Tiểu luận môn Kinh tế lượng Phân tích một số nhân tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

19 1.7K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tiểu luận môn Kinh tế lượng Phân tích một số nhân tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MÔN: KINH TẾ LƯỢNG

Đề tài:

PHÂN TÍCH MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

VÀO VIỆT NAM

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 4

NỘI DUNG 6

1 Tổng quan về FDI, nợ nước ngoài, chỉ số điều chỉnh GDP và mức độ đô thịhóa 6

1.1 Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài 6

1.1.1 Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài và một số khái niệm liênquan 61.1.1.1 Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài 6

1.1.1.2 Một số khái niệm liên quan 6

1.1.2 Đặc trưng của FDI 6

1.1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngòai 7

1.1.4 Mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc: 8

1.2 Mô hình ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI 8

2 Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam 8

3.1 Mô hình nghiên cứu 11

3.2 Dữ liệu chạy mô hình hồi quy 12

3.2.1 Xác định yếu tố thời gian cần ước lượng 12

3.2.2 Nguồn dữ liệu 12

3.2.3 Số liệu chạy mô hình 12

3.3 Xây dựng mô hình thực nghiệm 13

3.3.1 Ước lượng mô hình Least Square 13

3.3.2 Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy 14

3.3.3 Phát hiện sự có mặt của biến không cần thiết 14

3.3.3.1 Cơ sở kiểm định 14

Trang 3

3.3.3.3 Nhận xét chung 16

3.3.4 Tác động của các biến độc lập đến tăng trưởng kinh tế 16

4 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ THÚC ĐẨY THU HÚT FDI 16

KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã góp phần vào việc pháttriển của nhiều nước sở tại bằng việc cải thiện cơ sở hạ tầng, kỹ năng kỹ thuật, khảnăng của các doanh nghiệp và các nguồn lực tài chính, ngoại hối của Chính phủ Kểtừ khi FDI được mở rộng cơ hội phát triển, nhu cầu của nó đã tăng nhanh chóng,đặc biệt là trong hai thập kỷ qua Sự thiếu hụt ngày càng tăng của các khoản vaychính thức từ các tổ chức tài chính quốc tế và sự hỗ trợ từ các nước phát triển đãtăng thêm nhu cầu về vốn đầu tư nước ngoài ở các nước đang và kém phát triển trênthế giới Mặc dù khối lượng vốn đầu tư nước ngoài ở các nước đang và kém pháttriển đã tăng lên đáng kể theo thời gian, nhưng sự phân phối của nó lại không đồngđều giữa các vùng khác nhau trên thế giới Cho đến giữa những năm 1980, MỹLatinh và vùng Caribê là những nước nhận được FDI lớn nhất Tuy nhiên, tình hìnhkể từ cuối thập niên 1980 đã đảo ngược, các nước châu Á và Thái Bình Dương đãtrở thành nơi tiếp nhận FDI nhiều nhất (khoảng 85% dòng FDI vào các nước đangphát triển) Và Việt Nam cũng là một trong số những quốc gia đó Từ năm 1987,sau khi Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam được thông qua, Việt Nam đã bắt đầuthu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Đến năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chứcthương mại thế giới WTO, đây là cơ hội và cũng là thách thức lớn cho Việt Namtrên bước đường hội nhập Để có thể tận dụng tốt cơ hội của mình, Việt Nam cần cómột lượng vốn lớn Tuy nhiên một thực tế đặt ra là nội lực của Việt Nam chưa đủmạnh để có thể tự mình huy động được một nguồn vốn lớn đến như vậy Vì vậykhông có gì là khó hiểu khi Việt Nam đã và đang tạo môi trường đầu tư thuận lợinhất để thu hút ngày càng nhiều hơn nữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Vậy các nhân tố nào đã ảnh hưởng đến dòng chảy FDI vào Việt Nam? Làmthế nào để Việt Nam có thể thu hút được nhiều hơn nữa vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài? Để trả lời câu hỏi này, bài nghiên cứu “Phân tích một số nhân tố tác động

đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” sẽ phân tích thực nghiệm

một số yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy của FDI vào Việt Nam.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Dựa vào bài nghiên cứu “Analysis of factors affecting foreign directinvestment in developing countries” của Bushra Yasmin, Aamhrah Husssain & Ali

Chaudhary, bài viết tiến hành thu thập bộ dữ liệu Từ Tổng cục thống kê Việt Nam(GSO), Ngân hàng thế giới (WB) để tiến hành thống kê mô tả đơn giản, tìm ra thựctế tác động của các nhân tố như Chỉ số điều chỉnh GDP, Nợ nước ngoài, Mức độ đôthị hóa đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam.

Dựa trên mô hình hồi quy tuyến tính trong bài nghiên cứu của các tác giả

Bushra Yasmin, Aamhrah Husssain & Ali Chaudhary, Analysis of factors affectingforeign direct investment in developing countries, đã được thực hiện trên dữ liệu

của 15 nước thuộc ba nhóm nước: các nước có thu nhập thấp, các nước có thu nhậptrung bình và các nước có thu nhập cao, mỗi nhóm 5 nước, để so sánh sự khác nhautrong mức độ thu hút FDI của mỗi nhóm nước.

Trang 5

Khuyến nghị giải pháp để xử lý các vấn đề tồn đọng nhằm nâng cao hiệu quảcác chính sách của nhà nước đối với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ViệtNam.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Thực trạng thu hút FDI tại Việt Nam trong giai đoạn 1993 - 2011.

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Chỉ số điều chỉnh GDP, Nợ nước ngòai,Mức độ đô thị hóa đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu trên mức độ quốc gia tại Việt Nam.

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thu hút FDI của ViệtNam.

4 Phương pháp nghiên cứu

Thu thập thông tin và số liệu được công bố trên các phương tiện đại chúng từcác báo cáo chuyên môn trong giai đoạn 1993 – 2011 do các cơ quan chuyên mônthực hiện.

Nghiên cứu định lượng dựa trên phân tích các các chỉ tiêu số liệu thứ cấp từcác nguồn GSO, WB được ứng dụng mô hình hồi quy tuyến tính ước lượng sự tácđộng của các nhân tố Chỉ số điều chỉnh GDP, Nợ nước ngòai, Mức độ đô thị hóađối với việc thu hút FDI của Việt Nam.

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Về lý luận, đề tài này giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn các nhân tố tác động đếnviệc thu hút FDI của Việt Nam.

Về mặt thực tiễn, thông qua đề tài này những nhà điều hành chính sách kinhtế vĩ mô có thể có cái nhìn rõ hơn về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việcthu hút FDI của Việt Nam, từ đó có các giải pháp điều chỉnh phù hợp để việc thuhút FDI của Việt Nam được ổn định và bền vững.

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung chính của bài nghiên cứu baogồm:

Chương 1: Tổng quan về FDI, nợ nước ngoài, chỉ số điều chỉnh GDP và mứcđộ đô thị hóa.

Chương 2: Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam

Chương 3: Nghiên cứu định lượng các nhân tố tác động đến việc thu hút FDIcủa Việt Nam

Trang 6

NỘI DUNG

1 Tổng quan về FDI, nợ nước ngoài, chỉ số điều chỉnh GDP và mức độ đô thịhóa.

1.1 Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1.Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài và một số khái niệm liên quan

1.1.1.1 Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư nước ngoài (Foreign Direct Invesment – FDI) có thể hiểu một cáchtổng quát, đó là các hình thức mà người nước ngoài trực tiếp hoặc gián tiếp bỏ vốnthông qua các loại hình khác nhau đầu tư vào sản xuất kinh doanh ở một nước khácnhằm thu lợi nhuận thông qua việc tận dụng các lợi thế sẵn có của nước tiếp nhậnđầu tư như nguồn nguyên liệu, nhân công, thị trường tiêu thụ, hoạt động trongkhuôn khổ pháp luật nước sở tại và thông lệ quốc tế.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng có vai trò quan trọng trong việc pháttriển kinh tế ở các nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển Đối vớinhiều quốc gia, FDI được xem là nguồn ngoại lực tài trợ chính cho quá trình pháttriển kinh tế.

Theo luật Đầu tư năm 2005 của Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài là hìnhthức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào một lĩnh vực sản xuất kinh doanh haydịch vụ nào đó và tham gia quản lý hoạt động đầu tư Cũng có một hình thức khácđược xem là đầu tư trực tiếp khi nhà đầu tư nước ngoài mua lại toàn bộ hoặc từngphần một doanh nghiệp của nước sở tại để kinh doanh hoặc hợp tác kinh doanh.

1.1.1.2 Một số khái niệm liên quan

Chỉ số điều chỉnh GDP: là chỉ số phản ánh mức giá chung của tất cả các loại

hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước Chỉ số điều chỉnh GDP cho biết một đơn vịGDP của kỳ nghiên cứu có mức giá bằng bao nhiêu phần trăm so với mức giá củanăm cơ sở.

Nợ nước ngòai: là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ

trung ương đến địa phương đi vay.

Mức độ đô thị hóa: được đo lường bằng phần trăm của dân thành thị so với

tổng dân số của một quốc gia.

1.1.2.Đặc trưng của FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng trở thành loại hình hoạt động kinh tếsôi động trên thế giới với những đặc trưng chủ yếu như sau:

Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng lên qua các năm, trong đó cácnước phát triển luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu, đặc biệt là các nước đang phát triểnkhu vực Châu Á Thái Bình Dương thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàinhất.

Các nước công nghiệp hàng đầu thế giới là động lực chủ yếu cho đầu tư trựctiếp nước ngoài toàn cầu Các nước này thường chiếm tỷ trọng từ 75-80% lượngvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới.

Trang 7

Chủ thể FDI chủ yếu là các công ty đa quốc gia Hiện nay, các công ty đaquốc gia nắm giữ khoảng 90% lượng FDI trên thế giới Với xu thế toàn cầu hóa vàhội nhập kinh tế quốc tế thì FDI sẽ tăng mạnh trên toàn cầu Các công ty đa quốcgia ngày càng chi phối mạnh mẽ hoạt động đầu tư trực tiếp toàn thế giới Chiến lượcchính của các công ty đa quốc gia là bành trướng mạnh ra nước ngoài bằng cáchđầu tư trực tiếp nước ngoài dưới hình thức lập liên doanh với một hay nhiều đối tácở các nước tiếp nhận đầu tư, lập các chi nhánh với 100% vốn của công ty, thực hiệncác hoạt động hợp nhất và sáp nhập,…

FDI không làm tăng nợ cho nước tiếp nhận đầu tư, trái lại FDI còn tạo điềukiện để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước.

FDI là hình thức chủ yếu trong đầu tư nước ngoài Nếu ODA và các hìnhthức đầu tư nước ngòai khác có những hạn chế nhất định, thì FDI lại tỏ ra là hìnhthức đầu tư có hiệu quả, tạo ra sự chuyển biến về chất trong nền kinh tế, gắn liềnvới sản xuất trực tiếp, tham gia vào sự phân công lao động quốc tế theo chiều sâu.

1.1.3.Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngòai

Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có các hình thức đầu tư trực tiếpnước ngoài như sau:

Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là hình thức đầu tư được ký giữa một hoặc

nhiều nhà đầu tư nước ngoài với một hoặc nhiều doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọithành phần kinh tế để tiến hành một hay nhiều hoạt động kinh doanh ở nước chủnhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà khôngthành lập một công ty, xí nghiệp hay không ra đời một tư cách pháp nhân nào mới.

Công ty liên doanh: là hình thức công ty được hình thành với sự tham gia của

một hoặc nhiều bên của nước nhận đầu tư và nước đầu tư, cho ra đời một pháp nhânmới ở nước nhận đầu tư và hoạt động dưới sự chi phối của pháp luật của nước nhậnđầu tư.

Hình thức công ty 100% vốn nước ngoài: là hình thức công ty hoàn toàn

thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài và do bên nước ngoài tự thànhlập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, cho ra đời mộtpháp nhân mới ở nước nhận đầu tư và hoạt động dưới sự chi phối của pháp luật củanước nhận đầu tư.

Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (

BOT-Build-Operation-Transfer): là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Namvà nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựngxong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam,Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trongmột thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.

Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT): là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà

nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng côngtrình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giaocông trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhàđầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.

Trang 8

1.1.4.Mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc:

Mối quan hệ giữa chỉ số điều chỉnh GDP và FDI

Khi chỉ số điều chỉnh GDP tăng có nghĩa là giá cả của các mặt hàng, mà đặcbiệt là hàng tiêu dùng sẽ gia tăng khiến cho lợi nhuận mà các nhà sản xuất nhậnđược tăng lên Do đó, chỉ số điều chỉnh GDP cao cũng là cơ sở để thu hút mạnh mẽcác nhà đầu tư nước ngòai.

Mối quan hệ giữa nợ công và FDI

Khi nợ công tăng cao, vượt quá xa giới hạn được coi là an toàn, nền kinh tếrất dễ bị tổn thương và chịu nhiều sức ép cả bên trong và bên ngoài Từ đó gây ratình trạng bất ổn, mất cân bằng giữa bên trong và bên ngoài quốc gia, mà các nhàđầu tư nước ngoài thì thường thích đầu tư vào các nước có các điều kiện kinh tế ổnđịnh nội bộ và bên ngoài Vì vậy nợ công càng cao thì khả năng thu hút FDI có thểsẽ giảm thấp hơn.

Mối quan hệ giữa mức độ đô thị hóa và FDI

Khi lựa chọn địa điểm để đầu tư trong một nước, các nhà đầu tư nước ngoàithường nhắm đến những vùng tập trung đông dân cư – thị trường tiềm năng của họ.Ở khu vực thành thị các sản phẩm được sử dụng như đầu vào sản xuất là dễ dàng cósẵn cho các nhà đầu tư Đồng thời cơ sở hạ tầng và thị trường tập trung ở các khuvực đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài Cónghĩa là mức độ đô thị hóa càng cao thì khả năng thu hút FDI có thể sẽ cao hơn.

1.2 Mô hình ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI

Trong bài nghiên cứu của các tác giả Bushra Yasmin, Aamhrah Husssain &

Ali Chaudhary, Analysis of factors affecting foreign direct investment in developingcountries, đã ứng dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (Least square) để chạy

hối quy tuyến tính nhằm đo lường tác động của các nhân tố đến việc thu hút FDI ởcác nhóm nước.

Sơ đồ thể hiện tình hình thu hút vốn FDI của Việt Nam từ 1988-2013

Trang 9

Luật Đầu tư nước ngoài 1987 được dư luận quốc tế đánh giá cao Hoạt độngFDI là khâu đột phá trong hội nhập kinh tế quốc tế nhờ thị trường đầy tiềm năngcủa Việt Nam có sức hấp dẫn với hàng trăm nhà đầu tư quốc tế, trong đó có cácnước đang thi hành chính sách cấm vận đối với nước ta, điển hình là Mỹ Sau khiLuật Đầu tư nước ngoài ra đời, trong ba năm đầu 1988 - 1990, FDI chưa tác động rõrệt đến tình hình kinh tế - xã hội nước ta.

Từ năm 1991, kinh tế vĩ mô của Việt Nam được ổn định, tốc độ phát triểnkinh tế cũng đi vào quỹ đạo và ở mức tương đối cao Quan hệ với Trung Quốc vàcác nước khác trong khu vực đã được bình thường hoá Nhật đã quyết định viện trợtrở lại cho Việt Nam (năm 1992) và Hội nghị các nhà tài trợ giúp Việt Nam xâydựng cơ sở hạ tầng đã được quyết định sẽ tổ chức hằng năm (bắt đầu năm 1993) Sự

Trang 10

chuyển biến thuận lợi này cùng với vị trí địa lý tốt, tình hình chính trị, xã hội ổnđịnh và một nước có dân đông, có nguồn lao động phong phú, giá nhân công rẻ đãlàm cho Việt Nam trở thành môi trường đầu tư nhiều tiềm năng Thêm vào đó, cácnước mạnh trong vùng ( cụ thể là Malayxia, Singapore, Thái Lan,…) đã bắt đầuxuất khẩu vốn, và việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội cácquốc gia Đông Nam Á - ASEAN (năm 1995), tất cả đó đều là những lợi thế giúpViệt Nam thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giaiđoạn này Từ năm 1991 đến năm 1996 Việt Nam có 1781 dự án và tổng vốn đăngký là 27,82 tỷ USD, vốn thực hiện là 9,21 tỷ USD (đây có thể coi như là “làn sóngFDI” đầu tiên vào Việt Nam)

2.2 Giai đoạn 1997 – 2006

Từ năm 1997 Việt Nam trải qua một giai đoạn tụt dốc của nguồn vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài, cụ thể là vốn FDI đăng ký chỉ đạt 5,09 tỷ USD vào năm 1998,năm 1999 chỉ còn 2,57 tỷ USD và năm 2000 đạt 2,83 tỷ USD Nguyên nhân củatình trạng này một phần là do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chínhĐông Nam Á năm 1997, các nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam (Đài Loan,Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc) buộc phải hủy hoặc hoãn các kế hoạch mở rộng ranước ngoài để đối mặt với những khó khăn trong nước Thêm vào đó, tuy các yếu tốvề kinh tế vĩ mô, về dân số, lao động, về vị trị địa lý của Việt Nam vẫn thuận lợinhưng chính sách liên quan đến FDI của Việt Nam chưa ổn định, thiếu nhất quán,hay thay đổi và chưa có chiến lược phát triển lâu dài; năm 2000 Việt Nam sửa đổiLuật đầu tư nước ngoài theo hướng cạnh tranh được với các nước chung quanhnhưng việc vận dụng luật này vào việc quản lý thực tế vẫn chưa có hiệu quả nêntrong giai đoạn này lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có xuhướng giảm.

Từ năm 2001 hoạt động FDI đã có dấu hiệu bước vào thời kì phục hồi, tronggiai đoạn 2001 – 2003, vốn FDI đăng ký đạt 9.33 tỷ USD Kết quả này có được lànhờ vào sự cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam và sự khôi phục kinh tế của cácnước Đông Á Nhưng việc thu hút vốn FDI vẫn còn những khó khăn hạn chế FDIchưa phục hồi được so với những năm trước, hầu hết các dự án có quy mô nhỏ, môitrường đầu tư còn nhiều vướng mắc và thủ tục phức tạp, chính sách còn hay thayđổi và khó dự báo trước , xuất hiện tình trạng cạnh tranh không hợp lý trong việcthu hút vốn đầu tư nước ngoài giữa các địa phương.

Giai đoạn 2004 – 2006 là giai đoạn FDI phục hồi và phát triển Năm 2004FDI đạt 4,55 tỷ USD Năm 2005 là năm mở đầu cho “làn sóng FDI” thứ hai vàoViệt Nam, với vốn đăng ký 6,839 tỷ USD và vốn thực hiện 3,3 tỷ USD Từ năm2006 Việt Nam đã thu hút được một lượng lớn vốn FDI Tổng vốn FDI vào ViệtNam năm 2006 đạt 12.004 tỷ USD, tăng 57% so với năm 2005.

2.3 Giai đoạn 2007 - 2008

Đây là giai đoạn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam mạnhnhất Năm 2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mạithế giới WTO, đây là một trong những cơ hội lớn trong việc thu hút FDI của ViệtNam, công tác thu hút FDI đã tăng cả về lượng và chất Về lượng, thu hút FDI đạt

Ngày đăng: 11/05/2015, 11:49

Mục lục

    1.1. Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài

    1.1.1. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài và một số khái niệm liên quan

    1.1.1.1. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài

    1.1.1.2. Một số khái niệm liên quan

    1.1.2. Đặc trưng của FDI

    1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngòai

    1.1.4. Mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc:

    1.2. Mô hình ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI

    2. Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam

    3. Nghiên cứu định lượng các nhân tố tác động đến việc thu hút FDI của Việt Nam

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan