Lấygìtừsuốinguồndânca ?
Vài năm gần đây, nhất là khi chương trình Bài hát Việt ra đời, cái gọi là dòng dân
gian đương đại đang được các nhạc sĩ trẻ sủng ái và coi như có bản sắc Việt tộc. Kết
quả trong ba mùa tìm bài hát Việt (2005-2007) đã có hàng loạt bài đoạt giải được
xếp vào kênh phục hưng này.
Nhưng xem ra, những ca khúc ấy mặc dù đã từng được các ca sĩ nổi tiếng hát và diễn khá
hiệu quả trong các cuộc thi, thì ngay lập tức chỉ thời gian ngắn sau đã bị rơi vào quên
lãng. Sức lan tỏa vào đời sống của chúng không được bao lâu. Vì sao vậy?
Thực ra, khái niệm nhạc dân gian đương đại đâu có là một phát hiện mới, mà nó đã tồn
tại từ xa xưa, ở mọi nền âm nhạc trên thế giới như một trong những thủ pháp sáng tác mà
thôi. Hơn nữa ở ta, cũng có nhiều nhạc sĩ nổi tiếng từ cách vận dụng âm hưởng dân ca,
hoặc dựa trên những làn điệu cổ truyền trong sáng tác của mình. Nhiều bài hát có nhịp
điệu, tiết tấu hiện đại phương Tây mang âm hưởng dânca của Việt Nam đã đi vào lòng
người hàng chục năm nay. Có thể kể ra hàng loạt bài như Một khúc tâm tình của người
Hà Tĩnh, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, mang âm hưởng nhạc truyền thống miền Trung, Dáng
đứng Bến Tre, âm hưởng dânca Nam bộ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý; Rồi nữa, Tiếng
chày trên sóc Bom Bo (NS Xuân Hồng); Trên đỉnh Phù Vân, Chảy đi sông ơi (NS Phó
Đức Phương) cũng lấp lánh những âm hưởng và giai điệu của âm nhạc vùng Thượng và
ca trù; Bên cạnh đó là Nguyễn Cường nổi tiếng với những bài hát mang âm hưởng dânca
Tây Nguyên như Em muốn sống bên anh trọn đời, Ly cà phê Ban Mê
Những dấu ấn trên đã được người nghe ghi nhận và trở thành những giai điệu nằm lòng
của hàng chục triệu người sống cùng thời và các bài hát ấy còn bay bổng cho đến ngày
nay. Điều này khác hẳn với những bài hát được giải trong dòng dân gian đương đại vừa
qua của các nhạc sĩ trẻ xuất hiện trong nhiều cuộc thi.
Bài hát Việt, một chương trình
đã mang đến thành công cho
nhiều nhạc sĩ trẻ.
Như ta đã biết, bên cạnh những nhạc sĩ bước đầu có những thành công trong cuộc tìm Bài
hát Việt, như Lê Minh Sơn, Nguyễn Vĩnh Tiến, Lưu Hà An, Giáng Son còn có những
chương trình ca nhạc có sáng tạo, theo cách khai thác từ vốn cổ dânca truyền thống khá
thành công của nhạc sĩ Quốc Trung và Đỗ Bảo. Hai nhạc sĩ này có tính chuyên nghiệp
đáng quý trong nghệ thuật thể hiện, trong các chương trình ca nhạc, tràn ngập âm hưởng
và những giai điệu đặc sắc của âm nhạc truyền thống. Đó là liveshow “Đường xa vạn
dặm” (Quốc Trung) và “Gió bình minh” (Đỗ Bảo). Nhưng xét về bản chất hai nhạc sĩ này
mới chỉ thành công ở mức tôn vinh và nâng cấp cho một số thành tựu dânca để giới thiệu
cho người nghe trong nước hoặc ngoài nước thấm được cái tuyệt diệu ở những giai điệu
hoặc sự ám ảnh của âm thanh qua các nhạc cụ.
Nhưng cách khai thác của Quốc Trung và Đỗ Bảo chỉ hướng tới sự làm mới cho một xu
thế tôn vinh, bảo tồn vốn cổ qua những kỹ năng hoặc công nghệ cao. Còn cách khai thác
để làm mới trong sáng tác ca khúc mang cá tính riêng như Lê Minh Sơn, Nguyễn Vĩnh
Tiến, Lưu Hà An thì lại đầy chông gai. Thành công của các anh tuy còn ít, có thể đếm
trên đầu ngón tay những ca khúc dân gian đương đại hay, nhưng dù sao những tác phẩm
ấy rất đáng trân trọng bởi các dấu ấn có nét riêng trên con đường âm nhạc nước nhà.
Trước kia, nhiều bài hát mang sắc thái âm nhạc truyền thống của các nhạc sĩ như Nguyễn
Xuân Khoát, Phạm Duy, Đỗ Nhuận, Thuận Yến, Nguyễn Văn Tý, Trần Tiến, Nguyễn
Cường, Phó Đức Phương đi vào lòng người bởi những giai điệu đẹp trong sáng, giàu
cảm xúc. Những bài hát này gồm những câu nhạc giản dị nhưng không kém phần tinh tế,
lời ca dễ thuộc nhưng lại sâu sắc về nội dung. Bởi chúng ra đời là do cuộc sống cần nó.
Còn những bài hát của nhiều nhạc sĩ trẻ khó thuyết phục còn ở cái lẽ, có khi quá giản đơn
hoặc ngược lại quá cầu kỳ, hay khu biệt riêng tư về đề tài, về nội dung lời ca cũng như
giai điệu nên trượt khỏi đường ray đi vào cuộc sống và bị bật ra ngoài tiêu chí hội nhập
ngay trước mắt chứ không nói đâu xa.
Chính vì sự ồ ạt tràn ngập các loại nhạc ngoại như Mỹ, Nhật, Thái, Hoa, Hàn đã làm
ảnh hưởng tới sức sáng tạo của các nhạc sĩ trẻ. Họ quên đi cái cội nguồn, cái bản sắc văn
hóa dân tộc. Lẽ dĩ nhiên khó có cái gọi là thuần Việt trong âm nhạc để làm thước đo hay
tiêu chí cho mọi người theo đuổi. Nhưng trên thực tế, ông cha ta đã đúc kết hàng trăm
năm qua, giai điệu âm nhạc dânca của từng vùng miền có những nét đặc trưng để làm
điểm tựa cho quá trình vận dụng trong sáng tác đối với bất cứ ai.
Nói đến dòng nhạc dân gian đương đại là đề cập tới sự nhập cuộc của quá trình sáng tạo
“Việt hóa” các phong cách nhạc hiện đại như POP, ROCK, HIP-HOP, TECHNO Nói là
sự vận dụng âm hưởng âm nhạc truyền thống các vùng miền nào đó để sáng tác, đồng
nghĩa với sự dấn thân của các nhạc sĩ trẻ đang mày mò tìm ra cái gọi là ROCK “Việt”,
JAZZ “Việt”, HIP-HOP “Việt” để vươn tới sự hội nhập trước cơ hội mới. Bước đi này
là tất yếu, bởi lẽ trên thế giới các nhạc sĩ cũng đã và đang đi theo hướng này. Đó là sự
pha trộn giữa các dòng nhạc như POP, ROCK, JAZZ với những dòng nhạc bản địa.
Vậy nên việc khoác thêm việc trao giải riêng cho những ca khúc theo dòng dân gian
đương đại quả là không cần thiết. Bởi lẽ đây chỉ là một trong những thủ pháp sáng tác
thông thường để tạo ra những bài hát hay như các bậc tiền bối đã làm bao năm qua mà
thôi. Hơn nữa tìm cho ra những ca khúc có tính phổ cập trong đời sống và đạt được sự
hội nhập trước thời cuộc không dễ dàng. Làm mới từ vốn cổ, vận dụng và khai thác từ
suối nguồn âm nhạc dân gian là một việc làm đầy bản lĩnh và phụ thuộc vào tài năng của
từng người. Bên cạnh đó để ca khúc trở thành sản phẩm văn hóa thời đại - Bài hát Việt -
cần nhạc sĩ trẻ phải xuất phát từ tâm thế và thực tiễn của đời sống con người. Không thể
có con đường khác.
. Lấy gì từ suối nguồn dân ca ?
Vài năm gần đây, nhất là khi chương trình Bài hát Việt ra đời, cái gọi là dòng dân
gian đương đại đang. những ca khúc có tính phổ cập trong đời sống và đạt được sự
hội nhập trước thời cuộc không dễ dàng. Làm mới từ vốn cổ, vận dụng và khai thác từ
suối nguồn