Kinh nghiệmnuôitômthànhcông
Nguồn: vietlinh.com.vn
Chuyển dịch cơ cấu đã khó, nhưng chuyển dịch sang một cơ cấu hiệu quả
hơn càng khó. Từ thực tiễn sinh động ở mỗi vùng, đã xuất hiện nhiều cách chuyển
đổi cơ cấu trong nghề nuôi tôm. Những kinhnghiệm đáng quý
Ông Tạ Quốc Khải ở vùng 2, thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi (Cà Mau)
cho biết, quan trọng nhất là phải chọn được con giống tốt và chăm sóc chu đáo thì
nuôi tôm mới đạt kết quả cao. Gia đình ông Khải đã thu lãi hàng trăm triệu đồng
từ nuôi tôm: với 3.200 m2 nuôitôm sú thâm canh trong 4 tháng, trừ chi phí, ông
Khải cho biết lãi 137 triệu đồng. Với 8.000 m2 nuôitôm sú bán thâm canh hơn 3
tháng, trừ chi phí, ông lãi 159 triệu đồng.
Một kinhnghiệm đáng trân trọng nữa để nuôitôm có hiệu quả và ổn định
lâu dài: tốt nhất là nuôitôm cách vùng rừng ngập mặn có vùng đệm, vừa ngăn
chặn tác động môi trường sinh thái, vừa tái tạo và phát triển tốt, đồng thời cho
năng suất cao. Tóm lại, quy hoạch làm sao để vừa nuôitôm vừa giữ được rừng
ngập mặn thì kinh tế ổn định và môi trường sinh thái vẫn tốt lên. Qua mười năm
sản xuất với phương thức này, ông Ngô Dũng Liêm, người trồng rừng kết hợp
nuôi tôm ở lâm trường 184 - Cà Mau, cho biết: “Với tổng diện tích 12,8 ha, trong
đó diện tính 4 ha là kênh bờ kết hợp nuôi tôm, còn lại 8,8 ha trồng rừng đước với
mật độ 20.000 cây/1 ha, bình quân mỗi năm tôi thu nhập 100 triệu đồng, lợi nhuận
hơn 60 triệu đồng”.
Với vùng trồng lúa nay chuyển sang nuôi tôm, nhất là vùng đất trũng, trong
trường hợp không nuôi trồng thủy sản được cả năm thì một vụ lúa, một vụ tôm là
tốt, bởi lẽ cũng ruộng đó, mùa mưa thì làm lúa hè thu, mùa khô thì nuôitôm sú,
mùa thu nhập từ nuôitôm sú này gấp 3 - 4 lần làm lúa. Những vùng này chắc chắn
phải được tẩy phèn, tẩy mặn từ nhiều năm nay và nhờ có hệ thống thủy lợi lưỡng
dụng. Không nên và không đến mức phải phá đập để phục vụ cho nhu cầu cấp
thiết là nuôi tôm. Ông Nguyễn Văn Em ở ấp Bình Huế II, xã Đại Hòa Lập, huyện
Bình Đại (Bến Tre) đã áp dụng kinhnghiệm này để nuôitôm sú trên ruộng lúa,
một vụ thànhcông (25.000 con tôm sú), trừ chi phí lãi 25 triệu đồng.
Sử dụng các vật liệu rẻ tiền
Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản phối hợp với sở NN&PTNT (Quảng
Ngãi) và Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung, thử nghiệm đề tài “Nuôi
tôm sú trong ao dùng các vật liệu chống thấm rẻ tiền” gồm 4 ao nuôi, mỗi ao có
diện tích đáy 200m2; một ao pha trộn chứa và xử lý nước với diện tích đáy
380m2, một ao đối chứng không lót vật liệu chống thấm và xử lý nước thải với
diện tích 200m2. Có hệ thống bơm nước mặn, nước ngọt, cấp thoát nước tự động
và hệ thống sục khí ngầm cho các ao nuôi, được thiết kế đơn giản dễ vận hành.
Thả giống tôm sú cỡ P30 lấy từ Hội An - Quảng Nam với mật độ trung bình 10
con một m2 cho ăn thức ăn công nghiệp. Sau 3 tháng nuôi, trọng lượng trung bình
60 con/1 kg, năng suất bình quân 1 tấn/1 ha, nếu nuôi đủ 4 tháng năng suất có thể
cao hơn.
Các khu ao nuôi lót bằng vật liệu chống thấm rẻ tiền đã giữ được nước
trong ao với độ sâu 1m8 trong suốt thời gian nuôi tôm. Môi trường nuôi lấy từ
nguồn nước sạch ven biển, nên ít mầm bệnh ít bị ô nhiễm và không xử lý bằng hóa
chất. Chi phí xây dựng các công trình nuôitôm trên cát ước tính khoảng 200 triệu
đồng 1ha, thấp hơn chi phí công trình nuôitômcông nghiệp trên nền đất khoảng
100 triệu đồng. Việc thi công lại được thuận lợi hơn. Nuôitôm trên cát góp phần
cải tạo môi trường sinh thái ở các vùng cát nóng, mở ra khả năng nuôitôm có
nhiệt độ cao.
Hy vọng rằng với sự nỗ lực thận trọng của người dân và sự năng động của
các cơ quan quản lý, vấn đề “tăng tốc” chuyện nuôitôm sẽ được giải quyết, mở ra
hướng ổn định có hiệu quả cho việc sử dụng các vùng ven biển ĐBSCL, các vùng
bãi ngang ven biển, các tỉnh miền Trung và các địa phương khác.
.
Ngãi) và Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung, thử nghiệm đề tài Nuôi
tôm sú trong ao dùng các vật liệu chống thấm rẻ tiền” gồm 4 ao nuôi, mỗi.
chất. Chi phí xây dựng các công trình nuôi tôm trên cát ước tính khoảng 200 triệu
đồng 1ha, thấp hơn chi phí công trình nuôi tôm công nghiệp trên nền đất