báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn.pdf

157 4.7K 37
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn

Trang 1

Thanh Hoá, tháng 5 năm 2008

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN TRUNG SƠN

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN TRUNG SƠN

CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN TRUNG SƠN

CƠ QUAN TƯ VẤN CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 4

Trang 2

1.4.NỘIDUNGCHỦYẾUCỦADỰÁN 4

1.4.1 Quy mô các hạng mục công trình và công nghệ 4

1.4.2 Đường dây cấp điện thi công: 13

1.4.3 Công tác tái định cư - định canh 14

1.5.VỐNĐẦUTƯ 14

1.6.TIẾNĐỘTHỰCHIỆNDỰÁN 15

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 16

2.1.ĐIỀUKIỆNTỰNHIÊNVÀMÔITRƯỜNG 16

2.1.1 Điều kiện địa lý, địa chất 16

2.1.2 Điều kiện khí hậu - thuỷ văn 19

2.1.3 Hiện trạng môi trường tự nhiên, mức độ nhạy cảm và khả năng chịu tải 24

2.2.ĐIỀUKIỆNKINHTẾ-XÃHỘI 45

2.2.1 Dân số, dân tộc và lao động 45

2.2.2 Các ngành kinh tế 45

2.2.3 Văn hóa, xã hội và giao thông trong khu vực 48

Chương 3 50

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 50

DO VIỆC XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN TRUNG SƠN 50

3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ XÂY DỰNGCÔNGTRÌNH 57

3.1.1 Các hoạt động trong giai đoạn chuẩn bị 57

3.1.2 Các tác động đối với môi trường tự nhiên 57

3.1.3 Tác động đến môi trường kinh tế - văn hoá - xã hội 58

3.2.ĐÁNHGIÁTÁCĐỘNGGIAIĐOẠNXÂYDỰNG 58

3.2.1 Các hoạt động trong giai đoạn xây dựng 58

3.2.2 Tác động đến môi trường tự nhiên 59

3.2.3 Tác động đến môi trường kinh tế - văn hoá - xã hội 70

3.3.ĐÁNHGIÁTÁCĐỘNGGIAIĐOẠNVẬNHÀNH 76

Trang 3

GIAIĐOẠNTHICÔNGCÔNGTRÌNH 91

4.1.1 Biện pháp giảm thiểu tác động liên quan đến chất thải 91

4.1.2 Biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải 95

4.2 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG GIAI ĐOẠN TÍCH NƯỚC VÀ VẬNHÀNHCÔNGTRÌNH 112

4.2.1 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 112

4.2.2 Biện pháp giảm thiểu tác động do thay đổi chế độ dòng chảy 114

4.2.3 Biện pháp giảm thiểu tác động do sạt lở, tái tạo bờ hồ; bồi lắng lòng hồ 114

4.2.4 Biện pháp giảm thiểu tác động do xói lở bờ và đáy sông khu vực sau nhà máy 115

4.3.CÁCBIỆNPHÁPGIẢMTHIỂUĐỐIVỚISỰCỐMÔITRƯỜNG 115

4.3.1 Biện pháp giảm thiểu tác động do cháy nổ 115

4.3.2 Các biện pháp an toàn trong vận hành hồ chứa 115

4.3.3 Biện pháp giảm thiểu do vỡ đê quai, vỡ đập 119

4.3.4 Biện pháp giảm thiểu tác động đến nghề cá và cá trong dòng sông 119

4.4.NHỮNGVẤNĐỀBẤTKHẢKHÁNG 120

Chương 5 121

CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 121

5.1.CAMKẾTTUÂNTHỦLUẬT,NGHỊĐỊNH,TIÊUCHUẨN 121

5.2.GIAIĐOẠNCHUẨNBỊVÀXÂYDỰNG 121

5.3.GIAIĐOẠNVẬNHÀNHCÔNGTRÌNH 122

5.4.THỰCHIỆNCÁCGIẢIPHÁPBẢOVỆMÔITRƯỜNG 122

Chương 6 123

CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, 123

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 123

6.1.DANHMỤCCÁCCÔNGTRÌNHXỬLÝMÔITRƯỜNG 123

6.2.CHƯƠNGTRÌNHQUẢNLÝVÀGIÁMSÁTMÔITRƯỜNG 123

6.2.1 Chương trình quản lý môi trường 123

6.2.2 Chương trình giám sát môi trường 125

Chương 7 131

DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 131

7.1.KINHPHÍCHOCÁCCÔNGTRÌNHXỬLÝMÔITRƯỜNG 131

7.1.1 Công trình xử lý nước thải sinh hoạt 131

7.1.2 Công trình xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp xây dựng 131

7.1.3 Công tác thu dọn và vệ sinh lòng hồ 131

7.1.4 Công tác dò tìm xử lý bom mìn, vật nổ, trinh sát xử lý chất độc hoá học 131

7.2.KINHPHÍGIÁMSÁTMÔITRƯỜNG 132

7.2.1 Kinh phí giám sát môi trường giai đoạn thi công công trình 132

7.2.2 Kinh phí giám sát môi trường giai đoạn vận hành công trình 133

7.3.KINHPHÍTẬPHUẤNVÀTRUYỀNTHÔNGVỀBẢOVỆMÔITRƯỜNG 134

7.3.1 Kinh phí tập huấn và truyền thông trong giai đoạn thi công công trình 134

7.3.2 Kinh phí tập huấn và truyền thông trong giai đoạn vận hành công trình 134

Chương 8 135

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 135

8.1.CÔNGTÁCTHAMVẤNÝKIẾNCỘNGĐỒNG 135

8.2.CÁCÝKIẾNTRẢLỜIVĂNBẢNTHAMVẤNÝKIẾNCỘNGĐỒNG 135

Trang 4

9.1. NGUỒNCUNGCẤPSỐLIỆU,DỮLIỆU 137

9.1.1 Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo 137

9.1.2 Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án, tư vấn tạo lập 137

9.2.PHƯƠNG PHÁP ÁPDỤNG TRONGQUÁ TRÌNHĐÁNH GIÁTÁC ĐỘNGMÔITRƯỜNG 138

9.2.1 Danh mục các phương pháp sử dụng 138

9.2.2 Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng 140

9.3.NHẬNXÉTVỀMỨCĐỘCHITIẾT,ĐỘTINCẬYCỦACÁCĐÁNHGIÁ 141

9.3.2 Các rủi ro về sự cố môi trường khi không triển khai dự án và thực hiện dự án 142

9.3.3 Vấn đề sử dụng kết quả trong đánh giá và đề xuất 142

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 143

1.KẾTLUẬN 143

2.KIẾNNGHỊ 146

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Thông số chính của công trình 5

Bảng 1.2: Bảng liệt kê các hạng mục công trình phụ trợ 7

Bảng 1.3: Tổng hợp khối lượng xây lắp công trình chính 9

Bảng 1.4: Khối lượng đất đào đắp theo quý trong các năm xây dựng theo các hạng mục công trình 10

Bảng 1.5: Khối lượng đá đào đắp theo quý trong các năm xây dựng theo các hạng mục công trình 11

Bảng 1.6: Tổng mức đầu tư xây dựng công trình 14

Bảng 2.1: Danh sách các trạm khí tượng thủy văn và yếu tố quan trắc 19

Bảng 2.2: Lượng mưa tháng các trạm đại biểu lưu vực sông Mã (mm) 20

Bảng 2.3: Đặc trưng hình thái lưu vực Sông Mã tính đến tuyến đập 21

Bảng 2.4: Cán cân nước lưu vực hồ chứa Trung Sơn 21

Bảng 2.5: Phân phối dòng chảy tại trạm Cẩm Thủy 22

Bảng 2.6: Các thông số thống kê dòng chảy năm tại tuyến đập 22

Bảng 2.7: Phân phối dòng chảy mùa ứng với các tần suất thiết kế 23

Bảng 2.8: Phân phối dòng chảy tháng các năm điển hình 23

Bảng 2.9: Kết quả tính toán lưu lượng đỉnh lũ tại tuyến đập 23

Bảng 2.10: Kết quả tính toán phù sa lắng đọng hồ Trung Sơn 23

Bảng 2.11: Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực lòng hồ 24

Bảng 2.12: Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực đầu mối và hạ du 24

Bảng 2.13 Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng nước sông khu vực công trình 26

Bảng 2.14: Phân loại đất vùng công trình và các khu tái định cư – định canh 27

Bảng 2.22: Hiện trạng dân số vùng dự án năm 2006 45

Bảng 2.23: Tổng sản lượng lương thực và bình quân đầu người năm 2006 46

Bảng 2.24: Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng hàng năm 46

Bảng 2.25: Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chính 47

Bảng 2.26: Đàn gia súc gia cầm trong các xã vùng dự án 47

Trang 6

các hạng mục công trình 61

Bảng 3.6: Lượng bụi phát thải do các phương tiện giao thông 61

trên công trường theo trọng tải 61

Bảng 3.7: Tiếng ồn phát sinh bởi một số máy móc, phương tiện trong quá trình xây dựng công trình ở khoảng cách 15m 62

Bảng 3.8: Độ ồn cần bổ sung khi có nhiều hoạt động xảy ra tại một vị trí 62

Bảng 3.9: Tiếng ồn của các máy móc, phương tiện khi có sự cộng hưởng ở mức lớn nhất tại khoảng cách 15m 63

Bảng 3.10: Tiêu chuẩn tiếp xúc với tiếng ồn (TCVN 3985-1999) 63

Bảng 3.11: Nhu cầu nước sinh hoạt của cán bộ, công nhân xây dựng 63

Bảng 3.12: Thành phần đặc trưng nước thải sinh hoạt 64

Bảng 3.13: Thành phần đặc trưng từ nước thải sinh hoạt 64

trong năm xây dựng cao điểm 64

Bảng 3.14: Nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động xây dựng 65

Bảng 3.15: Lượng rác thải phát sinh do sinh hoạt của công nhân 66

Bảng 3.16: Diện tích thảm thực vật vùng lòng hồ bị ảnh hưởng 67

Bảng 3.17: Diện tích thảm thực vật các khu TĐC – ĐC và đường dây đấu nối 68

Bảng 3.18: Độ ồn của họat động nổ mìn và các thiết bị máy móc 70

theo khoảng cách tới nguồn 70

Bảng 3.19: Tổng hợp số hộ/số khẩu ảnh hưởng khu vực lòng hồ và công trình 73

Bảng 3.20: Khối lượng thiệt hại khu vực lòng hồ 73

Bảng 3.21: Dự báo số dân phải di chuyển theo phương án chọn 76

Bảng 3.24: Lưu lượng nước ở hạ du khi có hồ và chưa có hồ thủy điện Trung Sơn 78 Bảng 3.25: Kết quả tính toán dự báo sạt lở bờ hồ công trình Trung Sơn 79

Bảng 3.26: Kết quả tính toán phù sa 80

Bảng 3.27: Sinh khối của thảm thực vật khu vực lòng hồ 82

Bảng 3.28: Khối lượng sinh khối còn lại trong hồ 82

theo các phương án thu dọn (tấn) 82

Bảng 3.29: Tổng lượng ôxy tiêu thụ và hàm lượng oxy hoà tan còn lại trong hồ 83

theo các phương án 83

Bảng 3.30: Diện tích các loại đất bị ngập 84

Bảng 3.31: Diện tích các loại đất được sử dụng đê tái định cư – định canh bị ngập 84 Bảng 4.1: Lượng rác thải sinh hoạt trong quá trình thi công dự án 93

Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu kinh tế của vùng dự án trước và sau quy hoạch 95

Bảng 4.3: Quy hoạch sử dụng đất các khu TĐC – ĐC 99

Bảng 4.4: Tổng hợp diện tích đất của các hộ bị ảnh hưởng phải TĐC – ĐC công trình TĐ Trung Sơn 101

Bảng 4.5: Khối lượng dự kiến xây dựng các công trình phục vụ cung cấp nuớc sinh hoạt tại các khu tái định cư 101

Bảng 4.6: Khối lượng dự kiến xây dựng hệ thống giao thông tại các khu TĐC – ĐC 102

Bảng 4.7: Khối lượng dự kiến xây dựng hệ thống điện tại các khu tái định cư 103

(giai đoạn đầu khi chưa có hệ thống điện đến khu TĐC số 2, 3) 103

Bảng 4.8: Khối lượng dự kiến xây dựng hệ thống điện tại các khu TĐC – ĐC 103

(khi có hệ thống điện đến khu TĐC số 2, 3) 103 Bảng 4.9: Khối lượng dự kiến xây dựng công trình công cộng các khu tái định cư 103

Trang 7

Bảng 6.1 Danh mục các công trình xử lý môi trường 123

Bảng 6.2 Bảng thống kê chương trình giám sát môi trường giai đoạn thi công 125

Bảng 6.3 Chương trình giám sát môi trường giai đoạn vận hành 128

Bảng 7.1 Tổng hợp kinh phí xây dựng các công trình môi trường 132

Bảng 7.2 Kinh phí giám sát môi trường giai đoạn thi công 132

Bảng 7.3 Kinh phí giám sát môi trường giai đoạn vận hành 133

Bảng 7.4: Tổng hợp kinh phí các công trình môi trường 134

Bảng 9.1 : Danh mục các phương pháp ĐTM 138

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1a: Sơ đồ bậc thang thuỷ điện trên sông Mã

Hình 1: Sơ đồ vị trí công trình và các khu BTTN thuỷ điện Trung Sơn Hình 2: Sơ đồ mạng lưới sông suối và trạm thủy văn thuỷ điện Trung Sơn Hình 3: Sơ đồ ranh giới khu BTTN Xuân Nha - tỉnh Sơn La

Hình 4: Sơ đồ hiện trạng khu BTTN Xuân Nha - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La Hình 5: Sơ đồ quy hoạch khu BTTN Xuân Nha - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La

Hình 6: Sơ đồ liên hệ vùng khu TĐC - ĐC số 4, lòng hồ thủy điện Trung Sơn và khu BTTN Xuân Nha - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La

Hình 7: Sơ đồ ranh giới khu BTTN Pù Hu - tỉnh Thanh Hóa Hình 8: Tổng mặt bằng xây dựng công trình

Hình 9: Sơ đồ vị trí các mỏ đá Hình 10: Sơ đồ vị trí các mỏ cát

Hình 10a: Sơ đồ mặt bằng tuyến và vị trí trạm hệ thống cấp điện phục vụ thi công thủy điện Trung Sơn

Hình 11: Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất vùng lòng hồ thuỷ điện Trung Sơn tỉnh Thanh Hóa và Sơn La

Hình 12: Sơ đồ vị trí lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường nước và không khí dự án thủy điện Trung Sơn

Hình 13: Sơ đồ quy hoạch tổng thể di dân tái định cư dự án Thủy điện Trung Sơn Hình 14: Sơ đồ vị trí quan trắc, giám sát môi trường (hình 14 a)

Trang 9

PECC4 : Công ty Cổ phần Tƣ vấn Xây dựng Điện 4

Trang 10

MỞ ĐẦU 1 XUẤT XỨ DỰ ÁN

Theo quy hoạch sông Mã đã được Bộ công nghiệp Phê duyệt tại quyết định số:

1195/QĐ-NLDK ngày 31 tháng 3 năm 2005; công trình thuỷ điện Bản Uôn nay là thuỷ

điện Trung Sơn được xây dựng trên sông Mã; Thủ tướng chính phủ có quyết định số

865/TTg-CN phê duyệt BC NCTKT và cho phép thực hiện lập Dự án đầu tư thủy điện Trung Sơn, vị trí tuyến đập dự kiến thuộc địa bàn xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cách thành phố Thanh Hóa khoảng 195 km về phía Tây Bắc, vùng đuôi hồ cách biên giới Việt Lào khoảng 9,5 km Diện tích lưu vực ứng với tuyến đập phương án chọn PA4 là 13.175 km2

Thủy điện Trung Sơn là công trình đa mục tiêu, ngoài nhiệm vụ chính là phát điện khoảng 260 MW để cung cấp điện năng cho khu vực và hoà vào lưới điện quốc gia, công trình còn có nhiệm vụ rất quan trọng là phòng lũ hạ du với dung tích phòng lũ là 112 triệu m3, bổ sung nguồn nước tưới đáng kể vào mùa kiệt cho vùng hạ lưu sông Mã góp phần ngặn chặn mặn xâm nhập vào mùa khô, nuôi trồng đánh bắt thủy sản, là một trong các lợi ích để phát triển kinh tế của các huyện miền núi hai tỉnh Thanh Hoá và Sơn La trong tương lai Đồng thời việc xây dựng cũng như vận hành công trình cũng gây ra một số các tác động đến môi trường tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội trong khu vực Các tác động này bao gồm cả tác động tiêu cực và tác động tích cực

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền duyệt dự án đầu tư: Bộ Công thương

2 CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)

Báo cáo ĐTM của Dự án đầu tư công trình thuỷ điện Trung Sơn được lập trên cơ sở:

- Luật Bảo vệ môi trường số: 52/2005/QH11 của Quốc hội XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006

- Luật Đất đai của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2003, có hiệu lực từ ngày 01/07/2004

- Luật Tài nguyên nước được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/05/1998, có hiệu lực từ ngày 01/01/1999

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004, có hiệu lực từ ngày 01/04/2005

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên - Môi trường về việc hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường

- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường

- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

- Thông tư số 116/12004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định 197//2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Trang 11

- Quyết định của Bộ trưởng Bộ công nghiệp về việc phê duyệt Quy hoạch bậc thang thủy điện sông Mã, số: 1195/QĐ-NLDK ngày 31 tháng 3 năm 2005

- Ý kiến của Thủ tướng Chính phủ cho phép lập Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Bản Uôn, số: 865/TTg-CN ngày 28 tháng 6 năm 2005 về việc BCNCTKT Dự án thủy điện Bản Uôn, tỉnh Thanh Hóa

- Quyết định số 907/QĐ-EVN-HĐQT của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ngày 02/11/2007 v/v thành lập Ban quản lý dự án Thuỷ điện Trung Sơn

- Công văn số 613/BNN-TL ngày 13/03/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn v/v Dung tích phòng lũ dự án thuỷ điện Trung Sơn - Thanh Hoá

- Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ v/v ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thủy điện Sơn La

- Quyết định số 12/2007/QĐ-UBND ngày 8/5/2007 của UBND tỉnh Sơn La quy định một số điều về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án thuỷ điẹn Sơn La ban hành kèm theo quyết định số 12/2007QĐ-TTg

- Văn bản của UBND tỉnh Sơn La số 611/UBND ngày 08/04/2006 về việc tham gia dự án đầu tư công trình thủy điện Trung Sơn

- Văn bản của UBND tỉnh Thanh Hóa và các huyện Quan Hóa và Mường Lát về phương án TĐC - ĐC thủy điện Trung Sơn

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Báo cáo đánh giá tác động môi trường thuỷ điện Trung Sơn giai đoạn DAĐT do Ban QLDA Thuỷ điện Trung Sơn chủ trì thực hiện, cơ quan tư vấn lập báo cáo là Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng điện 4

Cơ quan Chủ dự án : Ban Quản lý dự án thuỷ điện Trung Sơn

Địa chỉ liên hệ : 25A - Quang Trung - phường Ngọc Trạo - TP Thanh Hoá

Cơ quan tư vấn Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng điện 4 - PECC4

Tổng Giám đốc: Phạm Minh Sơn

Địa chỉ liên hệ: Số 11 - Hoàng Hoa Thám - Nha Trang - Khánh Hoà

Danh sách những người tham gia thực hiện báo cáo ĐTM dự án thuỷ điện Trung Sơn:

STT Họ và tên Chức danh, nội dung thực hiện I Chủ dự án Ban quản lý dự án thuỷ điện Trung Sơn

1 Hoàng Ngọc Hiển Kỹ sư - Tổ trưởng tổ đền bù tái định cư 2 Đặng Quốc Quang Cán bộ Ban QLDA thủy điện Trung Sơn

II Cơ quan Tư vấn Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 4

1 Trần Văn Luyện Kỹ sư Khí tượng – Thuỷ văn, Chủ trì lập báo cáo 2 Đoàn Thị Thu Hà Thạc sỹ Địa lý, phụ trách lập báo cáo Môi trường 3 Nguyễn Khắc Tuấn Kỹ sư Thuỷ lợi, phụ trách lập cáo cáo Bồi thường - Quy hoạch tổng thể TĐC 4 Đặng Phương Hảo Kỹ sư Thuỷ lợi – Lập bản đồ

5 Tô Đặng Hải Hoàng Kỹ sư Vật lý – Môi trường, Lập báo cáo 6 Phạm Huyên Thạc sỹ Công nghệ Môi trường, lập báo cáo 7 Ngô Sách Chỉnh Thạc sỹ Khoa học Đất , Lập báo cáo

Trang 12

CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1 TÊN DỰ ÁN

Tên dự án : Dự án thuỷ điện Trung Sơn

Địa điểm : xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa 1.2 TÊN CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN

Tên cơ quan chủ dự án: Ban Quản lý dự án Thuỷ điện Trung Sơn

Địa chỉ liên hệ: 25A - Quang Trung - phường Ngọc Trạo - TP Thanh Hoá Điện thoại: 0373.726335 Fax: 0373.726335

1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN

Theo quy hoạch sông Mã đã được Bộ công nghiệp Phê duyệt tại quyết định số: 1195/QĐ-NLDK ngày 31 tháng 3 năm 2005; Vị trí công trình được xây dựng trên sông Mã với phương án tuyến tại Bản Uôn

Trong giai đoạn báo cáo đầu tư (NCTKT) công trình được PECC4 nghiên cứu theo 4 phương án tuyến khác nhau; và đã chọn phương án tuyến 4 tại xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa Thủ tướng chính phủ có quyết định số 865/TTg-CN phê duyệt BC NCTKT và cho phép thực hiện lập Dự án đầu tư thủy điện Trung Sơn, vị trí tuyến đập dự kiến thuộc địa bàn xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Trong giai đoạn dự án đầu tư PECC4 tiếp tục các phương án tuyến có vị trí khác nhau xung quanh PA đã được phê duyệt và đã chọn phương án nằm cách tuyến được phê duyệt trong BCĐT khoảng 2 km về phía hạ lưu thuộc xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa Với MNDBT là 160m (theo yêu cầu của quốc phòng về đảm bảo an ninh biên giới Việt - Lào)

Lòng hồ công trình ảnh hưởng đến địa phận xã Trung sơn huyện Quan Hóa, xã Trung lý, Mường lý, Tam Chung huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa và xã Tân Xuân, Xuân Nha huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La

Sau khi xây dựng xong, với hồ Trung Sơn có mực nước dâng bình thường (MNDBT): 160m và mực nước dềnh ứng với lưu lượng đỉnh lũ P=1% (Q=9.100m3/s) sẽ làm ngập tổng cộng khoảng 1.538,95ha đất các loại

Trang 13

Kết quả khảo sát thực địa cho thấy trong khu vực xây dựng công trình thuỷ điện Trung Sơn chưa có các công trình tôn giáo, di tích lịch sử văn hoá, công trình văn hoá quan trọng nào bị ảnh hưởng

Vị trí thủy điện Trung Sơn trong hệ thống bậc thang thủy điện Sông Mã ( hình 1A)

1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN

Phạm vi pháp lý của dự án:

- Phát điện lên lưới điện quốc gia: công trình phát điện với công suất lắp máy Nlm = 260 MW Cung cấp cho lưới điện quốc gia hàng năm là 1.044,12 triệu kWh, có tác dụng làm giảm bớt sự thiếu hụt công suất cho hệ thống lượng điện quốc gia

- Nhà máy có nhiệm vụ chống lũ với dung tích Wpl = 112 triệu m3

- Ngoài hai nhiệm vụ chính trên công trình còn có tác dụng góp phần tham gia làm tăng lượng nước mùa kiệt, góp phần đẩy mặn cho vùng hạ du

- Việc xây dựng công trình thuỷ điện Trung Sơn sẽ góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, KT - XH cho huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá, có ý nghĩa chính trị to lớn trong việc xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam

Phạm vi pháp lý của dự án:

(i) Phạm vi đánh giá tác động môi trường của báo cáo này gồm: hồ chứa, đập

chính, đập tràn xả lũ, cụm năng lượng (cửa lấy nước, nhà máy, kênh xả nhà máy, công trình dẫn dòng thi công, thiết bị phân phối của nhà máy), khu khai thác vật liệu (đất, đá, cát), các khu phụ trợ (lán trại công nhân xây dựng, nhà vận hành, các bãi trữ, bãi thải), đường thi công trong công trường, đường dây cấp điện thi công và phương án di dân TĐC – ĐC

(ii) Những hạng mục không thuộc phạm vi đánh giá tác động môi trường của báo cáo này: Đường dây đấu nối hệ thống điện từ trạm biến áp nhà máy với lưới điện khu

vực, thi công xây dựng mới các khu TĐC - ĐC

1.4.1 Quy mô các hạng mục công trình và công nghệ

2 Đập chính

Đập chính là đập bê tông RCC kết hợp với tràn xả lũ ở lòng sông Chiều dài đập theo đỉnh (kể cả tràn): 530,3m; cao trình đỉnh đập = 167,3m, đỉnh rộng 10m; chiều cao đập lớn nhất Hđmax = 86,7 m, hệ số mái thượng lưu m1 = 0; hệ số mái hạ lưu m2 = 0,8

3 Đập tràn xả lũ

+ Tràn xả lũ: Nằm bên vai đập, gồm có 6 khoang Tràn có cửa van, kết cấu bê tông cốt thép, tiêu năng mũi phun Cao trình ngưỡng tràn: 145m; số khoang tràn 6, khẩu độ tràn 14 m*15m; kích thước cửa van cung 14m *15,5m

Lưu lượng xả lũ thiết kế Q p=0,5%= 8.841 m3/s; lưu lượng xả lũ kiểm tra (P=0,1%) 12.046m3/s

 Cụm năng lượng

Trang 14

 Kênh xả

Chiều rộng đáy: 70m; hệ số mái: 1; độ dốc đáy kênh 0,001; chiều dài kênh xả: 80m;

Bảng 1.1: Thông số chính của công trình

I Lưu vực

Trang 15

3 Khẩu độ tràn BxH m 14x15

V Tuyến năng lượng A Cửa nhận nước

VII Kênh xả

VIII Mức đầu tư

2 Suất đầu tư cho 1 KW công suất lắp máy 106VNĐ 19,941

1.4.1.2 Các công trình phụ trợ

Qui mô cụ thể của từng cơ sở sản xuất, của các khu nhà ở và các cơ sở phục vụ khác được xác định trên cơ sở cường độ của các loại công tác xây lắp trong tổng tiến độ thi công, chỉ tiêu sử dụng công suất thiết bị, chỉ tiêu sử dụng thời gian Riêng số cán bộ công nhân cần thiết trên công trường được xác định trên cơ sở định mức chi phí nhân công cho các loại công tác xây lắp đã tính toán cho một số công trình thuỷ điện đã xây dựng ở Việt Nam

Trang 16

Hầu hết các hạng mục phụ trợ và nhà ở chỉ sử dụng trong thời gian thi công công trình, do vậy trừ một số hạng mục được sử dụng sau khi kết thúc công trình, kết cấu các hạng mục phụ trợ sẽ chủ yếu là kết cấu tạm, dễ dàng lắp đặt và tháo dỡ

Kho bãi gồm 3 dạng: dạng kín, có mái che và bãi hở

+ Dạng kín dùng chứa những vật tư quý giá chịu tác động của nhiệt độ và độ ẩm không khí như xi măng, các thiết bị điện, các phụ tùng thay thế cho thiết bị thi công Kho kín có kết cấu bao che bằng gạch, nền láng vữa xi măng, trần cót ép, lợp tole

+ Dạng có mái che dùng chứa những vật liệu không chịu tác dụng của độ ẩm, nhưng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng mặt trời như các loại gỗ xẻ, sắt thép… Kết cấu dạng kho có mái che là khung kho nền láng vữa xi măng, lợp tole

+ Dạng bãi hở dùng chứa những vật liệu không chịu ảnh hưởng cả nhiệt độ và độ ẩm cũng như ánh sáng mặt trời như cát, đá… Bãi hở được rải đá xô bồ dày 30cm

Ngoài ra còn có một số kho chuyên dùng như kho xăng dầu, kho thuốc nổ… có kết cấu riêng phù hợp

Danh mục các cơ sở phụ trợ, đặc tính kỹ thuật, diện tích chiếm đất được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 1.2: Bảng liệt kê các hạng mục công trình phụ trợ

TT Hạng mục Đặc tính kỹ thuật Diện tích chiếm đất (ha)

1 Cơ sở nghiền sàng + bãi trữ đá dăm đádăm/năm 800000 m3 7,55 2 Cơ sở bê tông đầm lăn + bê tông thường 300 m3/h + 60m3/h 3,72

Trang 17

TT Hạng mục Đặc tính kỹ thuật Diện tích chiếm đất (ha)

(Nguồn: Báo cáo thuyết minh chung do PECC4 lập)

a Đường giao thông trong công trường

Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, bố trí công trình và tình hình giao thông thực tế, hệ thống đường giao thông được bố trí như sau:

- Đường VH1 là đường thi công vận hành đập chính, đập tràn, cửa nhận nước dài 2,1km Dự kiến giai đoạn 1: nền đường rộng 7,5m; mặt đường cấp phối đá dăm rộng 5,5m Giai đoạn 2: rải mặt đường bê tông nhựa rộng 5,5m

- Đường VH2 là đường thi công vận hành nhà máy thủy điện dài 0,91km Dự kiến giai đoạn 1: nền đường rộng 7,5m; mặt đường cấp phối đá dăm rộng 5,5m Giai đoạn 2: rải mặt đường bê tông nhựa rộng 5,5m

- Đường thi công dài khoảng 10,4km: Bao gồm đường đến các mỏ vật liệu, cơ sở phụ trợ, bãi thải, bãi trữ và đến các vị trí công trình Dự kiến nền đường rộng 7,5m; mặt đường cấp phối đá dăm rộng 5,5m

b Hệ thống cấp nước

Nước sử dụng cho sinh hoạt của cán bộ và công nhân trên công trường dự kiến sử dụng nguồn nước tự chảy Nước phục vụ cho ăn uống được cấp từ nguồn nước ngầm tại các giếng khoan Từ các giếng khoan sẽ xây dựng đường ống cấp nước đến các khu vực nhà ở để cấp nước vào các bể chung cho từng khu vực

Cấp nước kỹ thuật được dự kiến lấy từ nguồn nước tự chảy của các sông suối gần khu vực xây dựng công trình hoặc nước bơm từ sông

c Hệ thống thông tin liên lạc

Hệ thống viễn thông của nhà máy thuỷ điện Trung Sơn dự kiến sử dụng thông tin tải ba trên các đường dây đến NMTĐ 220kV Hoà Bình và TBA 500/220/110kV Nho Quan Bên cạnh đó còn trang bị thiết bị thông tin viễn thông nối với mạng thông tin viễn thông hiện có của ngành Bưu điện

d Vận chuyển vật tư thiết bị đến công trường

Do vị trí công trình nằm ở vùng miền núi xa xôi nên việc vận chuyển hàng hoá từ bên ngoài vào công trường chủ yếu bằng đường bộ đã có sẵn và các đường thi công vận hành làm mới trong phạm vi công trường Các loại vật liệu xây dựng khác như: sắt, thép, xi măng, v.v… được vận chuyển từ thị xã Hòa Bình lên công trường

e Khai thác vật liệu xây dựng thiên nhiên

Trang 18

- Khai thác mỏ đá: Vị trí khai thác mỏ đá nằm ở bờ trái, bờ phải Sông Mã, cách

tuyến công trình khoảng 8km về phía thượng lưu, cao hơn mực nước dâng bình thường, đã có đường mòn đến chân mỏ nhưng đã bị hư hỏng nặng, trữ lượng mỏ là 8 triệu mét khối Tóm lại mỏ đá có tầng bóc bỏ mỏng, có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu làm cốt liệu bê tông cũng như làm vật liệu đắp đập đá đổ, trữ lượng lớn

- Khai thác mỏ cát: Có ba mỏ, trữ lượng cả ba mỏ cát vào khoảng 225.000m3 Trong đó, thành phần cuội sỏi chiếm 34.250m3 Hiện nay đã có đường ô tô từ phạm vi các mỏ đến tuyến công trình Trong các mỏ trên thì mỏ cát số 1 ở khu vực xã Thanh Xuân có chất lượng tốt và cự ly vận chuyển là ngắn nhất

- Khai thác mỏ đất: Đã khảo sát mỏ đất ở bờ phải, cách tuyến công trình khoảng

10km, trữ lượng là 4 triệu m3 Mỏ đất tuy có chất lượng và trữ lượng đảm bảo yêu cầu nhưng ở xa tuyến đập, do đó điều kiện vận chuyển sẽ rất phức tạp

1.4.1.3 Công tác rà phá bom mìn, vật nổ, chất độc hoá học

Công tác rà phá bom mìn, vật nổ được thực hiện ở những khu vực xây dựng tuyến đập, khu nhà máy, kênh xả qua nhà máy, khu mỏ vật liệu, khu vực xây dựng đường thi công vận hành và tại những vị trí được xác định là còn sót bom mìn, vật nổ từ thời chiến tranh

Công tác dò tìm chất độc hoá học OB được thực hiện trong phạm vi khu vực lòng hồ để giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm khi tích nước

1.4.1.4 Khối lượng xây lắp các công trình chính

Bảng 1.3: Tổng hợp khối lượng xây lắp công trình chính

Công trình chính

Cộng Cụm đầu

mối Tuyến năng lượng Đập

chính RCC+Tr

àn

Cửa NN

Đường ống áp

lực

Nhà máy + kênh xả

Trang 19

TT Tên công việc Đơn vị

Công trình chính

Cộng Cụm đầu

mối Tuyến năng lượng Đập

chính RCC+Tr

àn

Cửa NN

Đường ống áp

lực

Nhà máy + kênh xả

Công tác bê tông

Công tác khoan phun, khoan néo

Thiết bị công nghệ

Quý III Quý IV Quý I Quý II Quý III Quý IV Quý I Quý

II Quý III Quý

IV

Trang 20

Quý III

Quý

Quý III

Quý IV 1 Đập chính + tràn

2617.01

Quý

Quý

II Quý III Quý

Quý IV

Các vùng đào đá có bề mặt đá sau khi đào là nền công trình bê tông, phải tiến hành đào ít nhất là 2 tầng, trong đó tầng cuối cùng (bao gồm cả các tầng trên mái nghiêng) là tầng bảo vệ có chiều dày không dưới 2,0m Các tầng đào phía trên tầng bảo vệ được đào

Trang 21

bằng khoan nổ lớn với đường kính lỗ khoan không quá 105mm Tầng bảo vệ được đào thành 2 bậc: Bậc trên khoan nổ mìn trong các lỗ khoan nhỏ đường kính lỗ khoan không quá 56mm, đáy hố khoan phải cách đường biên đào thiết kế không dưới 30cm Bậc dưới (lớp đá còn lại sát bề mặt nền công trình) được đào bằng búa chèn, không sử dụng khoan nổ

Các đứt gãy, khe nứt trên mặt đá sau khi đào là nền công trình bê tông phải được đào mở rộng để tạo mái có độ dốc 4:1 hoặc thoải hơn dọc theo khe nứt, đứt gãy, cạy dọn hết đá long rời đến độ sâu không nhỏ hơn 2 lần chiều rộng đứt gãy, khe nứt Sau khi cạy dọn, các khe nứt, đứt gãy được lấp đầy bằng bê tông đến cao độ mặt nền thiết kế

Đá đào từ hố móng đập dâng, đập tràn, cửa lấy nước, nhà máy thuỷ điện, kênh xả được phân loại ngay tại bãi đào trước khi vận chuyển ra bãi trữ hoặc bãi thải Phần đá sạch đào trong lớp IIA, IIB cứng chắc của các hạng mục trên được chuyển ra bãi trữ để sử dụng đắp đê quai, làm đá hộc dùng trong xây lát hoặc nghiền dăm cho bê tông Phần đá đào trong lớp IB hoặc lẫn lộn giữa IB và IIA không thoả mãn các yêu cầu sử dụng sẽ được chuyển ra bãi thải

Biện pháp thi công bê tông

* Biện pháp thi công bê tông tràn, nhà máy thủy điện:

Đập tràn và nhà máy thủy điện là những kết cấu phức tạp, cốt thép nhiều và có những thiết bị đặt sẵn trong bê tông Công tác bê tông cốt thép đập tràn và nhà máy được thực hiện bằng cần trục tháp, cần trục bánh xích Một số kết cấu phức tạp có thể phải sử dụng bơm bê tông

* Công tác bê tông đập bê tông đầm lăn:

Trạm trộn bê tông đầm lăn 300m3/h được bố trí ở cao độ 163,7m tại vai trái tuyến đập Vận chuyển bê tông từ trạm trộn đến đập bằng hệ thống băng tải được bố trí theo móng đập ở vai trái Ô tô tự đổ nhận bê tông ở cuối băng tải thông qua thùng xả và vận chuyển tới vị trí đổ trên mặt đập Dùng máy ủi để san thành từng lớp dày 30cm sau đó dùng lu bánh thép loại 10T để đầm chặt bê tông

Đá đắp tại các đê quai được tận dụng từ đá đào hố móng hoặc khai thác trực tiếp từ mỏ đá Phần dưới nước được đổ trực tiếp, phần trên khô được đắp theo các lớp có chiều dày không lớn hơn 1,5m và được đầm chặt đến dung trọng thiết kế

Công tác bê tông

Khối lượng bê tông thường hở được thi công theo phương pháp thông thường: trộn bằng trạm trộn cố định, vận chuyển bằng xe chuyển - trộn, đổ bằng cần trục kết hợp với máy bơm bê tông Tại bề mặt tràn nước của đập tràn, bê tông được đổ với cốp pha trượt

Trang 22

kéo và máy bơm Tại cửa lấy nước và nhà máy thuỷ điện, có những kết cấu phức tạp, khối lượng cốt thép và thiết bị đặt sẵn trong bê tông lớn, công tác bê tông, cốp pha, cốt thép được thực hiện bằng cần trục tháp, cần trục xích một số kết cấu phức tạp có thể sử dụng máy bơm bê tông

Theo thiết kế, nền đập bê tông được tạo màn chống thấm bằng ba hàng lỗ khoan phụt xi măng Các lỗ khoan phụt xi măng được tiến hành ngay sau khi đổ xong bê tông bản đáy đập để không ảnh hưởng đến tiến trình thi công bê tông đập Công tác khoan tạo lỗ để phụt xi măng chống thấm dưới nền đập bê tông có thể thực hiện bằng các máy khoan sử dụng khí nén hoặc máy khoan tự hành

Công tác phụt xi măng chống thấm nền đập được thực hiện theo từng đoạn phụt dài 5m và tuỳ theo từng lỗ khoan sẽ phải thực hiện theo cả 2 phương pháp phụt: Phụt từ trên xuống và phụt từ dưới lên

Các lỗ khoan thoát nước chỉ tiến hành sau khi kết thúc công tác phụt xi măng trong từng đoạn đập

Lắp đặt thiết bị cơ khí thủy công

Các thiết bị cơ khí thủy công như cửa van, lưới chắn rác, khớp quay, máy nâng thủy lực…được vận chuyển đến cơ sở lắp ráp ở cụm đầu mối, sau đó được tổ hợp thành các cụm rồi vận chuyển đến vị trí lắp ráp bằng xe kéo chuyên dùng Các thiết bị được đưa vào vị trí lắp đặt bằng cần trục bánh xích hoặc cần trục chân dê Các chi tiết đặt sẵn trong bê tông được đưa vào khối đổ bằng cần trục tháp hoặc cần trục xích, được định vị, căn chỉnh và cố định trước khi đổ bê tông

Lắp đặt thiết bị cơ khí thủy lực

Các thiết bị cơ khí thủy lực như buồng xoắn, ống hút được tổ hợp tại cơ sở lắp ráp của tuyến năng lượng, sau đó được xe kéo chuyên dùng vận chuyển đến vị trí lắp ráp Các thiết bị trên được đưa vào vị trí, định vị, căn chỉnh và cố định nhờ các cần trục xích và cần trục tháp đổ bê tông Các thiết bị chính trong nhà máy như Rôto và Stato được vận chuyển đến nhà máy, được tổ hợp tại sàn lắp ráp gian máy và được cầu trục nhà máy đưa vào vị trí và căn chỉnh Ngoài ra các thiết bị khác cũng được vận chuyển đến sàn lắp ráp gian máy bằng ô tô tải hoặc xe flatfoc sau đó cầu trục gian máy bốc dỡ bằng các móc phụ đưa xuống sàn máy hoặc các lỗ thả thiết bị xuống các sàn dưói Thiết bị được đưa vào vị trí bằng con lăn, xe đẩy, pa lăng hoặc các cầu trục điện 1 dầm được bố trí ở những vị trí cần thiết trong nhà máy

Lắp ráp thiết bị điện kỹ thuật

Lắp ráp thiết bị điện ở nhà máy và trạm phân phối bắt đầu từ năm xây dựng thứ 3 và cơ bản hoàn thành toàn bộ trước khi khởi động tổ máy 1 Máy biến áp được chở bằng Trafooc đến bãi lắp ráp Cần trục sức nâng 50T nhấc biến áp từ Trafooc và hạ xuống bãi lắp ráp Tiếp theo, máy biến áp được đẩy vào xưởng để chỉnh lý, bổ sung Sau khi chỉnh lý, máy biến áp được đưa đến và đặt tại vị trí làm việc

1.4.2 Đường dây cấp điện thi công:

Trên cơ sở Tổng mặt bằng thi công công trình, các cơ sở phục vụ thi công, khu nhà ở công nhân, khối lượng xây lắp và biện pháp thi công chủ yếu, nhu cầu phụ tải và phương án cấp điện phục vụ thi công sẽ bao gồm:

Phương án thi công sử dụng đập bê tông đầm lăn với yêu cầu năm đầu xây dựng là 2,5MW và các năm sau là 8MW, phương án cấp điện cụ thể sau :

Trang 23

Xây dựng mới nhánh rẽ 2 mạch 110kV (3ACSR-185) đấu nối rẽ nhánh trên đường dây 110kV Hòa Bình – Sơn La, chiều dài 0,5km

Xây dựng mới TBA 110/35/22kV-25MVA-Mai Châu

Xây dựng mới đường dây 1 mạch 35kV (3AC-95) từ TBA 110/35/22kV-25MVA Mai Châu đến Nhà máy thủy điện Trung Sơn dài 38km, tại đây xây dựng các nhánh rẽ 35kV và các TBA 35/0,4kV để phục vụ thi công công trình

1.4.3 Dự kiến phương án di dân, tái định cư - định canh

Theo kết quả điều tra của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 4, tổng số hộ phải di chuyển TĐC - ĐC tính tại thời điểm điều tra năm 2005, ứng với phương án mực nước chọn MNDBT 160m + nước dềnh tần suất 1% là: 472 hộ , 2.353 khẩu, dự báo đến năm 2011 là 526 hộ Số hộ tái định cư – định canh 507hộ với 2520khẩu Các hộ bị ảnh hưởng chủ yếu là dân tộc Thái, Mường (chiếm 98%), còn lại là dân tộc H’Mông Các phương án dự kiến di dân, tái định cư được xác định như sau:

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được xác định gồm 3 khu: nằm trên địa bàn các xã Trung sơn, xã Mường lý và xã Trung Lý Các khu được bố trí như sau:

* Khu TĐC số 1 - xã Trung Sơn:

Bố trí TĐC tập trung cho 216 hộ, 1030 người của 2 bản (bản Tà Bán 190 hộ, 910 người; bản Xước: 26 hộ, 120 người)

Trên địa bàn tỉnh Sơn La được xác định 1 khu:

* Khu TĐC số 4 - xã Xuân Nha (mới):

Bố trí TĐC tập trung cho 2 bản Đông Tà Lào và Tây Tà Lào: 170 hộ, 834 người

Giá trị sau thuế (106

đồng)

Tổng chi phí xây dựng công trình 5.080.798,15 256.435,89 5.337.234,04 1 Chi phí xây dựng 1.903.667,94 190.366,79 2.094.034,74 2 Chi phí thiết bị 1.306.450,09 9.884,19 1.316.334,27

Trang 24

Tiến hành xử lý móng đập phần lòng sông thời gian 2 tháng

Thi công bê tông đập RCC đến hết tháng 5, phần lòng sông đến cao độ 105,0m; phần bờ trái, bờ phải đến cao độ 115,0m

Cuối quí III: Hoàn thiện công tác bê tông cửa nhận nước, tiến hành lắp đặt thiết bị cửa nhận nước

Trong năm xây dựng 2: Đổ bê tông nhà máy tới cao trình sàn lắp ráp

Mùa kiệt lưu lượng dẫn qua công cao độ 86,0m Mùa lũ lưu lượng dẫn qua cống và đập xây dở cao độ 105,0m; B = 50m

Năm xây dựng thứ 3:

Hoàn thiện công tác lắp đặt thiết bị cửa lấy nước vào cuối tháng 6

Hoàn thiện công tác bê tông tràn, đập chính Tháng 9 lắp đặt thiết bị cửa van tràn Hoàn thiện công tác bê tông nhà máy kênh xả Thiết bị cơ khí thuỷ công nhà máy lắp đặt từ quí II và thiết bị cơ khí thuỷ lực lắp đặt từ quí III

Mùa kiệt lưu lượng dẫn qua cống cao độ 86,0m; mùa lũ lưu lượng xả qua cống và ngưỡng tràn đã xây dựng xong

Năm xây dựng thứ 4:

Tháng 5: Đầu tháng tiến hành nút cống, tích nước vào hồ chứa Công tác lắp đặt thiết bị tràn được hoàn thiện vào tháng 7 Tháng 7: Thử thiết bị đồng bộ, tháng 8 phát điện tổ máy số 1

Cuối tháng 10: Hoàn thiện toàn bộ công trình, phát điện các tổ máy còn lại

Trang 25

CHƯƠNG 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

2.1.1 Điều kiện địa lý, địa chất

2.1.1.1 Điều kiện địa lý

Công trình thuỷ điện Trung Sơn giai đoạn DAĐT dự kiến được xây dựng trên sông Mã, vị trí tuyến đập dự kiến thuộc địa bàn xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cách thành phố Thanh Hóa khoảng 195 km về phía Tây Bắc, vùng đuôi hồ cách biên giới Việt Lào khoảng 9,5 km Diện tích lưu vực ứng với tuyến đập phương án chọn PA4 là 13.175 km2

2.1.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo và cảnh quan khu vực dự án a) Đặc điểm địa hình

Thuỷ điện Trung Sơn nằm trên lưu vực Sông Mã phía Tây tỉnh Thanh Hoá và Hoà Bình Đây là vùng núi cao thuộc miền Tây Bắc của Việt Nam bao gồm các dãy núi kéo dài theo phương TB-ĐN phân cắt mạnh đến trung bình, bề mặt sườn có độ dốc khá lớn, từ 10-30o Các khối núi ven sông thường khá thoải, cao độ tuyệt đối dao động từ trăm mét đến vài trăm mét

Trên cơ sở phân tích về đặc điểm cấu trúc địa chất, thành phần thạch học, đặc điểm sơn văn và mạng lưới thuỷ văn, đặc điểm hình thái địa hình, chúng tôi đã phân chia vùng nghiên cứu thành 15 dạng địa hình, trong 5 nhóm chính (nhóm dạng địa hình thành tạo do quá trình bóc mòn; do dòng chảy tạm thời; dòng chảy thường xuyên; do hoạt động karst và do hoạt động nhân tác)

b) Đặc điểm địa mạo

1 Phần sót bề mặt san bằng bóc mòn không hoàn toàn

Phân bố chủ yếu dưới dạng những bề mặt phân thuỷ chính của lưu vực (ví dụ như

dãy núi Bu Hu Luông) với độ cao trên dưới 1000m và độ dốc bề mặt phổ biến 3-8o Cấu tạo lớp phủ bề mặt mỏng (dưới 0,5m), hoặc trơ đá gốc, với vỏ phong hoá Saprolit Quá trình ngoại sinh thống trị trên những bề mặt này chủ yếu là rửa trôi xói rửa, và rửa trôi dưới bề mặt

2 Phần sót bề mặt pediment thung lũng

Thể hiện dưới dạng bề mặt đồi cao dọc thung lũng sông chính Các bề mặt này có độ cao trung bình 700-800m, ít bị chia cắt hơn so với những bề mặt đã đề cập ở trên Cấu tạo lớp phủ eluvi dầy 0,5-1m, với vỏ phong hoá đặc trưng saprolit Quá trình ngoại sinh thống trị gồm rửa trôi, xói rửa bề mặt và dưới bề mặt

3 Sườn trọng lực nhanh

Chiếm diện tích lớn trong khu vực núi cao trong lưu vực, nhất là tại khu vực khối

xâm nhập Mường Lát, và ở phần diện tích của các dãy núi đá vôi Các sườn có dạng thẳng, với độ dốc cao lên đến trên 30o, có nơi đạt 45-50o dưới dạng những vách sập lở Cấu tạo lớp phủ sườn mỏng với chiều dầy thường không đến 0,5m, thậm chí còn nhiều nơi trơ lộ đá gốc Quá trình ngoại sinh thống trị trên các dạng sườn này là đổ vỡ, sập lở

4 Sườn trọng lực chậm

Là dạng địa hình chiếm diện tích lớn trong vùng nghiên cứu Các sườn này có độ

dốc 15-30o, với trắc diện sườn lồi lõm, phân bậc, bị chia cắt yếu Cấu tạo lớp phủ sườn

Trang 26

gồm dăm, sạn, mảnh vỡ có chiều dầy từ 0,5m đến 1m Quá trình ngoại sinh chủ đạo là trượt trôi, trượt chẩy (deflucxi)

5 Sườn rửa trôi- xói rửa

Chiếm diện tích hạn chế trong lưu vực nghiên cứu Chúng thể hiện dưới dạng các

sườn có độ dốc 8-15o, với trắc diện thẳng lõm, bị chia cắt trung bình Lớp phủ sườn gồm dăm, sạn, lẫn khối tảng với chiều dầy trung bình 1-1,5m Quá trình ngoại sinh chính là xâm thực mương xói, và rãnh xói

6 Sườn tích tụ Deluvi- Coluvi

Chiếm tỉ lệ diện tích khá khiêm tốn trong vùng, dưới dạng những phần sườn thoải

chân các núi đồi Về hình thái chúng là các sườn có độ dốc 8-12o, với trắc diện thẳng, phần chân sườn hơi lồi, ít bị chia cắt Lớp phủ sườn có thành phần hỗn độn với chiều dầy trên 1,5m Quá trình ngoại sinh chủ yếu trên các sườn này là rửa trôi, xói rửa

* Nhóm dạng địa hình do hoạt động dòng chảy tạm thời

7 Đáy máng trũng xâm thực

Phân bố phổ biến trên các sườn trọng lực nhanh và chậm dưới dạng khe hẻm có trắc diện ngang dạng chữ V và trắc diện dọc phân bậc Tại những máng trũng này, quá trình xâm thực sâu diễn ra mạnh mẽ nên trên bề mặt đáy của chúng thường trơ lộ đá gốc

8 Đáy máng trũng xâm thực- tích tụ

Thường phân bố trên khu vực sườn trọng lực chậm với trắc diện ngang dạng chữ V đã được mở rộng hơn so với máng trũng xâm thực Trắc diện dọc của chúng có dạng lồi lõm, phân bậc Cấu tạo bề mặt theo trắc diện dọc thường không ổn định với sự xen kẽ giữa những đoạn bị trơ đá gốc với những đoạn tích tụ vật liệu vụn thô Quá trình ngoại sinh thống trị gồm cả quá trình xâm thực sâu, với đôi nơi xâm thực ngang, xen các “ổ” tích tụ, và đôi khi xảy ra hiện tượng lũ bùn đá

9 Vạt tích tụ Proluvi

Thường phân bố ở phần cuối của máng trũng dòng chảy tạm thời dưới dạng những bề mặt nghiêng thoải, hơi lồi, có độ dốc 5-8o, đôi nơi lên đến 10-15o Cấu tạo lớp phủ bề mặt gồm dăm, sạn, sỏi, tảng lăn, và có chiều dầy không ổn định Quá trình ngoại sinh chủ đạo là tích tụ và rửa trôi

* Nhóm dạng địa hình do hoạt động dòng chảy thường xuyên

10 Bãi bồi thấp

Bề mặt bằng phẳng, phát triển không liên tục dọc sông Độ cao tương đối 0,5-1m, biến đổi mạnh theo mùa Thành tạo lớp phủ bề mặt gồm cát, cuội, sỏi lẫn bột sét Quá trình ngoại sinh thống trị gồm tích tụ, tích tụ vùi lấp và ngập lụt

11 Phức hệ thềm không phân chia

Dạng địa hình thể hiện dưới dạng những bề mặt khá bằng phẳng có độ dốc trung bình 3-8o, chủ yếu ở nơi hội lưu của các sông suối lớn trong vùng Quá trình ngoại sinh chủ đạo gồm rửa trôi, xói rửa và tích tụ ngập lụt

12 Đáy thung lũng xâm thực- tích tụ

Phát triển chủ yếu trên những vùng thung lũng sông chính được mở rộng, và dòng chảy tương đối hiền hoà hơn so với những đoạn sông khác Trắc diện ngang của dạng địa hình được mở rộng dạng chữ U, trắc diện dọc phân bậc và thường ở mỗi cuối của đoạn thung lũng xâm thực - tích tụ đều có các nghềnh thác Thành tạo bề mặt chủ yếu là cuội sỏi, cát bột hỗn độn Quá trình ngoại sinh chủ đạo là tích tụ, sạt trượt và đôi khi cả xói lở

* Nhóm dạng địa hình do hoạt động Karst

Trang 27

13 Bề mặt bóc mòn- rửa lũa:

Phân bố ở phía Bắc lưu vực với độ cao trung bình 1300-1400m Bề mặt bị chia cắt bởi các khe hẻm, thung lũng, lòng chảo karst tạo nên địa hình hiểm trở với tập hợp các đỉnh dạng tháp và tháp cụt liên kết dạng ô mạng bề mặt kéo dài trong khoảng phân thuỷ giữa sông Mã và sông Đà

e Nhóm dạng địa hình do hoạt động con người

14 Hồ chứa nước nhân tạo

Cho đến nay trong phạm vi nghiên cứu, chưa có một hồ nào được xây dựng có diện tích đáng kể Nhưng trong tương lai, khi xây đập thuỷ điện Trung Sơn một hồ chứa có diện tích ở mức trung bình - khoảng 13,3 km2, hình thái của hồ chứa tương lai sẽ đặt lòng theo thung lũng sông Mã và phụ lưu của nó, từ tuyến đập lên trên thượng nguồn với MNDBT là 160m Khi đó quá trình ngoại sinh chủ đạo trên vùng hồ chứa sẽ là tích tụ lắng đọng, và sạt lở bờ

15 Hệ thống đường giao thông và vách taluy

Đây là dạng địa hình nhân tác khá quan trọng vì nó có ảnh hưởng rất nhanh đến hoạt động giao thông, và phát triển kinh tế trong vùng Với dạng địa hình này, nhất là trên các vách taluy tại vùng sườn trọng lực thì quá trình sạt lở, đổ lở sẽ diễn ra càng mạnh hơn

c) Cảnh quan khu vực dự án

Khu vực lòng hồ, công trình đầu mối do bị con người tác động mạnh nên cảnh quan chủ yếu là cảnh quan cây trồng nông nghiệp (lúa nương, ngô), cây trồng lâm nghiệp (cây luồng), trảng cỏ cây bụi và cảnh quan dân cư khu vực nông thôn, vùng ven suối cảnh quan chủ yếu là cây bụi, đất trống, bãi đá

2.1.1.3 Điều kiện địa chất

1 Điều kiện địa chất tổng thể khu vực a) Cấu tạo địa chất tổng thể khu vực

Vùng nghiên cứu nói riêng và Tây Bắc nói chung nằm trong miền kiến trúc kiến tạo chịu sự đụng độ và hút chìm của mảng Ấn - Úc vào và xuống dưới mảng Âu - Á từ khoảng 50 triệu năm trước đây đến nay, đã tạo nên trạng thái dồn nén và căng giãn bất đồng nhất trong thạch quyển lãnh thổ nước ta và những chuyển động phân dị để tạo nên địa hình và cấu trúc Tân kiến tạo lãnh thổ nước ta nói chung, khu vực nghiên cứu nói riêng, với diện mạo chung là bị chia cắt thành các khối và có xu thế nghiêng dần về Đông

và Đông Nam

b) Các hệ thống đứt gãy

Vùng nghiên cứu nằm kẹp giữa hai đứt gãy bậc I là đứt gãy Sông Mã và đứt gãy Sơn La, đó là các đứt gãy sinh chấn Đứt gãy Sơn La cách tuyến 3 khoảng 16km Đứt gãy Sông Mã cách các tuyến khoảng 19-19,5km Tại vùng tuyến phát triển các đứt gãy bậc IV

và bậc V theo phương TB-ĐN, ĐB-TN

c) Tính thấm của đất đá

Từ những đặc điểm địa hình, địa chất, địa chất công trình và thủy văn, với quy mô nghiên cứu mực nước dâng bình thường 160m thì khu vực phân thủy của hồ chứa đều phân bố các thành tạo đá gốc không thấm nước Cao trình phân thủy hồ chứa đều nằm cao hơn nhiều mực nước dâng hồ chứa, chiều rộng đỉnh phân thuỷ khá lớn nên không có khả năng thấm mất nước của hồ chứa sang các lưu vực khác

2 Điều kiện địa chất công trình phương án chọn a) Tuyến đập

Trang 28

Phần bờ trái và lòng sông tuyến đập 4A nằm trong vùng phân bố đá phiến thạch anh sericit thuộc tập 2 của hệ tầng Sông Mã Bờ phải thuộc phần trên của tập 1 gồm đá phiến thạch anh mica, có thể đá phân phiến yếu nên có cường độ cao hơn Nhìn chung đá nền có mức độ phong hóa khá mạnh, không đều, bề mặt đá cứng đới IIA có dạng răng cưa, nằm khá sâu

Đập cao 88m, dài 455m Hai vai đập tương đối thoải, bờ trái dốc 25o, bờ phải dốc 30o Nhìn chung, tuyến đập 4A có đới phong hoá khá dày, bề mặt đá đới IIA ở bờ trái sâu cách mặt đất khoảng 40m, bờ phải nằm sâu cách mặt đất tới 50m, ở lòng sông cần bóc lớp cát sỏi dày 3-6m là gặp bề mặt đá đới IIA, đá phiến ở đây thuộc loại đá yếu, bị phiến hoá rất mạnh

b) Tuyến tràn

Đập tràn IV được bố trí ở quả đồi bờ trái tuyến đập IV, địa tầng đập tràn từ trên xuống dưới gồm các đới edQ, IA1, IA2, IB, IIA của đá phiến thạch anh mica, thạch anh sericit Theo thiết kế ngưỡng tràn, dốc nước và hố xói đều nằm trên đá phiến thạch anh mica, thạch anh sericit đới IIA cứng chắc trung bình, mẫu đá ở trạng thái bão hoà cường độ kháng nén là 200KG/cm2, vẫn đảm bảo đập tràn làm việc ổn định

c) Tuyến năng lượng

Tuyến năng lượng 4A gồm cửa nhận nước, tuynen, nhà máy Toàn bộ khu vực tuyến được bố trí tại quả đồi bờ trái Sông Mã trong vùng phân bố của đá phiến hệ tầng Sông Mã Nhìn chung, địa tầng tuyến tuynen gồm các đới edQ, IA1, IA2, IB, IIA, IIB Theo tài liệu thăm dò địa vật lý, tài liệu khoan đào tại vùng tuynen bề mặt đá cứng nằm khá cao, có hai đứt gãy bậc IV cắt qua Theo thiết kế, tuyến tuynen được bố trí nổi trên mặt đất, đặt trên nền các đới IA2, IB, IIA

Có ba đứt gãy IV-6, IV –7 và IV-9 cắt qua tuyến năng lượng Do đá có góc dốc 50o, cắm về phía Đông Bắc, lớp đất phong hóa có bề dày lớn, cần có các biện pháp gia cố đảm bảo ổn định mái dốc lâu dài, đặc biệt là mái dốc bờ phải của hố móng tuyến năng lượng

40-3 Điều kiện địa chất khu vực lòng hồ

Theo tài liệu lỗ khoan BU36, BU40, BU41 Địa tầng gồm: Trên là lớp bồi tích lòng sông (aQIV) thành phần là sét, á sét, á cát lẫn cuội sỏi bề dày 3-6m Dưới là đá phiến thạch anh sericit, đá phiến thạch anh mica đới IIA, IIB Theo kết quả thí nghiệm ép nước, ở lòng sông đới IIA có lượng mất nước tới 16,7 lugeon, đới IIB có lượng mất nước <1 lugeon

2.1.2 Điều kiện khí hậu - thuỷ văn

Trang 29

(Nguồn: Trung tâm ứng dụng công nghệ KTTV thuộc Bộ TN&MT)

2.1.2.2 Điều kiện khí hậu

Vùng dự án nằm trong khu vực khí hậu Tây Bắc Việt Nam, giới hạn ở sườn Tây dãy Hoàng Liên Sơn, chịu ảnh hưởng của gió mùa cực đới một cách gián tiếp nên nền nhiệt độ mùa đông cao hơn so với vùng Đông Bắc Khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt

+ Mưa: Mưa trên lưu vực phân thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng IX hoặc tháng X Lượng mưa mùa mưa chiếm 70 - 90% lượng mưa cả năm Mùa khô bắt đầu từ tháng X hoặc tháng XI và kết thúc vào tháng IV năm sau, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng I III Lượng mưa phân bố không đều trên lưu vực Lượng trung bình lưu vực Sông Mã tính đến tuyến đập là Xlv= 1420 mm

Bảng 2.2: Lượng mưa tháng các trạm đại biểu lưu vực sông Mã (mm)

Tháng/

Tuần giáo 23,5 28,9 56,5 128 212 304 303 279 134 69,1 39,7 20,7 1597 Điện Biên 22,8 31,8 50,7 105 190 264 301 303 148 66,3 33,8 22,5 1538 Sơn La 18,9 29,2 49,4 112 195 254 266 271 131 67,0 34,8 15,5 1443 Sông Mã 13,2 17,6 36,1 90 155 216 217 230 111 40,9 24,8 13,5 1165 Mộc Châu 22,4 22,4 41,7 100 179 242 262 319 261 125 38,2 15,4 1628 Mai Châu 14,3 11,7 29,5 94 197 264 311 332 289 169 37,0 11,1 1760 Lạc Sơn 29,7 29,1 50,6 97 222 269 300 358 308 210 84,7 25,3 1984 Bản Khá 33,1 34,0 44,3 125 185 224 253 337 151 78,0 40,6 20,6 1525 Sốp Cộp 19,2 19,7 43,2 107 162 212 229 234 114 61,8 31,9 20,1 1253 Yên Châu 10,8 14,9 39,0 97,5 148 210 218 246 133 59,5 20,8 11,5 1210 Hồi Xuân 14,5 16,6 33,9 92,3 222 257 337 338 276 145 40,4 15,7 1788 Nho Quan 25,1 25,9 51,1 90,5 189 239 261 343 344 232 88,4 24,7 1914 Yên Định 16,5 18,2 32,6 63,9 162 197 175 258 319 201 75,9 16,2 1535

Bái

Thượng 27,0 26,1 46,8 91,8 249 258 242 321 346 238 95,8 25,1 1966 + Chế độ gió: Gió tây khô nóng thường ảnh hưởng tới địa bàn tỉnh Sơn La và Thanh Hóa từ tháng 4 đến tháng 9, đặc biệt trong các tháng 4 và tháng 5, thời kỳ này độ ẩm không khí giảm thấp hạn chế tới sinh trưởng cây trồng

+ Chế độ nhiệt: Nhiệt độ không khí trung bình năm là 18,60C Ba tháng nóng nhất là tháng V-VI-VII với nhiệt độ trung bình từ 230-340C, ba tháng lạnh nhất là tháng XII-I-II với nhiệt độ trung bình 15,9 0

C

Trang 30

+ Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí trung bình năm dao động trong khoảng 89%

84-Đánh giá chung: đây là một vùng khí hậu tương đối khô ở miền Bắc nước ta, với tổng lượng mưa năm dưới 1.600mm và có một mùa khô dài (5-6 tháng), khó khăn lớn nhất ở khu vực do khí hậu đem lại là tương đối thiếu nước trong mùa khô Do vậy việc xây dựng hồ chứa ngoài việc cung cấp điện còn là một nhân tố tích cực không những góp phần điều hoà chế độ khí hậu mà còn góp phần cung cấp nước trong mùa khô cho vùng

2.1.2.3 Điều kiện thuỷ văn a) Đặc điểm chung

Sông Mã bắt nguồn từ vùng núi Pu Huổi Long (tỉnh Lai Châu) ở độ cao 2.179m, chảy qua địa phận Sơn La, Lào, Thanh Hoá đổ ra cửa Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Hới vùng ven biển tỉnh Thanh Hoá Độ cao trung bình toàn lưu vực khoảng 760 m, đỉnh cao nhất đạt trên 2.000 m Theo thống kê, lưu vực Sông Mã có diện tích 28.400 km2

Lưu vực sông Mã nằm lọt giữa hai dãy núi cao chạy song song theo hướng Tây Bắc Đông Nam: dãy thứ nhất thuộc bờ trái sông Mã kéo dài từ Tuần Giáo đến Trung Sơn, dãy thứ hai thuộc bờ phải sông Mã và sông Chu Đặc điểm nổi bật của địa hình lưu vực là cao nguyên thể hiện rõ ở vùng thượng lưu và trung lưu

Khu vực bố trí các tuyến đập dự kiến nằm ở đoạn trung lưu dòng Sông Mã Trên địa bàn thuộc lãnh thổ Việt Nam, ngoài dòng sông chính, có nhánh Suối Quanh bắt nguồn từ vùng núi Yên Châu tỉnh Sơn La chẩy vào Sông Mã đoạn Bản Nhục cách tuyến đập phương án 3 về phía thượng lưu khoảng 0.7km

Các suối nhánh bậc 2 bậc 3 của Sông Mã có mật độ tương đối cao, dạng xương cá chiều dài từ 2-3km đến hàng chục km Đặc điểm rất nổi bật của hệ thống suối thường có phương á kinh tuyến và uốn khúc rất mạnh Mức phân cắt dọc của các suối thường khá thấp ở phần hạ lưu, tăng cao đột ngột trên vùng thượng lưu

Bảng 2.3: Đặc trưng hình thái lưu vực Sông Mã tính đến tuyến đập Tuyến Diện tích

lưu vực (km2)

Độ dài sông (km)

Độ rộng lưu vực

(km)

Mật độ lưới sông (km/km2)

Cao độ trung bình lv

(m)

Độ dốc lòng sông

tương ứng với moduyn dòng chảy trung bình 18,5 l/skm2 và lớp dòng chảy 584mm Hệ số dòng chảy ở đây đạt thấp, =0,41 Lòng sông cắt sâu tới mực xâm thực cơ sở, vì vậy dòng chảy ngầm vào hồ chứa Trung Sơn là 4,38l/skm2, chiếm 26,7% so với dòng chảy toàn phần Khí hậu khô nóng, khả năng bốc hơi trên lưu vực hồ chứa lớn, so với bốc hơi thực tế chênh lệch tới >400mm, thể hiện mức độ khô hạn của vùng

Bảng 2.4: Cán cân nước lưu vực hồ chứa Trung Sơn P

Trang 31

Mùa dòng chảy trên lưu vực không đồng nhất, phần thượng nguồn và trung lưu nằm sâu trong lục địa, mùa lũ kéo dài từ tháng (VI X) có lượng dòng chảy trung bình mùa lũ đạt 34l/skm2 chiếm 74% lượng dòng chảy năm Hạ du nằm sát biển nên mùa lũ xuất hiện chậm hơn 1 tháng (VII XI), lượng dòng chảy mùa lũ trung bình đạt 50 l/skm2 chiếm 75% dòng chảy năm Lưu vực sông Chu có mùa lũ xuất hiện từ tháng (VII X) chiếm 61,9% lượng dòng chảy năm với modun dòng chảy 35,4 l/skm2 Tháng có dòng chảy lớn nhất xuất hiện chậm dần từ thượng du về đến hạ du Thượng du tháng VIII có lượng dòng chảy lớn nhất, với modun dòng chảy trung bình (47 52)l/skm2

chiếm tới 20% lượng dòng chảy cả năm Hạ du là tháng IX, trùng với thời kỳ dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh ở vĩ độ này, chiếm (24 25)% lượng dòng chảy năm với modun dòng chảy trung bình (80 100)l/skm2 Lưu vực sông Chu có dòng chảy tháng lớn nhất vào tháng IX chiếm 19,6% lượng dòng chảy năm

Bảng 2.5: Phân phối dòng chảy tại trạm Cẩm Thủy

Đặc trưng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB

Q (m3/s) 140 118 104 108 156 365 620 876 821 408 250 328 360

% 3,23 2,72 2,4 2,49 3,62 8,43 14,3 20,3 19 9,43 5,78 7,58

(Nguồn: Báo cáo thuyết minh khí tượng - thuỷ văn do PECC4 lập)

Các trận lũ lớn trên lưu vực sông Mã thường do bão, áp thấp nhiệt đới hoặc không khí lạnh gây nên mưa lớn Tháng có dòng chảy lớn nhất trên lưu vực rơi vào tháng IX - đây cũng là thời gian có tần suất xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới lớn nhất trong vùng biển Việt Nam Có thể nhận xét rằng modun đỉnh lũ trên lưu vực sông Mã không lớn, trên sông chính lớn nhất đạt 450 l/skm2 còn trên những sông nhỏ đạt (1.000 2.000) l/skm2 và thời gian lũ kéo dài

Phần hạ du sông Mã chảy trong vùng đồng bằng có độ dốc lòng sông nhỏ (dưới 10/00), dòng sông uốn khúc quanh co và trong khoảng 50km tính từ cửa sông đã tiếp nhận nước của hai phụ lưu lớn nhất sông Mã là sông Bưởi và sông Chu, vấn đề tiêu thoát nước lũ thường gặp khó khăn, gây ngập úng cho vùng đồng bằng Nếu với tổng lượng mưa 3 ngày đạt (300 400)mm có thể gây ngập úng tới 10.000ha ở hạ du Theo số liệu của Viện Quản lý và Quy hoạch thủy lợi, diện tích hạ du sông Mã thường xuyên bị ngập úng khoảng 44.000ha mỗi năm

* Mùa kiệt:

Mùa kiệt trên lưu vực thường kéo dài từ 7 đến 8 tháng với lượng nước chiếm chưa tới 30% tổng lượng nước năm và modun dòng chảy trong mùa kiệt cũng chỉ xấp xỉ 1/4 modun dòng chảy trong mùa lũ Ba tháng liên tiếp có dòng chảy nhỏ nhất thường rơi vào thời kỳ từ tháng II đến tháng IV với lượng nước chiếm 7,6% tổng lượng dòng chảy năm Modun dòng chảy trung bình trong thời kỳ này chỉ đạt 6,29l/skm2

Theo tính toán của PECC 4, dòng chảy bình quân năm tại tuyến đập Trung Sơn là 244m3/s Phân phối dòng chảy mùa, dòng chảy các tháng và lưu lượng đỉnh lũ theo các tần suất khác nhau tại tuyến đập Trung Sơn cũng đã được tính toán và được thống kê trong các bảng dưới đây

Bảng 2.6: Các thông số thống kê dòng chảy năm tại tuyến đập

Trang 32

(Nguồn: Báo cáo thuyết minh khí tượng - thuỷ văn do PECC4 lập)

Bảng 2.7: Phân phối dòng chảy mùa ứng với các tần suất thiết kế

(%) W (106m3) (%) W (106m3) W (106m3)

(Nguồn: Báo cáo thuyết minh khí tượng - thuỷ văn do PECC4 lập)

Bảng 2.8: Phân phối dòng chảy tháng các năm điển hình

Năm/tháng VI VII VIII IX X XI XII I II III IV V Năm

Năm nhiều nước

1960-1961,p=10% 226,6 567,8 1082,9 633,9 351,1 194,8 148,2 83,4 70,5 58,3 51,5 68,3 294,8 Năm trung bình

1981-1982,p=50% 291,2 307,4 594,9 515,7 287,3 195,1 136,1 103,0 95,26 83,3 99,5 99,3 234,0 Năm ít nước

1968-1969,p=90% 168,3 164,9 487,1 361,3 200,6 133,5 90,1 70,6 56,1 48,5 64,6 71,4 159,7

(Nguồn: Báo cáo thuyết minh khí tượng - thuỷ văn do PECC4 lập)

Bảng 2.9: Kết quả tính toán lưu lượng đỉnh lũ tại tuyến đập

(Nguồn: Báo cáo thuyết minh khí tượng - thuỷ văn do PECC4 lập)

Như vậy tài nguyên nước đến hồ chứa Trung Sơn không lớn và có sự phân hóa rõ nét theo mùa Mùa lũ thường kéo dài từ tháng VI đến tháng X với lượng dòng chảy chiếm tới trên 70% tổng lượng dòng chảy năm Tháng có lượng dòng chảy lớn nhất là tháng VIII, còn tháng có lượng dòng chảy nhỏ nhất là tháng III Chênh lệch lượng nước giữa tháng lớn nhất và tháng nhỏ nhất đạt từ 7 đến 18 lần tùy theo năm nước lớn, nước nhỏ hay nước trung bình

e) Tổng lượng bùn cát lắng đọng hồ chứa

Sử dụng kết quả tính toán độ đục trạm Cẩm Thủy tính toán bồi lắng hồ chứa thủy điện Trung Sơn

Tổng lượng bùn cát về hồ chứa gồm 2 thành phần: lượng bùn cát di đẩy và lượng phù sa lơ lửng Lượng phù sa di đẩy được tính bằng 20% lượng phù sa lơ lửng

Bảng 2.10: Kết quả tính toán phù sa lắng đọng hồ Trung Sơn

Trang 33

(F) Tổng lượng phù sa lơ lửng lắng đọng, Vll (m3/năm) 1084047 (G) Tổng lượng phù sa di đẩy lắng đọng, Vdđ (m3/năm) 216810 (H) Tổng lượng phù sa lắng đọng hàng năm (106m3/năm) 1,301 (I) Tổng lượng phù sa lắng đọng 100 năm (106m3) 130,1

(Nguồn: Báo cáo thuyết minh khí tượng - thuỷ văn do PECC4 lập)

Vậy tổng lượng bùn cát hàng năm lắng đọng ở hồ Trung Sơn ứng với phương án chọn là 1.301.000m3/năm

2.1.3 Hiện trạng môi trường tự nhiên, mức độ nhạy cảm và khả năng chịu tải

2.1.3.1 Hiện trạng môi trường không khí

Khu vực dự án là vùng núi cao thuộc phía Tây của tỉnh Thanh Hoá, ở đây là địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp (trồng lúa và rau màu), lâm nghiệp là trồng rừng, công nghiệp chưa phát triển Vì vậy môi trường không khí ở đây còn trong sạch do chưa bị ô nhiễm bởi khí thải công nghiệp Hơn nữa, rừng trồng trong khu vực được người dân chăm sóc và bảo vệ còn tương đối tốt, dân cư tập trung thưa thớt nên môi trường còn được làm sạch do sự tự làm sạch của thiên nhiên

Để đánh giá chất lượng môi trường không khí tại khu vực đặt dự án, Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 4 và Trung tâm Nghiên cứu môi trường và Phát triển cộng đồng đã tiến hành khảo sát và thu thập mẫu phân tích vào tháng 08/2007 tại khu vực công trình

So sánh kết quả quan trắc (bảng 2.10) với TCVN ta có thể kết luận:

+ Về tiếng ồn: so với TCVN 5949:1998 hiện trạng mức ồn của khu vực nằm trong giới hạn cho phép

+ Về chất lượng không khí: so với TCVN 5937:2005 giá trị các thông số môi trường không khí xung quanh của khu vực đều nhỏ hơn giới hạn cho phép, hiện trang môi trường không khí còn rất tốt

a Hiện trạng môi trường không khí khu vực lòng hồ

Bảng 2.11: Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực lòng hồ

Mẫu phân tích

Chỉ tiêu Bụi lơ

lửng (mg/m3)

Bụi PM10 (mg/m3)

Bụi Pb (mg/m3)

(mg/m3)

CO (mg/m3)

(mg/m3)

Ồn (dBA) Bản Chiềng Nam - xã

(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Phát triển Cộng đồng)

b Hiện trạng môi trường không khí khu vực đầu mối và hạ du công trình Bảng 2.12: Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực đầu mối và hạ du

Mẫu phân tích

Chỉ tiêu Bụi lơ

lửng (mg/m3)

Bụi PM10 (mg/m3)

Bụi Pb (mg/m3)

(mg/m3)

CO (mg/m3)

(mg/m3)

Ồn (dBA) Bản Co Me - xã Trung

Trang 34

xã Trung Sơn - huyện Quan Hóa

Gần Cầu Chiềng - xã Thành Sơn - huyện Quan Hóa

Xóm Co Lương - xã Vạn Mai - huyện Mai Châu

(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Phát triển Cộng đồng)

c Hiện trạng môi trường không khí khu vực tái định cư – định canh

Các khu vực dự kiến tái định cư – định canh của công trình có vị trí dọc xung quanh vùng lòng hồ và công trình do đó môi trường không khí cũng mang tính chất của lòng hồ và công trình Do vậy các tài liệu quan trắc môi trường không khí trên cũng mang tính đặc trưng của các khu vực tái định cư – định canh

Việc quan trắc và kiểm soát chất lượng môi trường khí sẽ được tiếp tục thực hiện trong giai đoạn thi công, triển khai dự án để kiểm soát hàm lượng các chất độc hại có mặt trong môi trường không khí nhằm đảm bảo nồng độ các chất khí này không vượt quá giới hạn cho phép, ảnh hưởng đến môi trường sống của con người, cũng như môi trường tự nhiên khu vực dự án

2.1.3.2 Hiện trạng môi trường nước

Để đánh giá hiện trạng môi trường nước khu vực dự án, các vị trí lấy mẫu mang tính đặc trưng của công trình khu vực lòng hồ, khu đầu mối và khu dự kiến tái định cư Các con suối dự kiến sử dụng cho cấp nước sinh hoạt và sản xuất hiện nay đều chảy vào sông Mã Do đó Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 4 phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Phát triển cộng đồng đã tiến hành khảo sát thực địa và lấy mẫu phân tích vào tháng 8/2007 tại các vị trí đặc trưng nhất của từng khu vực

TT Ký hiệu mẫu Vị trí lấy mẫu Ngày lấy mẫu 1 Khu vực lòng hồ và vị trí khu tái định cư – định canh

NTS 1 Gần cầu bản Lát - Mường Lát 31/08/2007 NTS 2 Cách suối Lát 100m - Mường Lát 31/08/2007 NTS 3 Cách Suối Chà Lan 100m về phía hạ lưu 31/08/2007

Trang 35

Bảng 2.13 Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng nước sông khu vực công trình

Không mùi

Không mùi

Không mùi

Không mùi

Không mùi

Không mùi

Không mùi

Ghi chú: TCVN5942-1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt: Cột A áp dụng đối với nước mặt có thể dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt

(nhưng phải qua quá trình xử lý theo quy định) Cột B áp dụng đối với nước mặt dùng cho các mục đích khác

Trang 36

2.1.3.3 Hiện trạng môi trường đất

* Phân loại đất vùng lưu vực

Theo kết quả điều tra chỉnh lý bản đồ đất tỉnh Thanh Hóa năm 2004 của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, kết quả điều tra bổ sung của Công ty CP tư vấn xây dựng Điện 4, khu vực công trình có các loại đất sau:

Bảng 2.14: Phân loại đất vùng công trình và các khu tái định cư – định canh Phân loại Việt Nam Phân loại FAO-UNESCO

4 Đất Nâu đỏ trên đá macma trung tính và bazơ

5 Đất Đỏ nâu trên đá vôi

6 Đất Đỏ Vàng trên các đá sét và đá biến chất 7 Đất Vàng đỏ trên đá granit

III- Ferralsols

4 Rhodic Ferralsols 5 Rhodic Ferrasols 6 Rhodi-Leptic Acrisols 7 Chromi- Leptic Acrisols

V- Đất Mùn - Vàng xám (đất Mùn - Feralit)

8 Đất Mùn - Vàng đỏ và Mùn - Vàng xám trên núi

IV- Humic Acrisols

8 Humic Acrisols , Humic Ferralsols

VI - Đất Mùn Alit trên núi cao

9 Đất Mùn Alit trên núi cao

V- Alitic Humic Acrisols

9 Alitic Humic Acrisols

VII- Đất Dốc tụ

10 Đất Dốc tụ

V- Mixed Gley Sols

10 Mixed Gley Sols

1 Đất phù sa (P)

Đất phù sa phân bố phân tán thành các dải hẹp ven sông Mã và các sông suối phụ lưu ở huyện Quan Hoá, Mường Lát (Thanh Hoá) và ở khu vực xã Vạn Mai, Mai Châu, tỉnh Hoà Bình Đất Phù sa của lưu vực hồ chứa có độ phì nhiêu khá, tập trung ở các bãi bồi ven sông, phần lớn còn được bồi hàng năm, thích hợp với hoa màu, đậu đỗ, dâu tằm

2 Nhóm đất xám-bạc màu (X)

Đất Xám - Bạc màu hình thành trên các sản phẩm phong hoá của đá granit hoặc phù sa cổ và lũ tích, phân bố rải rác ở các bậc deluvi chân sườn dốc thoải vùng núi phát triển trên đá granit, phân bố xen kẽ với các mặt bằng deluvi chân sườn vùng núi granit hoặc trên bậc thềm phù sa cổ cao 8-12m ở các xã trong huyện Mường Lát, Quan Hóa, tỉnh Thanh Hoá

3 Nhóm đất đen (R)

Đất Đen trong lưu vực có một loại, hình thành trên sản phẩm phong hoá của đá vôi bị rửa trôi và tích tụ lại ở các lũng hoặc khe hẹp giữa núi ở một số cánh đồng thung lũng núi đá vôi huyện Mai Châu (Hoà Bình), Vạn Mai và vùng kế cận huyện lỵ Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá Đất ít dốc, giàu hữu cơ (4-5%), độ phì nhiêu rất cao, nên được khai thác cấy lúa, trồng hoa màu lương thực, các loại đậu đỗ, cây ăn quả năng suất cao

4 Nhóm đất đỏ vàng (đất Feralit)

Đất Đỏ vàng (đất Feralit hoặc Ferrasols) thường phân bố ở độ cao dưới 900m là lớp

đất phủ có diện tích lớn nhất trên lưu vực

Trang 37

Nhóm đất Đỏ vàng trong lưu vực hồ chứa Trung Sơn có 4 loại:

+ Đất Nâu đỏ trên đá macma trung tính và bazơ (Fk)

Đất phát triển trên đá trung tính và bazơ phân bố ở Quan Hoá, Thạch Thành (Thanh Hoá) rất màu mỡ, nên được tận dụng khai thác để phát triển cà phê, chè, cây ăn quả, ngô, khoai, và các loại đậu đỗ năng suất cao và rất ổn định

+ Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv)

Đất đỏ nâu phát sinh trên sản phẩm phong hoá của đá vôi, phân bố tập trung ở Mộc Châu (Sơn La); ở Cô Lương, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình và vùng núi đá vôi phân bố phân tán dọc theo sông Mã gần thị trấn Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá

Đất có độ phì nhiêu cao, màu mỡ nên rất thích hợp với nhiều loại cây trồng Hiện tại nhân dân địa phương đã tận dụng khai thác sử dụng tạo nương cố định để trồng ngô,

khoai, sắn, rau xanh và các loại đậu đỗ năng suất cao và ổn định

5 Đất Đỏ vàng phát triển trên các đá sét và đá biến chất (Fs-Fj)

Phân bố rộng khắp ở Xuân Nha, huyện Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hoà Bình) và vùng đồi núi thấp Quan Hoá, Mường Lát của tỉnh Thanh Hoá Đất có tầng dày trung bình 1,5-2,0 m Thường có địa hình chia cắt khá mạnh, dốc từ 15-20o; nhiều nơi dốc cao tới 30-35o Do tính phân lớp của đá phiến và địa hình dốc nên đất trên các sườn dốc và các taluy đường rất dễ bị trượt lở trong mùa mưa lũ Nhân dân Mai Châu, Quan Hoá đã khai thác đất trồng rừng luồng, tre, rừng nguyên liệu giấy và khai thác các vạt đất dốc dưới 15o để trồng hoa màu, cây công nghiệp (đặc biệt là mía, chè) và cây ăn trái

6 Đất vàng đỏ phát triển trên granit (Fa)

Đất vàng đỏ phát triển trên granit trong lưu vực tập trung phân bố ở Mường Lát (Thanh Hoá) có địa hình hiểm trở, dốc đến rất dốc; tầng đất thường dày trung bình từ 0,7-1 m; đất có TPCG nhẹ, rất thô vì lẫn nhiều sạn sỏi; kết cấu rời rạc, nên dễ xói mòn trong mùa mưa và cứng nhắc trong mùa khô Đất có độ phì nhiêu trung bình – kém Hướng sử

dụng chủ yếu là trồng, khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng

7 Đất mùn vàng đỏ và mùn vàng nhạt trên đá macma axit (HFs -HFa)

Đất mùn vàng đỏ phát sinh trên đai cao từ 900-1.800 m của vùng đỉnh núi trung bình ranh giới tỉnh Thanh Hoá - Sơn La, Thanh Hoá - Hoà Bình và vùng núi trung bình - cao biên giới Việt - Lào (Phu Quan- 1.888m, Pu Si lung- 1.287 m, Phu Luông- 1.676 m, Chòm Pan- 1.700 m) ;

Trên đai đất này, nhiều nơi còn rừng che phủ, đất khá giàu hữu cơ, tốc độ thấm nước nhanh, khả năng giữ nước lớn, là vùng sinh thuỷ đầu nguồn của hầu hết các suối của lưu vực Vì vậy, rừng ở đai đất này cần được bảo vệ nghiêm ngặt

8 Đất Mùn Alit trên núi cao (HA)

Phân bố trên đai cao từ 1.800-2.800 m, phân bố chủ yếu trên phần đỉnh Phu Quan (1.888m) cao và dốc Tuy nhiên, do có hàm lượng chất hữu cơ cao và tầng thảm mục khá dày nên đất có khả năng tàng trữ và tạo dòng đầu nguồn cho rất nhiều sông suối Vì vậy, giữ rừng là biện pháp cần thiết nhất để bảo vệ khả năng cấp nước thường xuyên cho lưu vực hồ chứa Trung Sơn

9 Đất Dốc tụ (D)

Đất Dốc tụ hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi của các loại đất đồi núi tích tụ lại ở các chân sườn ít dốc hoặc khe dộc hẹp, nên phân bố rất phân tán Độ phì

nhiêu cũng như thành phần cơ giới của đất Dốc tụ phụ thuộc khá nhiều vào đặc điểm thổ

nhưỡng cuả các loại đất đồi núi kế cận và là địa bàn sản xuất cây hoa màu lương thực chủ yếu của cư dân vùng đồi núi Mai Châu và Quan Hoá, Mường Lát

Trang 38

* Hiện trạng sử dụng đất toàn khu vực

Tổng diện tích tự nhiên của vùng 78.823,51 ha, trong đó đất sản xuất nông lâm nghiệp có 62.471 ha, chiếm 79,25% tổng diện tích tự nhiên Trong nhóm đất nông nghiệp có 10.407,67 ha (chiếm 16,66%), đất lâm nghiệp có 52.045,78 ha (chiếm 83,31%)

Tam Chung

Mường Lý

Xuân Nha

Đất chưa sử dụng có 14.855,85 ha, chiếm 18,85% tổng diện tích tự nhiên trong đó đất bằng chỉ có 266 ha còn lại là đất đồi núi và sông suối

Diện tích đất sản xuất trong vùng dự án cơ bản đã được giao cho các đối tượng là hộ nông dân sử dụng kể cả diện tích đất bỏ hóa và nương rẫy luân canh Số liệu thống kê cho thấy bình quân đất sản xuất nông nghiệp đạt 2,4 ha/hộ chưa kể diện tích không nằm trong diện kê khai với cơ quan quản lý đất đai xã, huyện, thấp nhất là các hộ xã Trung Sơn 1,4 ha/hộ và cao nhất là xã Xuân Nha 2,61 ha/hộ

* Hiện trạng sử dụng đất khu vực lòng hồ, đầu mối

Theo kết quả điều tra của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 4 hiện trạng sử dụng đất khu vực lòng hồ và đầu mối được phân theo các thể loại sử dụng như sau:

Bảng 2.16: Hiện trạng sử dụng đất vùng công trình và đầu mối

Đơn vị: ha

Trang 39

TT Tên địa danh Đất ở nông thôn

Đất trồng cây lâu

năm

Đất trồng cây hàng

năm

Rừng TN và Trồng

Sông suối, bãi

đá

Nghĩa địa

Tổng diện tích bị ảnh

(Nguồn: Báo cáo điều tra thiệt hại công trình do PECC4 lập)

* Hiện trạng sử dụng đất khu vực dự kiến tái định cư – định canh

Theo kết quả điều tra của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 4 hiện trạng sử dụng đất khu vực dự kiến tái định cư – định canh được phân theo các thể loại sử dụng như sau:

Bảng 2.17: Hiện trạng sử dụng đất các khu TĐC – ĐC

Đơn vị: ha

Tên địa danh

Tổng diện

tích tự nhiên

Tổng

DT SX NN

Đất sản xuất NN Đất rừng sản

phi nông nghiệp

Đất chưa

sử dụng Đất

lúa nước

Đất lúa nương

Đất cây HN khác

Đất cây lâu năm

Rừng trồng

Rừng Tự nhiên

Toàn vùng 6021 688 19.0 148.0 516.0 5.0 660.0 1165 453.7 3054.3 I

Tỉnh Thanh

Hoá 4919 526 17.0 148.0 356.0 5.0 660.0 1165 445.7 2122.3 1 Khu TĐC số 1 2639 229.2 8.8 51.0 168.0 1.4 627.0 281 195.0 1306.8

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể di dân tái định cư do PECC4 lập)

* Hiện trạng sử dụng đất đường dây cấp điện thi công công trình

Trang 40

Đường dây cấp điện thi công công trình có cấp điện áp 22kV, 35kV, theo phương án cấp điện thì đường dây được xây dựng dọc theo tuyến đường quốc lộ 15A và đường thi công vận hành dự kiến Hiện trạng của khu vực dự kiến đường dây cấp điện đi qua là đất ở, đất trồng màu, đất rừng trồng của người dân và đất chưa sử dụng Theo quy định thì dưới hành lang đường dây 22, 35kV không phải di chuyển các nhà, diện tích chiếm đất chỉ là những vị trí xây dựng móng đường dây

* Xói mòn đất

Xói mòn không chỉ làm giảm tầng dầy đất, giảm hàm lượng các chất dinh dưỡng, giảm độ phì, làm kiệt quệ nhanh chóng sức sản xuất của đất mà còn gây sạt lở đất đá nghiêm trọng ở ven sông, xung quanh hệ thống đập và ven đường giao thông; làm thoái hoá dòng chảy sông suối, kênh mương, giảm tuổi thọ của hồ chứa, ô nhiễm nước, huỷ hoại hệ sinh thái thuỷ sinh…

Sản phẩm của quá trình xói mòn đất là đá, cuội, sạn, sỏi, cát và bùn mịn, các chất tồn dư của phân bón (hoá học, hữu cơ), thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột), xác thực động vật và các chất dinh dưỡng dưới dạng hoà tan Các sản phẩm này được rửa trôi theo dòng chảy xuống các khu vực có địa hình thấp hơn, là một trong những tác nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường

Các nhân tố chính ảnh hưởng đến xói mòn đất trong lưu vực thủy điện Trung Sơn được xem xét là:

- Loại đất: Các loại đất trong vùng có cấu trúc tương đối tốt đã phần nào hạn chế mức độ xói mòn đất do dòng chảy bề mặt, gió Trong các loại đất thì đất vàng nhạt trên đá cát có độ dốc lớn, thành phần cơ giới nhẹ, cấu trúc đất kém nên dễ bị xói mòn nhất

- Độ dốc: vùng lưu vực hồ chứa có độ dốc tương đối lớn, dẫn đến tạo thành dòng chảy bề mặt lớn tập trung gây xói mòn bề mặt, sụt lở đất

- Mùa mưa tập trung: Mùa mưa bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng IX (vùng thượng lưu) hoặc tháng X (vùng hạ lưu) Lượng mưa mùa mưa chiếm 70 - 90% lượng mưa cả năm, ba tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng VI VIII hoặc tháng VII IX dễ tạo thãnh lũ lụt, xói mòn, lở đất nhất là trong điều kiện độ dốc lớn như vùng nghiên cứu

- Tỷ lệ che phủ đất: Các loại thảm phủ đất khác nhau có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ xói mòn đất Kết quả điều tra cho thấy trong lưu vực thủy điện Trung Sơn độ che phủ đất còn khá tốt, vùng đất thấp khu vực lòng hồ chủ yếu được trồng rừng Tiếp đó là các khu bảo tồn thiên nhiên nên mức độ khai thác sử dụng đất ở mức độ thấp Thực vật chủ yếu là rừng bao gồm rừng tự nhiên, rừng trồng (luồng); diện tích các loại cây trồng hàng năm thấp nên tác dụng bảo vệ đất chống thoái hóa, xói mòn là khá tốt

2.1.3.4 Các tai biến thiên nhiên trong khu vực

Các tai biến trong khu vực công trình và các khu TĐC - ĐC thì các hiện tượng tai biến có khả năng xảy ra là lũ quét, mưa dông, lũ lớn trên sông Mã, gió Tây Nam khô nóng

- Theo tài liệu về kết quả điều tra, nghiên cứu về lũ quét ở Việt Nam của PGS, TS Vũ Văn Tuấn - Phó viện Trưởng Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và môi trường và theo bản đồ Phân vùng khả năng xuất hiện lũ quét thì Điều kiện thường để xuất hiện lũ quét trong khu vực là do mưa lớn trên các lưu vực đã chịu tác động mạnh của các hoạt động kinh tế của con người làm mất ổn định hay phá vỡ cân bằng sinh thái (thay đổi lớp phủ, chế độ dòng chảy, lượng trữ hay các đặc tính của lưu vực ) Theo bản đồ phân vùng lũ quét của nghiên cứu này thì các vị trí trong khu vực công trình, lòng hồ và các khu tái định cư – định canh dự kiến không có khả năng xuất hiện lũ quét Với điều kiện tự nhiên

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:08

Hình ảnh liên quan

7 Hình thức tiêu năng Mũi phun - báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn.pdf

7.

Hình thức tiêu năng Mũi phun Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 1.2: Bảng liệt kê các hạng mục công trình phụ trợ - báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn.pdf

Bảng 1.2.

Bảng liệt kê các hạng mục công trình phụ trợ Xem tại trang 16 của tài liệu.
16 Đắp đá hỗn hợp KT cg 103m3 5,56 -- 5,56 17 Đắp đá hỗn hợp TD cg 103m3    -    -     -     -         -     - báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn.pdf

16.

Đắp đá hỗn hợp KT cg 103m3 5,56 -- 5,56 17 Đắp đá hỗn hợp TD cg 103m3 - - - - - Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 1.6: Tổng mức đầu tƣ xây dựng công trình TT  Khoản mục chi phí  Giá trị trƣớc thuế (106 - báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn.pdf

Bảng 1.6.

Tổng mức đầu tƣ xây dựng công trình TT Khoản mục chi phí Giá trị trƣớc thuế (106 Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 2.2: Lƣợng mƣa tháng các trạm đại biểu lƣu vực sông Mã (mm) - báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn.pdf

Bảng 2.2.

Lƣợng mƣa tháng các trạm đại biểu lƣu vực sông Mã (mm) Xem tại trang 29 của tài liệu.
2.1.2.2. Điều kiện khí hậu - báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn.pdf

2.1.2.2..

Điều kiện khí hậu Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 2.14: Phân loại đất vùng công trình và các khu tái định cƣ – định canh               Phân loại Việt Nam  Phân loại FAO-UNESCO  - báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn.pdf

Bảng 2.14.

Phân loại đất vùng công trình và các khu tái định cƣ – định canh Phân loại Việt Nam Phân loại FAO-UNESCO Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 2.17: Hiện trạng sử dụng đất các khu TĐC – ĐC - báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn.pdf

Bảng 2.17.

Hiện trạng sử dụng đất các khu TĐC – ĐC Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 2.26: Đàn gia súc gia cầm trong các xã vùng dự án - báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn.pdf

Bảng 2.26.

Đàn gia súc gia cầm trong các xã vùng dự án Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 2.25: Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số loại cây trồng chính xã Xuân Nha - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La năm 2006  - báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn.pdf

Bảng 2.25.

Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số loại cây trồng chính xã Xuân Nha - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La năm 2006 Xem tại trang 56 của tài liệu.
e) Truyền thanh, truyền hình - báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn.pdf

e.

Truyền thanh, truyền hình Xem tại trang 58 của tài liệu.
- Hình thành hệ sinh thái mới: hệ sinh thái thuỷ sinh hồ - báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn.pdf

Hình th.

ành hệ sinh thái mới: hệ sinh thái thuỷ sinh hồ Xem tại trang 64 của tài liệu.
- Thay đổi cảnh quan: hình thành cảnh quan hồ chứa, thúc đẩy các hoạt động du lịch phát triển  - báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn.pdf

hay.

đổi cảnh quan: hình thành cảnh quan hồ chứa, thúc đẩy các hoạt động du lịch phát triển Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 3.1: Hệ số phát thải các khí thải Hệ số dầu sử dụng  - báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn.pdf

Bảng 3.1.

Hệ số phát thải các khí thải Hệ số dầu sử dụng Xem tại trang 68 của tài liệu.
Bảng 3.3: Lƣợng khí thải SO2 phát sinh do sự vận hành của các thiết bị, máy móc trong quá trình đào, đắp đất đá các hạng mục công trình  - báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn.pdf

Bảng 3.3.

Lƣợng khí thải SO2 phát sinh do sự vận hành của các thiết bị, máy móc trong quá trình đào, đắp đất đá các hạng mục công trình Xem tại trang 69 của tài liệu.
Bảng 3.7: Tiếng ồn phát sinh bởi một số máy móc, phƣơng tiện trong quá trình xây dựng công trình ở khoảng cách 15m  - báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn.pdf

Bảng 3.7.

Tiếng ồn phát sinh bởi một số máy móc, phƣơng tiện trong quá trình xây dựng công trình ở khoảng cách 15m Xem tại trang 71 của tài liệu.
Bảng 3.12: Thành phần đặc trƣng nƣớc thải sinh hoạt - báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn.pdf

Bảng 3.12.

Thành phần đặc trƣng nƣớc thải sinh hoạt Xem tại trang 73 của tài liệu.
(Nguồn: Bảng tính toán khu phụ trợ thuỷ điện Trung Sơn do PECC4 lập) - báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn.pdf

gu.

ồn: Bảng tính toán khu phụ trợ thuỷ điện Trung Sơn do PECC4 lập) Xem tại trang 73 của tài liệu.
Bảng 3.16: Diện tích thảm thực vật vùng lòng hồ bị ảnh hƣởng - báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn.pdf

Bảng 3.16.

Diện tích thảm thực vật vùng lòng hồ bị ảnh hƣởng Xem tại trang 76 của tài liệu.
Bảng 3.17: Diện tích thảm thực vật các khu TĐC – ĐC và đƣờng dây đấu nối - báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn.pdf

Bảng 3.17.

Diện tích thảm thực vật các khu TĐC – ĐC và đƣờng dây đấu nối Xem tại trang 77 của tài liệu.
Bảng 3.20: Khối lƣợng thiệt hại khu vực lòng hồ - báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn.pdf

Bảng 3.20.

Khối lƣợng thiệt hại khu vực lòng hồ Xem tại trang 82 của tài liệu.
Bảng 3.24: Lƣu lƣợng nƣớc ở hạ du khi có hồ và chƣa có hồ thủy điện Trung Sơn - báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn.pdf

Bảng 3.24.

Lƣu lƣợng nƣớc ở hạ du khi có hồ và chƣa có hồ thủy điện Trung Sơn Xem tại trang 87 của tài liệu.
- Đối với địa hình địa mạo: - báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn.pdf

i.

với địa hình địa mạo: Xem tại trang 105 của tài liệu.
Bảng 4.5: Khối lƣợng dự kiến xây dựng các công trình phục vụ cung cấp nuớc sinh hoạt tại các khu tái định cƣ  - báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn.pdf

Bảng 4.5.

Khối lƣợng dự kiến xây dựng các công trình phục vụ cung cấp nuớc sinh hoạt tại các khu tái định cƣ Xem tại trang 110 của tài liệu.
TT Hạng mục Hình thức cấp - báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn.pdf

ng.

mục Hình thức cấp Xem tại trang 111 của tài liệu.
Bảng 6.2. Bảng thống kê chƣơng trình giám sát môi trƣờng giai đoạn thi công TT Yếu tố môi trƣờng  - báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn.pdf

Bảng 6.2..

Bảng thống kê chƣơng trình giám sát môi trƣờng giai đoạn thi công TT Yếu tố môi trƣờng Xem tại trang 134 của tài liệu.
b) Tổ chức các hoạt động giám sát - báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn.pdf

b.

Tổ chức các hoạt động giám sát Xem tại trang 137 của tài liệu.
Bảng 7.4: Tổng hợp kinh phí các công trình môi trƣờng - báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Trung Sơn.pdf

Bảng 7.4.

Tổng hợp kinh phí các công trình môi trƣờng Xem tại trang 143 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan