Nguyễn việt phương Đề bài 13

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Nguyễn việt phương   Đề bài 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đánh giá quy định về bảo đảm quyền và nghĩa vụ giữa con dâu, con rể với bố mẹ vợ, bố mẹ chồng; giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế theo pháp luật Việt Nam hiện hành. MÔN: THỰC HIỆN VÀ BẢO VỆ CÁC QUYỀN NHÂN THÂN VÀ TÀI SẢN GIỮA VỢ CHỒNG, GIỮA CHA MẸ VÀ CON TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY

Trang 1

mẹ kế theo pháp luật Việt Nam hiện hành.

HỌ VÀ TÊNNGUYỄN VIỆT PHƯƠNGMÃ HỌC VIÊN29NC03014

Trang 2

III ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN VÀ NGHĨA VỤGIỮA CON DÂU, CON RỂ VỚI BỐ MẸ VỢ, BỐ MẸ CHỒNG; GIỮACON RIÊNG VỚI BỐ DƯỢNG, MẸ KẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAMHIỆN HÀNH.

9

Trang 3

Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyếtthống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ vớinhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình

Từ thưở xa xưa, gia đình Việt Nam đã mang truyền thống tốt đẹp với những giátrị tinh hoa văn hóa dân tộc Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng,giáo dục và hỗ trợ cho con trẻ phát triển thành người trưởng thành Gia đình cũng cungcấp một môi trường an toàn và yên tĩnh để các thành viên có thể cảm thấy được yêuthương và chăm sóc Gia đình cũng là nơi mà các thành viên có thể chia sẻ những niềmvui, nỗi buồn và thử thách trong cuộc sống Do đó, gia đình có vai trò rất quan trọngtrong việc xây dựng và duy trì một xã hội mạnh khỏe và hạnh phúc Gia đình êm ấm sẽlà nền tảng để mỗi cá nhân có thể phát huy năng lực của mình, đóng góp để xây dựngđất nước ổn định, xã hội văn minh và tiên tiến.

Pháp luật Việt nam cụ thể tại quy định của Luật hôn nhân và gia đình cũng đề caovấn đề này, theo đó những thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ nhất định đốivới nhau Trong đó vấn đề nghiên cứu về quyền và nghĩa vụ của con dâu, con rể với chamẹ hai bên; giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế không chỉ giúp mọi người tự bảo vệquyền lợi của mình mà còn đóng góp vào việc duy trì sự hòa thuận và ổn định trong giađình

Trang 4

I QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GIỮA CON DÂU, CON RỂ VỚI BỐ MẸ VỢ,BỐ MẸ CHỒNG

Quan hệ con dâu, con rể và cha mẹ chồng, cha mẹ vợ là quan hệ đặc biệt cóquyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định tại Điều 80 Luật hôn nhân và gia đình

“Điều 80 Quyền, nghĩa vụ của con dâu, con rể, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng

Trong trường hợp con dâu, con rể sống chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ thìgiữa các bên có các quyền, nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhautheo quy định tại các điều 69, 70, 71 và 72 của Luật này.”

Con dâu, con rể và cha mẹ chồng, cha mẹ vợ đều là thành viên trong gia đình vìvậy họ cũng có quyền và nghĩa vụ với nhau tương tự quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ vớicon Tuy nhiên quyền và nghĩa vụ giữa con dâu, con rể và cha mẹ chồng, cha mẹ nuôichỉ phát sinh trong trường hợp họ có sống chung với nhau Phạm vi quyền và nghĩa vụcủa con dâu, con rể và cha mẹ chồng, cha mẹ vợ hạn chế hơn so với quan hệ quyền vànghĩa vụ của cha mẹ và con.

1 Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ đối với con dâu, con rể

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, cha mẹ chồng, cha mẹvợ có quyền và nghĩa vụ đối với con dâu, con rể như sau:

- Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con dâu, con rể; chăm lo việc học tập,giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người conhiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

Trang 5

- Cha mẹ chồng, cha mẹ vợ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau cùng trông nom,nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con trong trường hợp condâu, con rể mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không cótài sản để tự nuôi mình.

- Cha mẹ chồng, cha mẹ vợ có quyền giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộluật dân sự cho con dâu, con rể mất năng lực hành vi dân sự.

- Cha mẹ chồng, cha mẹ vợ không được có hành vi phân biệt đối xử với con dâu,con rể trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụngsức lao động của con dâu, con rể bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khảnăng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đứcxã hội.

2 Quyền và nghĩa vụ của con dâu, con rể đối với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ- Quyền của con dâu, con rể đối với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ:

+ Con dâu, con rể cũng có quyền được cha mẹ chồng, cha mẹ vợ yêu thương, tôntrọng, thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy địnhcủa pháp luật; được học tập và giáo dục; được sống trong môi trường hòa thuận, vui vẻvà phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

+ Con dâu, con rể mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao độngvà không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ vợ, cha mẹchồng, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

+ Con dâu, con rể có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nângcao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, vănhóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình

+ Con dâu, con rể được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đónggóp vào tài sản của gia đình.

- Nghĩa vụ của con dâu, con rể đối với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ:

Trang 6

+ Con dâu, con rể phải yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng chamẹ chồng, cha mẹ vợ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình, đặc biệt đốivới cha, mẹ ốm đau, già yếu, khuyết tật hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

+ Khi sống cùng với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ, con dâu, con rể có nghĩa vụ thamgia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chungcủa gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khảnăng của mình.

II QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GIỮA CON RIÊNG VỚI BỐ DƯỢNG, MẸ KẾ

Con riêng là con không phải do vợ chồng cùng sinh ra, mà là con của chồng vớingười vợ cũ hoặc là con của vợ với người chồng cũ Quyền, nghĩa vụ của cha dượng,mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng là quy định liên quan đến quan hệ giữa chamẹ và con được ghi nhận tại Luật hôn nhân và gia đình Khi hiện tượng ly hôn có xuhướng gia tăng do và người vợ, người chồng cũng có xu hướng tiến tới cuộc sống hônnhân mới với người khác thì việc xuất hiện mối quan hệ cha dượng- mẹ kế với conriêng cũng ngày càng phổ biến Luật hôn nhân và gia đình quy định giữa cha dượng, mẹkế với con riêng cũng phát sinh quyền và nghĩa vụ như giữa cha mẹ ruột với con đẻ.

Mặc dù không phải con đẻ nhưng nếu người con riêng cùng chung sống với mẹkế, cha dượng thì hai bên cũng phải có quyền và nghĩa vụ với nhau như giữa nhữngngười có cùng huyết thống.

Điều 79 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

“Điều 79 Quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc củachồng

1 Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc,giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều69, 71 và 72 của Luật này.

2 Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kếcùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này.”

Trang 7

1 Quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng cùng sống chung

1.1 Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc,giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình

Nghĩa vụ và quyền của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng

- Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục chocon.

- Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưathành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng laođộng và không có tài sản để tự nuôi mình.

- Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thànhniên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

- Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hônnhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đãthành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không đượcxúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

1.2 Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kếcùng sống chung với mình

Đồng thời, con riêng cũng có quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp vềnhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được pháttriển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

- Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữgìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

- Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sảncủa gia đình.

Trang 8

- Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và khôngtrái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập,nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinhtế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình Khi sống cùng với cha mẹ,con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảođảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của giađình phù hợp với khả năng của mình.

- Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹmất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiềucon thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

2 Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

Theo đó, để được hưởng quyền thừa kế di sản giữa con riêng và bố dượng, mẹ kếthì pháp luật quy định họ phải có quan hệ chăm sóc nhau như cha con, mẹ con.

Vậy các trường hợp con riêng được nhận tài sản thừa kế từ bố dượng, mẹ kế là:- Người có di sản để lại di chúc cho con riêng

Bởi quyền để lại tài sản sau khi chết là quyền của người để lại di sản Do đó, khiđể lại di sản thừa kế, người lập di chúc hợp pháp để tài sản của mình cho con riêng thìngười con riêng được quyền hưởng thừa kế.

- Khi cha dượng, mẹ kế chung sống với con riêng

Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng vàbố dượng, mẹ kế.

“Điều 654 Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau nhưcha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy

Trang 9

Theo đó, con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡngnhư cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và được thừa kế thế vị được quyđịnh tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể, trường hợp con của người để lại di sảnchết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần disản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặccùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà chahoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

III ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GIỮACON DÂU, CON RỂ VỚI BỐ MẸ VỢ, BỐ MẸ CHỒNG; GIỮA CON RIÊNGVỚI BỐ DƯỢNG, MẸ KẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH.

Quy định về bảo đảm quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình theopháp luật Việt Nam nhằm:

- Bảo đảm quyền và nghĩa vụ giữa con dâu, con rể và bố mẹ vợ, bố mẹ chồng:Các quy định chủ yếu về mối quan hệ gia đình giữa con dâu, con rể và bố mẹ vợ,bố mẹ chồng thường được quy định trong Bộ luật Dân sự và các văn bản liên quankhác.

Nguyên tắc cơ bản thường là tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau, đồng thời giữ gìn vàbảo vệ quyền lợi hợp pháp của từng thành viên trong gia đình.

- Bảo đảm quyền và nghĩa vụ giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế:

Quy định về mối quan hệ giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế cũng thường nằmtrong lĩnh vực của Bộ luật Dân sự.

Có thể bao gồm các quyền và nghĩa vụ của cả hai bên đối với nhau, đặc biệt làtrong trường hợp có sự chia rẽ trong gia đình hoặc liên quan đến chăm sóc và giáo dụccủa con cái.

Nghiên cứu về quy định về bảo đảm quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên tronggia đình, như con dâu, con rể, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng, con riêng, bố dượng, mẹ kếtrong pháp luật Việt Nam là cực kỳ cần thiết và có tính cấp thiết vì:

Trang 10

- Bảo vệ quyền và nghĩa vụ cá nhân:

Nghiên cứu quy định giúp mọi người hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mìnhtrong mối quan hệ gia đình Điều này giúp bảo vệ quyền lợi cá nhân và tránh đượcnhững xung đột có thể phát sinh do sự hiểu lầm về quyền và trách nhiệm.

- Giải quyết xung đột gia đình:

Hiểu biết về quy định giúp người ta có khả năng giải quyết xung đột trong giađình một cách hòa bình và công bằng hơn Có kiến thức vững về quyền và nghĩa vụgiúp mọi người tránh được những tranh cãi và hỗ trợ quá trình giải quyết mâu thuẫn.

- Bảo vệ quyền lợi của trẻ em:

Trong trường hợp có liên quan đến quyền và nghĩa vụ đối với con cái, việcnghiên cứu quy định giúp bảo vệ quyền lợi và phúc lợi của trẻ em Điều này cực kỳquan trọng để đảm bảo sự phát triển và hạnh phúc của trẻ em trong môi trường gia đình.

- Hiểu biết về trách nhiệm pháp lý:

Nghiên cứu giúp mọi người hiểu rõ hơn về trách nhiệm pháp lý của mình Điềunày có thể quan trọng trong các tình huống pháp lý, như di chúc, quyền lợi thừa kế, vàcác vấn đề khác liên quan đến quản lý tài sản gia đình.

- Hỗ trợ tư vấn pháp lý:

Trong trường hợp phức tạp, việc có kiến thức vững về quy định pháp luật giúpngười ta tư vấn với luật sư hoặc chuyên gia pháp lý một cách hiệu quả hơn, đảm bảonhững quyết định được đưa ra phản ánh đầy đủ và chính xác về quy định pháp luật.

Vì vậy, nghiên cứu quy định về bảo đảm quyền và nghĩa vụ trong gia đình theopháp luật Việt Nam không chỉ giúp mọi người tự bảo vệ quyền lợi của mình mà cònđóng góp vào việc duy trì sự hòa thuận và ổn định trong gia đình.

Ngày đăng: 14/05/2024, 09:47

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan