Luận văn kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Thương mại và dich vụ quốc huy.doc

56 1.7K 23
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Luận văn kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Thương mại và dich vụ quốc huy.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Thương mại và dich vụ quốc huy

Trang 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANHTẠI CÔNG TY TNHH TM VÀ DV QUỐC HUY

1.1 Tính cấp thiết của đề tài.

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là kết quả cuối cùng để đánh giá chính xác hiệuquả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ Vì vậy, kế toán kết quảkinh doanh là một bộ phận quan trọng của kế toán doanh nghiệp Hiện nay trong cácdoanh nghiệp, kế toán kết quả kinh doanh đều vận dụng theo đúng chuẩn mực và chế độkế toán hiện hành Nhưng tùy theo quy mô, loại hình kinh doanh cũng như công tác tổchức kế toán doanh nghiệp mà kế toán kết quả kinh doanh tại mỗi đơn vị được hạch toánsao cho phù hợp nhất Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán kếtquả kinh doanh tại các doanh nghiệp được tiến hành một cách khoa học, hợp lý, để từ đócung cấp các thông tin về tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mộtcách nhanh chóng và chính xác Kế toán kết quả kinh doanh cho ta cái nhìn tổng hợp vàchi tiết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ đắc lực cho các nhà quản trịtrong quá trình quản lý và phát triển doanh nghiệp Việc xác định đúng kết quả hoạt độngkinh doanh sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được ưu và nhược điểm,những vấn đề còn tồn tại, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, đề ra các phương án kinhdoanh chiến lược, đúng đắn và thích hợp hơn cho các kỳ tiếp theo Số liệu kế toán càngchi tiết, chính xác, nhanh chóng và kịp thời càng hỗ trợ các nhà quản trị tốt hơn trong việccân nhắc để đưa ra những quyết định phù hợp nhất với tình hình hoạt động của doanhnghiệp Việc xác định tính trung thực, hợp lý, chính xác và khách quan của các thông tinvề kết quả kinh doanh trên các Báo cáo tài chính là sự quan tâm đầu tiên của các đốitượng sử dụng thông tin tài chính đặc biệt là các nhà đầu tư Do đó cần thiết phải hoànthiện hơn nữa công tác kế toán kết quả kinh doanh.

Trên thực tế hiện nay, việc thực hiện kế toán kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệpbên cạnh những điểm thuận lợi và hợp lý thì vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế.Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH TM và DV Quốc Huy, cũng như qua cácphiếu điều tra và kết quả tổng hợp thực tập đã cho thấy công tác kế toán kết quả kinhdoanh về cơ bản đã thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành Phương pháp kế toán,hệ thống tài khoản, sổ sách, chứng từ sử dụng tại công ty là tương đối đầy đủ và phù hợpvới đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị Nhưng do hoạt động kinh doanh chủ yếucủa doanh nghiệp là thương mại và dịch vụ nên hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đang

Trang 2

bán và cung ứng trên thị trường rất phong phú, đa dạng như: các loại đá granite tự nhiên,vật liệu xây dựng, nội ngoại thất xây dựng, tư vấn thiết kế công trình…làm cho việc theodõi trên sổ sách kế toán là khó khăn, phức tạp Ngoài ra, kế toán chỉ ghi nhận các nghiệpvụ phát sinh vào Sổ Cái các TK 511, 632 mà không mở sổ chi tiết để tiện cho công tácquản lý Như vậy, những tồn tại kể trên đã phần nào gây khó khăn cho công tác kế toántrong quá trình thực hiện và làm cho con số kết quả kinh doanh đưa ra còn chưa thực sựchính xác và hợp lý Chính vì vậy việc hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh là vấn đềquan trọng và rất cần thiết đối với công ty hiện nay, để các nhà quản trị doanh nghiệp vàcác đối tượng bên ngoài doanh nghiệp có những đánh giá chính xác nhất phục vụ cho việcra quyết định, chiến lược kinh doanh tại doanh nghiệp.

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài.

Xuất phát từ cơ sở lý luận về tính cấp thiết của việc nghiên cứu kế toán kết quả kinhdoanh và thực trạng công tác kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH TM và DVQuốc Huy cũng như việc nhận thức được tầm quan trọng của kết quả kinh doanh đối vớisự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, em xin lựa chọn đề tài nghiên cứu sau: “Kế toánkết quả kinh doanh tại công ty TNHH TM và DV Quốc Huy”.

Như vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài là: nội dung và phương pháp kế toán kếtquả kinh doanh tại công ty TNHH TM và DV Quốc Huy.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu.

1.3.1 Về mặt lý luận:

Luận văn đi sâu nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về kế toán kết quả kinhdoanh và hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan về kế toán kết quả kinh doanh tại các doanhnghiệp theo chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa (ban hành theo quyết định 48/2006/QĐ – BTC) và chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành.

1.3.2 Về mặt thực tiễn:

Luận văn đi sâu tìm hiểu, khảo sát và phân tích tình hình kế toán kết quả kinh doanhtại công ty TNHH TM và DV Quốc Huy để thấy được thực trạng công tác kế toán, sựkhác nhau giữa những quy định của Chuẩn mực, Chế độ, các quy định của Nhà nước vớithực tế áp dụng tại công ty Từ đó, đưa ra những đánh giá ưu, nhược điểm, những việc đãlàm được cũng như những khó khăn và tồn tại cần giải quyết trong công tác kế toán kếtquả kinh doanh tại công ty TNHH TM và DV Quốc Huy, đồng thời đưa ra các quan điểm,giải pháp khắc phục nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán kết quả kinh doanh tại

Trang 3

công ty, để đề tài nghiên cứu trở thành một tài liệu mà công ty có thể tham khảo, nghiêncứu và áp dụng.

1.4 Phạm vi nghiên cứu.

- Về mặt lý thuyết: luận văn nghiên cứu kế toán kết quả kinh doanh trong điều kiện ápdụng Chế độ kế toán theo quyết định số 48/QĐ – BTC do Nhà nước ban hành năm 2006và tuân thủ Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Luật kế toán, các Thông tư hướng dẫncủa Chính phủ.

- Về mặt thực tiễn:

+ Không gian: luận văn tập trung nghiên cứu kế toán kết quả kinh doanh tại Công tyTNHH TM và DV Quốc Huy trong điều kiện doanh nghiệp áp dụng Chế độ kế toán banhành theo quyết định số 48/QĐ – BTC.

+ Thời gian: từ ngày 22/03/2010 đến ngày 28/05/2010.

+ Số liệu kế toán: đề tài nghiên cứu sử dụng số liệu kế toán Quý IV năm 2009.1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp:

Luận văn tốt nghiệp gồm 4 chương:

Chương I: Tổng quan nghiên cứu kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH TMvà DV Quốc Huy.

Chương này nêu khái quát vai trò, tầm quan trọng của kế toán kết quả kinh doanhtrong các doanh nghiệp nói chung và ở công ty TNHH TM và DV Quốc Huy nói riêng.Xuất phát từ lý luận và thực tiễn của kế toán kết quả kinh doanh tại đơn vị thực tập chỉ ratính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, từ đó xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài, nêu rõđối tượng nghiên cứu của đề tài để định hướng mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đề tài.

Chương II: Lý luận cơ bản về kế toán kết quả kinh doanh.

Nội dung của chương trình bày những lý luận cơ bản về vấn đề nghiên cứu, bao gồm:các định nghĩa, khái niệm cơ bản có liên quan đến kế toán kết quả kinh doanh, nêu nộidung Chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành liên quan Ngoài ra, trong phần “Tổng quantình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước” là sự tổng hợp, đánh giánhững kết quả nghiên cứu của những công trình năm trước về kế toán kết quả kinh doanhđể thấy được những vấn đề đã được giải quyết và những vấn đề còn tồn tại.

Chương III: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tạicông ty TNHH TM và DV Quốc Huy.

Luận văn còn chỉ ra phương pháp nghiên cứu kế toán kết quả kinh doanh, thông quađó tiến hành tìm hiểu đơn vị thực tập, nêu tình hình và nhân tố môi trường ảnh hưởng đến

Trang 4

kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH TM và DV Quốc Huy Trên cơ sở lý thuyết,luận văn đưa ra thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH TM và DV QuốcHuy gồm: chứng từ và tài khoản sử dụng cũng như trình tự hạch toán và sổ kế toán kếtquả kinh doanh.

Chương IV: Kết luận và các giải pháp hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh tại côngty TNHH TM và DV Quốc Huy.

Từ kết quả khảo sát, đánh giá về công tác kế toán kết quả kinh doanh tại doanhnghiệp, luận văn đưa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng kế toán kết quả kinhdoanh: những điểm đã làm được và những điểm cần khắc phục Đồng thời dự báo triểnvọng và quan điểm thực hiện phần hành kế toán này tại công ty Từ đó, luận văn đưa racác giải pháp hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh tại đơn vị.

Trang 5

CHƯƠNG II

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANHNGHIỆP

2.1 Một số khái niệm cơ bản:

 Nhóm khái niệm về kết quả kinh doanh:

Kết quả kinh doanh: là kết quả cuối cùng về các hoạt động kinh tế đã được thực hiện

trong một kỳ nhất định, được xác định trên cơ sở tổng hợp tất cả các kết quả của mọi hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Kết quả kinh doanh của doanh nghiệpđược xác định theo từng kỳ kế toán (tháng, quý, năm), là phần chênh lệch giữa tổngdoanh thu và tổng chi phí của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán đó.Nếu doanh thu lớn hơn chi phí thì doanh nghiệp có lãi, nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí thìdoanh nghiệp bị lỗ.1

Kết quả hoạt động kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và

cung cấp dịch vụ và doanh thu tài chính với trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phíquản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính 2

Kết quả hoạt động khác: là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản

chi phí khác ngoài dự tính của doanh nghiệp, hay những khoản thu không mang tính chấtthường xuyên, hoặc những khoản thu có dự tính nhưng ít có khả năng xảy ra do nguyênnhân chủ quan hay khách quan mang lại 3

 Nhóm khái niệm về doanh thu, thu nhập:

Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán,

phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phầnlàm tăng vốn chủ sở hữu (VAS 14) 4

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu

được từ các hoạt động từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sảnphẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phíthu thêm ngoài giá bán (nếu có) 5

1 Ths Nguyễn Phú Giang, Kế toán thương mại và dịch vụ, NXB Tài chính, năm 2006, trang 322.

2 Học viện Tài chính, Kế toán doanh nghiệp, NXB Thống kê, năm 2004, trang 302.

3 Học viện Tài chính, Kế toán doanh nghiệp, NXB Thống kê, năm 2004, trang 316.

4 Bộ Tài chính, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Thống kê, 2006, trang 56.

Trang 6

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: là phần còn lại của doanh thu sau

khi đã trừ đi các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bịtrả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp theophương pháp trực tiếp) trong kỳ kế toán, là căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp.1

Doanh thu hoạt động tài chính: phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ

tức lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp 2

Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: 3

- Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách

hàng mua hàng với khối lượng lớn (VAS 14)

- Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất,

sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu (VAS 14)

- Giá trị hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị

khách hàng trả lại và từ chối thanh toán (VAS 14)

Thu nhập khác: là những khoản góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài

các hoạt động tạo ra doanh thu (VAS 14)  Nhóm khái niệm về chi phí:

Chi phí: là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình

thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫnđến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông và chủ sởhữu (VAS 01) 4

Giá vốn hàng bán: phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản

đầu tư, giá thành của các sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ.5

Chi phí quản lý kinh doanh gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Chi phí bán hàng: là chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa

và cung cấp dịch vụ 6

1 Bộ Tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp, NXB lao động xã hội, 2007, trang 636.

2 Bộ Tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp, NXB Bộ Tài chính, 2006, trang 300.

3 Bộ Tài chính, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Thống kê, 2006, trang 56.

4 Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Bộ Tài chính, NXB Tài chính, 2006, trang 78.

5 Chế độ kế toán doanh nghiệp, Bộ Tài chính, NXB Tài chính, 2006, trang 317.

6 Bộ Tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, NXB Thống kê, 2006, trang 366.

Trang 7

Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí hành chính và chi phí quản lý chung

của doanh nghiệp 7

Chi phí tài chính: phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm: các

khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vayvà đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh liên kết, chi phí giao dịch bán chứng khoán, lỗtỷ giá hối đoái…2

Chi phí khác: là các chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá

trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như: chi phí về thanh lý,nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền do khách hàng vi phạm hợp đồng… (VAS 01)

Thuế thu nhập doanh nghiệp: bao gồm toàn bộ số thuế thu nhập tính trên thu nhập

chịu thuế TNDN, được xác định theo quy định của Luật thuế TNDN hiện hành (VAS 17)

Chi phí thuế TNDN: là số thuế TNDN phải nộp được tính trên thu nhập chịu thuế

trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành.5

Như vậy, có thể hiểu kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động của doanhnghiệp trong một thời kỳ nhất định, là biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thuvà tổng chi phí của các hoạt động kinh tế trong một kỳ kế toán.

2.2 Một số lý thuyết của kế toán kết quả kinh doanh :

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán,Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành, công bố 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kếtoán Doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quyết định số 48/2006/QĐ – BTC năm 2006 Các chuẩnmực này quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung, phương pháp kế toán cơ bản làm cơsở cho việc ghi chép kế toán và lập Báo cáo tài chính.

2.2.1 Kế toán kết quả kinh doanh theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Kế toán kết quả kinh doanh cần tuân thủ theo các nguyên tắc được quy định trong cácChuẩn mực kế toán liên quan: VAS 01 – chuẩn mực chung, VAS 02 – Hàng tồn kho, VAS14 – Doanh thu và thu nhập khác, VAS 17 – thuế thu nhập doanh nghiệp.

7 Bộ Tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, NXB Thống kê, 2006, trang 366.

2 Bộ Tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, NXB Thống kê, 2006, trang 358.

3 Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Bộ Tài chính, NXB Tài chính, 2006, trang 128.

4 Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Bộ Tài chính, NXB Thống kê, 2006, trang 238.

Trang 8

 VAS 01 - Chuẩn mực chung:

- Cơ sở dồn tích: để kết quả kinh doanh được phản ánh một cách chính xác, trung thựcvà hợp lý thì phải theo dõi chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách ghisổ kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế Các nghiệp vụ kinh tế, tài chínhcủa doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chiphí phải được ghi sổ vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặcthực tế chi tiền hoặc tương đương tiền Kết quả thu được từ kế toán kết quả kinh doanhđược thể hiện trên BCTC, do vậy BCTC lập trên cơ sở dồn tích sẽ phản ánh chính xáctình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

- Hoạt động liên tục: Kế toán kết quả kinh doanh phải được thực hiện trên cơ sở giảđịnh là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bìnhthường trong tương lai gần, nhờ đó kết quả hoạt động kinh doanh kỳ này sẽ mang tính kếthừa và nối tiếp logic với các kỳ kế toán trước và sau.

- Phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau Kế toánkết quả kinh doanh khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.

- Nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán kết quả kinh doanh mà doanhnghiệp đã lựa chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm Cónhư vậy kết quả kinh doanh mới được phản ánh một cách chính xác, nhanh chóng và kịpthời.

- Thận trọng: kết quả kinh doanh cần được xác định một cách nhanh chóng và kịp thờinhưng phải đảm bảo được tính chính xác và trung thực của số liệu trên BCTC của doanhnghiệp Do đó, kế toán cần phải xem xét, cân nhắc và phán đoán kỹ lưỡng khi lập các ướctính kế toán trong điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc thận trọng áp dụng trong kếtoán kết quả kinh doanh đòi hỏi:

+ Phải lập các khoản dự phòng cho kỳ tiếp theo nhưng không lập quá lớn, làm ảnhhưởng đến kết quả thực tế thu được từ hoạt động kinh doanh trong kỳ hiện tại.

+ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập, vì nếu làmnhư vậy thì kết quả kinh doanh cuối kỳ sẽ không chính xác và trung thực.

+ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ và chi phí để việc xác định kếtquả kinh doanh cuối kỳ đảm bảo tính chính xác.

Trang 9

+ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năngthu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năngphát sinh chi phí Có như vậy kế toán kết quả kinh doanh mới thực sự hiệu quả và chínhxác.

- Trọng yếu: kết quả kinh doanh phản ánh năng lực và hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp trong kỳ kế toán Đây chính là cơ sở để các nhà quản trị doanh nghiệpcó những nhìn nhận và đánh giá chính xác nhất phục vụ cho những quyết định, nhữngchiến lược kinh doanh tại doanh nghiệp Do đó, số liệu kế toán kết quả kinh doanh phảichính xác và trung thực, không được có sai lệch so với thực tế Nếu những thông tin trênBCTC thiếu chính xác thì sẽ làm ảnh hưởng đến việc ra quyết định của các đối tượng sửdụng BCTC của đơn vị.

 VAS 02 – Hàng tồn kho:

Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc giá gốc.

Kết quả kinh doanh muốn được xác định và phản ánh một cách chính xác thì phải xácđịnh được chính xác các yếu tố tham gia vào quá trình này Trong đó yếu tố giá gốc hàngtồn kho là một chỉ tiêu quan trọng đối với kế toán kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp.

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trựctiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại Trong đó:

- Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm: giá mua, các loại thuế không được hoàn lại,chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí kháccó liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho Các khoản chiết khấu thương mại vàgiảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏichi phí mua.

- Chi phí chế biến bao gồm: bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản xuấtsản phẩm.

- Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho gồm: chi phí nguyên liệu, vật liệu,chi phí nhân công và các chi phí sản xuất kinh doanh khác phát sinh trên mức bìnhthường; một số chi phí bảo quản hàng tồn kho; chi phí bán hàng và chi phí quản lýdoanh nghiệp.

 VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác:

Chỉ tiêu doanh thu và thu nhập đóng một vai trò rất quan trọng trong kế toán kết quảkinh doanh Do vậy, doanh thu phải được xác định một cách chính xác Doanh thu chỉ baogồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được

Trang 10

Xác định doanh thu: doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu

hoặc sẽ thu được.

Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng: theo mục 10 chuẩn mực số 14, doanh

thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thõa mãn tất cả năm điều kiện sau:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữusản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữuhàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ: doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi

nhận khi thõa mãn tất cả bốn điều kiện:

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó.- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán.

- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịchcung cấp dịch vụ đó.

Đối với doanh thu hoạt động tài chính: theo mục 24 của chuẩn mực số 14, doanh thu

hoạt động tài chính là doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia.Việc ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính phải thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau:

- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ các giao dịch đó.- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

Đối với thu nhập khác: theo mục 30 chuẩn mực số 14, thu nhập khác bao gồm: thu về

thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng; thutiền bảo hiểm được bồi thường; thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phíkỳ trước; khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập; thu các khoản thuế đượcgiảm, được hoàn lại và các khoản thu khác.

 VAS 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Theo chuẩn mực số 17 và Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, thuế TNDNđược hạch toán là một khoản chi phí khi xác định kết quả tài chính của doanh nghiệp Chiphí thuế TNDN là số thuế TNDN phải nộp được tính trên thu nhập chịu thuế trong nămvà thuế suất thuế TNDN hiện hành.

Trang 11

Trên đây là một số nội dung của một số chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành liênquan đến kế toán kết quả kinh doanh, là nền tảng cho quá trình thực hiện công tác kết quảkinh doanh của doanh nghiệp.

2.2.2 Kế toán kết quả kinh doanh theo Quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ngày14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

2.2.2.1 Quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa

Khi thực hiện kế toán kết quả kinh doanh, các doanh nghiệp cần tôn trọng những quyđịnh sau (Bộ Tài chính, chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, NXB Tài chính, 2006,trang 347):

- Kết quả kinh doanh của kỳ kế toán phải được xác định đầy đủ, chính xác theo đúngquy định của các Chuẩn mực kế toán Việt Nam áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừavà Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Ngoài việc hạch toán tổng hợp, kết quả kinh doanh có thể được hạch toán chi tiếttheo từng loại hoạt động (hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại,dịch vụ, hoạt động tài chính, hoạt động khác…) Trong từng loại hình kinh doanh có thểcần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng dịch vụ tùy theo yêucầu quản lý của đơn vị.

- Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản xác định kết quảkinh doanh là số doanh thu thuần và thu nhập thuần.

2.2.2.2 Phương pháp xác định kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh bao gồm: kết quả từ hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt độngkhác.

trước thuế TNDN

-Chi phí thuếTNDNChi phí thuế TNDN là số thuế phải nộp (hoặc được thu hồi) tính trên thu nhập chịuthuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành (VAS 17, trang 127)

Trang 12

- Thu nhập chịu thuế: là thu nhập chịu thuế TNDN của một kỳ, được xác định theo quyđịnh của luật thuế TNDN hiện hành và là cơ sở để tính thuế TNDN phải nộp.

- Thuế suất thuế TNDN: tùy vào loại hình doanh nghiệp và ngành kinh doanh

mà Nhà nước có các mức thuế suất khác nhau Từ năm 2008 trở về trước thì mức thuếsuất là 28%, từ năm 2009 mức thuế suất là 25%.

Kết quả hoạt động kinh doanh: là kết quả từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung

cấp dịch vụ và hoạt động tài chính của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu,được xác định theo công thức sau:

Kết quảhoạt động

=

Lợi nhuận gộpvề bán hàng vàcung cấp dịch

+

Doanh thu hoạt động tài chính

- Chi phí tài chính -

Chi phí quản lý kinh doanhTrong đó:

Lợi nhuận gộp vềbán hàng và cung

thuần về bánhàng và cung

cấp dịch vụ

Tổng doanhthu bán hàng

và cung cấpdịch vụ

-Các khoảngiảm trừdoanh thu

-Thuế TTĐB, thuếxuất khẩu, thuếGTGT theo phương

pháp trực tiếpKết quả hoạt động khác được xác định như sau:

Thu nhập khác: là những khoản thu bất thường xảy ra ngoài dự tính của doanh

nghiệp và không thường xuyên Thu nhập khác bao gồm các khoản:- Thu từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ.

- Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ.- Thu từ phạt vi phạm hợp đồng.

- Thu nhập từ quà biếu, quà tặng bằng tiền hoặc hiện vật.- Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ.

Trang 13

Chi phí khác: là các khoản chi phí ngoài dự tính của doanh nghiệp và không thường

khác như: phiếu xuất kho (02-VT), hóa đơn giá trị gia tăng (01GTKT-3LL), phiếu nhậpkho (01-VT)…

- Các chứng từ khác như phiếu thu (01-TT), phiếu chi (02-TT), giấy báo Nợ, giấy báoCó của ngân hàng.

Quá trình luân chuyển chứng từ

+ Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán và các bộ phận liên quan sẽ tiến hànhlập chứng từ: phiếu xuất kho, phiếu nhập kho (bộ phận kho lập); HĐGTGT (bộ phận bánhàng lập), phiếu thu, phiếu chi (bộ phận kế toán lập)…Chứng từ được lập theo đúng mẫuquy định và phải ghi đúng nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và được lập đủ sốliên quy định.

+ Chứng từ sẽ được luân chuyển đến các phòng ban có trách nhiệm: kế toán, giámđốc… để kiểm tra và ký duyệt.

+ Sau đó, một liên chứng từ sẽ được giao đến phòng kế toán, nhân viên kế toán sẽ sắp xếpchứng từ và tiến hành ghi sổ kế toán tương ứng (sổ các tài khoản TK511, TK632, TK642,TK635, TK515, TK711, TK811, TK421, TK821, TK911…).

+ Sau khi kế toán vào sổ, các chứng từ sẽ được lưu trữ và bảo quản theo đúng quyđịnh của Nhà nước.

2.2.2.4 Tài khoản sử dụng

Kế toán kết quả kinh doanh sử dụng chủ yếu các tài khoản sau: TK511, TK 515,TK711, TK632, TK642, TK635, TK811, TK821, TK911, TK421.

Trang 14

Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả kinh doanh sau một kỳ hạchtoán Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:

- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bántrong kỳ;

- Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác;- Kết chuyển lỗ.

Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.

 Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Tài khoản này dùng để phán ánh doanh thu của khối lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụđã tiêu thụ trong kỳ Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:

Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.

 Tài khoản 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm làm căn cứxác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chínhhiện hành Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:

Bên nợ:

- Chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm.

Trang 15

- Chi phí thuế TNDN của các năm trước phải bổ sung do phát hiện sai sót không trọngyếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN của năm hiện tại.

(1) Kết chuyển doanh thu hàng bán trả lại, khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu

thương mại phát sinh trong kỳ để xác định doanh thu thuần từ bên Có TK 521 về bên NợTK 511.

(2) Tính thuế GTGT phải nộp của hoạt động bán hàng theo phương pháp trực tiếp,thuế XK, thuế TTĐB phải nộp của hàng bán từ bên Có TK 3331, TK 3332,TK 3333 vềbên Nợ TK 511.

(3) Kết chuyển doanh thu thuần từ về bán hàng và cung cấp dịch vụ từ bên Nợ TK511 về bên Có TK 911.

(4) Kết chuyển giá vốn của hàng bán trong kỳ từ bên Có TK 632 về bên Nợ TK 911.

(5) Kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính và thu nhập khác từ bên Nợ TK 515, TK711 về bên Có TK 911.

(6) Kết chuyển chi phí tài chính, chi phí quản lý kinh doanh và chi phí khác từ bên CóTK 635, TK 642, TK 811 về bên Nợ TK 911.

(7) Cuối năm tài chính, tính chi phí thuế TNDN phát sinh trong kỳ và kết chuyển chi phíthuế TNDN phát sinh trong kỳ từ bên Có TK 821 về bên Nợ TK 911.

Trang 16

(8) Cuối kỳ, xác định lợi nhuận sau thuế, nếu lãi kế toán ghi vào bên Nợ TK 911 vàbên Có TK 421 Nếu lỗ, kế toán ghi vào bên Nợ TK 421 và bên Có TK 911.

2.2.2.6 Sổ kế toán

Công tác tổ chức sổ kế toán phụ thuộc vào hình thức kế toán mà doanh nghiệp đangáp dụng Nếu công tác tổ chức sổ kế toán và hình thức kế toán hợp lý sẽ phát huy đượcchức năng giám đốc của kế toán, cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời các chỉ tiêu cầnthiết cho quản lý kinh doanh, đồng thời cũng góp phần nâng cao hiệu quả của công tác kếtoán.

Mỗi hình thức kế toán có số lượng và kết cấu các sổ là khác nhau Hiện nay, cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa có thể vận dụng một trong bốn hình thức kế toán sau: hình thứckế toán nhật ký chung, hình thức kế toán nhật ký – sổ cái, hình thức kế toán chứng từ ghisổ và hình thức kế toán trên máy vi tính.

Hình thức Nhật ký chung: (phụ lục 2.2)

Các loại sổ sử dụng trong kế toán kết quả kinh doanh: Sổ Nhật ký chung, sổNhật ký đặc biệt, sổ cái các TK 911 và TK 421, các sổ và thẻ kế toán chi tiết khác.

Trình tự ghi sổ: hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra, kế toán ghi

nghiệp vụ phát sinh vào nhật ký chung, sau đó căn cứ vào Nhật ký chung để ghi Sổ cáitheo các tài khoản phù hợp Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời vớiviệc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chitiết liên quan.

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh Saukhi đã kiểm tra đối chiếu số khớp đúng, số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp

chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các báo cáo tài chính. Hình thức Nhật ký – Sổ cái: (phụ lục 2.3)

Các loại sổ sử dụng trong kế toán kết quả kinh doanh: Sổ Nhật ký - sổ cái, các sổ vàthẻ kế toán chi tiết các TK 911, 421 và các sổ chi tiết khác.

Trình tự ghi sổ: Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ hoặc bảng tổng hợp

chứng từ kế toán đã kiểm tra ghi vào nhật ký - sổ cái, sau đó ghi vào sổ, thẻ kế toán chitiết có liên quan

Cuối tháng, kế toán tiến hành cộng cột số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký vàcác cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần sổ Cái để ghi vào dòng cột phát sinh cuốitháng Các sổ, thẻ kế toán tiết phải được khóa sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Cóvà tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng, sau đó lập bảng tổng hợp chi tiết cho từng

Trang 17

tài khoản Căn cứ vào số liệu trên Nhật ký – Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để lập cácBáo cáo tài chính.

Hình thức Chứng từ ghi sổ: (phụ lục 2.4)

Các loại sổ sử dụng trong kế toán xác định kết quả kinh doanh: Chứng từ ghi sổ, sổđăng ký chứng từ ghi sổ, sổ Cái, các sổ và thẻ kế toán chi tiết các tài khoản 911, 421 vàcác sổ chi tiết khác.

Trình tự ghi sổ: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp

chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra lập Chứng từ ghi sổ Căn cứ vào Chứng từghi sổ để vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ Cái Các chứngtừ sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết cóliên quan.

Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phátsinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng

số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ Cái Căn cứ vào sổ Cái lập Bảng cân đối sốphát sinh Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (đượclập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.

Hình thức Kế toán trên máy vi tính: (phụ lục 2.5)

Công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máyvi tính Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào thì sẽ có các loại sổcủa hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống với các mẫu sổ ghi bằng tay.

Trình tự ghi sổ: hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng

từ kế toán cùng loại đã kiểm tra xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệuvào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán Theo quy trìnhcủa phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (sổ cái hoặcNhật ký sổ Cái, Nhật ký chung…) Cuối tháng (hoặc khi nào cần thiết), kế toán thực hiệnthao tác khóa sổ và lập Báo cáo tài chính.

2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của các công trình năm trước

Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về công tác kế toán kết quả kinh doanh tạicông ty và chuẩn bị cho việc viết luận văn, em có tham khảo một số luận văn của các nămtrước cùng đề tài về kế toán kết quả kinh doanh và một số bài viết có liên quan đến đề tàinghiên cứu như sau:

Luận văn: “Kế toán xác định kết quả kinh doanh ở công ty TNHH Công nghệ và thiếtbị hàn” của sinh viên Nguyễn Thị Thu Thủy – trường ĐH Thương Mại, năm 2009 Ở

luận văn này, sinh viên Thu Thủy đã đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế

Trang 18

toán xác định kết quả kinh doanh trên hai phương diện kế toán tài chính và kế toán quảntrị Luận văn đi sâu vào hoàn thiện kế toán trên các nghiệp vụ trên các tài khoản tổng hợp,hoàn thiện sổ kế toán và hoàn thiện kế toán quản trị Luận văn đã giải quyết triệt để đốivới việc hoàn thiện việc ghi nhận TSCĐ trên tài khoản kế toán cũng như việc trích lập cáckhoản dự phòng.

Luận văn đã chỉ ra việc ghi nhận TSCĐ phục vụ cho kinh doanh của doanh nghiệplà sai quy định kế toán hiện hành, chưa thống nhất, liên quan đến các loại tài khoản tàisản khác nhau, làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn trên

Bảng cân đối kế toán, từ đó đưa ra giải pháp ghi nhận TSCĐ theo Chuẩn mực kế toán ViệtNam VAS 03, 04, 06 và chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ hiện hành Kiếnnghị này là rất cần thiết đối với công ty Công nghệ và thiết bị hàn.

Còn để đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong kế toán, luận văn cũng đã đưa ra

các kiến nghị công ty nên trích lập các khoản dự phòng Các lý do được đưa ra trong luậnvăn này là khá thuyết phục và cụ thể đối với từng khoản dự phòng và TK sử dụng liênquan.

Tuy nhiên, giải pháp về việc hoàn thiện sổ kế toán của công ty mới ở mức nêu ra vấnđề tồn tại mà chưa đưa ra được giải pháp cụ thể, chi tiết đối với vấn đề đang còn tồn tại ởcông ty đó là kế toán không mở các sổ Nhật ký đặc biệt mà chỉ phản ánh các nghiệp vụphát sinh vào sổ Nhật ký chung.

Luận văn “Hoàn thiện phương pháp kế toán xác định kết quả kinh tại công ty cổ phầnkhai thác khoáng sản và Thương mại Việt Nam” của sinh viên Đào Thị Hằng – trường ĐH

Thương Mại, năm 2008 Luận văn đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện về TK sử dụng theo hệthống TK của quyết định 48 của Bộ Tài chính, cách tính giá vốn, việc trích lập các khoản dựphòng và hoàn thiện kế toán xác định kết quả kinh doanh cho từng công trình Qua thamkhảo, em thấy bài luận văn đã đưa ra được công tác kế toán xác đinh kết quả kinh doanh theoChế độ và Chuẩn mực kế toán Việt Nam Luận văn cũng đã đi sâu tìm hiểu về công tác kếtoán của công ty và đưa ra các giải pháp hoàn thiện cho đơn vị Những giải pháp này là rấtkhả thi và phù hợp với đặc điểm và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đặc thù củadoanh nghiệp.

Ngoài ra, trong bài viết: “Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp – thực tế có rắc rốinhư lý thuyết” của tác giả Trần Đức Nam (University of Oregon USA) trên website:kiemtoan.com.vn đã chỉ ra những nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khănkhi áp dụng chuẩn mực kế toán số 17 – thuế TNDN: “nguyên nhân chủ yếu là do chuẩnmực số 17 đưa ra nhiều khái niệm mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong khi

Trang 19

thông tư hướng dẫn vẫn đang còn trừu tượng và có phần làm cho vấn đề trở nên phức tạphơn thực tế, khiến cho doanh nghiệp lúng túng trong quá trình thực hiện, ví dụ như kháiniệm về chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn…, một trong những lý do chính làdo các doanh nghiệp chưa được trang bị một phương pháp phù hợp để hạch toán thuếTNDN”… Nhưng theo tác giả, những lúng túng này sẽ có thể tránh được nếu người làmcông tác kế toán phân biệt rõ được giữa nguyên tắc kế toán thuế và phương pháp kế toánthuế TNDN Và tác giả kết luận nguyên tắc của kế toán thuế TNDN là phải xác định đượcchênh lệch tạm thời (giữa thu nhập kế toán và lợi nhuận tính thuế), và phương pháp đểxác định những chênh lệch đó là dựa vào Bảng cân đối kế toán (chứ không phải báo cáokết quả hoạt động kinh doanh) Tiếp theo, bằng việc liệt kê những khoản mục tài sản vàcông nợ thường phát sinh chênh lệch tạm thời, giải thích các chênh lệch, kết hợp với đưara các nhận xét cụ thể, tác giả đã cho thấy sự tương đồng giữa luật thuế TNDN hiện hànhvới các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã giảm thiểu khả năng phát sinh các chênh lệchgiữa số dư kế toán và cơ sở tính thuế của các khoản mục tài sản và công nợ của doanhnghiệp Những trình bày cũng như kết luận của tác giả đã cho chúng ta cái nhìn đơn giảnhơn đối với việc xác định chênh lệch tạm thời để xác định thuế thu nhập hoãn lại, từ đó cóthể xác định kết quả kinh doanh một cách chính xác hơn.

Hai luận văn và bài viết trên đã cho chúng ta thấy được thêm phần nào những tồn tạicũng như những khó khăn liên quan đến kế toán kết quả kinh doanh, đồng thời đưa ra các ýkiến và giải pháp của các tác giả đối với những vấn đề đó Đây sẽ là những tài liệu tham khảocó ích cho các doanh nghiệp cũng như các chuyên gia trong quá trình hoàn thiện chế độ kếtoán Qua đây, em cũng học hỏi thêm được nhiều kiến thức bổ ích để góp phần tìm ra đượcgiải pháp thiết thực và tốt nhất cho kế toán kết quả kinh doanh tại công ty mình thực tập, đạthiệu quả tốt như các luận văn trước đã làm được.

2.4 Phân định nội dung nghiên cứu kế toán kết quả kinh doanh

Để tìm hiểu kế toán kết quả kinh doanh một cách hiệu quả và để có thể bổ sung, hoànthiện hơn nữa kế toán kết quả kinh doanh trong quá trình thực tập tại công ty TNHH TMvà DV Quốc Huy thì việc phân định được nội dung của vấn đề nghiên cứu là rất cần thiết.Qua đó, định hướng một cách cụ thể các công việc cần làm, những vấn đề cần tìm hiểu tạiđơn vị thực tập Đối với kế toán kết quả kinh doanh, phương pháp xác định kết quả kinhdoanh tại đơn vị như thế nào, chứng từ sử dụng ra sao, quá trình luân chuyển chứng từnhư thế nào, hệ thống tài khoản kế toán mà kế toán đơn vị mở bao gồm những tài khoảnnào, trình tự hạch toán ra sao, hệ thống sổ kế toán bao gồm những sổ nào… là những nộidung cần quan tâm.

Trang 20

 Phương pháp xác định kết quả kinh doanh

Luận văn tìm hiểu phương pháp xác định kết quả kinh doanh được bộ phận kế toán tạiđơn vị sử dụng: Kết quả kinh doanh được xác định như thế nào, bao gồm những khoảnmục doanh thu và chi phí gì.

 Chứng từ sử dụng

Luận văn đi nghiên cứu các chứng từ được sử dụng trong kế toán kết quả kinh doanhlà những chứng từ nào, số chứng từ, do ai lập và lập để làm gì; tìm hiểu các mẫu chứngtừ, số liên, cách lập và trình tự luân chuyển chứng từ thực tế diễn ra tại đơn vị như:

- Bảng tính kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.- Bảng tính kết quả hoạt động khác trong kỳ.

- Các chứng từ gốc phản ánh các khoản thu nhập, chi phí tài chính và chi phí hoạtđộng khác.

- Các chứng từ tự lập phản ánh nghiệp vụ kế toán (phiếu kế toán).- Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo có của Ngân hàng  Tài khoản sử dụng

Tìm hiểu các tài khoản mà kế toán kết quả kinh doanh tại đơn vị mở như: TK 911, TK421, TK 511, TK 515, TK 632, TK 635, TK 821…

Trên cơ sở đó, luận văn trình bày nội dung phản ánh, kết cấu và trình tự hạch toán củacác tài khoản trên.

 Sổ kế toán

Luận văn đi tìm hiểu hình thức kế toán mà đơn vị đang sử dụng, qua đó tìm hiểu hệ thống sổkế toán mà kế toán kết quả kinh doanh của đơn vị sử dụng: gồm những sổ nào, cách mở sổ vàmục đích lập các sổ đó, người lập sổ là ai, cơ sở và quá trình ghi chép sổ, quy trình luânchuyển sổ.

Từ việc nghiên cứu trên, luận văn đánh giá những điểm mạnh và điểm còn tồntại của kế toán kết quả kinh doanh tại đơn vị, từ đó sẽ đưa ra một số giải pháp nhằmgóp phần bổ sung và hoàn thiện công tác kế toán kết quả kinh doanh Qua đó, gópphần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị, giúp đơn vị có thể đạt đượcmục tiêu chiến lược trong kinh doanh.

Trang 21

CHƯƠNG III

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINHDOANH TẠI CÔNG TY TNHH TM VÀ DV QUỐC HUY

3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề:

Trong quá trình tìm hiểu đề tài: “Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH TM vàDV Quốc Huy”, để đảm bảo thông tin được thu thập nhanh chóng, chính xác, đáp ứng được nhucầu phân tích và nghiên cứu đề tài, em đã sử dụng chủ yếu hai phương pháp nghiên cứu: thuthập dữ liệu và phân tích dữ liệu Số liệu sau khi được thu thập tại Công ty (từ sổ chi tiết, sổ tổnghợp, BCTC, các chứng từ tự lập khác) sẽ trải qua quá trình phân tích để đưa ra kết quả cuối cùngvề thực trạng vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp thu thập dữ liệu:

Dữ liệu trong đề tài được thu thập bằng phương pháp: quan sát, nghiên cứu tài liệu,điều tra – phỏng vấn.

- Quan sát: Thông tin được thu thập thông qua quan sát trực tiếp việc phân công công

việc và thực hiện kế toán của cán bộ, nhân viên kế toán của công ty, theo dõi quá trình từkhâu vào chứng từ, luân chuyển chứng từ, tới khâu nhập dữ liệu vào máy, lên bảng cânđối tài khoản, lập BCTC Những thông tin này giúp đánh giá được phần nào quy trìnhthực hiện các công việc Mặt khác, những thông tin này không phụ thuộc vào câu trả lờihay trí nhớ của nhân viên kế toán, nhờ đó kết quả thu được sẽ khách quan và chính xáchơn, làm tăng độ tin cậy của thông tin.

- Nghiên cứu tài liệu: Đề tài được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các chứng từ, sổ

sách (sổ tổng hợp, sổ chi tiết), các BCTC của công ty…Ngoài ra, việc tham khảo các tàiliệu liên quan từ bên ngoài như các chuẩn mực kế toán số 01, 02, 14, 17, các sách chuyênngành kế toán, các luận văn của khóa trước cũng giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu.Qua đây, cũng giúp có được những thông tin cụ thể hơn về vấn đề nghiên cứu như: doanhthu, giá vốn, các khoản chi phí, tình hình nhập xuất tồn hàng tồn kho của doanh nghiệp…Các thông tin thu thập được góp phần bổ sung và kiểm nghiệm các thông tin thu được từcác phương pháp khác, đồng thời giúp tìm ra ưu nhược điểm của kế toán kết quả kinhdoanh tại công ty.

- Điều tra – phỏng vấn: thu thập số liệu bằng việc hỏi trực tiếp các nhân viên

kế toán và nhà quản trị công ty, trong đó tập trung nhiều vào phỏng vấn chị NguyễnThị Phương Lan – kế toán trưởng của công ty Các câu hỏi phỏng vấn được chuẩn bịtrước Nội dung các câu hỏi tập trung vào tình hình tổ chức, thực hiện công tác kế toán

Trang 22

Thời gian và địa điểm phỏng vấn được thỏa thuận trước Việc phỏng vấn được tiếnhành theo phương thức gặp mặt và phỏng vấn trực tiếp Địa điểm phỏng vấn là tại phòngkế toán của công ty Những người được phỏng vấn đã trả lời các câu hỏi với thái độ nhiệttình, cởi mở.

Nội dung của các cuộc phỏng vấn nhằm tìm hiểu sâu hơn về tình hình kinh doanh, côngtác kế toán nói chung và kế toán kết quả kinh doanh nói riêng tại đơn vị Kết quả thu được làkhá khả quan, số lượng thông tin thu được nhiều, việc trao đổi trực tiếp giúp làm sáng tỏ kịp thờinhững vấn đề còn khúc mắc về số liệu kế toán trên các chứng từ sổ sách của công ty Mặt khác,việc kết hợp giữa hỏi đáp và quan sát quá trình vào số liệu kế toán trên các chứng từ, sổ sách kếtoán tại đơn vị giúp em có thể hiểu được quy trình cũng như hiểu rõ hơn ý nghĩa của từng con sốtrên sổ sách kế toán.

Phương pháp phân tích dữ liệu

Tất cả các thông tin thu thập được sau các cuộc phỏng vấn được ghi chép cẩn thận,sau đó được hoàn thiện và sắp xếp lại một cách có hệ thống Các thông tin thu được từ cácphương pháp trên được tập hợp lại, phân loại, chọn lọc ra các thông tin có thể sử dụngđược Tất cả các thông tin sau khi được xử lý được dùng làm cơ sở cho việc tổng hợp,phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của công ty và thực trạng công tác kế toán kết quảkinh doanh.

Thông qua các kết luận đó cùng với việc xem xét những thành công trong quá khứ và các địnhhướng trong tương lai của công ty để đưa ra những kiến nghị mang tính khả thi cao.

Ý nghĩa của các phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được thực hiện đan xen nhau nhằm thu thập được thông tincần thiết một cách hiệu quả nhất cho mục đích sử dụng Đồng thời, chúng phù hợp với điều kiệnthực tế về thời gian nghiên cứu và chi phí Các thông tin thu thập được từ nhiều nguồn khácnhau giúp chúng ta có được cái nhìn tổng quan cũng như chi tiết về đề tài nghiên cứu mà cụ thểlà về kế toán kết quả kinh doanh tại công ty

Như vậy, với việc kết hợp các phương pháp nghiên cứu một cách hài hòa giúp tăng khả năng thu thập các thông tin có độ tin cậy cao, chính xác hơn mà vẫn phù hợp vớithời gian và tài chính.

3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán kết quảkinh doanh tại công ty TNHH TM và DV Quốc Huy

3.2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH TM và DV Quốc Huy

Hiện nay, ngành vật liệu xây dựng đang là một ngành có tiềm năng phát triển Nhànước ta đang có chủ trương phát triển ngành vật liệu xây dựng thành ngành kinh tế mạnh.

Trang 23

So với những ngành kinh tế khác, ngành vật liệu xây dựng có những lợi thế cạnh tranhđáng kể Trước hết, với một đất nước đang trong giai đoạn phát triển như Việt Nam, chínhsách hướng tới đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dẫn đến nhu cầu lớn về vật liệu xây dựng.Bên cạnh đó, ngành vật liệu xây dựng còn là ngành đầu vào của các ngành khác như:ngành công nghiệp nặng, bất động sản, xây dựng… dẫn tới ảnh hưởng của nó là rất lớn.Điều này khiến cho ngành vật liệu xây dựng được sự quan tâm và bảo hộ nhiều hơn từphía chính phủ.

Như vậy, trong xu thế phát triển chung của ngành thì đang đặt ra cho công ty TNHHTM và DV Quốc Huy nhiều thời cơ cũng như thách thức.

3.2.1.1 Đặc điểm tổ chức kinh doanh

- Giới thiệu chung về doanh nghiệp:

Tên công ty: Công ty TNHH TM và DV Quốc Huy.

Tên giao dịch: Quoc Huy Services Trading Company Limited.Tên viết tắt: Quoc Huy STL.

Địa chỉ: Tập thể xí nghiệp 230, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: Nhà A7, Tập thể Đại học Thương Mại, Phường Mai Dịch, CầuGiấy, Hà Nội.

Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0103005609.Mã số thuế: 0101634725

Điện thoại: 04 6287 2089 Fax: 04 6287 2089Website: quochuyco.com.vn

- Quy mô của doanh nghiệp:

+ Vốn điều lệ: 6.000.000.000 VNĐ (sáu tỷ đồng).

+ Tổng số lao động: 65 người, với 16 người có trình độ đại học trở lên.- Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp:

+ Kinh doanh đá granite tự nhiên.

+ Buôn bán vật liệu xây dựng, trang bị cho ngành xây dựng.+ Trang trí nội, ngoại thất xây dựng.

+ Kinh doanh môi giới bất động sản.

+ Xây dựng dân dụng công nghiệp, giao thông vận tải, san lấp mặt bằng.+ Tư vấn thiết kế và thi công tại công trình.

+ Xuất nhập khẩu các vật liệu đá trong và ngoài nước.+ Kinh doanh và lắp đặt cửa nhựa Max Windows.- Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

Trang 24

Công ty được thành lập ngày 26/02/2005 và duy trì liên tục cho đến nay Là một

công ty kinh doanh đa ngành, thế mạnh của Quốc Huy là trong lĩnh vực xây dựng: cung cấpcửa nhựa Max Windows, cung cấp vật liệu, trang thiết bị cho ngành xây dựng; trang trí nộingoại thất; kinh doanh, ốp lát đá sẻ granite tự nhiên cho các công trình xây dựng dân dụng vàcông nghiệp… Với kinh nghiệm trên 10 năm trong lĩnh vực này (Quốc Huy được thành lậptrên cơ sở phát triển từ cơ sở sản xuất – dịch vụ Quốc Huy), cùng với đông đảo đội ngũ các bộkỹ thuật, nhân công lành nghề nhiệt huyết, sáng tạo, giàu kinh nghiệm, trong những năm quaQuốc Huy luôn có sự phát triển mạnh mẽ, thị phần không ngừng mở rộng Bằng năng lực củamình, Quốc Huy đã khẳng định được vị thế trên thị trường và đã trúng thầu cung cấp, ốp látđá sẻ granite tự nhiên và trang trí nội thất, ngoại thất cho nhiều công trình lớn như: Trung tâmthương mại Đông Anh – Hà Nội, tòa nhà 18 tầng – Khu đô thị mới Định Công – Hà Nội, Bộchỉ huy quân sự thành phố Hà Nội, Khách sạn Hinton Hà Nội…

- Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng chính của công ty thể hiện trên lĩnh vực xây dựng Công ty tiến hành kinhdoanh và phân phối sản phẩm đá granite; cung cấp vật liệu trang thiết bị cho ngành xâydựng; cung cấp các dịch vụ tư vấn thiết kế, thi công… Ngoài ra công ty còn có chức năngkinh doanh môi giới bất động sản, xuất nhập khẩu các vật liệu đá.

Với những chức năng như trên, công ty đã triển khai thành công một số nhiệm vụ cụthể như sau:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch hoạt động kinh doanhcủa công ty.

- Thiết lập, quản lý và phát triển hệ thống bán hàng, phân phối sản phẩm và cung cấp dịchvụ của công ty.

- Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ mua sắm vật tư, trang thiết bị, máy móc.

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình, giá cả, dịch vụ tư vấn miễn phí, dịch vụ bảohành hoàn hảo cho khách hàng

- Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn.- Chấp hành đầy đủ các chế độ, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Thực hiện đầy đủ các cam kết trong Hợp đồng đã ký kết với khách hàng về việccung cấp hàng hóa và dịch vụ.

- Quản lý toàn diện đội ngũ cán bộ công nhân viên chức, chăm lo đời sống vật chất, tinh thầnvà không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ công nhân viên.

- Đặc điểm tổ chức quản lý

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty như sau:

Trang 25

Sơ đồ 3.1

Với mục tiêu hoạt động kinh doanh hiệu quả, Bộ máy quản lý của Công ty TNHH TMvà DV Quốc Huy được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, tương đối gọn nhẹ.Đây là một hệ điều hành có sự chỉ đạo xuyên suốt theo một hệ thống từ trên xuống, cóquan hệ mật thiết giữa lãnh đạo với các phòng ban xuống tới người lao động trực tiếp Xửlý các thông tin hai chiều đưa ra những quyết định đúng đắn trong quản lý và kinh doanh.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

Ban Giám đốc: là những người quản lý cấp cao nhất, nắm tổng quát toàn bộ

công việc của công ty ở tầm vĩ mô, là người đại diện cho doanh nghiệp chịu trách nhiệmtrước Nhà nước và pháp luật.

Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức hoạch định nguồn nhân lực, tuyển dụng,

đào tạo nhân lực, quản trị tiền lương, quan hệ nhân sự và lao động, dịch vụ y tế, phúclợi, an ninh và thực hiện các chức năng khác có liên quan đến công tác tổ chức nhân sự; tổchức thực hiện công tác văn thư, lễ tân, hành chính, lưu trữ, công tác bảo vệ nội bộ, côngtác văn hóa – xã hội, thực hiện chức năng đầu mối thông tin của công ty với các chủ thểbên ngoài.

Phòng kinh doanh: có trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu và mở rộng thị

trường, thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng, giới thiệu hàng hóa và dịch vụ, tiếnhành các hoạt động quảng bá cho công ty; lên kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và đảmnhiệm việc cung cấp các thông tin hỗ trợ khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm.

Ban Giám đốc

Phòng tổchức hành

Phòng kinhdoanh

Phòng kỹthuật

Phòng tàichính - kế

Bộ phậnpháttriển thị

Bộ phậnkinhdoanh

Bộ phậnhỗ trợkháchhàng

Bộ phậnphânphối sản

Bộ phậngiám sátvà bảo

Bộ phậnkỹ thuật– triển

khai

Trang 26

Phòng kỹ thuật: thực hiện việc phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng, đảm nhiệm

các dịch vụ sau bán; triển khai các kế hoạch ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh; trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm của doanh nghiệp.

-Phòng tài chính – kế toán: có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc toàn bộ các

vấn đề về kế hoạch tài chính hiện hành; Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác hạch toán kếtoán theo yêu cầu quản lý của công ty trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc, chế độ kế toán,các chuẩn mực và luật kế toán do Nhà nước quy định.

3.2.1.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán

* Mô hình tổ chức bộ máy kế toán:

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức bộ máy kinh doanh, quản lý với quy mô nhỏ, phạm vihoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán nên công ty đã lựa chọn tổ chức bộ máy kếtoán tập trung Mọi công việc của kế toán đều được tập trung giải quyết ở phòng kế toántheo từng phần hành, mọi chứng từ đều được tập trung tại đây để các nhân viên kế toánphân loại, hạch toán đầy đủ và thực hiện ghi sổ kế toán, cuối cùng là lên BCTC.

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán như sau:

Sơ đồ 3.2

Phòng Tài chính – Kế toán gồm 4 người: kế toán trưởng và 3 nhân viên kế toán (trìnhđộ đại học trở lên 3 người chiếm tỷ lệ 75%, còn một người trung cấp chiếm tỷ lệ 25%).

Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm phân công, tổ chức, lãnh đạo các nhân viên kế toán

thực hiện toàn bộ công tác hạch toán; Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện; Cung cấpthông tin về tình hình tài chính cho các cấp lãnh đạo, chịu trách nhiệm trước Giám đốc vềmọi hoạt động của phòng cũng như các hoạt động khác thuộc lĩnh vực tài chính của côngty.

Kế toán trưởng

Kế toán bán hàng,kế toán kho, kếtoán thanh toán,

công nợ

Kế toán tổnghợp, kế toánngân hàng, kế

toán thuế

Thủ quỹ

Trang 27

Kế toán bán hàng, kế toán kho, kế toán thanh toán, công nợ: theo dõi và thực hiện các

công việc liên quan đến phần hành kế toán vốn bằng tiền, kế toán bán hàng, theo dõi tìnhhình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa; Theo dõi thanh lý các hợp đồng kinh tế, lập phiếuthu chi, theo dõi tạm ứng và các khoản công nợ với nhà cung cấp cũng như với kháchhàng.

Kế toán tổng hợp kiêm kế toán ngân hàng và kế toán thuế: Thay thế kế toán trưởng

giải quyết công việc khi kế toán trưởng đi vắng, chỉ đạo hướng dẫn chung công tác nghiệpvụ, theo dõi việc quản lý sử dụng TSCĐ, theo dõi các khoản liên quan đến tiền gửi ngânhàng, theo dõi các khoản nợ vay và lập kế hoạch vay hàng năm, lập BCTC và các côngviệc khác liên quan đến cơ quan thuế.

Thủ quỹ: quản lý lượng tiền mặt tại quỹ của công ty, theo dõi tình hình nhập – xuất –

tồn quỹ tiền mặt, kiểm kê quỹ và lập báo cáo nhập, xuất, tồn quỹ tiền mặt,ghi sổ các khoản thu, chi tiền mặt khi tiếp nhận chứng từ hợp lệ.

Các phần hành kế toán của công ty đều được tin học hóa, sử dụng phần mềm kế toánmáy IT – Soft liên tục cập nhật các phiên bản mới cho phù hợp với hoạt động của doanhnghiệp Phần mềm kế toán này cho phép công ty thực hiện các bút toán trên máy và xử lýcác dữ liệu một cách nhanh nhất giúp doanh nghiệp giảm tải được khối lượng công việc,cung cấp thông tin kịp thời nhanh nhạy.

* Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty:

- Kỳ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam (VNĐ).

Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng:

- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty đang áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ TàiChính.

- Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán: doanh nghiệp áp dụngchế độ kế toán doanh nghiệp, tuân thủ theo quy định của Chuẩn mực và Chế độ kế toánViệt Nam hiện hành.

- Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổCác chính sách kế toán áp dụng:

- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền: phương pháp chuyển đổi cácđồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán theo tỷ giá thực tế.

- Nguyên tắc ghi nhận Hàng tồn kho: Giá gốc.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.

Trang 28

- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền.- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: theo giá thực tế mua.

- Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp khấu hao đường thẳng.- Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ.

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: theo VAS 14.

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế TNDN: theo VAS 17.Chế độ chứng từ:

Công ty áp dụng chế độ chứng từ theo quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ngày14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

- Sổ cái: mở cho từng tài khoản tổng hợp và mở theo từng tháng.

- Các sổ kế toán chi tiết: Dùng để theo dõi các đối tượng cần hạch toán chi tiết:+ Sổ tiền mặt: theo dõi riêng tiền mặt VNĐ và tiền mặt ngoại tệ.

+ Sổ tiền gửi: theo dõi riêng từng ngân hàng.

+ Sổ chi tiết thanh toán: Theo dõi chi tiết cho từng nhà cung cấp và khách hàng.+ Sổ chi tiết vật tư, hàng hoá: Theo dõi riêng vật tư, hàng hoá theo từng kho hàng.+ Sổ chi tiết chi phí quản lý kinh doanh.

Ngoài ra còn một số sổ chi tiết khác.

- Các bảng tổng hợp chi phí, doanh thu, bảng tổng hợp tình hình nhập - xuất - tồn vật tư,hàng hoá, bảng tổng hợp đối chiếu công nợ…

Báo cáo tài chính:

Công ty thực hiện báo cáo tài chính theo quy định hiện hành của hệ thống kế toándoanh nghiệp Việt Nam bao gồm 4 mẫu biểu sau:

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02- DNN

Ngày đăng: 16/10/2012, 17:08

Hình ảnh liên quan

- Thuế suất thuế TNDN: tùy vào loại hình doanh nghiệp và ngành kinh doanh - Luận văn kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Thương mại và dich vụ quốc huy.doc

hu.

ế suất thuế TNDN: tùy vào loại hình doanh nghiệp và ngành kinh doanh Xem tại trang 11 của tài liệu.
* Mô hình tổ chức bộ máy kế toán: - Luận văn kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Thương mại và dich vụ quốc huy.doc

h.

ình tổ chức bộ máy kế toán: Xem tại trang 26 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan