BÀI THẢO LUẬN KIỂM TOÁN CĂN BẢN Đề tài Mẫu kiểm toán và phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán. Liên hệ thực tiễn

45 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
BÀI THẢO LUẬN KIỂM TOÁN CĂN BẢN Đề tài  Mẫu kiểm toán và phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán. Liên hệ thực tiễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA KINH TẾ

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

50 Lương Thị Tuệ Tâm Power point

52 Trịnh Thị Diệu Thanh Chương 1

54 Nguyễn Thị Phương Thảo Chương 255 Nguyễn Thị Thanh Thảo

(Thư kí)

Chương 2, Word56 Phạm Thị Phương Thảo Chương 157

Bùi Thị Thu Chương 2, Thuyếttrình

(Nhóm trưởng)

Lập dàn ý, Chương 2,Nhận xét bài79 Phạm Thị Ngọc Diễm Chương 2

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM 6

1 Thời gian: 20h ngày 2 tháng 3 năm 20242 Địa điểm: Google meet

3 Thành viên

- Tổng số thành viên: 10- Thành viên có mặt: 10- Thành viên vắng mặt: 04 Nội dung công việc

Phân chia nhiệm vụ cho các thành viên

Đề tài: “Mẫu kiểm toán và phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán”

Nguyễn Thị Thanh Thảo

ThuLê Thị Thu

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7

1.1 Các khái niệm cơ bản 7

1.2 Các phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán 10

1.2.1 Lựa chọn ngẫu nhiên 10

1.2.2 Lựa chọn theo hệ thống 12

1.2.3 Lấy mẫu theo đơn vị tiền tệ 13

1.2.4 Lựa chọn bất kỳ 14

1.2.5 Lựa chọn mẫu theo khối 14

1.3 Quy trình chọn mẫu kiểm toán 15

1.3.1 Thiết kế mẫu 15

1.3.2 Cỡ mẫu 17

1.3.3 Lựa chọn phần tử kiểm tra 21

1.3.4 Thực hiện các thủ tục kiểm toán 21

1.3.5 Xem xét bản chất và nguyên nhân của sai sót 21

1.3.6 Dự đoán sai sót cho tổng thể 21

1.3.7 Đánh giá kết quả mẫu 22

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VACO 23

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH kiểm toánVaco 23

2.2 Phương pháp chọn mẫu trong báo cáo tài chính tạiCông ty TNHH Kiếm toán VACO 24

2.2.1 Phương pháp chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát 242.2.2 Chọn mẫu trong thử nghiệm chi tiết 34

2.3 Đánh giá về thực trạng vận dụng kỹ thuật chọn mẫutrong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán Vaco 412.3.1 Ưu điểm 41

2.3.2 Hạn chế 43

KẾT LUẬN 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trongnhững năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân,doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang gia tăng không ngừng Điềunày góp phần tạo nên những thị trường sôi nổi trong hầu hết các ngành nghề kinhdoanh Cùng với quá trình phát triển đó, rất cần phải có sự minh bạch, chính xác vềthông tin tài chính của các doanh nghiệp khi mà Việt Nam đang ngày càng tiến sâuvào nền kinh tế thế giới Kiểm toán là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro về độ chínhxác, trung thực của kết luận trong báo cáo kiểm toán Để đạt mục tiêu kiểm toán làtrung thực, hợp lí trên các khía cạnh trọng yếu của các thông tin trên BCTC, việcchọn mẫu đối tượng kiểm toán là một trong những khâu đầu tiên và hết sức quantrọng.

Hiện nay, tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO đã thực hiện các kỹ thuậtchọn mẫu trong quá trình kiểm toán, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế cần được bổsung và hoàn thiện Nhận thức được ý nghĩa và vai trò quan trọng của phươngpháp chọn mẫu trong kiểm toán BCTC, cùng với mong muốn được đi sâu tìm hiểuthực tế vấn đề này tại một công ty kiểm toán cụ thể, nhóm đã quyết định chọn đềtài “Mẫu kiểm toán và phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán Liên hệ thực tiễntại Công ty TNHH Kiểm toán VACO”.

Trang 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT1.1 Các khái niệm cơ bản

Mẫu kiểm toán: là một phần dữ liệu được lấy ra từ tổng thể được thực hiện

bằng các phép thử cơ bản và tuân thủ để đánh giá, từ kết quả của mẫu kiểm toánsuy ra kết quả cho tổng thể.

Khái niệm chọn mẫu kiểm toán:

Theo VSA 530 – Lấy mẫu kiểm toán là việc áp dụng các thủ tục kiểm toántrên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một tổng thể kiểm toán sao cho tấtcả các đơn vị lấy mẫu đều có cơ hội được lựa chọn nhằm cung cấp cho kiểm toánviên cơ sở hợp lý để đưa ra kết luận về toàn bộ tổng thể.

Lý do lấy mẫu kiểm toán:

Trong thực tế, khi tiến hành kiểm toán, số lượng kiểm toán, nghiệp vụthường rất lớn nên KTV không thể có đủ nguồn lực (con người, thời gian, chi phí)để thực hiện thủ tục kiểm toán cho toàn bộ 100% giao dịch Việc kiểm toán toàndiện cũng không thể giúp KTV phát hiện được toàn bộ sai phạm hoặc đưa ra kếtluận tuyệt đối do sai sót luôn có thể tồn tại bởi các lý do chủ quan và khách quan.Do đó để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán cũng như tiết kiệm được chi phí, thờigian và công sức, KTV sẽ thực hiện chọn các mẫu với số lượng nhất định và đảmbảo được tính đại diện cao cho cả tổng thể nghiệp vụ kiểm tra.

Các khoản mục cần chú ý khi lấy mẫu kiểm toán:

- Có giá trị lớn hoặc những khoản mục chính: Những khoản mục có sự nghi ngờ,bất thường hoặc dễ bị sai sót

- Những khoản mục có giá trị cao hơn giá trị nhất định: Chiếm tỷ lệ phần trăm lớntrong tổng thể.

- Khoản mục dùng để thu thập thêm thông tin: bản chất giao dịch, hệ thống kế toánvà kiểm soát của khách hàng.

- Khoản mục để làm thủ tục kiểm tra

Mục tiêu khi sử dụng kỹ thuật chọn mẫu:

- Thu thập đủ bằng chứng để đưa ra ý kiến kiểm toán - Giảm số lượng tài nguyên được sử dụng

- Cung cấp cơ sở để kiểm toán viên đưa ra ý kiến kết luận - Phát hiện bất kỳ sai sót hoặc gian lận nào có thể xảy ra

Trang 8

- Chứng minh rằng kiểm toán viên đã hoàn thành cuộc kiểm toán của mình mộtcách đầy đủ theo các chuẩn mực kiểm toán

- Được sử dụng như một công cụ để điều tra

Mẫu kiểm toán: Là một phần dữ liệu được lấy ra từ tổng thể được thực hiện

bằng các phép thử cơ bản và tuân thủ để đánh giá, từ kết quả của mẫu kiểm toánsuy ra kết quả cho tổng thể

Tổng thể: Là toàn bộ dữ liệu mà từ đó kiểm toán viên lấy mẫu nhằm rút ra

kết luận về toàn bộ dữ liệu đó.

Đơn vị lấy mẫu: Là các phần tử riêng biệt cấu thành tổng thể Mẫu đại diện: Là mẫu mang những đặc trưng của tổng thể Ví dụ:

Qua kiểm soát nội bộ xác định chỉ 3% phiếu chi không có chứng từ gốc đínhkèm Nếu trong hàng ngàn phiếu chi chọn ra 100 phiếu lấy đúng có ba lần thiếuchứng từ gốc thì mẫu chọn là đại diện Có hai khả năng dẫn đến mẫu chọn khôngtiêu biểu: hoặc do sai lầm do chọn mẫu hoặc do sai lầm khác không do chọn mẫu.Từ đó dẫn tới hai loại rủi ro tương ứng: rủi ro lấy mẫu và rủi ro ngoài lấy mẫu.

Rủi ro lấy mẫu: Là rủi ro mà kết luận của kiểm toán viên dựa trên việc kiểm

tra mẫu có thể khác so với kết luận đưa ra nếu kiểm tra toàn bộ tổng thể với cùngmột thủ tục kiểm toán.

Ví dụ:

Nếu một quần thể chứng từ có tỷ lệ khác biệt là 3% thì kiểm toán viên vẫncó thể lấy một mẫu có chứa ít hơn hoặc nhiều hơn 3% Để giảm bớt rủi ro do lấymẫu có thể có hai cách:

Cách 1: Tăng kích cỡ mẫu, khi nào kích cỡ mẫu bằng 100% tổng thể, nghĩa

là toàn bộ các phần tử của tổng thể đều được kiểm tra thì mẫu sẽ là đại diện hiểnnhiên cho tổng thể và như vậy rủi ro lấy mẫu sẽ bị triệt tiêu Tuy nhiên một cỡ mẫulớn sẽ đòi hỏi nhiều chi phí và thời gian, do vậy vấn đề là phải giải quyết mối quanhệ cân đối giữa rủi ro lấy mẫu và chi phí bỏ ra nếu tiêu dùng một cỡ mẫu lớn

Cách 2: Lựa chọn phương pháp chọn mẫu thích hợp: Chọn mẫu ngẫu nhiên

qua bảng số ngẫu nhiên hoặc chọn mẫu ngẫu nhiên theo hệ thống

Rủi ro lấy mẫu có thể dẫn tới hai loại kết luận sai như sau:

Kết luận 1: Kết luận rằng các kiểm soát có hiệu quả cao hơn so với hiệu quả

thực sự của các kiểm soát đó (đối với thử nghiệm kiểm soát), hoặc kết luận rằng

Trang 9

không có sai sót trọng yếu trong khi thực tế lại có (đối với kiểm tra chi tiết) Kiểmtoán viên quan tâm chủ yếu đến loại kết luận sai này vì nó ảnh hưởng đến tính hữuhiệu của cuộc kiểm toán và có thể dẫn đến ý kiến kiểm toán không phù hợp.

Kết luận 2: Kết luận rằng các kiểm soát có hiệu quả kém hơn so với hiệu

quả thực sự của các kiểm soát đó (đối với thử nghiệm kiểm soát), hoặc kết luậnrằng có sai sót trọng yếu trong khi thực tế lại không có (đối với kiểm tra chi tiết).Loại kết luận sai này ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc kiểm toán vì thường dẫn tớicác công việc bổ sung để chứng minh rằng kết luận ban đầu là không đúng

Rủi ro ngoài lấy mẫu: Là rủi ro khi kiểm toán viên đi đến một kết luận sai

vì các nguyên nhân không liên quan đến rủi ro lấy mẫu Chằng hạn, kiểm toán viêncó thể sử dụng thủ tục kiểm toán không phù hợp với mục tiêu kiểm toán hoặc sửdụng đúng thủ tục nhưng không phát hiện ra sai phạm trong mẫu đã chọn do thiếuthận trọng Các trường hợp dẫn tới rủi ro ngoài lấy mẫu thường bao gồm:

- Đánh giá rủi ro tiềm tàng không đúng - Đánh giá không đúng về rủi ro kiểm soát

- Lựa chọn các thủ tục kiểm toán không thích hợp và thực hiện công việckiểm toán không hợp lý

Sai phạm cá biệt: Là một sai sót hay sai lệch được chứng minh là không đại

diện cho các sai sót hay sai lệch của tổng thể

Lấy mẫu thống kê: Là phương pháp lấy mẫu có các đặc điểm sau:

- Các phần tử được lựa chọn ngẫu nhiên vào mẫu; (1)

- Sử dụng lý thuyết xác suất thống kê để đánh giá kết quả mẫu, bao gồm cảviệc định lượng rủi ro lấy mẫu (2)

Lấy mẫu phi thống kê: Phương pháp lấy mẫu không có đặc điểm (1) và (2)

nêu trên được coi là lấy mẫu phi thống kê

Phân nhóm: Là việc phân chia một tổng thể thành các tổng thể con, mỗi

tổng thể con là một nhóm các đơn vị lấy mẫu có cùng tính chất (thường là chỉ tiêugiá trị).

Tỷ lệ sai lệch có thể bỏ qua: Là một tỷ lệ sai lệch được kiểm toán viên đặt

ra đối với các thủ tục kiểm soát nội bộ mà dựa vào đó kiểm toán viên mong muốnđạt được mức độ đảm bảo hợp lý rằng tỷ lệ sai lệch thực tế của tổng thể khôngvượt quá tỷ lệ sai lệch đặt ra.

Trang 10

Sai sót có thể bỏ qua: Là một giá trị được kiểm toán viên đặt ra mà dựa vào

đó kiểm toán viên mong muốn đạt được mức độ đảm bảo hợp lý rằng sai sót thựctế của tổng thể không vượt quá giá trị đặt ra

1.2 Các phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán

1.2.1 Lựa chọn ngẫu nhiên

Lựa chọn ngẫu nhiên: Sử dụng một số chương trình chọn số ngẫu nhiên.

Chọn mẫu ngẫu nhiên có thể được thực hiện với việc sử dụng các Bảng số ngẫunhiên hay theo Chương trình máy vi tính.

Chọn mẫu dựa trên Bảng số ngẫu nhiên: Bảng số ngẫu nhiên là bảng gồm

nhiều số được sắp xếp thành các dòng và cột một cách ngẫu nhiên, mỗi sốngẫu nhiên gồm 5 chữ số thập phân.

Nguồn: AICPA, Audit Sampling Guide (1983), New York

Quy trình chọn mẫu bằng Bảng số ngẫu nhiên:

-

Định lượng các đối tượng kiểm toán bằng một hệ thống con số duy nhất:

Thông thường, đối tượng kiểm toán (các chứng từ, tài sản,…) đã được mãhóa (đánh số) trước bằng con số duy nhất Chẳng hạn, có 5.000 các khoản phải thutừ khách hàng và được đánh số thứ tự từ 0001 đến 5.000 Khi đó, bản than các consố thứ tự trên là các đối tượng chọn mẫu

Trang 11

Trong một số trường hợp, KTV có thể cần thiết phải đánh số lại cho tổng thểđể có được hệ thống các con số duy nhất tương thích với Bảng số ngẫu nhiên.Chẳng hạn, nếu các nghiệp vụ đã được đánh số A-001, B-001… thì KTV có thểdung các con số để thay thế các ký tự chữ cái và khi đó có thể dãy số mới là 1-001,2-001…

Trường hợp phải đánh số lại cho đối tượng kiểm toán thì nên tận dụng cáccon số đã có một cách tối đa để đơn giản hóa việc đánh số Ví dụ, trong một quyểnsổ chứa các khoản mục tài sản kiểm toán gồm 90 trang, mỗi trang gồm 30 dòng.Để có số duy nhất, có thể kết hợp số thứ tự của trang với số thứ tự của dòng trênmỗi trang để có số thứ tự từ 0101 đến 9030.

Có thể có 3 trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Các con số định lượng của đối tượng kiểm toán cũng gồm 5

chữ số như các con số ngẫu nhiên trong bảng Khi đó có quan hệ tương quan 1-1giữa số định lượng đối tượng kiểm toán với số ngẫu nhiên trong Bảng Việc tìmđược số ngẫu nhiên trong Bảng có nghĩa phần tử nào trong tổng thể có số địnhlượng bằng với số ngẫu nhiên đó thì sẽ được chọn vào mẫu.

Trường hợp 2: Các con số định lượng của đối tượng kiểm toán gồm số

lượng chữ số ít hơn 5 chữ số Chẳng hạn, trong ví dụ nêu ở bước 1, KTV cần chọnra 100 khoản phải thu trong số 5.000 khoản phải thu từ các khách hàng có đánh sốtừ 0001 đến 5.000 Các số định lượng có 4 chữ số Do vậy, KTV có thể sử dụngmối quan hệ giữa số định lượng và số ngẫu nhiên bằng cách quy ước sử dụng 4chữ số đầu hoặc 4 chữ số cuối của số ngẫu nhiên trong Bảng.

Trường hợp 3: Các số định lượng của đối tượng kiểm toán lớn hơn 5, trong

khi số ngẫu nhiên trong Bảng chỉ có 5 chữ số Để thiết lập mối quan hệ giữa sốđịnh lượng và số ngẫu nhiên, cần ghép them số chữ số còn thiếu vào số ngẫu nhiêncho tương xứng với số chữ số của số định lượng KTV phải xác định cột chính vàcột phụ trong Bảng, sau đó chọn them những chữ số ở cột phụ để ghép vào số ngẫunhiên ở cột chính cho tương ứng với số định lượng Chẳng hạn, với số định lượngcó 7 chữ số, ta cần ghép số ngẫu nhiên ở cột chính với 2 chữ số của số ngẫu nhiênở cột phụ.

Trang 12

-

Xác định lộ trình sử dụng Bảng số ngẫu nhiên : là việc xác định hướng đi của việc

chọn các số ngẫu nhiên Hướng đó có thể dọc (theo cột) hoặc ngang (theo bảng).Có thể xuôi (từ trên xuống) hoặc ngược (từ dưới lên).

-

Chọn điểm xuất phát trong Bảng số ngẫu nhiên

Bảng số ngẫu nhiên bao gồm rất nhiều trang Để chọn điểm xuất phát, Bảngsố ngẫu nhiên nên được mở ra một cách ngẫu nhiên và ngẫu nhiên chọn ra một sốtrong Bảng để làm điểm xuất phát.

Tiếp tục với ví dụ đã nêu ở trước Với 5.000 khoản phải thu khách hàngđánh số thứ tự từ 0001 đến 5.000, chọn ra 100 khoản để kiểm toán Bước 1: Bỏ quavì đối tượng kiểm toán đã được đánh số trước Bước 2: Qui ước lấy 4 chữ số nàotrong 5 chữ số của các số ngẫu nhiên Giả sử lấy 4 chữ số đầu để có được mối quanhệ giữa đối tượng kiểm toán với các số ngẫu nhiên trong Bảng Bước 3: Xác địnhlộ trình chọn mẫu: giả định lộ trình chọn là xuôi theo cột Bước 4: Điểm xuất phátđược chọn ngẫu nhiên là dòng 3 cột 1 Khoản mục đầu tiên là 2413 → sau đó➔Khoản mục đầu tiên là 2413 → sau đócác khoản mục tiếp tục được lựa chọn bao gồm 4216, 3757 Đến số ngẫu nhiên thứ4,5… cho đến số ngẫu nhiên thứ 8, các số này đều lớn hơn 5.000 (vượt quá phạmvi của đối tượng kiểm toán) do đó bị loại bỏ và tiếp tục chọn ta được các số tiếptheo 2891, 0942…

 Chọn mẫu theo chương trình máy vi tính:

Phần lớn các hãng kiểm toán đã thuê hoặc tự xây dựng các chương trìnhchọn mẫu ngẫu nhiên qua máy tính.

Thông thường, ở đầu vào của chương trình cần có: Số nhỏ nhất và số lớnnhất trong dãy số thứ tự của đối tượng kiểm toán, qui mô mẫu cần chọn và có thểcần có một số ngẫu nhiên làm điểm xuất phát Ở đầu ra thường là Bảng kê số ngẫunhiên theo trật tự lựa chọn hoặc theo dãy số tăng dần hoặc cả hai.

Chọn mẫu bằng chương trình máy vi tính có thể loại bỏ được những sốkhông thích hợp, tự động loại bỏ những phần tử bị trùng lắp và tự động phản ánhkết quả vào giấy tờ làm việc.

Ưu điểm: Giảm sai sót chủ quan của con người (rủi ro ngoài lấy mẫu) trongquá trình chọn mẫu.

1.2.2 Lựa chọn theo hệ thống

Lựa chọn theo hệ thống, trong đó số lượng đơn vị lấy mẫu trong tổng thểđược chia cho cỡ mẫu để xác định khoảng cách lấy mẫu (k), ví dụ khoảng cách lấymẫu là 50, sau khi đã xác định điểm xuất phát của phần từ đầu tiên thì cứ cách 50

Trang 13

phần tử sẽ chọn một phần tử vào mẫu Mặc dù điểm xuất phát có thể được xác địnhbất kỳ, mẫu thường có nhiều khả năng thực sự ngẫu nhiên nếu nó được xác địnhbằng cách sử dụng một chương trình chọn số ngẫu nhiên trên máy tính hoặc cácbảng số ngẫu nhiên Khi sử dụng phương pháp chọn mẫu theo hệ thống, kiểm toánviên cần xác định rằng các đơn vị lấy mẫu trong tổng thể không được sắp xếp saocho khoảng cách lấy mẫu trùng hợp với một kiểu sắp xếp nhất định trong tổng thể.

Ví dụ: Nếu tổng thể có kích thước (N) là 5.500 đơn vị và cỡ mẫu cần chọn

(n) là 180 thì khoảng cách mẫu (k) sẽ được tính như sau:K = N/n = 5.500/180= 30.55 ~ 30

Sau đó chọn một đơn vị mẫu đầu tiên (m ) trong khoảng từ phần tử nhỏ nhất₁) trong khoảng từ phần tử nhỏ nhất(x) đến phần tử đó cộng với khoảng cách mẫu k: (x1+k)

Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm và dễ sử dụng.

1.2.3 Lấy mẫu theo đơn vị tiền tệ

Lấy mẫu theo đơn vị tiền tệ là phương pháp lựa chọn thiên về các phần tử cógiá trị lớn, trong đó cỡ mẫu, việc lựa chọn và đánh giá dẫn đến kết luận chủ yếutheo giá trị Phương pháp chọn mẫu này được sử dụng phổ biến đối với các thửnghiệm cơ bản Đặc điểm nổi bật nhất của nó là đơn vị mẫu được chuyển hoá từđơn vị hiện vật (các khoản mục, các hóa đơn, các loại tài sản ) sang đơn vị tiền tệnhư VNĐ, USD Trong trường hợp này, tổng thể là số tiền cộng dồn của đốitượng kiểm toán và đơn vị mẫu là từng đơn vị tiền tệ cụ thể.

Như vậy, khi sử dụng phương pháp chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ, một khoảnmục, tài sản, nghiệp vụ có số tiền lớn dễ có cơ hội được chọn hơn là đối tượngtương ứng có quy mô nhỏ hơn Điều này giúp cho kiểm toán viên chọn được cácphần tử có số tiền lớn (là các phần tử có tính trọng yếu cao hơn các phần tử kháccùng tính chất nhưng có số tiền nhỏ) mà vẫn đảm bảo tính chất ngẫu nhiên củamẫu được chọn Tuy nhiên, nếu trường hợp các khoản mục có xu hướng khai giảmgiá trị thì việc áp dụng phương pháp chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ không còn phùhợp.

Ví dụ:

Giả sử một công ty bán lẻ đang được kiểm toán để xác minh tính chính xáccủa số lượng hàng tồn kho trong kho của họ Kiểm toán viên quyết định sử dụngphương pháp lấy mẫu bất kỳ để kiểm tra.

Quy trình: Đầu tiên, kiểm toán viên sẽ xác định tổng số mặt hàng trong kho.

Sau đó, họ sẽ quyết định một kích thước mẫu, ví dụ như 30 mặt hàng.

Trang 14

Lựa chọn mẫu: Dựa trên kích thước mẫu đã quyết định, kiểm toán viên sẽ

lựa chọn một số mặt hàng một cách ngẫu nhiên từ danh sách toàn bộ mặt hàngtrong kho Họ sẽ sử dụng các phương pháp ngẫu nhiên như sử dụng phần mềmngẫu nhiên hoặc số ngẫu nhiên để chọn các mặt hàng mẫu.

Kiểm tra: Kiểm toán viên sẽ kiểm tra số lượng hàng tồn kho của các mặt

hàng được chọn trong mẫu so với số liệu trong hệ thống tài chính của công ty Họsẽ xác định xem liệu số lượng hàng tồn kho được báo cáo có khớp với thực tế haykhông.

Kết luận: Dựa trên kết quả kiểm tra, kiểm toán viên sẽ đưa ra kết luận về

tính chính xác của số liệu hàng tồn kho trong kho của công ty Nếu số liệu trongmẫu khớp với số liệu trong hệ thống, họ có thể kết luận rằng tổng số liệu hàng tồnkho là tin cậy Tuy nhiên, nếu có sự không khớp đáng kể, họ có thể cần tiến hànhkiểm tra chi tiết hơn.

1.2.4 Lựa chọn bất kỳ

Lựa chọn bất kỳ, trong đó kiểm toán viên chọn mẫu không theo một trật tựnào nhưng phải tránh bất kỳ sự thiên lệch hoặc định kiến chủ quan nào (ví dụ tránhcác phần tử khó tìm hay luôn chọn hoặc tránh các phần tử nằm ở dòng đầu tiênhoặc dòng cuối của trang) và do đó đảm bảo rằng tất cả các phần tử trong tổng thểđều có cơ hội được lựa chọn Lựa chọn bất kỳ không phải là phương pháp thíchhợp khi lấy mẫu thống kê.

Nhược điểm: KTV rất khó có thể hoàn toàn vô tư khi lựa chọn các phần tửmẫu, tùy thuộc vào thói quen của các KTV rất nhiều.

Ví dụ:

Trong việc kiểm tra tính hợp lệ của các hóa đơn: Chia các hóa đơn theongày, tháng hoặc theo loại hàng hóa, sau đó chọn ngẫu nhiên một sốngày/tháng/loại hàng hóa để kiểm tra tất cả các hóa đơn trong đó.

Trong kiểm tra hàng tồn kho: Chia kho hàng thành các khu vực, sau đó chọnngẫu nhiên một số khu vực để kiểm tra tất cả các hàng hóa trong khu vực đó.

Kiểm tra tài sản cố định: Chia tài sản cố định thành các nhóm theo loại tàisản, sau đó chọn ngẫu nhiên một số nhóm để kiểm tra tất cả các tài sản trong nhómđó

1.2.5 Lựa chọn mẫu theo khối

Là việc lựa chọn một hay nhiều khối phần tử liên tiếp nhau trong một tổngthể Mẫu được chọn ra có thể là một khối liền hoặc nhiều khối rời gộp lại

Trang 15

Việc chọn mẫu theo khối để kiểm toán đối với các khảo sát nghiệp vụ, tàisản hoặc khoản mục chỉ được áp dụng khi đã nắm chắc tình hình của đơn vị đượckiểm toán và khi có số lượng các khối vừa đủ

Các tình huống đặc biệt khi chọn mẫu: thay đổi nhân sự, thay đổi hệ thốngkế toán và chính sách kinh tế, tính thời vụ của ngành kinh doanh…

Theo các chuyên gia kiểm toán thì con số hợp lý cho phần lớn tình huống, sốlượng ít nhất là 9 khối từ 9 tháng khác nhau.

Ví dụ:

Trong việc kiểm tra tính hợp lệ của các hóa đơn: Chia các hóa đơn theongày, tháng hoặc theo loại hàng hóa, sau đó chọn ngẫu nhiên một sốngày/tháng/loại hàng hóa để kiểm tra tất cả các hóa đơn trong đó.

Trong kiểm tra hàng tồn kho: Chia kho hàng thành các khu vực, sau đó chọnngẫu nhiên một số khu vực để kiểm tra tất cả các hàng hóa trong khu vực đó.

Kiểm tra tài sản cố định: Chia tài sản cố định thành các nhóm theo loại tàisản, sau đó chọn ngẫu nhiên một số nhóm để kiểm tra tất cả các tài sản trong nhómđó

1.3 Quy trình chọn mẫu kiểm toán

Căn cứ theo chuẩn mực kiểm toán 530 “lấy mẫu kiểm toán”, quy trình lấymẫu kiểm toán bao gồm: Thiết kế mẫu,Xác định cỡ mẫu, Lựa chọn phần tử kiểmtra, Thực hiện các thủ tục kiểm toán,Xem xét bản chất và nguyên nhân của sai sót,Dự đoán sai sót cho tổng thể,Đánh giá kết quả mẫu

Khi thiết kế một mẫu kiểm toán, kiểm toán viên cần xem xét mục đích cụthể cần đạt được và việc kết hợp các thủ tục kiểm toán để có thể đạt được mục đíchđó một cách tốt nhất Việc xem xét nội dung của bằng chứng kiểm toán thu thậpđược và hoàn cảnh xảy ra sai lệch hay sai sót hoặc các tính chất khác liên quan tớibằng chứng kiểm toán đó sẽ giúp kiểm toán viên xác định thế nào là sai lệch haysai sót và tổng thể nào cần phải lấy mẫu Để tuân thủ các quy định tại đoạn 10

Trang 16

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500, khi lấy mẫu kiểm toán, kiểm toán viêncần thực hiện các thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứng chứng minh rằng tổngthể được lấy mẫu là đầy đủ.

Khi xem xét mục đích của thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên cần hiểu rõ thếnào là sai lệch hoặc sai sót, để đảm bảo tất cả và chỉ những yếu tố liên quan đếnmục đích của thủ tục kiểm toán đã được xem xét khi đánh giá sai lệch hoặc dự tínhsai sót.

Đối với thử nghiệm kiểm soát, khi xem xét các tính chất của một tổng thể,kiểm toán viên cần đánh giá tỷ lệ sai lệch kỳ vọng dựa trên hiểu biết của kiểm toánviên về các kiểm soát liên quan hoặc dựa trên việc kiểm tra một số ít các phần tửtrong tổng thể Đánh giá này được thực hiện nhằm thiết kế mẫu kiểm toán và xácđịnh cỡ mẫu.

Khi xem xét các tính chất của một tổng thể được lấy mẫu, kiểm toán viên cóthể quyết định sử dụng phương pháp phân nhóm hay lựa chọn các phần tử có giátrị lớn cho phù hợp.

Với kỹ thuật phân nhóm, các phần tử có giá trị rất lớn hoặc rất nhỏ, nhữngphần tử có đặc trưng khác thường sẽ được tách ra thành các tổng thể con riêng biệt,mỗi tổng thể mới được tạo ra sẽ đồng nhất hơn tổng thể cũ.

Ví dụ: Khi lựa chọn các khoản phải thu để xác nhận, căn cứ vào số tiền của

những khoản phải thu để áp dụng thủ tục kiểm toán cũng như cỡ mẫu thích hợp,kiểm toán viên có thể phân nhóm để thử nghiệm như sau:

NhómThành phần củanhóm

Phươngphápkiểm tra

Loại yêu cầu xác nhận

1 Các khoản ≥ 100trđ Xác nhận 100%

Yêu cầu gửi thư trả lời trong mọi trường hợp2 Các khoản từ 10tr

đến 100tr

Chọn mẫu xác nhận 30%

Yêu cầu gửi thư trả lời trong mọi trường hợp3 Các khoản nhỏ hơn

Chọn mẫu xác nhận 5%

Chỉ yêu cầu trả lời nếu không đồng ý với thông tin đề nghị xác nhận

Trang 17

Kiểm toán viên sử dụng xét đoán của mình để quyết định sử dụng phương pháplấy mẫu thống kê hay phi thống kê Tuy nhiên, cỡ mẫu không phải là tiêu chí đểphân biệt giữa phương pháp thống kê và phi thống kê.

Cỡ mẫu có thể được xác định thông qua các tính toán thống kê hoặc dựa trênxét đoán chuyên môn của kiểm toán viên.

Khi xác định cỡ mẫu, KTV cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến cỡ mẫutrong thử nghiệm kiểm soát và kiểm tra chi tiết.

Kiểm toán viên có thể xem xét các yếu tố dưới đây khi xác định cỡ mẫutrong thử nghiệm kiểm soát Các yếu tố này cần được xem xét đồng thời với nhauvà giả định rằng kiểm toán viên không thay đổi nội dung hoặc lịch trình thực hiệncác thử nghiệm kiểm soát hoặc thay đổi phương pháp tiến hành các thử nghiệm cơbản khi xử lý các rủi ro đã được đánh giá.

đến cỡ mẫu

Diễn giải/giải thích

1 Mức độ xem xét củakiểm toán viên đối vớicác kiểm soát liênquan khi đánh giá rủiro tăng lên

Tăng Mức độ đảm bảo mà kiểm toán viên dựđịnh đạt được từ tính hữu hiệu của cáckiểm soát càng cao thì rủi ro có sai sóttrọng yếu mà kiểm toán viên đánh giácàng thấp và do đó cỡ mẫu cần thiết cànglớn Khi đánh giá về rủi ro có sai sóttrọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu, nếukiểm toán viên kỳ vọng về tính hữu hiệucủa các kiểm soát, kiểm toán viên cầnthực hiện thử nghiệm kiểm soát Mức độtin tưởng của kiểm toán viên đối với tínhhữu hiệu của các kiểm soát càng cao thìphạm vi thử nghiệm kiểm soát càng lớn

Trang 18

(và do đó, cỡ mẫu sẽ tăng lên).2 Tỷ lệ sai lệch có thể

bỏ qua tăng lên

Giảm Tỷ lệ sai lệch có thể bỏ qua càng thấp thìcỡ mẫu cần thiết càng lớn.

3 Tỷ lệ sai lệch dựkiến của tổng thể đượckiểm tra tăng lên

Tăng Tỷ lệ sai lệch dự kiến càng cao thì cỡmẫu cần thiết càng lớn để kiểm toán viêncó thể đưa ra ước tính hợp lý về tỷ lệ sailệch thực tế Các yếu tố ảnh hưởng tớiviệc kiểm toán viên xác định tỷ lệ sai lệchdự kiến của tổng thể bao gồm: hiểu biếtcủa kiểm toán viên về đơn vị được kiểmtoán (đặc biệt là các thủ tục đánh giá rủiro được thực hiện để tìm hiểu về kiểmsoát nội bộ), những thay đổi về nhân sựhoặc thay đổi trong kiểm soát nội bộ, kếtquả của các thủ tục kiểm toán đã áp dụngtrong các kỳ trước và kết quả của các thủtục kiểm toán khác Nếu tỷ lệ sai lệchkiểm soát dự kiến là cao thì thường khócó khả năng làm giảm được rủi ro có saisót trọng yếu đã được đánh giá.

4 Mức độ đảm bảomà kiểm toán viênmong muốn về việc tỷlệ sai lệch thực tế củatổng thể không vượtquá tỷ lệ sai lệch cóthể bỏ qua tăng lên

Tăng Mức độ đảm bảo mà kiểm toán viênmong muốn về việc kết quả mẫu phảnánh chân thực tỷ lệ sai lệch thực tế củatổng thể càng lớn thì cỡ mẫu cần thiếtcàng lớn.

5 Số lượng đơn vị lấymẫu trong tổng thểtăng

Ảnh hưởngkhông đángkể

Đối với các tổng thể lớn, số lượng phầntử thực tế trong tổng thể hầu như khôngcó ảnh hưởng đến cỡ mẫu Tuy nhiên, đốivới các tổng thể nhỏ, lấy mẫu kiểm toáncó thể không hiệu quả bằng các phươngpháp thay thế khác để thu thập đầy đủbằng chứng kiểm toán thích hợp.

Trang 19

Kiểm toán viên có thể xem xét các yếu tố dưới đây khi xác định cỡ mẫutrong kiểm tra chi tiết Các yếu tố này cần được xem xét đồng thời với nhau và giảđịnh rằng kiểm toán viên không thay đổi phương pháp tiến hành các thử nghiệmkiểm soát hay thay đổi nội dung hoặc lịch trình thực hiện các thử nghiệm cơ bảnkhi xử lý các rủi ro được đánh giá.

Yếu tốẢnh hưởngđến cỡ mẫu

Diễn giải/giải thích

1 Đánh giá củakiểm toán viên vềrủi ro có sai sóttrọng yếu tăng lên

Tăng Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro có sai sóttrọng yếu càng cao thì cỡ mẫu cần thiết cànglớn Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro cósai sót trọng yếu chịu ảnh hưởng của rủi ro tiềmtàng và rủi ro kiểm soát Ví dụ, nếu không thựchiện thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viênkhông thể giảm việc đánh giá rủi ro đối với tínhhữu hiệu của các kiểm soát nội bộ liên quanđến cơ sở dẫn liệu cụ thể Do đó, để giảm rủi rokiểm toán xuống một mức thấp có thể chấpnhận được, kiểm toán viên cần một mức rủi rophát hiện thấp và sẽ dựa nhiều hơn vào các thửnghiệm cơ bản Kiểm toán viên càng thu thậpđược nhiều bằng chứng kiểm toán từ kiểm trachi tiết (nghĩa là rủi ro phát hiện càng thấp) thìcỡ mẫu cần thiết càng lớn.

2 Việc sử dụngcác thử nghiệm cơbản khác cho cùngmột cơ sở dẫn liệutăng lên

Giảm Kiểm toán viên càng dựa nhiều hơn vào các thửnghiệm cơ bản khác (kiểm tra chi tiết hoặc cácthủ tục phân tích cơ bản) để giảm rủi ro pháthiện liên quan đến một tổng thể cụ thể xuốngmột mức thấp có thể chấp nhận được thì mứcđộ đảm bảo mà kiểm toán viên đặt ra đối vớiviệc lấy mẫu càng thấp và do đó cỡ mẫu có thểcàng nhỏ.

3 Sai sót có thể bỏqua tăng lên

Giảm Sai sót có thể bỏ qua càng thấp thì cỡ mẫu cầnthiết càng lớn.

4 Số liệu sai sótmà kiểm toán viên

Tăng Số liệu sai sót mà kiểm toán viên dự kiến sẽphát hiện trong tổng thể càng lớn thì cỡ mẫu

Trang 20

dự kiến sẽ pháthiện trong tổng thểtăng lên

cần thiết càng lớn để có thể đưa ra một ước tínhhợp lý về số liệu sai sót thực tế của tổng thể.Các yếu tố liên quan đến việc xem xét của kiểmtoán viên về số liệu sai sót dự kiến bao gồm:mức độ chủ quan trong việc xác định các giátrị, kết quả của các thủ tục đánh giá rủi ro, kếtquả của thử nghiệm kiểm soát, kết quả của cácthủ tục kiểm toán đã áp dụng trong các kỳtrước, và kết quả của các thử nghiệm cơ bảnkhác.

5 Phân nhóm tổngthể khi thích hợp

Giảm Việc phân nhóm tổng thể có thể hữu ích khi cókhác biệt lớn về giá trị các phần tử trong tổngthể Khi một tổng thể có thể được phân nhómthích hợp thì tổng cỡ mẫu của các nhóm sẽthường nhỏ hơn cỡ mẫu cần thiết để đạt đượcmột mức độ rủi ro lấy mẫu nhất định, nếu sovới trường hợp lấy mẫu từ toàn bộ tổng thể.6 Số lượng đơn vị

lấy mẫu trong tổngthể

Ảnh hưởng không đáng kể

Đối với các tổng thể lớn, số lượng phần tử thựctế của tổng thể không có ảnh hưởng đáng kểđến cỡ mẫu Vì thế, đối với các tổng thể nhỏ,lấy mẫu kiểm toán thường không hiệu quả bằngcác phương pháp thay thế khác để thu thập đầyđủ bằng chứng kiểm toán thích hợp (Tuynhiên, khi lấy mẫu theo đơn vị tiền tệ, nếu giátrị của tổng thể tăng thì cỡ mẫu sẽ tăng, trừ khiviệc này được bù trừ bằng một sự tăng lêntương ứng của mức trọng yếu đối với tổng thểbáo cáo tài chính (và, nếu phù hợp, mức hoặccác mức trọng yếu đối với các nhóm giao dịch,số dư tài khoản hoặc thông tin thuyết minh cụthể)).

1.3.3 Lựa chọn phần tử kiểm tra

Kiểm toán viên phải lựa chọn các phần tử của mẫu theo một phương thứcnào đó để mỗi đơn vị lấy mẫu trong tổng thể đều có cơ hội được chọn:

Trang 21

Theo phương pháp lấy mẫu thống kê, các phần tử được lựa chọn vào mẫumột cách ngẫu nhiên để mỗi đơn vị lấy mẫu có một xác suất được lựa chọn xácđịnh

Theo phương pháp lấy mẫu phi thống kê, kiểm toán viên sử dụng xét đoánchuyên môn để lựa chọn các phần tử của mẫu

Do mục tiêu của việc lấy mẫu là nhằm cung cấp cơ sở hợp lý cho kiểm toánviên đưa ra kết luận về tổng thể được lấy mẫu nên kiểm toán viên cần lựa chọn mộtmẫu đại diện bao gồm các phần tử mang đặc điểm tiêu biểu của tổng thể, để tránhsự thiên lệch

Các phương pháp chủ yếu để chọn mẫu là lựa chọn ngẫu nhiên, lựa chọntheo hệ thống và lựa chọn bất kỳ.

1.3.4 Thực hiện các thủ tục kiểm toán

Kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp với những mụctiêu thử nghiệm cụ thể cho từng phần tử được chọn.

Nếu phần tử được chọn không phù hợp với việc áp dụng các thủ tục, thủ tụcđó phải được thực hiện trên một phần tử thay thế.

1.3.5 Xem xét bản chất và nguyên nhân của sai sót

KTV phải điều tra bản chất và nguyên nhân của sai lệch hay sai sót và đánhgiá tác động có thể xảy ra của các sai lệch hay sai sót này tới mục đích của thủ tụckiểm toán và các phần khác của cuộc kiểm toán.

Chú ý: Nếu kiểm toán viên xét thấy một sai lệch hay sai sót phát hiện được

trong một mẫu là một sai phạm cá biệt thì kiểm toán viên phải đảm bảo ở mức độcao rằng sai lệch hay sai sót đó không đại diện cho tổng thể.

1.3.6 Dự đoán sai sót cho tổng thể

Kiểm toán viên phải dự đoán số tiền sai sót của tổng thể trong các thửnghiệm cơ bản và đánh giá ảnh hưởng của sai sót dự đoán này đến mục tiêu củathử nghiệm, cũng như ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của cuộc kiểm toán.

Chú ý: Khi dự đoán sai sót của tổng thể, kiểm toán viên cần:

- Loại trừ sai sót cá biệt

- Đối với trường hợp có phân nhóm, cần dự đoán sai sót cho từng nhóm.

1.3.7 Đánh giá kết quả mẫu

Kiểm toán viên phải đánh giá:

Trang 22

(1) Kết quả của mẫu

(2) Liệu việc lấy mẫu kiểm toán có cung cấp cơ sở hợp lý cho các kết luận về tổngthể đã được kiểm tra hay không.

Ngày đăng: 08/05/2024, 21:36

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan