thực trạng thực hành chăm sóc răng miệng hút đờm dãi cho người bệnh đặt nội khí quản thở máy của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc năm 2023

98 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
thực trạng thực hành chăm sóc răng miệng hút đờm dãi cho người bệnh đặt nội khí quản thở máy của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc năm 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TÓM TẮT

Thực trạng thực hành chăm sóc răng miệng, hút đờm dãi chongười bệnh đặt nội khí quản thở máy của điều dưỡng tại bệnh viện ĐaKhoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2023

Mục tiêu: Mô tả thực trạng thự c hành chăm sóc răng miệng, hút đờm dãi

cho người bệnh đặt nội khí quản thở máy của điều dưỡng tại bệnh viện Đa Khoatỉnh Vĩnh Phúc năm 2023 và nhận xét một số yếu tố liên quan.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là Điều dưỡng thực hiện quy trình kỹ thuật Hút đờmdãi và Quy trình vệ sinh răng miệng cho người bệnh thở máy qua ống NKQ tạikhoa Hồi sức tích-chống độc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc Thiết kếnghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Kết quả: Điều dưỡng viên thuộc nhóm tuổi từ 18-40 chiếm tỷ lệ cao nhất

(88,2%) Thâm niên công tác từ 5-10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 55,9%; thâmniên <5 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất với 11,8% Kỹ thuật hút đờm dãi của điềudưỡng: 90,0% đạt và 10% không đạt Kỹ thuật vệ sinh răng miệng có 82% điềudưỡng thực hiện đạt và 18% chưa đạt Tỷ lệ điều dưỡng viên thực hiện đạt cả 2kỹ thuật hút đờm dãi và vệ sinh răng miệng là 73,5% Một số yếu tố liên quanđến hoạt động chăm sóc của điều dưỡng viên: Nhóm tuổi của điều dưỡng viên(χ2=4,47; p<0,05); Trình độ chuyên môn của điều dưỡng (χ2=6,67; p<0,05);Thâm niên công tác (χ2=8,8; p<0,05); Thời gian làm việc ( χχ2=8,24; p<0,05); Sốlượng người bệnh thở máy/ngày được chăm sóc bởi điều dưỡng viên (χ2=3,56;p<0,05).

Kết luận:

- Điều dưỡng thực hiện quy trình hút đờm dãi cho người bệnh thở máy

Trang 2

mức độ đạt là rất cao, chiếm 90,0%, chỉ có 10% không đạt Quy trình vệ sinh răng miệng có tới 82% thực hiện đạt và 18% chưa đạt.

- Một số yếu tố liên quan đến hoạt động chăm sóc của điều dưỡng viên:Nhóm tuổi của điều dưỡng viên; Trình độ chuyên môn; Thâm niên công tác; Thờigian làm việc; Số lượng người bệnh được chăm sóc.

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn, bản thân em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡcủa quý thầy cô, quý đồng nghiệp và bạn bè đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện choem hoàn thành luận văn này.

Cho phép em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:- Ban Giám hiệu trường

- Cùng các giảng viên Trường đã hết lòng nhiệt tình truyền thụ kiến thứcvà luôn hỗ trợ, giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.

- Phòng Quản lý Đào tạo sau đại học.

- Ban giám đốc, phòng điều dưỡng, tập thể cán bộ khoa Hồi sức tích cựcchống độc, Khoa Mắt Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ, tạo điềukiện thuận lợi cho em trong thời gian tiến hành nghiên cứu tại viện.

- Các thầy, cô trong hội đồng đã đóng góp cho em những ý kiến quý báu giúp em hoàn thiện luận văn này.

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin gửi đến thầy PG sở Y tế tỉnhVĩnh Phúc là những người thầy đã trực tiếp dành nhiều thời gian và tâm huyết hướngdẫn tận tình để em hoàn thành luận văn này.

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình đặc biệt là chồng emđã tạo điều kiện và luôn ở bên em, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc và độngviên em trong suốt thời gian làm nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Nam Định, ngày 09 tháng 12 năm 2023

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là, học viên lớp cao học khóa 8, chuyên ngành Điều dưỡng, Trường Tôi xin cam đoan đây là luận văn do tôi trực tiếp thực hiện nghiên cứudưới sự hướng dẫn của - Chủ tịch Vĩnh Phúc Các kết quả trong luận văn này làtrung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan này !

Nam Định, ngày 09 tháng 12 năm 2023

Người cam đoan

Trang 5

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Đại cương thở máy qua ống nội khí quản 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Phân loại 4

1.1.3 Mục đích và chỉ định của thở máy qua ống nội khí quản 5

1.2 Tổng quan về chăm sóc người bệnh đặt ống nội khí quản thở máy 5

1.3 Vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc răng miệng và hút đờm dãi chongười bệnh đặt ống nội khí quản thở máy 12

1.4 Nội dung hoạt động thực hành chăm sóc răng miệng và hút đờm dãicho người bệnh đặt ống nội khí quản thở máy của điều dưỡng viên 16

1.5 Các yếu tố liên quan đến thực hành chăm sóc răng miệng, hút đờm dãicho người bệnh đặt nội khí quản thở máy 21

1.6 Các nghiên cứu về chăm sóc người bệnh thở máy qua ống nội khí quảncủa điều dưỡng 24

1.6.1 Thế giới 24

1.6.2 Việt Nam 29

1.7 Học thuyết điều dưỡng sử dụng trong nghiên cứu: 32

1.8 Khung nghiên cứu 35

Trang 6

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.1 Đối tượng nghiên cứu 37

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu 37

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 37

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 37

2.3 Thiết kế nghiên cứu 37

2.4 Mẫu nghiên cứu 38

2.5 Bộ công cụ và phương pháp thu thập số liệu: 39

2.5.1 Công cụ thu thập số liệu 39

2.5.2 Phương pháp thu thập số liệu 39

2.6 Các biến số nghiên cứu 40

2.7 Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá 41

2.8 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 43

2.9 Đạo đức trong nghiên cứu 44

2.10 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số 44

2.10.1 Hạn chế nghiên cứu: 44

2.10.2 Sai số: 45

2.10.3 Biện pháp khắc phục: 45

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46

3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 46

3.2 Mô tả thực trạng hoạt động chăm sóc hút đờm dãi cho người bệnh đặtống nội khí quản thở máy của Điều dưỡng viên 48

3.3 Mô tả thực trạng hoạt động chăm sóc vệ sinh răng miệng cho NB đặtống NKQ thở máy của Điều dưỡng viên 52

3.4 Phân loại mức độ hoạt động chăm sóc cho NB đặt ống NKQ thở máycủa Điều dưỡng viên 553.5 Một số yếu tố liên quan đến hoạt động chăm sóc của điều dưỡng viên.56

Trang 7

4.1 Thông tin chung đối tượng nghiên cứu 594.2 Thực trạng hoạt động chăm sóc hút đờm dãi, vỗ rung, vệ sinh răngmiệng cho người bệnh thở máy qua NKQ của điều dưỡng viên 614.3 Xác định một số yếu tố liên quan đến hoạt động chăm sóc hút đờm dãivà vệ sinh răng miệng cho người bệnh thở máy qua ống nội khí quản 69KẾT LUẬN 73KHUYẾN NGHỊ 75TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phụ lục 1: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN

Phụ lục 2: BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN/THẢO LUẬNPhụ lục 3: BẢN ĐỒNG THUẬN

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu 40Bảng 3.1: Đặc điểm chung của điều dưỡng chăm sóc người bệnh thở máy 46Bảng 3.2: Đặc điểm chung của người bệnh thở máy 49Bảng 3.3 Kết quả thực hiện chuẩn bị điều dưỡng trong quy trình hút đờm dãi 48Bảng 3.4 Kết quả thực hiện chuẩn bị dụng cụ trong quy trình hút đờm dãi 48Bảng 3.5 Kết quả thực hiện bước tiến hành kỹ thuật QT hút đờm dãi 51Bảng 3.6 Kết quả thực hiện chẩn bị người bệnh của QT vệ sinh răng miệng 52Bảng 3.7 Kết quả thực hiện chẩn bị dụng cụ của QT vệ sinh răng miệng 53Bảng 3.8 Kết quả thực hiện tiến hành kỹ thuật của QT vệ sinh răng miệng 54Bảng 3.9 Mối liên quan với nhóm tuổi của điều dưỡng viên 56

Trang 10

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Mô hình học thuyết Nightingale 33

Sơ đồ 1.2 Khung lý thuyết 35

Biểu đồ 3.1: Thời gian thực hiện các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng 47

Biểu đồ 3.2: Số lượng người bệnh được điều dưỡng chăm sóc/ngày 48

Biểu đồ 3.3 Kết quả thực hiện chuẩn bị người bệnh trong QT hút đờm dãi 50Biểu đồ 3.4 Kết quả thực hiện chuẩn bị người bệnh của QT vệ sinh răngmiệng 53

Biểu đồ 3.5 Phân loại mức độ thực hiện quy trình hút đờm dãi 55

Biểu đồ 3.6 Phân loại mức độ thực hiện QT vệ sinh răng miệng 55

Biểu đồ 3.7 Phân loại chung mức độ thực hiện hoạt động chăm sóc ngườibệnh thở máy của điều dưỡng 56

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Vệ sinh răng miệng và hút đờm dãi cho người bệnh đặt ống nội khíquản (NKQ) thở máy là hoạt động chăm sóc của điều dưỡng viên nhằm khaithông đường thở, đảm bảo hô hấp, phòng ngừa viêm phổi liên quan đến thởmáy cho người bệnh tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt [17] Hút đờm dãi và vệsinh răng miệng là công việc được điều dưỡng thực hiện thường quy tại cáckhoa Hồi Sức tích cực, đặc biệt là những người bệnh nặng và có thể ảnh hưởngtrực tiếp đến hiệu quả điều trị Nếu hút đờm kịp thời và đúng theo chuẩn nănglực đạt hiệu quả tốt làm sạch dịch tiết để khai thông đường hô hấp, duy trì sựthông khí; tạo thuận lợi cho sự lưu thông trao đổi khí và phòng tránh nhiễmkhuẩn do ứ đọng đờm, góp phần nhanh hồi phục [27] Còn ngược lại, nếu hútkhông theo quy trình có thể gây tai biến cho NB với 25% nhiễm khuẩn đườnghô hấp dưới và 3,3% NB bị tổn thương niêm mạc đường hô hấp [10].

Hoạt động thực hành chăm sóc răng miệng và hút đờm dãi cho ngườibệnh đặt ống nội khí quản thở máy của điều dưỡng viên sẽ ảnh hưởng đến kếtquả điều trị người bệnh [34] Theo nghiên cứu của Đặng Thị Quỳnh Hoa vàcộng sự (2021) chỉ ra rằng việc thực hiện tốt hoạt động chăm sóc răng miệngvà hút đờm dãi của điều dưỡng giúp giảm 4,93 lần nguy cơ viêm phổi chongười bệnh đặt ống nội khí quản thở máy [14] Bởi vậy, người điều dưỡng cầnđược đào tạo, giám sát để thực hiện đầy đủ kỹ thuật hút đờm dãi và vệ sinhrăng miệng cho người bệnh đặt ống nội khí quản thở máy [23], [24], [26], [29],[33], [37].

Tuy nhiên, trên thực tế các nghiên cứu đã chỉ ra việc thực hiện các quytrình kỹ thuật hút đờm dãi, vệ sinh răng miệng của điều dưỡng vẫn còn một sốbước chưa đạt yêu cầu Như nghiên cứu của Phạm Thanh Hải (2018) cho thấykhi điều dưỡng viên thực hiện quy trình kỹ thuật hút đờm dãi, vệ sinh răng

Trang 12

miệng cho người bệnh thường thực hiện không đạt các bước: sử dụng dungdịch Chlohexidin, tuân thủ vệ sinh tay, thời gian hút đờm [11] Nghiên cứucủa Nguyễn Bích Hoàng và cộng sự (2018) tỷ lệ tuân thủ vệ sinh răng miệngvà hút đờm dãi cho người bệnh nhi thở máy của điều dưỡng mức độ trung bìnhlà 87,5%, mức độ khá là 12,5% và không có mức độ tốt [19].

Tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh VĩnhPhúc, kỹ thuật hút đờm dãi và vệ sinh răng miệng là công việc được điều dưỡngthực hiện thường xuyên Nhằm đánh giá mức độ tuân thủ quy trình chăm sóc vệsinh răng miệng và hút đờm dãi của điều dưỡng từ đó đề xuất các biện pháp canthiệp để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên

cứu: “Thực trạng thực hành chăm sóc răng miệng, hút

đờm dãi cho người bệnh đặt nội khí quản thở máy của điều dưỡng tạibệnh viện Đa Khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2023”.

Trang 13

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Mô tả thực trạng thực hành chăm sóc răng miệng, hút đờm dãi chongười bệnh đặt nội khí quản thở máy của điều dưỡng tại bệnh viện Đa Khoatỉnh Vĩnh Phúc năm 2023.

2 Xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành chăm sóc răng miệng,hút đờm dãi cho người bệnh đặt nội khí quản thở máy của điều dưỡng tại bệnhviện Đa Khoa tỉnh Vĩnh Phúc.

Trang 14

1.1.2 Phân loại: Thở máy qua ống nội khí quản được chia làm hai loại

chính - Hô hấp nhân tạo thể tích:

Đưa vào người bệnh một thể tích lưu thông được ấn định trước trênmáy Loại này được bao gồm các phương thức: Thông khí nhân tạo điều khiển(CMV); Thông khí nhân tạo bắt buộc ngắt quãng (IMV); Thông khí nhân tạobắt buộc đồng thì (SIMV).

- Hô hấp nhân tạo áp lực:

Là phương thức thông khí nhân tạo hỗ trợ bằng áp lực tạo nên một thểtích lưu thông Vt thay đổi tùy theo nội lực của người bệnh.

Hô hấp nhân tạo hỗ trợ toàn phần tạo ra một phương thức thông khínhân tạo áp lực dương (PPV) không bắt buộc người bệnh phải tham gia vàoquá trình thông khí phế nang.

Hô hấp nhân tạo hỗ trợ một phần tạo ra một phương thức thông khí nhântạo áp lực dương bắt buộc người bệnh phải tham gia một phần vào quá

Trang 15

trình thông khí phế nang Hô hấp nhân tạo hỗ trợ một phần được thực hiệntrong các phương thức IMV, SIMV và PSV.

1.1.3 Mục đích và chỉ định của thở máy qua ống nội khí quản

Mục đích chủ yếu của thở máy nhằm cung cấp sự trợ giúp nhân tạo vàtạm thời về thông khí và oxy hóa Ngoài ra thở máy còn nhằm chủ động kiểmsoát thông khí khi có nhu cầu nhu dùng thuốc mê để vô cảm (trong gây mêtoàn thân qua nội khí quản), thuốc an thần gây ngủ, làm giảm áp suất nội sọngay lập tức trong điều trị tụt não do tăng áp lực nội sọ, hoặc cho phép làm thủthuật như nội soi khí phế quản, hút rửa phế quản.

Chỉ định: Cơn ngừng thở, suy hô hấp cấp, hỗ trợ hô hấp giảm bớt côngcơ hô hấp, hỗ trợ hô hấp để giảm bớt gánh nặng cho tim, hậu phẫu có biếnchứng hô hấp và tuần hoàn.

1.2 Tổng quan về chăm sóc người bệnh đặt ống nội khí quản thở máy.*Nguyên tắc chăm sóc NB đặt ống NKQ thở máy trong bệnh viện:

- Người bệnh là trung tâm của công tác chăm sóc nên phải được chăm sóc toàn diện, liên tục, đảm bảo hài lòng, chất lượng và an toàn [3].

- Các hoạt động chăm sóc, theo dõi người bệnh do điều dưỡng viên thựchiện và chịu trách nhiệm [3].

- Can thiệp điều dưỡng phải dựa trên cơ sở các yêu cầu chuyên môn và sự đánh giá nhu cầu của mỗi người bệnh để chăm sóc phục vụ [3].

- Phân cấp chăm sóc người bệnh trong bệnh viện

+ Người bệnh chăm sóc cấp I: là người bệnh nặng, nguy kịch, hôn mê,suy hô hấp, suy tuần hoàn, phải nằm bất động và yêu cầu có sự chăm sóc, theodõi toàn diện, liên tục của người điều dưỡng viên.

+ Người bệnh cần chăm sóc cấp II: là người bệnh có những khó khăn,hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày và cần sự theo dõi, hỗtrợ của điều dưỡng viên

+ Người bệnh cần chăm sóc cấp III: Là người bệnh tự thực hiện được

Trang 16

các hoạt động hàng ngày và cần sự hướng dẫn chăm sóc của người điều dưỡng.

Quyết định số 3671/QĐ-BYT của Bộ Y tế năm 2012 “Hướng dẫn phòngngừa viêm phổi bệnh viện trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” và Quyếtđịnh số 1904/QĐ-BYT của Bộ Y tế năm 2014 “Hướng dẫn quy trình kỹ thuậtchuyên ngành Hồi sức-Cấp cứu và Chống độc” yêu cầu chăm sóc người bệnh

đặt ống nội khí quản thở máy cần thực hiện các công việc sau [5], [6]:

- Hút sạch chất tiết ở vùng miệng, hầu họng trước khi đặt và rút ống nội khí quản Với nội khí quản có bóng chèn phải hút trước khi xả bóng chèn.

- Ngừng cho ăn qua ống sonde dạ dày và rút ống nội quản khi hết chỉđịnh đặt

- Chú ý cố định tốt ống nội khí quản sau khi đặt

- Dẫn lưu và đổ thường xuyên nước đọng trong dây thở, bộ phận chứa nước đọng, bẫy nước

- Khi hút đờm chú ý thao tác tránh làm chảy nước ngược từ dây thở vào ống nội khí quản

- Dây thở phải để ở vị trí thấp hơn phần trên của ống nội khí quản- Sử dụng nước vô khuẩn để cho vào bộ làm ẩm của máy thở Không được đổ nước trên mức vạch quy định

*Hoạt động hút đờm dãi:

Kỹ thuật (KT) hút đờm là một trong những KT cơ bản trong chăm sócngười bệnh (CSNB), đặc biệt trong hồi sức cấp cứu những NB nặng, bệnh cấpcứu Hút đờm là dùng một ống thông đưa vào đường hô hấp NB nhằm mụcđích hút sạch dịch xuất tiết để thông đường hô hấp Hút đờm bao gồm 2 đườnghút là hút mũi họng hoặc miệng họng (đường hô hấp trên) và hút khí quản(đường hô hấp dưới) Hút đường hô hấp dưới cần được thực hiện với một trìnhđộ và tay nghề cao hơn, vì thế kỹ thuật này chỉ được tiến hành trong nhữngtình huống đặc biệt và phải do ĐD chuyên khoa hoặc ĐD có kinh

Trang 17

nghiệm tiến hành Tất cả các trường hợp hút đờm đều phải áp dụng nguyên tắcvô khuẩn để không đưa vi sinh vật vào trong thanh quản, khí quản và phế quảnnhằm tránh gây nhiễm khuẩn đường hô hấp Nhằm hạn chế việc hút liên tụclàm tăng khoảng chết sẵn có trong miệng hầu và khí quản, việc này dẫn tới hậuquả làm gia tăng tình trạng thiếu oxy cho NB thì thời gian hút đờm trung bìnhcho một trường hợp thường là 11,9 ± 6,9 phút và qua nội khí quản là 8,0 ± 4,2phút.

Hút đờm dãi ở người bệnh đặt ống NKQ thở máy là thủ thuật quantrọng để loại bỏ chất tiết đường hô hấp trong khí quản người bệnh thở máy đểphòng ngừa nguy cơ viêm phổi [4], [5], [6].

Hút đờm giúp duy trì sự thông thoáng đường dẫn khí đảm bảo trao đổioxy và thải CO2 của người bệnh tốt hơn Hút đờm dãi kết hợp cùng vỗ runglồng ngực giúp thải đờm từ các phế quản nhỏ hơn ra phế quản lớn hơn, giúplàm sạch đường hô hấp của người bệnh Tuy nhiên việc đưa ống thông từ bênngoài vào phổi người bệnh có thể làm gia tăng nguy cơ đưa vi khuẩn nhậpnhập vào phổi do đó phải đảm bảo vô khuẩn khi thực hiện quy trình kỹ thuậthút đờm dãi [4], [5], [6].

Ở những người bệnh đặt ống NKQ thở máy bệnh cảnh thường đa dạng:tình trạng bệnh nặng, nhiều bệnh phối hợp, suy dinh dưỡng, suy giảm hệ thốngmiễn dịch, giảm phản xạ ho do đặt ống NKQ Mặt khác, thở máy là một quátrình đi ngược lại với hô hấp sinh lý của người bệnh Trong khi ở người bìnhthường khi hít vào thì áp lực trong phế nang là âm thì ở người bệnh thở máy áplực lại là dương Hơn nữa đối với người bệnh thở máy thường có tình trạng suyhô hấp nặng nên có nhiều rối loạn trong điều khiển nhịp thở Tần số thở tănglên, nhu cầu về thời gian thở vào, thời gian thở ra, thể tích mỗi chu kỳ thở thayđổi, trong khi tần số thở, thể tích khí lưu thông của máy thở do bác sĩ cài đặt,vì thế có thể dẫn đến sự không đồng bộ giữa máy thở và người bệnh (khángmáy thở) Để giải quyết vấn đề này, người bệnh được chỉ định sử

Trang 18

dụng thuốc an thần, giãn cơ vì thế phản xạ ho khạc của người bệnh bị ức chếdẫn đến tình trạng không đào thải được các chất tiết đường hô hấp Nhiềungười bệnh do tình trạng bệnh lý hôn mê sâu, liệt cơ hô hấp cũng sẽ mất cácphản xạ ho khạc Tình trạng này đòi hỏi người điều dưỡng phải thực hiện kỹthuật hút đờm dãi thường xuyên cho người bệnh [4], [5], [6].

Mục đích của hút đờm dãi: Làm sạch dịch tiết, khai thông đường

thở, duy trì sự thông thoáng; Lấy dịch tiết phục vụ các mục đích chẩn đoán;Phòng ngừa nhiễm khuẩn và xẹp phổi do ứ động đờm; Kích thích phản xạ ho

tống đờm ra ngoài [4], [5], [6].

Hoạt động chăm sóc răng miệng:

Theo học thuyết điều dưỡng của Virginia Henderson, người bệnh có 14nhu cầu cơ bản cần đáp ứng trong quá trình điều trị tại bệnh viện Thực hànhđiều dưỡng chính là đáp ứng đủ 14 nhu cầu này của người bệnh Hoạt độngchăm sóc răng miệng cho người bệnh là người điều dưỡng đang đáp ứng mộttrong nhu cầu thiết yếu của người bệnh đó là nhu cầu vệ sinh cá nhân Chămsóc răng miệng cho người bệnh nhằm mục đích sau:

- Giúp người bệnh thoải mái, dễ chịu vì thói quen vệ sinh hàng ngày được thỏa mãn.

- Giữ răng miệng người bệnh luôn sạch và ướt giúp ngăn ngừa sự nhiễmtrùng ở miệng.

- Phòng ngừa các bệnh về răng miệng: sâu răng, nha chu, viêm nướu…- Hạn chế sự lây nhiễm toàn diện trong trường hợp có vết thương ởmiệng.

- Giúp người bệnh ăn ngon miệng.

Hoạt động chăm sóc răng miệng là thực hiện kỹ thuật vệ sinh răngmiệng bằng bàn chải hoặc gạc và dung dịch rửa của người điều dưỡng chongười bệnh thở máy qua ống NKQ để răng miệng sạch sẽ, giúp cho người

Trang 19

bệnh thoải mái, dễ chịu, phòng ngừa viêm đường hô hấp trên dẫn tới viêm phổi[4], [5], [6].

Phân loại chăm sóc răng mi ệng: Gồm có 2 biện pháp chăm sóc răngmiệng là chăm sóc răng miệng thông thường và chăm sóc răng miệng đặc biệt.Chăm sóc răng miệng thông thường: áp dụng cho tất cả những trường hợpngười bệnh tỉnh táo nhưng không đi lại được Chăm sóc răng miệng đặc biệt:áp dụng cho những người bệnh tự hớp nước được nhưng không tự làm đượcnhư sốt cao, bệnh nặng hoặc những người bệnh không tự hớp nước được,không tự làm được như gãy xương hàm, người bệnh hôn mê Đối với ngườibệnh có vết thương ở miệng: soạn dụng cụ và tiến trình kỹ thuật tuỳ theo tìnhtrạng bệnh giống như những trường hợp trên, nhưng soạn dụng cụ và thực hiệnkỹ thuật theo phương pháp vô khuẩn.

Chăm sóc răng miệng được thực hiện cho người bệnh có thở máy quanội khí quản nhằm mục đích ngăn ngừa các tổn thương vùng má miệng, hầuhọng, khí quản để nâng cao chất sức khỏe răng miệng cho người bệnh, tăngcường thông khí và giảm nguy cơ viêm phổi liên quan máy thở Trong đó tiêuchuẩn của vệ sinh răng miệng đó là phải duy trì được tình trạng sức khỏe răngmiệng cho người bệnh ở trạng thái khỏe mạnh Sức khỏe răng miệng được coilà yếu tố nguy cơ của người có thể thay đổi bởi vì các nghiên cứu can thiệptrước đây đã chứng minh rằng cung cấp dịch vụ chăm sóc răng miệng chongười bệnh có đặt nội khí quản có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng sứckhỏe răng miệng Sức khỏe răng miệng được định nghĩa là tình trạng của hầuhọng bao gồm răng, nướu, niêm mạc miệng, và miễn dịch miệng được cungcấp bởi nước bọt và tích tụ mảng bám răng Ở bệnh nhân sức khỏe răng miệngkém, mảng bám tích tụ dọc theo bề mặt nướu dẫn đến sự xâm nhập của vikhuẩn, nhiễm trùng và viêm nướu và các cấu trúc xung quanh được gọi là bệnhnha chu Viêm phổi do vi khuẩn ở những bệnh nhân mắc bệnh nha chu là kếtquả của sự nhiễm vi trùng của vi khuẩn vòm họng, tạo ra các mảng bám

Trang 20

cao hơn vào đường hô hấp dưới Sức khỏe răng miệng sau đặt nội khí quảnquản đề cập đến các mảng bám răng tích lũy sau khi đặt ống nội khí quản bằngmiệng được đưa vào vòm họng Sự hiện diện của ống nội khí quản trong vòmhọng của bệnh nhân HSTC làm tăng bệnh nhân nguy cơ viêm phổi vì nó cungcấp một con đường trực tiếp cho vi khuẩn xâm chiếm mảng bám răng vàođường hô hấp dưới Mảng bám răng của bệnh nhân HSTC đã được chứngminh là bị nhiễm khuẩn qua đườ ng hô hấp mầm bệnh như Pseudomonasaeruginosa và Staphylococcus kháng methicillin aureus nhận thấy rằng khoảng40% bệnh nhân HSTC có mảng bám răng bị nhiễm khuẩn bởi mầm bệnhđường hô hấp và các mầm bệnh đường hô hấp trong mảng bám răng có liênquan đến bệnh viện viêm phổi Hoạt động chăm sóc răng miệng của người điềudưỡng cho người bệnh thở máy qua ống NKQ giúp người bệnh phòng ngừabệnh về răng miệng như: Sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,… [4], [5].

Chăm sóc: Là hoạt động cung cấp các hỗ trợ đặc biệt như đảm bảo an

toàn, nhu cầu thể chất, tinh thần và vệ sinh cho người bệnh.

Người bệnh đặt ống nội khí quản thở máy:

Theo luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, Người bệnh là người sửdụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Người bệnh đặt ống nội khí quản thở máy là người bệnh sử dụng biệnpháp thông khí nhân tạo để đảm bảo hô hấp khi người bệnh chưa thể tự thởđược, giúp tăng cường trao đổi oxy và thuận tiện cho việc chăm sóc hô hấp.

Điều dưỡng: Là một môn nghệ thuật và khoa học nghiên cứu cách

chăm sóc bản thân khi cần thiết, chăm sóc người khác khi họ không thể tựchăm sóc Tuy nhiên tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà định nghĩa về điềudưỡng được đưa ra khác nhau [3].

Theo Hội điều dưỡng thế giới năm 1973: Điều dưỡng là chăm sóc và

Trang 21

hỗ trợ người bệnh thực hiện các hoạt động hàng ngày Chức năng nghề nghiệpcơ bản của người điều dưỡng là hỗ trợ các hoạt động nâng cao, phục hồi sứckhỏe của bệnh nhân hoặc người khỏe, cũng như làm cho cái chết được thanhthản mà mỗi cá nhân có thể thực hi ện được nếu như họ có đủ sức khỏe, ý chívà kiến thức, giúp đỡ các cá thể sao cho họ có thể đạt được sự độc lập về chămsóc.

Theo quyết định 41/2005/ QĐ-BNV ngày 22 tháng 4 năm 2005 của BộNội Vụ: Điều dưỡng viên là viên chức, chuyên môn, kỹ thuật ngành y tế, tổchức thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và các kỹ thuật điều dưỡngchuyên khoa tại các cơ sở y tế.

Theo Virginia Handerson 1960: “Chức năng duy nhất của người điềudưỡng là hỗ trợ các hoạt động nâng cao hoặc phục hồi sức khỏe của ngườibệnh hoặc người khỏe, hoặc cho cái chết được thanh thản mà mỗi cá thể có thểtự thực hiện nếu họ có sức khỏe, ý chí và kiến thức Giúp đỡ các cá thể sao chohọ đạt được sự độc lập càng sớm càng tốt”

Theo tài liệu hướng dẫn đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh củaHội điều dưỡng Việt Nam năm 2021 nêu rõ: Chăm sóc điều dưỡng là nhữngchăm sóc chuyên môn của người điều dưỡng đối với người bệnh từ khi vàoviện đến khi ra viện Các hoạt động đó gồm có: chăm sóc thể chất, tinh thần,dinh dưỡng, lập kế hoạch chăm sóc, theo dõi, sử dụng thuốc, phục hồi chứcnăng, giáo dục sức khỏe cho người bệnh Chăm sóc điều dưỡng bắt đầu từ lúcngười bệnh đến khám, vào viện và cho đến khi người bệnh được ra viện,chuyển viện hoặc tử vong Quy trình điều dưỡng là phương pháp khoa họcđược áp dụng trong lĩnh vực điều dưỡng để thực hiện chăm sóc người bệnh cóhệ thống và đảm bảo liên tục, an toàn, hiệu quả Quy trình điều dưỡng gồm cácbước: Nhận định, chẩn đoán điều dưỡng, lập kế hoạch thực hiện, đánh giá kếhoạch thực hiện Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật sỏi ống mật chủ dẫn lưuKehr là các hoạt động chăm sóc của người điều dưỡng nhằm đảm bảo các

Trang 22

nhu cầu cơ bản của người bệnh, phát hiện các biến chứng đưa ra các can thiệpphù hợp kịp thời và giáo dục nâng cao sức khỏe cho người bệnh

Thông tư 31/2021/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởngBộ Y tế về Quy định hoạt động điề u dưỡng trong bệnh viện nêu rõ [3]: Chămsóc điều dưỡng là việc nhận định, can thiệp chăm sóc, theo dõi nhằm đáp ứngcác nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh về: hô hấp, tuần hoàn, dinh dưỡng, bàitiết, vận động và tư thế, ngủ và nghỉ ngơi, mặc và thay đồ vải, thân nhiệt, vệsinh cá nhân, môi trường an toàn, giao tiếp, tín ngưỡng, hoạt động, giải trí vàkiến thức bảo vệ sức khỏe.

1.3 Vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc răng miệng và hút đờmdãi cho người bệnh đặt ống nội khí quản thở máy

Hoạt động chăm sóc răng miệng và hút đờm dãi cho người bệnh đặt ốngNKQ thở máy là hoạt động chăm sóc cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trongcông việc chăm sóc người bệnh toàn diện, giúp đánh giá được tình trạng hôhấp của người bệnh, kiểm soát thông khí, tạo sự thoải mái, từ đó phòng ngừanhiễm khuẩn bệnh viện cho người bệnh [3].

Hút đờm nhằm mục đích làm thông thoáng đường hô hấp và hạn chếnhiễm khuẩn vì vai trò của thông khí rất quan trọng trong quá trình hô hấp, NBtrong tình trạng bình thường có khả năng ho khạc để tống hết đờm giúp đườnghô hấp được thông và đảm bảo oxy được cung cấp đầy đủ cho cơ thể

[1] Khi NB không có khả năng ho, khạc, đường thở bị tắc nghẽn gây ứ đọngcản trở thông khí, làm tăng khả năng viêm nhiễm và chính tình trạng này lạilàm nặng thêm sự tắc nghẽn và giảm khả năng cung cấp khí oxy cho cơ thể.Trước tình huống trên, nếu hút đờm kịp thời và đúng qui trình, đạt hiệu quả 6tốt đã làm sạch dịch tiết để khai thông đường hô hấp, duy trì sự thông khí; tạothuận lợi cho sự lưu thông trao đổi khí và phòng tránh nhiễm khuẩn do ứ đọngđờm đồng thời cũng hạn chế những chi phí cho NB [8], [10] Còn ngược lại,nếu hút không đúng phương pháp hoặc không tuân thủ vô khuẩn có thể gây

Trang 23

tai biến cho NB như: nhiễm khuẩn đường hô hấp, thiếu oxy, tổn thương niêmmạc đường hô hấp, chậm nhịp tim Các nghiên cứu đã chỉ ra tai biến liên quanđến hút đờm có thể gây cho NB như 25% nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới và3,3% NB bị tổn thương niêm mạc đường hô hấp do kỹ năng thực hành, sự tuânthủ qui trình hút đờm (điều chỉ nh áp lực hút) của ĐD chưa tốt [8], [10].

Hoạt động hút đờm dãi cho người bệnh đặt ống NKQ thở máy của điềudưỡng giúp loại bỏ đờm, dịch tiết nơi mà mầm bệnh có thể khu trú ở xungquanh các cấu trúc giải phẫu như dạ dày, xoang, mũi họng và miệng hầu, vớisự biến đổi của vi sinh vật bình thường thành các chủng độc lực cao hơn [9].

Điều dưỡng có vai trò quan trọng trong chăm sóc hút đờm Vì thế, muốnlàm tốt công tác chăm sóc thì ĐD phải chủ động đưa ra quyết định, tự tin,không ngừng học tập để trau dồi năng lực chuyên môn, không ngừng nghiêncứu cải thiện chất lượng chăm sóc cho bản thân Trong chăm sóc NB hút đờm,ĐD có 2 vai trò chính cần phải thực hiện tốt là: Làm thông thoáng đường thở:Nhận định tình trạng ứ đọng đờm, đánh giá và phân loại hút đờm, lựa chọnphương pháp hút phù hợp Phòng ngừa nhiễm khuẩn: Phải tuân thủ nguyên tắcvô khuẩn khi thực hiện kỹ thuật, hút sạch đờm hiệu quả, phòng ngừa lây nhiễmchéo, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho NB, theo dõi tình trạng NB và phát hiện kịpthời dấu hiệu bất thường để xử lý [11], [12], [17] Trong những trường hợp NBtăng tiết đờm nhớt, người ĐD phải sử dụng kỹ thuật hút đờm để làm thôngthoáng đường thở cho NB Tùy thuộc vào nhận định thực tế NB và yêu cầuđiều trị của bác sĩ mà có số lần hút khác nhau, thông thường khi quan sát hoặckỹ thuật nghe nếu xác định thấy dịch tiết đường hô hấp nhiều thì cần phải hútđờm cho NB Số lượng đờm nhiều hay ít còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh lýcủa NB, do vậy không thực hiện kỹ thuật hút thường quy cho tất cả NB 1 – 2giờ/lần Thực tế cho thấy hiệu quả chất lượng chăm sóc phụ thuộc vào năng lựcvà kỹ thuật chăm sóc của ĐD Thay đổi thực hành ĐD dựa trên bằng chứngngày càng được yêu cầu trong lĩnh vực

Trang 24

chăm sóc sức khỏe Mặc dù chúng ta biết rằng thực hành dựa trên bằng chứngcó thể cải thiện hiệu quả và tác động đến chăm sóc sức khỏe cho NB, nhưng cónhững ảnh hưởng đến việc thực hành ĐD như áp lực công việc quá tải, sự phảnkháng bản thân với sự thay đổi về thực hành dựa trên bằng chứng, quá trìnhquản lý chưa tốt và thiếu đánh giá thông tin chất lượng là những yếu tố cản trởtrong việc thay đổi quan điể m thực hành mới [25], [28] Hoạt động hút đờmdãi cho người bệnh đặt ống NKQ thở máy của điều dưỡng còn kiểm soát đượctình trạng viêm đường hô hấp của người bệnh nhờ phân tích được cơ chế gâyviêm: Bộ máy hô hấp có nhiều cơ chế tự bảo vệ khỏi các tác nhân gây bệnhnhư cấu trúc giải phẫu vùng họng, các phản xạ ho, dịch tiết phế quản, hệ thốngvi nhung mao bề mặt, các tế bào miễn dịch, các đại thực bảo phế nang và bạchcầu trung tính Khi các hệ thống này hoạt động và phối hợp với nhau, sự xâmnhập của các tác nhân gây bệnh sẽ bị hạn chế và không có biểu hiện lâm sàng,nhưng khi cơ chế này bị suy giảm, phản ứng viêm sẽ xảy ra Việc đặt ốngNKQ không những phá vỡ cấu trúc tự bảo vệ của vùng họng mà còn làm chovi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào phổi thông qua dịch ứ đọng và thẩm lậu xungquanh bóng chèn của ống NKQ Điều này xảy ra ở đa số người bệnh có đặt ốngNKQ thở máy và nếu người bệnh nằm ngửa sẽ tăng khả năng hít phải đờm dãi.Nếu người bệnh không được hút đờm dãi sẽ dẫn đến tình trạng viêm phổi [9].

Theo nghiên cứu của Trần Thị Nhung (2016) có 96,8% người bệnh đặtống NKQ thở máy có tăng tiết đờm dãi [27] Đờm dãi ứ đọng trong đường hôhấp, trong ống NKQ, thậm chỉ cả ở trong khoang miệng lâu ngày gây viêm Vikhuẩn có trong môi trường cũng dễ dàng xâm nhập vào miệng gây viêm đườnghô hấp trên.

Nghiên cứu của Cao Xuân Quang tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chothấy hoạt động chăm sóc của điều dưỡng sử dụng ống hút đờm kín và ống hútđờm hở để hút đờm dãi cho người bệnh đặt ống NKQ thở máy giúp giảm tỷ lệnhiễm các loại vi khuẩn lên tới 40% [30].

Trang 25

Trong nghiên cứu của Đào Hữu Hưng (2020) Hoạt động chăm sóc vệsinh răng miệng của điều dưỡng cho người bệnh đặt ống NKQ thở máy 3lần/ngày giúp cải thiện tình trạng viêm phổi liên quan đến thở máy hơn 1lần/ngày: Sốt giảm từ 20,8% xuống còn 13,3%; Đờm mủ giảm từ 16,7% xuốngcòn 3,3%; Ran ẩm giảm từ 87,5% xuống còn 30%; hình ảnh tổn thương phổigiảm từ 66,7% xuống còn 20%; tần suất xuất hiện viêm phổi liên quan thở máygiảm từ 37,5% xuống 13,3% [13].

*Chất lượng chăm sóc của người điều dưỡng:

Điều dưỡng là lực lượng cán bộ chuyên môn cung cấp các dịch vụ chămsóc trong suốt quá trình người bệnh đến khám và điều trị, là những người trựctiếp làm việc với người bệnh lâu nhất, cung cấp các dịch vụ chăm sóc liên tục24h/ngày nên người điều dưỡng có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo và nângcao chất lượng chăm sóc người bệnh [3], [7], [15], [22] Theo Tổ chức Y tế thếgiới, chăm sóc sức khỏe do điều dưỡng viên thực hiện là một trong những trụcột của hệ thống dịch vụ y tế Bởi vậy, muốn nâng cao chất lượng dịch vụ y tếphải quan tâm nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động chăm sóc củangười điều dưỡng.

Dựa trên nguyên tắc chất lượng lấy người bệnh làm trung tâm, lấy sựmong muốn và sự hài lòng của người bệnh làm mục tiêu để xác định và đánhgiá chất lượng chăm sóc người bệnh đặt ống nội khí quản thở máy gồm các nộidung:

- Người bệnh được đáp ứng các nhu cầu về thể chất, tinh thần và tìnhcảm Một cơ sở y tế ngoài việc tập trung vào dịch vụ y tế còn tập trung đápứng nhu cầu người bệnh như sự tiếp đón, sự sạch sẽ, sự yên tĩnh, sự thoải mái[3], [7].

- Người bệnh được điều trị, chăm sóc đảm bảo an toàn, hiệu quả liên tụcvà kịp thời Không một ai chấp nhận chăm sóc y tế trông một môi trườngkhông an toàn và kém hiệu quả An toàn là chỉ số thiết yếu trong y tế và là

Trang 26

nền tảng của chất lượng chăm sóc Chăm sóc y tế không đảm bảo an toàn cóthể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng của người bệnh vàgây tổn hại đến danh tiếng của cơ sở y tế trong cộng động Mặt khác chăm sócy tế phải được cung cấp liên tục và kịp thời mới có hiệu quả Chăm sóc là mộtquá trình có sự bắt đầu, sự thực hi ện, sự đánh giá và liên tục theo dõi kể cả khingười bệnh đã khỏi bệnh ra viện Sự chăm sóc ngắt quãng và một hệ thốngchuyển tuyến thiếu sự gắn kết không phải là hệ thống chất lượng chăm sóc tốt[15], [22].

- Người bệnh được chăm sóc bởi những người điều dưỡng có chuyênmôn, kiến thức cập nhật và thực hành dựa vào bằng chứng khoa học Việccung cấp dịch vụ chăm sóc đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao của người hànhnghề điều dưỡng Người điều dưỡng cần phải thực hiện: làm đúng việc, đúngcách, đúng thời gian, làm đúng ngay từ lần đầu, tốt hơn ở những lần tiếp theo.Để đảm bảo chất lượng chăm sóc, người điều dưỡng cần được đào tạo và tậphuấn để có năng lực đáp ứng những đòi hỏi của công việc Vì vậy chất lượngchăm sóc người bệnh gắn liền với trình độ và năng lực chuyên môn của ngườiđiều dưỡng [3].

- Người bệnh được chăm sóc, điều trị trong sự hợp tác của nhóm chămsóc Quan hệ giữa các thành viên trong nhóm chăm sóc vì thế đóng một vai tròlớn trong việc hình thành quy trình chăm sóc và đảm bảo chất lượng chăm sócngười bệnh.

- Người bệnh được người điều dưỡng viên chăm sóc trong môi trường thân thiện và có y đức, người bệnh sẽ luôn hài lòng với chất lượng chăm sóc.

1.4 Nội dung hoạt động thực hành chăm sóc răng miệng và hút đờm dãi cho người bệnh đặt ống nội khí quản thở máy của điều dưỡng viên

1.4.1 Hút đờm dãi

Hút đường hô hấp trên: Kỹ thuật được áp dụng trong trường hợp người bệnh có khả năng ho tốt nhưng không có khả năng khạc nhổ đờm hay khả

Trang 27

năng nuốt Do đó, kỹ thuật này đượ c thực hiện sau khi người bệnh ho Khôngcần phải hút nữa khi lượng dịch ti ết trong đường hô hấp, phổi giảm, ngườibệnh bớt mệt, có khả năng khạc và nuốt [1], [3], [4].

Hút đường hô hấp dưới: Kỹ thuật được tiến hành qua ống nội khí quảnhay canun mở khí quản, trong những trường hợp này đường kính của ống hútkhông nên lớn hơn một nửa đường kính trong của đường thở nhân tạo Trongkhi đưa ống hút xuống sâu phía dưới đường hô hấp không được dùng áp lựchút và áp lực hút phù hợp trong khoảng 120 đến 180 mm Hg nhằ m đảm bảohút dịch tiết xong không làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp Khi rút ốnghút ra không được rút liên tục mà cần phải xoay ống hút để hút được hết dịchtiết dính ở các cạnh của ống nội khí quản [5], [6].

Kỹ thuật hút mở là kỹ thuật hút có sử dụng ống hút vô khuẩn và ống hútnày được mở ra tại thời điểm hút, điều dưỡng viên phải mang găng vô khuẩnkhi tiến hành kỹ thuật Kỹ thuật hút kín liên quan đến việc sử dụng ống hút đanăng Hút kín được áp dụng cho người bệnh cần có sự thông khí cơ học để hỗtrợ cho hệ thống hô hấp là do khi thực hiện kỹ thuật này cho phép cung cấpoxy liên tục trong khi hút dịch và làm giảm nguy cơ gây nên bão hòa oxy thấp[5], [6].

* Kỹ thuật hút đờm dãi:

Theo quy định của Bộ Y tế về hoạt động của điều dưỡng trong bệnhviện (2021); Quyết định số 3671/QĐ-BYT về hướng dẫn phòng ngừa viêmphổi bệnh viện trong các cơ sở khám chữa bệnh; Quyết định 1904/ QĐ-BYTvề hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành hồi sức cấp cứu [3], [4], [5],[6] và quyết định số 320/2020 của Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc áp dụngbảng kiểm quy trình kỹ thuật chuyên ngành hồi sức kỹ thuật hút đờm dãi chongười bệnh đặt ống nội khí quản thở máy cần được thực hiện:

- Bệnh nhân thở máy cần được hút đờm thường xuyên, tránh tắc đờm dãi gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trang 28

- Thao tác hút đờm ở bệnh nhân thở máy có thể gây ra những nguy cơsau:

+ Tổn thương niêm mạc đường hô hấp.+ Thiếu Oxy cấp.

+ Ngừng tim.+ Ngừng thở.+ Xẹp phổi.

+ Co thắt khí phế quản.+ Chảy máu phổi phế quản.+ Tăng áp lực nội sọ.

+ Tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp.- Hoạt động hút đờm dãi [3], [5]:

+ Chuẩn bị người bệnh: Thông báo và giải thích cho người bệnh hoặcngười nhà người bệnh để họ yên tâm, tin tưởng và hợp tác khi tiến hành kỹthuật, hướng dẫn người bệnh ho, thở sâu.

+ Chuẩn bị dụng cụ: Máy theo dõi: ECG, Monitor, SpO2; hệ thống hút,Oxy, Ambu, găng tay vô trùng, dây hút vô trùng (đường kính < 1/3 đường kínhnội khí quản), dung dịch NaCL 0,9% vô trùng.

+ Tiến hành: Điều dưỡng tiến hành (điều dưỡng tiến hành kỹ thuật hút đờm dãi).

Điều dưỡng: Bật máy hút điều chỉnh áp lực, đi găng tay, nối ống hútđờm với hệ thống hút Mở khóa hệ thống hút, nhẹ nhàng đưa ống hút vào chotới khi có sức cản thì rút ra khoảng 1 cm và ấn van hút Kéo nhẹ ống hút từ từra ngoài đồng thời xoay nhẹ ống hút.

Điều dưỡng: Hút lặp lại 3 tư thế cho tới khi sạch đờm (không quá 2phút) Tháo bỏ ống hút; phân loại rác thải; thu dọn dụng cụ; vệ sinh tay; ghichép hồ sơ chăm sóc người bệnh.

Trang 29

* Chăm sóc răng miệng

Theo quy định của Bộ Y tế về hoạt động của điều dưỡng trong bệnhviện (2021); Quyết định số 3671/QĐ-BYT về hướng dẫn phòng ngừa viêmphổi bệnh viện trong các cơ sở khám chữa bệnh; Quyết định 1904/ QĐ-BYTvề hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành hồi sức cấp cứu [3], [4], [5],[6] và quyết định số 320 năm 2020 của Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc ápdụng bảng kiểm quy trình kỹ thuật chuyên ngành hồi sức có vệ sinh răngmiệng cho người bệnh đặt ống nội khí quản thở máy cần được thực hiện:

- Vệ sinh răng miệng: Người bệnh cần được chăm sóc vệ sinh răngmiệng ít nhất 2 lần/ngày để phòng ngừa nhiễm khuẩn và phát hiện sớm nhữngbiến chứng do đặt ống nội khí quản.

- Hoạt động chăm sóc răng miệng [3], [5]:

+ Mục đích của vệ sinh răng miệng đặc biệt cho người bệnh thở máyqua ống NKQ: Giữ răng miệng người bệnh luôn sạch để phòng nhiễm khuẩnrăng miệng Vệ sinh răng miệng giúp chống nhiễm trùng trong trường hợp cótổn thương ở miệng Vệ sinh răng miệng giảm nguy cơ viêm phổi ở ngườibệnh có đặt nội khí quản (mở khí quản) Vệ sinh răng miệng giúp người bệnhthoải mái dễ chịu ăn ngon.

+ Chuẩn bị người bệnh: Thông báo và giải thích cho người bệnh hoặcngười nhà người bệnh để họ yên tâm, tin tưởng và hợp tác khi tiến hành kỹthuật Cho người bệnh nằm ngửa đầu cao 30o, đầu nghiêng một bên đối với người bệnh hôn mê.

+ Chuẩn bị dụng cụ: Găng sạch; Khay quả đậu; Que đè lưỡi; Ống hútđờm; Bơm tiêm 20ml: 01 cái; Bơm tiêm 10ml: 01 cái; Kim lấy thuốc: 01 cái;Dây hút silicon; Bàn chải đánh răng loại nhỏ; Cốc đựng nước; Túi nilon đựngđồ bẩn; Canuyn mở miệng; Kem đánh răng; Dung dịch xúc miêng; Khăn bôngnhỏ; Gạc củ ấu; Kìm Kocher không mấu; Khay chữ nhật; Natriclorua 0,9%chai 250 ml; Mũ: 01 cái; Khẩu trang: 01 cái; Dung dịch sát khuẩn tay

Trang 30

nhanh; Xà phòng rửa tay diệt khuẩ n; Dung dịch khử khuẩn sơ bộ; Máy theodõi: Cáp điện tim, Cáp đo SPO2, Cáp đo huyết áp liên tục, Bao đo huyết áp

Bước 7: Đặt người bệnh quay mặt về phía điều dưỡng.Bước 8: Đặt khay quả đậu cạnh má.

Bước 9: Mở miệng người bệnh, tháo răng giả nếu có.

Bước 10: Đánh răng cho người bệnh lần lượt các mặt răng: ngoài, trong,nhai.

Bước 11: Dùng xilanh hút dung dịch súc miệng Bơm rửa lại cho sạchmiệng người bệnh Với người bệnh không có răng hoặc có chấn thương vùngmiệng, xương hàm Vệ sinh miệng cho người bệnh bằng gạc củ ấu với dungdịch súc miệng.

Bước 12: Lau khô miệng cho người bệnhBước 13: Đặt người bệnh tư thế thích hợp.Bước 14: Thu dọn dung cụ, rửa tay.

Bước 15: Ghi hồ sơ bệnh án hoặc bảng theo dõi.+ Theo dõi và xử trí tai biến:

Theo dõi mạch, huyết áp, SpO2 trong và sau khi tiến hành vệ sinh răng miệng cho người bệnh

Theo dõi tình trạng miệng của người bệnh xem có biểu hiện viêm miệng.

Trang 31

Theo dõi ống nội khí quản hoặc mở khí quản có đúng vị trí không?Theo dõi và phát hiện sớm các tai biến và biến chứng của kỹ thuật.Xử trí khi người bệnh bị sặc dung dịch súc miệng: Xử trí hút sạch dungdịch trong miệng người bệnh

Xử trí khi có dị vật đường thở do gãy răng hoặc tụt răng giả: Kiểm trarăng yếu, tháo răng giả trước khi tiến hành kỹ thuật.

Xử trí khi có chảy máu chân răng hoặc tổn thương niêm mạc miệng:Theo dõi mức độ chảy máu, nếu chảy máu nhiều báo bác sỹ điều trị để có xửtrí kịp thời.

1.5 Các yếu tố liên quan đến thực hành chăm sóc răng miệng, hútđờm dãi cho người bệnh đặt nội khí quản thở máy.

Các nghiên cứu đã chỉ ra yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thựchành chăm sóc hút đờm dãi và vệ sinh răng miệng cho người bệnh thở máy quaống nội khí quản đó là điều dưỡng viên tại khoa hồi sức tích cực-chống độckhông có đủ thời gian ưu tiên cho kỹ thuật này nên thực hiện không đầy đủ Tỷlệ điều dưỡng viên so với số bệnh nhân thở máy cần phải chăm sóc tại cácbệnh viện ở Việt Nam trung bình là 1 điều dưỡng viên/4 người bệnh, nhiềubệnh viện tỷ lệ điều dưỡng so với số bệnh nhân phải chăm sóc còn thấp hơn.Tình trạng quá tải người bệnh tại các bệnh viện nói chung và tại khoa hồi sứctích cực nói riêng ở các bệnh viện công lập làm gia áp lực cho điều dưỡng.Thêm vào đó, khi người bệnh vào khoa hồi sức tích cực-chống độc ở tình trạngcác dấu hiệu sống đang bị đe dọa, lúc này người bệnh phải thực hiện các canthiệp khác để duy trì sự sống Điều này làm cho khối lượng công việc của điềudưỡng tăng cao, điều dưỡng không có đủ thời gian để tuân thủ thực hiện quytrình vệ sinh răng miệng và hút đờm dãi cho người bệnh Nhiều điều dưỡng chỉtập trung vào các công việc như thực hiện thuốc, ghi chép hồ sơ mà dễ quênhoặc làm không đẩy đủ các hoạt động của hút đờm dãi và vệ sinh răng miệngcho người bệnh [10], [11].

Trang 32

Một nghiên cứu khác về việc chăm sóc răng miệng ở bệnh nhân có nộikhí quản chỉ ra rằng việc việc chăm sóc bệnh nhân ở các đơn vị hồi sức tíchcực-chống độc là vô cùng khó khăn vì bệnh nhân có nhiều nguy cơ đặc biệt lànguy cơ viêm phổi liên quan đến thở máy ở những người bệnh có đặt nội khíquản thở máy Việc cung cấp thông tin cũng như chương trình đào tạo cụ thểvề chăm sóc răng miệng ngăn ngừa biến chứng này là vô cùng cần thiết [13].Các điều dưỡng được đào tạo ở trình độ chuyên môn cao sẽ có đầy đủ các kiếnthức về chăm sóc người bệnh đặt ống nội khí quản thở máy Điều dưỡng

ở trình độ đại học, sau đại học được trang bị các phương pháp nghiên cứu khoahọc, thực hành dựa vào bằng chứng…trong quá trình chăm sóc người bệnh thởmáy sẽ tự tin đưa ra các quyết định can thiệp điều dưỡng phù hợp cho ngườibệnh Khi người điều dưỡng viên được đào tạo ở trình độ đại học và sau đạihọc thì việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật tốt hơn do bản thân điều dưỡngnhận thức được vai trò quan trọng của việc phải thực hiện đầy đủ các kỹ thuậtđó đối với người bệnh [13], [14], [16], [17], [24] Bên cạnh đó tác giả cũng chỉra rằng thâm niên làm việc tại khoa Hồi sức tích cực của điều dưỡng viên liênquan đến việc tuân thủ thực hiện các kỹ thuật chăm sóc Bằng trải nghiệm củabản thân điều dưỡng viên qua các ca bệnh khác nhau trong thời gian làm việc,các điều dưỡng viên có thâm niên công tác lâu năm đã tích lũy được nhiều kinhnghiệm lâm sàng trong quá trình chăm sóc người bệnh đặt ống nội khí quản thởmáy Điều dưỡng viên có thâm niên công tác lâu năm tại khoa Hồi sức tích cựcnhận thức được khi thực hiện các kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng cho ngườibệnh một cách đúng và đầy đủ sẽ có nhiều hiệu quả cho người bệnh Khi chămsóc người bệnh tại khoa Hồi sức tích cực, điều dưỡng viên có thâm niên làmviệc lâu năm sẽ tuân thủ kỹ thuật chăm sóc tốt hơn, không quên các bước củaquy trình kỹ thuật do được thực hiện với số lượng nhiều lần [24], [31].

Trang 33

Điều dưỡng viên tại khoa Hồ i sức tích cực phải làm việc theo ca với sựthay đổi liên tục về thời gian làm vi ệc ngày/đêm Các ca làm việc tại khoa Hồisức tích cực bao gồm: ca làm theo giờ hành chính từ 7h00 đến 16h30; ca làmngày 8h00 đến 20h00; ca làm đêm từ 20h00-8h00 hôm sau; ca trực 24h (8h00hôm nay đến 8h00 hôm sau) Sự thay đổi liên tục về thời gian làm việc củađiều dưỡng viên khiến cho giấc ngủ bị rối loạn, ảnh hưởng đến sức khỏe củađiều dưỡng mà còn gây ảnh hưởng hoạt động chăm sóc người bệnh Nhữngđiều dưỡng viên làm việc thường xuyên vào ca đêm sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn,khó đi vào giấc ngủ hơn, dễ nổi cáu hơn…so với những người khác Điều nàydo sự thay đổi về hoạt động sinh học, buổi tối con người cần phải được nghỉngơi để tái tạo năng lượng thì điều dưỡng làm ca đêm phải thức xuyên đêm đểlàm các công việc chuyên môn tại khoa Hồi sức tích cực Làm việc trong môitrường nhiều áp lực công việc như tại khoa Hồi sức tích cực với trạng thái phảihoạt động vào ban đêm sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các can thiệp chămsóc của điều dưỡng [23], [24].

Một nghiên cứu khác nói về vai trò của chăm sóc răng miệng trong việcngăn ngừa viêm phổi liên quan máy thở đã chỉ ra rằng viêm phổi là một bệnhnhiễm trùng phổ biến ở bệnh viện chiếm đến 75%, trong đó viêm phổi liênquan máy thở có nguy cơ cao hơn vì cơ chế tự bảo vệ bị suy giảm, cần cóchiến lược phòng ngừa thích hợp, trong đó chăm sóc răng miệng là mộtphương pháp quan trọng cần được thực hiện để ngăn ngừa viêm phổi cho bệnhnhân thở máy Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phương pháp chăm sóc răng miệngmuốn đạt hiệu quả thì người điều dưỡng phải hiểu được mục đích của phươngpháp này đồng thời phải được đào tạo đúng cách Quy trình hút đờm dãi chongười bệnh thở máy hiện nay vẫn chưa thống nhất Ở nhiều bệnh viện đã tựxây dựng riêng cho mình quy trình hút đờm dãi theo các gói chăm sóc dựphòng viên cho người bệnh thở máy phù hợp với điều kiện của bệnh viện Dovẫn chưa có qui trình thống nhất về cách thức thực hiện chăm sóc hút đờm

Trang 34

dãi cho người bệnh thở máy, dẫn tới nhiều điều dưỡng sẽ thực hiện số lần hútđờm dãi mỗi ngày theo kinh nghiệ m và tùy vào điều kiện hiện tại của bệnhviện [5], [6], [12], [16].

1.6 Các nghiên cứu về chăm sóc người bệnh thở máy qua ống nộikhí quản của điều dưỡng.

1.6.1 Thế giới

Theo nghiên cứu của Hassan (2018) thực hiện tại Bệnh viện Đại họcSuez Canal: “Ảnh hưởng của Chương trình Giáo dục thực hành điều dưỡngviên về chăm sóc bệnh nhân có đặt ống nội khí quản” và nghiên cứuAbdelazeem (2019): “Ảnh hưởng của Chương trình đào tạo đến kiến thức vànăng lực của điều dưỡng viên về chăm sóc đặt ống nội khí quản ở bệnh nhânthở máy”; các tác giả cùng chỉ ra rằng điều dưỡng viên được đào tào về chămsóc ống nội khí quản trên người bệnh thở máy sẽ thực hành chăm sóc tốt hơnnhững điều dưỡng viên không được đào tạo Điều này cho thấy việc cần thiếtphải đào tạo, nâng cao trình độ của điều dưỡng viên, từ đó giúp nâng cao hiệuquả chăm sóc người bệnh [35], [41].

Nghiên cứu của Day cho thấy đa số ĐD không ý thức được những yêucầu trong qui trình hút đờm và thực hành theo kinh nghiệm bản thân chứkhông theo chuẩn năng lực nên dẫn đến không an toàn cho người bệnh.

Trong nghiên cứu của Rad và cộng sự (2021) tại 20 quốc gia trên thếgiới về việc điều dưỡng viên tuân thủ hút dịch qua ống nội khí quản của ngườibệnh Có 83% điều dưỡng viên được hỏi cho biết họ có cập nhật kiến thức vềthực hành chăm sóc hút dịch qua ống nội khí quản, nhưng tỷ lệ điều dưỡngviên không có kiến thức về thực hiện hút dịch qua ống nội quản vẫn cao với tỷlệ 16,9% Khi phân tích các kết quả về tuân thủ thực hành quy trình hút dịchqua ống nội khí quản, tác giả thấy rằng chỉ có 26% điều dưỡng viên tuân thủtoàn bộ quy trình Điều này phản ảnh số lượng điều dưỡng viên thực hànhchăm sóc hút dịch qua ống nội khí quản vẫn còn chưa tốt Trong nghiên

Trang 35

cứu khác cũng chỉ ra rằng kinh nghiệm của điều dưỡng viên không có mối liênquan đến sự tuân thủ thực hành chăm sóc ống nội khí quản trên bệnh nhân thởmáy [45].

Trong nghiên cứu của Shamali và cộng sự (2019) tại Đại học Alzahra,Isfahan của Iran tác giả thấy rằng không có sự khác biệt giữa hút thông đườnghô hấp qua ống nội khí quản giữa phương pháp hút kín và phương pháp hút hởvề hiệu quả cải thiện chức năng hô hấp Cả hai phương pháp hút thông đườnghô hấp qua ống nội khí quản đều giúp cải thiện chức năng hô hấp cho ngườibệnh đặt ống nội khí quản thở máy Điều này giúp cho điều dưỡng viên có thểlựa chọn phương pháp hút hở khi thực hành chăm sóc để thay thế trong trườnghợp không có các thiết bị hút kín dịch đường hô hấp qua ống nội khí quản củangười bệnh [47].

Trong nghiên cứu của Getahun và cộng sự (2021) tại Ethiopia bằng bộcâu hỏi được thiết kế sẵn và kiểm định Trong tổng số 213 điều dưỡng viêntham gia nghiên cứu, có 48,04% điều dưỡng viên có kiến thức tốt về chăm sócphòng ngừa viêm phổi liên quan đến thở máy; 51,96% điều dưỡng có kiến thứckém Tác giả chỉ ra rằng những điều dưỡng viên có trình độ học vấn cao, đượctham gia đào tạo về chăm sóc hồi sức tích cực sẽ chăm sóc ống nội khí quản ởngười bệnh thở máy tốt hơn những điều dưỡng khác Kết quả nghiên cứu nàychỉ ra rằng các điều dưỡng viên cần phải học tập nâng cao trình độ và tham giacác khóa học về hồi sức tích cực để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh[39].

Tác giả Murugesan và cộng sự (2022) thực hiện nghiên cứu Đánh giá sựtuân thủ vệ sinh tay trong chăm sóc tại Khoa hồi sức tích cực của điều dưỡngviên tại Ấn Độ Việc tuân thủ vệ sinh tay khi thực hành chăm sóc ống nội khíquản ở người bệnh thở máy của điều dưỡng viên là 70% Trong đó việc thủ vệsinh tay vào thời gian buổi sáng và chiều được điều dưỡng viên tuân thủ tốthơn so với ca làm việc buổi tối Điều này cho thấy, thời gian làm

Trang 36

việc trong ngày ảnh hưởng đến sự tuân thủ vệ sinh tay của điều dưỡng viên; đểnâng cao hiệu quả tuân thủ vệ sinh tay cần phải tăng cường giám sát vào thờigian ngoài giờ hành chính [43].

Nghiên cứu của Viswambharan và cộng sực (2021) trên 348 người bệnhđặt ống nội khí quản thở máy tại 11 Trung tâm hồi sức tích cực của Ấn Độ.Nghiên cứu chỉ ra có mối liên quan giữa áp lực Cuff ống nội khí quản với tỷ lệviêm phổi do thở máy (VAP) Áp suất của Cuff thích hợp giúp làm giảm nguycơ hít phải chất dịch tiết tích tụ phía trên Cuff và duy trì tưới máu khí quản đầyđủ Bởi vậy, khi thực hành chăm sóc ống nội khí quản ở người bệnh thở máyngười điều dưỡng viên phải chú trọng đến việc tuân thủ chăm sóc Cuff để giảmnguy cơ mắc viêm phổi do thở máy cho người bệnh [47].

Năm 2020, Kharel và cộng sự đã tiến hành tổng quan tài liệu có hệthống về viêm phổi thở máy trên người bệnh điều trị tại khoa HSTC ở khu vựcĐông Nam Á Các tác giả đã tiến hành xác định tình trạng viêm phổi thở máyở các quốc gia Đông Nam Á ngày càng gia tăng; một trong các nguyên nhân làdo sự không tuân thủ quy trình vệ sinh răng miệng và hút thông đờm dãi chongười bệnh của điều dưỡng viên [42].

“Zero VAP” là đề xuất thực hiện đồng thời can thiệp đa phương pháp tạicác đơn vị chăm sóc HSTC của Tây Ban Nha bao gồm 1 gói các biện phápphòng ngừa viêm phổi liên quan đến thở máy Đây là dự án của Hiệp hội Yhọc chăm sóc chuyên sâu được Bộ Y tế Tây Ban Nha hỗ trợ nhằm mục tiêugiảm VAP xuống dưới 9 đợt mỗi 1000 ngày thở máy Từ 35 biện pháp phòngngừa đã được lựa chọn ban đầu, các chuyên gia đã đánh giá đưa ra được danhsách 7 khuyến nghị cơ bản bắt buộc giúp phòng ngừa viêm phổi liên quan thởmáy Vệ sinh răng miệng bằng Chlorhexidine là một trong 7 biện pháp cơ bảnbắt buộc trong dự án “Zero VAP” [36].

Theo nghiên cứu của Ory và cộng sự năm 2017 liên quan đến việc đánhgiá chi phí của một chương trình chăm sóc răng miệng trong đơn vị HSTC để

Trang 37

phòng ngừa viêm phổi liên quan thở máy Nghiên cứu được thực hiện trên2030 người bệnh có đặt ống NKQ thở máy tại khoa HSTC Kết quả cho thấychăm sóc răng miệng là một chiến lược đơn giản giúp nâng cao chất lượngchăm sóc và cho hiệu quả về mặt kinh tế [44].

Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra mối liên quan giữa kiến thứcvà việc thực hiện qui trình hút đờm Trong những năm gần đây có một sốnghiên cứu cho thấy cả kiến thức l ẫn thực hành chăm sóc hút đờm của điềudưỡng có ảnh hưởng đến chất lượng điều trị Nghiên cứu của Leddy về kiếnthức của điều dưỡng trong thực hành hút đờm ở các khoa Hồi Sức tích cực tại6 bệnh viện Ontario nơi có tới 28,7% người bệnh có chỉ định hút đờm mỗingày, cho thấy thiếu qui trình hướng dẫn và nhận biết của cá nhân về qui trìnhhút đờm rất hạn chế Đặc biệt có 89,5% điều dưỡng thiếu kiến thức về hướngdẫn có hay không nhỏ NaCl 0,9% trước khi hút đờm cho người bệnh Rõ ràngthực tế trên lâm sàng thì năng lực chăm sóc của điều dưỡng còn hạn chế màtheo tác giả Day nghiên cứu tại Mỹ và Negro nghiên cứu tại 11 bệnh viện Ývới thiết kế nghiên cứu thực nghiệm, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, mùđơn tiến hành trên 379 điều dưỡng tại khoa Hồi sức tích cực, điểm đáng lưu ýđây là có tới 42% điều dưỡng thiếu kiến thức liên quan đến hút đờm và chỉ có2,5% trả lời đúng 9/10 câu hỏi Kết quả còn đưa ra có trên 50% điều dưỡngkhông tham gia chương trình huấn luyện qui trình hút đờm Tuy nhiên, kiếnthức và thực hành qui trình hút đờm của điều dưỡng đã được cải thiện sau khiđược can thiệp bằng một chương trình đào tạo Từ kết quả của các nghiên cứutrên đã cho thấy thực trạng thực hiện hút đờm dựa trên năng lực của điềudưỡng còn yếu cả về kiến thức lẫn kỹ năng thực hành, đây là điều mà các nhàquản lý cần đặc biệt quan tâm để có những biện pháp phù hợp can thiệp ngayvới nhiều hình thức chẳng hạn như đào tạo cập nhật, đào tạo lại, tăng cườngkiểm tra, giám sát… Tác giả Zahra tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trên 25điều dưỡng làm việc tại khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện Zeinab tại Iran.

Trang 38

Kết quả cho thấy hút đờm có thể gây ra mức độ đau cho người bệnh tuy nhiênviệc tập huấn các nguyên tắc hút đờm dựa trên nhu cầu tình trạng của ngườibệnh sớm nhất và có các biện pháp cải thiện thực hành điều dưỡng thì có thểlàm giảm đau cho người bệnh Ngoài ra, nghiên cứu cũng phát hiện ra có mốiliên quan giữa điều dưỡng có trình độ sau đại học và chất lượng chăm sócngười bệnh Điều dưỡng có trình độ sau đại học thì kiến thức và thực hành tốthơn so với nhóm có trình độ đại học Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu làchưa đánh giá được khả năng của điều dưỡng có trình độ sau đại học liên quanđến ứng dụng kiến thức và thực hành trong yêu cầu chăm sóc người bệnh.Trong nghiên cứu của tác giả Day với phương pháp can thiệp thực nghiệm trên95 điều dưỡng cùng trình độ chuyên môn tại khoa Hồi sức tích cực trong 2bệnh viện tại London với cách chọn mẫu thuận tiện Kết quả cho thấy kiếnthức và kỹ năng hút đờm của điều dưỡng sau một thời gian tập huấn khôngđược duy trì Sau đó, sự duy trì kiến thức và kỹ năng hút đờm của điều dưỡngviên được cải thiện bởi hoạt động giám sát, phản hồi cho cá nhân thườngxuyên, đặc biệt là thực hành dựa trên bằng chứng Các tác giả đưa ra khuyếnnghị cần thực hiện hoạt động phản hồi là cách hữu hiệu để đánh giá thực hànhcủa điều dưỡng Tuy nhiên nghiên cứu cũng có hạn chế là chưa đánh giá đượcthực hành hút đờm của điều dưỡng tại thời điểm trực tiếp chăm sóc người bệnhmà mới chỉ đánh giá thực hành của điều dưỡng trên mô phỏng Thực hành củađiều dưỡng về năng lực hút đờm Hội Điều dưỡng Canada đưa ra các tiêu chuẩnthực hành Điều dưỡng với những yêu cầu mà điều dưỡng cần có khi thực hiệncác qui trình như : Nhận thức về vai trò quan trọng và cách thức can thiệp điềudưỡng; thực hành chăm sóc đòi hỏi phải ứng dụng qui trình điều dưỡng; thuthập dữ kiện dựa trên nhận định người bệnh; dựa trên các dữ kiện thu thậpđược phân tích theo mục tiêu chăm sóc cũng như các khó khăn của ngườibệnh; dựa vào tình trạng hiện tại và các vấn đề tiềm ẩn của người bệnh để tiếnhành lập kế hoạch chăm sóc và đưa ra những

Trang 39

hành động điều dưỡng; kịp thời đề ra những can thiệp điều dưỡng và lượng giácác bước của qui trình điều dưỡng.

1.6.2 Việt Nam

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Thu (2019) thực hiện tại 11Trung tâm Y tế huyện của tỉnh Hải Dương thì nhu cầu học tập về chăm sócngười bệnh thở máy của điều dưỡng viên là 56,7% [33] Tỷ lệ điều dưỡng viênmong muốn được đào tạo về chăm sóc người bệnh thở máy khá cao, điều nàycho thấy điều dưỡng viên rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ chăm sócngười bệnh thở máy và cần được cung cấp các kiến thức, kỹ năng về chăm sócngười bệnh thở máy.

Nghiên cứu của Trần Thị Thảo (2008) trên 19 điều dưỡng tại khoa HồiSức tích cực đã ghi nhận điều dưỡng chưa đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn là59% và kỹ năng thao tác thực hành của điều dưỡng không đạt là 10,6 %.

Nghiên cứu của Đàm Thị Hương Lan (2021) tại Khoa Cấp cứu và Hồisức tích cực Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, người bệnh thở máy qua ống nội khíquản có tỷ lệ bị di lệch ống nội khí quản là 23,3%; tuột ống nội khí quản rangoài là 3,3%; loét tại vị trí lưỡi là 13,33%; loét tại vị trí môi là 20% [21].Điều này cho thấy vai trò của điều dưỡng viên trong thực hành chăm sóc ốngnội khí quản cho người bệnh thở máy rất quan trọng; việc điều dưỡng thựchành chăm sóc ống nội khí quản tốt giúp phòng ngừa và phát hiện sớm nhữngbiến chứng cho người bệnh.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Bích và Đoàn Minh Sang (2020) vềTuân thủ chăm sóc dự phòng viêm phổi thở máy của nhân viên y tế tại một sốBệnh viên đa khoa tư nhân Tác giả thấy rằng, tỷ lệ tuân thủ các bước kỹ thuậttrong gói chăm sóc dự phòng VAP: Đánh giá an thần cai máy thở, phòng viêmloét dạ dày, phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu đạt 100%; tỷ lệ tuân thủ tưthế đầu người bệnh là 93,9%, tuân thủ vệ sinh răng miệng là 95,2% Tỷ lệ tuânthủ dự phòng VAP của điều dưỡng viên là 89,1% [1].

Trang 40

Phan Trường Tuệ và cộng sự (2021) Tại Khoa Hồi sức cấp cứu-Bệnhviện Bỏng Quốc gia Qua phân tích kết quả, thấy rằng điều dưỡng viên có trìnhđộ từ cao đẳng trở lên là 100%, trong đó 28% là trình độ đại học Điều dưỡngviên thực hành đúng về tư thế người bệnh 72%; Thực hành vệ sinh tay đúng80%; Thực hành vệ sinh răng miệng đúng 68%; thực hành đúng về hút dịchqua ống nội khí quản 68% [34].

Đặng Thị Quỳnh Hoa và cộng sự (2020) tiến hành nghiên cứu tại Trungtâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai về chăm sóc người bệnh th ở máy của điềudưỡng viên Tỷ lệ điều dưỡng viên thực hành chăm sóc cho người bệnh thởmáy: Chăm sóc răng miệng 1 lần/ ngày là 78,5%, nhiều hơn 2 lần/ngày là4,4% Vỗ rung liệu pháp hô hấp 2h/ lần là 70,4%; chăm sóc thay băng ống nộikhí quản ≤ 2 lần/ ngày là 80,7%; theo dõi vị trí đặt ống nội khí quản > 3lần/ngày là 94,1%; hút đờm > 4h/ lần là 93,3%; chăm sóc cuff >3 lần/ ngày là88,1%; theo dõi áp lực hút trên cuff là 67,4%; chăm sóc dây máy thở, bẫy nước> 3 lần/ ngày là 95,6% Trong nghiên cứu của mình, tác giả cũng chỉ ra có mốiliên quan giữa yếu tố vỗ rung liệu pháp hô hấp, chăm sóc cuff với kết quảchăm sóc người bệnh [14].

Theo các báo cáo thống kê tại Việt Nam, trong số người bệnh điều trị tạikhoa HSTC có đến 30% phải điều trị bằng phương pháp thở máy qua ốngNKQ, các vấn đề tuân thủ quy trình chăm sóc trên người bệnh này cần ưu tiênlà quy trình hút đờm dãi và quy trình chăm sóc răng miệng nhằm phòng tránhnguy cơ viêm phổi do thở máy [4, [5].

Nghiên cứu tại Bệnh viện Việt Đức năm 2015 của Hoàng Thị Hoa chothấy Điều dưỡng tuân thủ quy trình vệ sinh răng miệng ở mức đạt chỉ là 29%,còn lại là chưa đạt [16].

Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Bích trên 25 nhân viên y tế thưc hiện góichăm sóc dự phòng VAP Kết quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ gói chăm sóc dựphòng VAP của nhần viên y tế 89,1%; trong đó kỹ thuật chăm sóc vệ sinh

Ngày đăng: 15/05/2024, 11:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan