Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017 - 2018 (.PDF)

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017 - 2018 (.PDF)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 giúp các em học sinh hệ thống lại kiến thức, nhanh chóng nắm bắt kiến thức trọng tâm trong sách giáo khoa để chuẩn bị cho bài thi học kì 2 đạt kết quả cao.

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 12I Lý thuyết:

CHƯƠNG I CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT1 Môi trường và các nhân tố sinh thái:

a Môi trường:

b Các nhân tố sinh thái:

c Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái:

+ Giới hạn sinh thái:

* Giới hạn sinh thái: Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trongkhoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được.

* Khoảng thuận lợi: Là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, đảm bảo chosinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

* Khoảng chống chịu: Là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinhlí của sinh vật.

+ Ổ sinh thái :là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trườngnằm trong giới hạn cho phép loài đó tồn tại và phát triển Còn nơi ở chỉ là nơi cư trú.* Nêu nguyên nhân và ý nghĩa phân hóa của ổ sinh thái.

2 Quần thể:a Khái niệm:

b Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:

Hạn chế sự mất nước, chống lại tác động của gió.

Thông qua hiện tượng liền rễ ở một số loài cây mà quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh

Trang 2

* Do nơi sống chật chội, nhu cầu sống lớn hơn so với nguồn sống trong sinh cảnh.* Con đực tranh giành con cái hoặc ngược lại trong đàn vào mùa sinh sản.

+ Biểu hiện

* Ở thực vật: thông qua hiện tượng tự tỉa.* Ở động vật thể hiện ở sự cách li cá thể.+ Ý nghĩa

+ Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích củaquần thể.

+ Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong sinh cảnh,tới khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.

Có thể yêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trongthực tế sản xuất, đời sống.

- Kích thước của quần thể

Trang 3

- Phân biệt sự tăng trưởng kích thước của quần thể trong môi trường không giới hạn vàtrong môi trường bị giới hạn

Điểm so sánh Tăng trưởng theo tiềmnăng sinh học

- Phân biệt biến động số lượng cá thể theo chu kì và không theo chu kì

- Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể: Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh sốlượng cá thể bằng cách làm giảm hoặc kích thích làm tăng số lượng cá thể Sự biến độngsố lượng cá thể của quần thể được điều chỉnh bởi sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, xuất cư,nhập cư.

+ Khi điều kiện môi trường thuận lợi (hoặc số lượng cá thể quần thể thấp)  mức tửvong giảm, sức sinh sản tăng, nhập cư tăng  tăng số lượng cá thể của quần thể.

+ Khi điều kiện môi trường khó khăn (hoặc số lượng quần thể quá cao)  mức tử vongtăng, sức sinh sản giảm, xuất cư tăng  giảm số lượng cá thể của quần thể.

- Trạng thái cân bằng của quần thể : Quần thể luôn có khả năng tự điều chỉnh số lượng

cá thể khi số cá thể tăng quá cao hoặc giảm quá thấp dẫn tới trạng thái cân bằng (trạng

thái số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môitrường).

CHƯƠNG II QUẦN XÃ SINH VẬT1 Khái niệm: QXSV, cho VD

2 Các đặc trưng cơ bản của quần xã:

- Đặc trưng về thành phần loài

+ Số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài+ Loài ưu thế và loài đặc trưng

Trang 4

- Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian, ví dụ

3 Quan hệ giữa các loài trong quần xã: đặc điểm và ví dụ các quan hệ

Hỗ trợ

Hai loài cùng có lợi khi sốngchung và nhất thiết phải cónhau ; khi tách riêng cả hai loàiđều có hại.

Trùng roi Trichomonas và mối,vi khuẩn lam và cây họ đậu

Hợp tác Hai loài cùng có lợi khi sốngchung nhưng không nhất thiếtphải có nhau ; khi tách riêng cảhai loài đều có hại.

Sáo và trâu rừng, nhạn bể và còlàm tổ tập đoàn

Hội sinh Khi sống chung một loài có lợi,loài kia không có lợi cũngkhông có hại gì ; khi tách riêngmột loài có hại còn loài kiakhông bị ảnh hưởng gì.

Mọt bột bám trên lông chuột trù,phong lan bám trên thân câygỗ

- Các loài cạnh tranh nhau vềnguồn sống, không gian sống.- Cả hai loài đều bị ảnh hưởngbất lợi, thường thì một loài sẽthắng thế còn loài khác bị hạinhiều hơn.

Trâu và bò cạnh tranh nhau cỏ,cú và chồn cạnh tranh nhau thứcăn trong rừng, thực vật cạnhtranh nhau về ánh sáng.

Kí sinh Một loài sống nhờ trên cơ thểcủa loài khác, lấy các chất nuôisống cơ thể từ loài đó.

Cây tầm gửi kí sinh trên thâncây gỗ ; giun kí sinh trong ruộtngười.

Ức chế –cảmnhiễm

Một loài này sống bình thường,nhưng gây hại cho loài khác.

Tảo giáp nở hoa gây độc chocá ; tỏi tiết chất gây ức chế hoạtđộng của vi sinh vật xung

Trang 5

quanh.Sinh vật

ăn sinhvật khác

- Hai loài sống chung với nhau.- Một loài sử dụng loài kháclàm thức ăn Bao gồm : Độngvật ăn động vật, động vật ănthực vật.

Cáo ăn gà, bò ăn cỏ.

- Khống chế sinh học : Là hiện tượng số lượng cá thể của loài này bị khống chế (ởmức độ nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp) bởi số lượng cá thể củaloài khác và ngược lại do tác động chủ yếu của các mối quan hệ đối kháng giữa cácloài trong quần xã.

Trong sản xuất, người ta sử dụng các loài thiên địch để phòng trừ các sinh vật gâyhại cho cây trồng.lấy các ví dụ minh hoạ.

4 Diễn thế sinh thái:

- Là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biếnđổi của môi trường VD

- Diễn thế sinh thái bao gồm diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.

+ Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kếtquả là hình thành nên quần xã tương đối ổn định VD

+ Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vậttừng sống Tuỳ theo điều kiện thuận lợi hay không thuận lợi mà diễn thế có thể hìnhthành nên quần xã tương đối ổn định hoặc bị suy thoái.VD

- Nguyên nhân :

+ Nguyên nhân bên ngoài như sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu

+ Nguyên nhân bên trong do sự tương tác giữa các loài trong quần xã (như sự cạnhtranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, quan hệ sinh vật ăn sinh vật ).

Ngoài ra hoạt động khai thác tài nguyên của con người cũng gây ra diễn thế sinhthái.

- Ý nghĩa của nghiên cứu diễn thế sinh thái :Giúp hiểu được quy luật phát triển củaquần xã sinh vật Từ đó có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ, khai

Trang 6

thác và phục hồi nguồn tài nguyên, có biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi củamôi trường, sinh vật và con người.

CHƯƠNG III HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG1 Hệ sinh thái:

- Hệ sinh thái : bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã, trong đó các

sinh vật tác động qua lại với nhau và với các thành phần của sinh cảnh tạo nên cácchu trình sinh địa hoá Nhờ đó, hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh vàtương đối ổn định.

- Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái

Một hệ sinh thái bao gồm 2 thành phần :

+ Thành phần vô cơ là môi trường vật lí hay sinh cảnh gồm :* Các chất vô cơ

* SV phân giải gồm chủ yếu là nấm, vi khuẩn và 1 số loài động vật không xương sống(như giun đất, sâu bọ…) chúng phân giải xác chết và các chất thải của sinh vật thành cácchất vô cơ để trả lại môi trường.

- Có các kiểu hệ sinh thái chủ yếu : Hệ sinh thái tự nhiên (trên cạn, dưới nước) vànhân tạo (trên cạn, dưới nước).

- Phân biệt Hệ sinh thái tự nhiên (trên cạn, dưới nước) và nhân tạo (trên cạn, dướinước).

2 Chuỗi thức ăn là một dãy các loài sinh vật có mối quan hệ với nhau về mặt dinh

dưỡng, trong đó loài này ăn loài khác phía trước và là thức ăn của loài tiếp theo phíasau.

Có 2 loại chuỗi thức ăn

Trang 7

+ Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật tự dưỡng(SVSX).Ví dụ : Cỏ Châu chấu Ếch Rắn

+ Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu cơ Ví dụ : Giun (ăn mùn)  tôm  người.

- Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, có những mắt xích

Nêu được những ví dụ minh hoạ chuỗi và lưới thức ăn.

- Bậc dinh dưỡng: Bậc dinh dưỡng là những loài cùng mức năng lượng và sử dụng

thức ăn cùng mức năng lượng trong lưới thức ăn (hoặc chuỗi thức ăn).

- Tháp sinh thái: Bao gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau, các hình chữ

nhật có chiều cao bằng nhau, còn chiều dài biểu thị độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng.Tháp sinh thái cho biết mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.

Có 3 loại hình tháp sinh thái

+ Hình tháp số lượng xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.+ Tháp sinh khối xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên mộtđơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.

+ Tháp năng lượng xây dựng dựa trên số năng lượng được tích luỹ trên một đơn vị diệntích hay thể tích trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.

- Chu trình sinh địa hoá: Là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên Một chu

trình sinh địa hoá gồm có các thành phần: Tổng hợp các chất, tuần hoàn chất trongtự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất (trong đất, nước ).

- Trình bày được chu trình sinh địa hoá của nước, cacbon, nitơ (SGK).

- Dòng năng lượng trong hệ sinh thái

+ khái niệm dòng năng lượng: là sự vận chuyển năng lượng qua các bậc dinh dưỡng.+ Đặc điểm dòng năng lượng trong hệ sinh thái.

* Năng lượng của hệ sinh thái chủ yếu được lấy từ năng lượng ánh sáng mặt trời.

* Dòng năng lượng trong hệ sinh thái chỉ được truyền theo một chiều (sinh vật sản xuất→ các bậc dinh dưỡng → môi trường), truyền từ bậc dinh dưỡng thấp dến bậc dinhdưỡng cao.

Trang 8

* Dòng năng lượng giảm dần trong hệ sinh thái (Sự vận chuyển năng lượng trong hệsinh thái qua các bậc dinh dưỡng tuân theo nguyên tắc “giáng cấp”).Do bị mất quanhiều cách

Sự khác nhau giữa chu trình tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng.

+ Hiệu suất sinh thái : là tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡngtrong hệ sinh thái.

2 Sinh quyển

- Sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật và môi trường vô sinh trên trái đất hoạt động như

một hệ sinh thái lớn nhất Sinh quyển gồm nhiều khu sinh học.

- Khu sinh học (biôm) là các hệ sinh thái cực lớn đặc trưng cho đặc điểm địa lí, khí hậu

- Khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là hình thức sử dụng vừa thoả mãn nhu cầuhiện tại của con người để phát triển xã hội, vữa đảm bảo duy trì lâu dài các tài nguyêncho thế hệ mai sau.

Các giải pháp :

+ Sử dụng bền vững tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên biển

Trang 9

+ Duy trì đa dạng sinh học.+ Giáo dục về môi trường.

II Một số câu hỏi VD

Chương I CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT1 Đối với con hươu thì báo và cây cỏ nó ăn thuộc

A nhân tố vô sinh B nhân tố hữu sinh.C nhân tố đặc biệt D nhân tố con người.

2 Kiểu nuôi trồng nào được xem là vận dụng hiểu biết về ổ sinh thái?

A Luân canh B Trồng xen C Phủ kín D Nuôi nhốt.

3 Chuột cát đài nguyên phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ O0C đến 200C Khoảngnhiệt độ này gọi là

A khoảng thuận lợi B khoảng tối đa.C khoảng ức chế D giới hạn sinh thái.

4 Vào mùa đông, ruồi muỗi phát triển ít chủ yếu là do

A ánh sáng yếu B thức ăn thiếu.C nhiệt độ thấp D dịch bệnh nhiều.

5 Sự giúp đỡ lẫn nhau của các cá thể cùng quần thể trong kiếm ăn, sinh sản haychống kẻ thù được gọi là

A quan hệ cạnh tranh B quan hệ hỗ trợ.C đấu tranh sinh tồn D quan hệ tương tác.

6 Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm

A làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.B làm giảm mức độ sinh sản.

C làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trongvùng.

D làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng.

7 Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái ở một quần thể được gọi là

A phân hóa giới tính B tỉ lệ đực:cái (cấu trúc giới tính).C tỉ lệ phân hóa D phân bố giới tính.

Trang 10

8 Ý nghĩa sinh thái của phân bố ngẫu nhiên là

A làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.B sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.C làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

D các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.

9 Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển gọi là

A kích thước tối thiểu B kích thước tối đa.C kích thước dao động D kích thước suy vong.

10 Biến động số lượng ở quần thể xảy ra đột ngột, không theo một thời gian nhấtđịnh gọi là

A biến động đều đặn B biến động chu kì.

C biến động bất thường D biến động không chu kì.

11 Trạng thái của quần thể khi có kích thước ổn định và phù hợp với nguồn sốngđược gọi là

A trạng thái dao động đều B trạng thái cân bằng.C trạng thái hợp lí D trạng thái bị kiềm hãm.

Chương II: QUẦN XÃ SINH VẬT

1 Một quần thể sinh vật nào đó được coi là quần thể đặc trung của quần xã khiquần thể đó

A có kích thước lớn, phân bố rộng trong sinh cảnh của quần xã, ít gặp hoặc không gặp ởcác quần xã khác.

B có số lượng cá thể nhiều, thích nghi với môi trường, có hình thái cơ thể đặc trung.C gồm các cá thể có kích thước lớn, hoạt động mạnh.

D gồm các cá thể sinh trưởng mạnh, không bị các loài khác chèn ép.

2 Câu nào đúng nhất khi nói tới ý nghĩa của sự phân tầng trong đời sống sản xuất?

A Tiết kiệm không gian.

B Trồng nhiều loại cây trên một diện tích.C Nuôi nhiều loại cá trong ao.

D Tăng năng suất từng loại cây trồng.

Trang 11

3 Cần thiết cho sự tồn tại và có lợi cho cả hai bên là quan hệ

A hợp tác B cạnh tranh C hội sinh D cộng sinh.

4 Cây kiến có loại lá phình to trong có khoang mà kiến rất thích làm tổ, thức ănkiến tha về là nguồn phân bón bổ sung cho cây Quan hệ giữa kiến và cây kiến làquan hệ

A cộng sinh B hội sinh C hợp tác D kí sinh.

5 Để diệt sâu đục thân hại lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng vì ong cái có tậptính đẻ trứng vào ấu trùng sâu qua máng đẻ Đó là phương pháp bảo vệ sinh họcdựa vào

A cạnh tranh cùng loài B khống chế sinh học.C cân bằng sinh học D cân bằng quần thể.

6 Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loàitham gia?

A Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường.B Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.

C Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.D Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.

7 Trong diễn thế, loài nào trong quần xã đã “ tự đào huyệt chôn mình”?

A loài đặc hữu.B loài đặc trung C loài ưu thế D loài địa phương.

8 Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế

A nguyên sinh B thứ sinh C liên tục D phân hủy.

9 Ứng dụng của việc nghiên cứu diễn thế là

A nắm được quy luật phát triển của quần xã.

B phán đoán được quần xã tiên phong và quần xã cuối cùng.C biết được quần xã trước và quần xã sẽ thay thế nó.

D xây dựng kế hoạch dài hạn cho nông, lâm, ngư nghiệp.

Chương III:HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG1 Về nguồn gốc, hệ sinh thái được phân thành các kiểu

A hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo.

Trang 12

B hệ sinh thái trên cạn và dưới nước.C hệ sinh thái rừng và biển.

D hệ sinh thái lục địa và đại dương.

2 Trong hệ sinh thái, thành phần hữu sinh bao gồm

A sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, các chất hữu cơ.B sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải, các chất hữu cơ.C sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, các chất hữu cơ.D sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.

3 Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên?

A Cánh đồng B Bể cá cảnh C Rừng nhiệt đới D Trạm vũ trụ.

4 Trong một hệ sinh thái,

A năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tớimôi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng.

B vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậcdinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.

C vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậcdinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật tái sử dụng.

D năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tớimôi trường và không được sinh vật tái sử dụng.

5 Hiệu suất sinh thái là gì?

A Sự mất năng lượng qua các bậc dinh dưỡng.

B Phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.C Phần trăm khối lượng giữa các bậc dinh dưỡng.

D Phần trăm cá thể giữa các bậc dinh dưỡng.

6 Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao do

A hô hấp, tạo nhiệt của cơ thể sinh vật.B các chất thải (phân động vật, chất bài tiết).

C các bộ phận rơi rụng ở thực vật (lá cây rụng, củ, rễ).D các bộ phận rơi rụng ở vật (rụng lông và lột xác ở ĐV).

Ngày đăng: 13/05/2024, 15:13

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan