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh. Mới chưa được 10 năm kể từ khi ra đời, Easy Group đã thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề, hiện đang là một trong 25 doanh nghiệp lớn nhất của nước Anh với giá trị trên thị trường chứng khoán là 1,7 tỉ USD. Còn ông chủ Stelios Haji-Ioannou, từ vài năm nay đang là một doanh nghiệp trẻ và nổi tiếng nhất Vương quốc Anh. Thành công trong kinh doanh đã nhanh chóng đưa Stelios trở thành một trong những người giàu nhất với tổng tài sản ước tới gần 700 triệu Bảng Anh. Stelios Haji-Ioannou được đánh giá là một trong những người lập nghiệp thành công nhất trong khoảng hơn 10 năm nay. Stelios Haji-Ioannou sống ở Anh và có quốc tịch nước Anh nhưng thực ra ông là người Hy Lạp. Gia đình Stelios Haji-Ioannou thuộc nhóm người Hy Lạp có nguồn gốc từ đảo Síp ở Địa Trung Hải. Ông sinh năm 1967 và lớn lên tại Athen. Học hết phổ thông, Stelios được cha cho sang học đại học tại trường Đại học Kinh tế London với mong muốn sẽ nối nghiệp cha làm ông chủ hãng tàu vận tải biển. Năm 1990, vừa có tấm bằng cử nhân kinh tế trong tay, Stelios lao ngay vào nghiệp kinh doanh vận tải biển của gia đình. Chàng trai trẻ Stelios Haji-Ioannou đã được cha ông giao ngay làm giám đốc điều hành một công ty con của cha ông là Troodos chuyên vận tải chở dầu. Stelios trưởng thành rất nhanh trên thương trường. Chỉ hai năm sau, năm 1992, được sự khuyến khích của cha, Stelios thành lập riêng một công ty vận tải biển mang tên Stemar Schipping. 3 năm tiếp theo, ông đầu tư nhiều vào đội tàu biển với 41 tàu hiện đại. Năm 1995, cái tên Easy lần đầu xuất hiện khi Stelios đột nhiên có ý tưởng kinh doanh mới. Đầy ắp ý tưởng kinh doanh bất ngờ nhưng đơn giản Chưa đầy 40 tuổi nhưng Stelios Haji-Ioannou đã là một doanh nhân rất thành đạt. Stelios có cách nhìn mọi việc rất đơn giản nhưng rất quyết đoán và quyết tâm. Ngành hàng không đang lúc khốn đốn vì thiếu khách hàng. Stelios nghĩ ngay đến viêc tại sao không giảm chi phí và hạ giá để hút khách. Ông suy ra từ bản thân: có mấy ai lại không muốn đi máy bay nếu như có thể chấp nhận giá vé. Thế là hãng hàng không giá rẻ EasyJet ra đời. Rồi cũng vẫn nguyên lí đơn giản là phải rẻ hơn người khác, Stelios đã mở tiếp hệ thống rạp chiếu phim EasyCinema. Tiếp theo là dịch vụ cà phê Internet với EasyInternet, dịch vụ cho thuê ô tô EasyCar và cả dịch vụ ngân hàng trực tuyến online Bank với EasyMoney. Kinh doanh rất nhiều lĩnh vực khác nhau rồi nhưng Stelios không hề muốn dừng lại ở đó. Trong đầu ông luôn luôn có sẵn những ý tưởng, cơ hội kinh doanh mới. Tuy gọi là mới nhưng thực ra không phải là lạ một cách đặc biệt vì Stelios vẫn dựa trên ý tưởng của mô hình kinh doanh hàng không EasyJet ban đầu. Cũng vẫn trung thành với ý tưởng "phải bán rẻ hơn người khác", Stelios đã táo bạo triển khai mô hình kinh doanh của mình sang nhiều lĩnh vực khác nữa. Hai năm gần đây, kinh doanh du lịch đường thuỷ với EasyCruise, kinh doanh ca nhạc với EasyMusik đã được triển khai. Gần đây nhất, không ít lần trả lời phỏng vấn, nhà tỉ phú trẻ Stelios nhiều tham vọng và giàu ý tưởng còn muốn nhân rộng mô mình sang cả lĩnh vực kinh doanh nhà nghỉ khách sạn và kinh doanh điện thoại, viễn thông. Theo đó tập đoàn Easy Group của Stelios Haji-Ioannou sẽ có thêm các công ty mới là EasyHotel và EasyTelecom. Thách đấu với tất cả các hãng hàng không lớn Quyết định của Stelios Haji-Ioannou chuyển sang kinh doanh vận tải hàng không cách đây đúng 10 năm là một quyết định khá mạo hiểm và phiêu lưu. Lúc đó ông đã đầu tư hết vào lĩnh vực vận tải biển và đang trên đà kinh doanh thuận lợi với ngành này. Mặt khác kinh doanh hàng không cần rất nhiều tiền mà ông không còn một xu. Và rất may, cha của Stelios Haji-Ioannou đã ủng hộ rất nhiều con trai mình. Thế là Stelios Haji- Ioannou có ngay từ cha ông số tiền 5 triệu Bảng Anh, tương đương với khoảng 8 triệu USD lúc đó, để có vốn mở hãng hàng không EasyJet. Giới kinh doanh hàng không đều rất bất ngờ và không thể tưởng tượng nổi, chỉ với từng ấy tiền vốn mà mấy năm sau Stelios Haji-Ioannou đã làm khuynh đảo thị trưởng vận tải hàng không ở châu Âu. Hãng hàng không EasyJet của chàng trai Stelios Haji-Ioannou 28 tuổi bắt đầu với 2 chiếc Boeing 737-200 được thuê và một đường băng cũ cách London 50 km. EasyJet chỉ chuyên chở các tuyến đường ngắn nối giữa các thành phố tương đối gần nhau. Mô hình kinh doanh hàng không giá rẻ của Stelios được không ít người dự đoán là sẽ thất bại. Thế nhưng những gì mà Stelios đã đạt được với EasyJet làm kinh ngạc giới phân tích và cả các đối thủ cạnh tranh. Stelios đã lãi to với các chuyến bay giá rẻ của mình. Chỉ sau vài năm đã có tới 16 thành phố của châu Âu là điểm đến của EasyJet. Hơn 70 máy bay luôn hoạt động hết công suất với doanh số gần đến 2 tỉ USD là kết quả mà EasyJet đem về cho ông chủ Stelios. Sau EasyJet của Stelios, trên thị trường đã bắt đầu xuất hiện cả một làn sóng các hãng hàng không giá rẻ tương tự tại châu Âu và Bắc Mỹ. Điều đặc biệt là các đại gia hàng không như British Airways cũng phải khâm phục sự thành công của đối thủ tí hon nhưng có sức cạnh tranh ghê gớm. Năm 1998, chính British Airways phải bắt chước y nguyên ý tưởng này với việc thành lập ra hãng hàng không con của British Airways có tên Go. Và trớ trêu thay, ông chủ Stelios đã bỏ ra tới 270 triệu Bảng Anh, tương đương với 500 triệu USD để mua lại 67,5% cổ phần chi phối của Go. Bí quyết giảm giá của EasyJet Tuy mới ra đời nhưng số lượng khách hàng của EasyJet tăng rất nhanh. Và đương nhiên doanh số của EasyJet cũng tăng theo. Bí quyết quan trọng là giá vé máy bay phải rẻ hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh. Khó mà tin được, nhưng đúng là có những chặng bay, giá vé của EasyJet chỉ vẻn vẹn có 25 - 35 Euro. Trong khi đó, chi phí quản lí ở các hãng hàng không lớn đã cao hơn giá đó. Chẳng hạn tại British Airways là 43 Euro cho mỗi vé. Để đạt được mục tiêu, Stelios Haji-Ioannou đã tìm mọi cách để giảm chi phí. Trước hết là các chi phí quản lí và sau là cả một số chi phí dịch vụ không cần thiết. Stelios chủ trương không bán vé qua các đại lí để khỏi phải trả phí hoa hồng khá cao và giảm tối đa các chi phí khác về quản lý và lưu trữ giấy tờ. Thay vào đó, EasyJet trực tiếp bán vé cho khách hàng qua Internet hoặc điện thoại. Có tới gần 95% vé máy bay của EasyJet được bán trực tuyến như vậy. Việc thanh toán cũng dùng chủ yếu bằng thẻ thanh toán hay thẻ tín dụng. Sau khi đặt chỗ, khách hàng nhận được một số xác nhận qua E-Mail. EasyJet "tiết kiệm" giấy đến nỗi ngay cả khách hàng lên máy bay cũng không được thẻ Bording Card (?) bình thường mà chỉ là một tích kê nhỏ xíu ghi số và sẽ thu lại sau khi lên máy bay. Ngay trên máy bay, vì đều là các tuyến đường ngắn nên Stelios quyết định cắt các dịch vụ ăn uống không cần thiết. Tiết kiệm chi phí nhưng không tiết kiệm nụ cười và thái độ phục vụ khách hàng. Vì vậy, EasyJet vẫn được đánh giá tốt về chất lượng phục vụ khách hàng. Stelios quyết tâm áp dụng mô hình hàng không giá rẻ vào lĩnh vực điện ảnh. Tương tự như với EasyJet, Stelios tìm cách hạ giá vé ở mọi nơi, mọi chỗ với mục đích kéo khách hàng đến rạp. Vé xem phim đều bán qua Internet, qua E-mail. Khách có thể đăng ký mua tại nhà và sau đó tự in vé tại 4 chiếc máy tính đặt trước cửa rạp. Các rạp chiếu phim cũng không hề có người soát vé mà chỉ cần đưa vé đã in sẽ qua được barie tự động. Stelios thiết kế nhiều loại vé có mức giá linh hoạt khác nhau từ 28 cent cho tới cao nhất là 7 Euro, tuỳ từng thời điểm chiếu phim và loại phim gì. Mặc dù tỉ suất lợi nhuận thấp nhưng nhờ vào số lượng lớn mà Stelios vẫn thu được lợi nhuận cao . Không tốt hơn thì phải rẻ hơn Đó chính là triết lí kinh doanh của Stelios Haji-Ioannou,. lại không muốn đi máy bay nếu như có thể chấp nhận giá vé. Thế là hãng hàng không giá rẻ EasyJet ra đời. Rồi cũng vẫn nguyên lí đơn giản là phải rẻ hơn

Ngày đăng: 24/01/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w