VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 - Full 10 điểm

70 1 0
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 - Full 10 điểm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: TIỂU HỌC – MẦM NON ---------- NGUYỄN THỊ THỦY VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài............................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2 3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 2 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ......................................................................... 2 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ...................................................................... 2 4.2.1. Phương pháp quan sát....................................................................................... 2 4.2.2. Phương pháp phỏng vấn ................................................................................... 2 4.2.3. Phương pháp khảo sát, điều tra ........................................................................ 2 4.2.4. Phương pháp thực nghiệm: ............................................................................... 3 4.3. Phương pháp thống kê ......................................................................................... 3 5. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................................. 3 6. Đóng góp đề tài ...................................................................................................... 3 7. Cấu trúc của đề tài .................................................................................................. 4 PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC KHOA HỌC LỚP 4 ............ 5 1.1. Cơ sở lí luận về việc vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4............................................................................................................ 5 1.1.1. Khái quát vấn đề về phương pháp thí nghiệm .................................................. 5 1.1.1.1. Phương pháp thí nghiệm................................................................................ 5 1.1.1.2. Vai trò của phương pháp thí nghiệm trong dạy học Khoa học lớp 4 ............ 6 1.1.1.3. Cách tiến hành phương pháp thí nghiệm ...................................................... 7 1.1.1.4. Một số yêu cầu khi vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học Khoa học lớp 4 ..................................................................................................................... 8 1.1.1.5. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp thí nghiệm ........................................ 9 1.1.2. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 4............................................................ 9 2 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4.......................................................................................................... 10 1.2.1. Mục tiêu, nội dung chương trình môn Khoa học lớp 4 .................................. 10 1.2.1.1. Mục tiêu chương trình môn Khoa học lớp 4 ............................................... 10 1.2.1.2. Nội dung chương trình môn Khoa học lớp 4............................................... 11 1.2.2. Thực trạng việc vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4 ................................................................................................................... 13 1.2.2.1. Mục đích điều tra ......................................................................................... 13 1.2.2.2. Nội dung điều tra ......................................................................................... 14 1.2.2.3. Kết quả điều tra ........................................................................................... 14 1.2.2.4. Đánh giá thực trạng ..................................................................................... 19 1.2.3. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến việc vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4 .......................................................................... 19 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 20 CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TRONG DẠY MÔN KHOA HỌC LỚP 4.................................................................................................. 21 2.1. Một số căn cứ đề xuất cách vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4 ................................................................................................. 21 2.1.1. Phù hợp mục tiêu môn học ............................................................................. 21 2.1.2. Phù hợp nội dung chương trình ...................................................................... 21 2.1.3. Phù hợp đặc điểm nhận thức của học sinh ..................................................... 21 2.1.4. Phù hợp tính khả thi, tính thực tiễn ................................................................ 22 2.2. Vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4 .......... 22 2.2.1 Hệ thống những nội dung bài học vận dụng phương pháp thí nghiệm ........... 22 2.2.2. Xây dựng kế hoạch bài dạy môn Khoa học lớp 4 có vận dụng phương pháp thí nghiệm ................................................................................................................. 24 2.2.2.1. Quy trình tiến hành phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4 .......................................................................................................................... 24 2.2.2.2. Thiết kế kế hoạch bài dạy trong môn Khoa học lớp 4 có vận dụng phương pháp thí nghiệm ........................................................................................................ 25 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................................. 53 3 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm.................................................................. 53 3.2. Đối tượng thực nghiệm ...................................................................................... 53 3.3. Phương pháp thực nghiệm: ................................................................................ 53 3.4. Nội dung ............................................................................................................ 53 3.5. Tổ chức thực nghiệm ......................................................................................... 54 3.5.1. Thời gian tiến hành thực nghiệm .................................................................... 54 3.5.2.Chọn bài thực nghiệm...................................................................................... 54 3.5.3. Giáo án thực nghiệm....................................................................................... 54 3.6. Tiến hành thực nghiệm ...................................................................................... 54 3.7. Kết quả thực nghiệm.......................................................................................... 55 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................... 58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 60 1. Kết luận................................................................................................................. 60 2. Kiến nghị .............................................................................................................. 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 62 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trước sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, Đảng và nhà nước ta đã đặt ra những nhiệm vụ cụ thể của thời kì mới. Trong đó, chỉ rõ con người là trung tâm của sự phát triển nhanh và bền vững. Để thực hiện mục tiêu trên thì công tác Giáo dục – Đào tạo là quốc sách hàng đầu, được xem là động lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quan trọng nhất là giáo dục tiểu học, vì đây là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là cấp học đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Luật giáo dục của nước ta số 38/205/QH11, chương II, điều 28 có nhấn mạnh: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ độ ng, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡ ng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiế n thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tậ p cho học sinh” . Vì vậy, việc lựa chọn, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học (PPDH) vào quá trình giảng dạy ở trường tiểu học sẽ là thao tác quan trọng để nâng cao hiệu quả học tập của học sinh (HS). Cùng với các môn học khác thì môn Khoa học cũng là một môn học có vị trí quan trọng trong trường tiểu học, là môn học trang bị cho HS những kiến thức về cơ thể và sức khỏe của con người, về sự vật,hiện tượng. Đối với môn Khoa học có thể vận dụng nhiều phương pháp dạy học như: phương pháp quan sát, phương pháp thảo luận, phương pháp thực hành,…trong đó phương pháp thí nghiệm (PPTN) là một trong những phương pháp đặc trưng phù hợp với những nội dung khoa học, PPTN trong dạy học Khoa học tạo nên sự kích thích, tìm tòi khám phá khoa học, khơi dậy tính tích cực trong hoạt động của HS qua đó hình thành niềm tin khoa học cho các em. Việc vận dụng PPTN trong quá trình dạy học Khoa học sẽ giúp các em lĩnh hội tri thức mới nhanh và khắc sâu các kiến thức đã học; lôi cuốn HS vào học tích cực, sôi động; phát triển khả năng chú ý, quan sát của các em. Trên thực tế, trong quá trình dạy học môn Khoa học tại trường Tiểu học Trần Quốc Toản, TP Tam Kỳ, việc vận dụng PPTN còn gặp nhiều hạn chế về điều kiện thí nghiệm, cách thức tổ chức chưa phát huy hết tính tích cực của HS và nhiều HS 2 chưa có cơ hội tham gia làm thí nghiệm…Do đó, quá trình vận dụng PPTN trong dạy môn Khoa học vẫn chưa thật sự đạt hiệu quả cao. Từ những lí do trên tôi chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp thí nghiệ m trong dạy học môn Khoa học lớp 4” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng của việc vận dụng PPTN trong dạy học môn Khoa học lớp 4, đề xuất cách vận dụng PPTN nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS và nâng cao hiệu quả dạy học môn Khoa học lớp 4. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Cách vận dụng PPTN trong dạy học môn Khoa học lớp 4. 3.2. Phạm vi nghiên cứu PPTN trong dạy học môn Khoa học lớp 4 tại trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Đọc sách, báo, tài liệu, các văn bản, chỉ thị; phân tích, tổng hợp tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4.2.1. Phương pháp quan sát Tham gia dự giờ các tiết dạy môn Khoa họccó sử dụng phương pháp thí nghiệm của giáo viên để quan sát, tìm hiểu quy trình, điều kiện để tổ chức thí nghiệm, cơ hội tham gia của HS khi học thí nghiệm, sự hứng thú học tập và hiệu quả của tiết dạy học trong môn Khoa học 4. 4.2.2. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn giáo viên (GV) để tìm hiểu cách thức mà họ đã tiến hành vận dụng PPTN trong dạy học môn Khoa học 4 và những khó khăn khi vận dụng PPTN. 4.2.3. Phương pháp khảo sát, điều tra Sử dụng phiếu điều tra để tiến hành khảo sát thực trạng của việc vận dụng PPTN trong dạy học môn Khoa học 4. 3 4.2.4. Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng một số kế hoạch bài dạy vận dụng PPTN vào dạy học thực nghiệm tại địa bàn nghiên cứu. 4.3. Phương pháp thống kê Sử dụng phương pháp thống kê để xử lí số liệu nghiên cứu thực trạng và thực nghiệm.Kết quả nghiên cứu được biểu thị qua các bảng và các biểu đồ. 5. Lịch sử nghiên cứu Đã có nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào việc sử dụng PPTN trong quá trình dạy học cho HS tiểu học. Thạc sĩ Nguyễn Văn Hiểu đã nghiên cứu về vấn đề: “Phương pháp dạy học môn Khoa học ở Tiểu học”. Khóa luận tốt nghiệp đại học: “Vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4” của sinh viên Chu Thị Yến. Đề tài này tác giả đã nghiên cứu về thực trạng sử dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4 tại trường tiểu học Liên Minh và trường tiểu học Sóc Sơn sau đó đưa ra quy trình dạy học môn Khoa học lớp 4 bằng phương pháp thí nghiệm theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS. Hay đề tài: “Sử dụng phương pháp thí nghiệm kết hợp thảo luận nhóm trong dạy học môn Khoa học ở tiểu học” của sinh viên Lê Thanh Nga. Ngoài ra còn có nhiều đề tài về đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả giảng dạy như :“Sử dụng phương pháp thí nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy môn Khoa học lớp 5” của tác giả Trà Thanh Trí. Chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học Khoa học lớp 4 -5” của Phạm Văn Thanh. Đối với đề tài tôi nghiên cứu là cũng tìm hiểu thực trạng về việc sử dụng PPTN trong dạy học môn Khoa học lớp 4 nhưng tại trường tiểu học Trần Quốc Toản rồi đưa ra quy trình dạy học bằng PPTN theo cách thứ 5 với 6 bước cho phù hợp với GV và HS, nhằm nâng cao hiệu quả tốt nhất trong dạy học môn Khoa học lớp 4. 6. Đóng góp đề tài - Đề tài làm rõ những vấn đề lí luận về việc vận dụng PPTN trong dạy học môn Khoa học lớp 4. - Tìm hiểu thực trạng vận dụng PPTN trong dạy học môn Khoa học lớp 4 ở trường Trần Quốc Toản,TP Tam Kỳ. 4 - Đề xuất cách vận dụng PPTN trong dạy học môn Khoa học lớp 4. - Thực nghiệm về cách vận dụng PPTN trong dạy học môn Khoa học lớp 4. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4. Chương 2: Vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 5 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC KHOA HỌC LỚP 4 1.1. Cơ sở lí luận về việc vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4 1.1.1. Khái quát vấn đề về phương pháp thí nghiệm 1.1.1.1. Phương pháp thí nghiệm * Thí nghiệm Theo từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê thì: “Thí nghiệm là gây ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó trong điều kiện xác định để tìm hiểu, kiểm tra hay chứng minh”.[12; tr 938] Hay “ thí nghiệm có nghĩa là làm thử để rút ra kinh nghiệm”. Theo giáo trình phương pháp thí nghiệm của Nguyễn Thị Lan thì thí nghiệm là những công việc để tạo ra những hiện tượng nhằm phát hiện được đầy đủ bản chất nguyên nhân của hiện tượng đó. Thí nghiệm có vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học và trong dạy học. Thí nghiệm là một phần của một thực thể khách quan được thực hiện hoặc được tái tạo lại trong điều kiện đặc biệt trong đó con người có thể chủ động điều khiển các yếu tố tác động vào các quá trình xảy ra để phục vụ cho các mục đích nhất định. Thí nghiệm giúp con người kiểm chứng, làm sáng tỏ những giả thuyết khoa học. Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo. Nó là phương tiện duy nhất giúp hình thành ở học sinh kỹ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy sáng tạo. Thí nghiệm được thực hiện ở tất cả các khâu của quá trình dạy học. Thí nghiệm được sử dụng dưới các hình thức: Thí nghiệm do GV tự tay biểu diễn trước HS gọi là thí nghiệm biểu diễn của GV. Thí nghiệm do HS tự làm gọi là thí nghiệm của HS. Thí nghiệm ngoại khóa: Thí nghiệm thực hành của HS. * Phương pháp thí nghiệm: 6 Có một số định nghĩa về PPTN: Theo tác giả Nguyễn Thượng Giao: “ Khi tiến hành các thí nghiệm, GV (hoặc HS) sử dụng các dụng cụ thí nghiệm tái tạo hiện tượng đã xảy ra trong thực tế để tìm hiểu và rút ra các kết luận khoa học”. Hay: “Phương pháp thí nghiệm là một phương pháp dạy học mà thầy và trò cùng chủ động tái tạo lại hiện tượng cần nghiên cứu trong những điều kiện nhất định”. Như vậy PPTN có sự hợp tác giữa thầy và trò để thực hiện thành công thí nghiệm, phát hiện ra tri thức của bài học. Với PPTN làm thay đổi quan niệm cách nhìn nhận của GV và HS về vai trò của mình trong quá trình dạy và học. HS sẽ là người trực tiếp thực hiện thí nghiệm từ đó phát hiện ra tri thức của bài học. Tóm lại có thể nói: PPTN là phương pháp GV tổ chức cho HS sử dụng các dụng cụ thí nghiệm tái tạo lại những hiện tượng xảy ra trong thực tế để tìm hiểu và rút ra những kết luận khoa học. 1.1.1.2. Vai trò của phương pháp thí nghiệm trong dạy học Khoa học lớp 4 Vận dụng PPTN trong dạy học Khoa học lớp 4 có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát huy tính tích cực học tập của HS. Đây là PPDH phù hợp với đặc điểm, nội dung môn Khoa học và đặc điểm nhận thức của HS. Khi GV sử dụng PP thí nghiệm theo hướng lấy HS làm trung tâm, GV chỉ là người hướng dẫn HS thực hiện để tìm đến tri thức thì HS sẽ hăng hái say mê học tập và tất yếu kết quả học tập sẽ đạt kết quả cao, cụ thể như: - HS hăng say vào học tập, làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. HS tiếp thu kiến thức một cách chủ động, nhẹ nhàng, HS ham học và hứng thú hơn trong học tập . - Bổ sung, nâng cao thêm hiểu biết, học hỏi ở bạn bè, khắc sâu tri thức đã được học, nắm được kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, mở rộng nhãn quan. - Vận dụng PPTN giúp cho kiến thức đi sâu vào tiềm thức của HS một cách chắc chắn và lâu bền, kích thích sự phát triển tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng, trí nhớ, tạo niềm tin khoa học cho HS. 7 - Vận dụng PP thí nghiệm theo nhóm sẽ giúp HS cọ xát ý kiến với nhiều người thì kiến thức của mình mới vững, mới tránh được phiến diện. Tranh luận với người khác, thuyết phục người khác sâu sắc hơn, hiểu và nhớ chắc hơn. - Kích thính sự tìm tòi, tạo cơ hội để HS tự thể hiện mình. - Hình thành cho HS một số kĩ năng: làm thí nghiệm, làm việc nhóm, diễn đạt, lắng nghe... 1.1.1.3. Cách tiến hành phương pháp thí nghiệm PPTN có thể tiến hành theo 5 cách sau: Cách 1: GV nêu kiến thức khoa học- GV làm thí nghiệm minh họ a – HS quan sát và đối chiếu kết quả thí nghiệm với kiến thức khoa học. Cách 2: GV nêu kiến thức khoa học- Yêu cầu HS dự kiến kết quả thí nghiệ m - GV làm thí nghiệm – HS giải thích diễn biến thí nghiệm. Cách 3: GV nêu kiến thức khoa học- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệ m – HS làm thí nghiệm, đối chiếu kết quả thí nghiệm với kiến thức khoa học. Cách 4: GV nêu kiến thức khoa học dưới dạng câu hỏi - GV hướng dẫ n HS làm thí nghiệm – HS làm thí nghiệm, trả lời các câu hỏi GV đã nêu và rút ra kiế n thức khoa học. Cách 5: GV nêu vấn đề (kiến thức khoa học) dưới dạng câu hỏi- HS đư a ra cách tiến hành, dự kiến kết quả - HS làm thí nghiệm, giải thích hiện tượ ng và rút và rút ra kiến thức khoa học. Trong 5 cách tiến hành thí nghiệm trên, thì cách tiến hành thứ 5 phát huy tính tích cực nhận thức nhiều hơn những cách trước.Thí nghiệmtheo cách nào còn tùy thuộc vào bài học, các thí nghiệm cụ thể. Thí nghiệm đề cao khâu an toàn GV nên thực hiện. Song trước khi làm thí nghiệm không nên cho HS biết trước kiến thức khoa học. Ở cách thứ 5: HS không chỉ được trực tiếp làm thí nghiệm mà còn đưa ra những phương án tiến hành thí nghiệm riêng, dự kiến kết quả sẽ đạt được. Cách tiến hành này sẽ kích thích trí tò mò và phát huy được tính tích cực nhận thức của HS. Ở cách này GV cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ theo các phương án HS có thể nghĩ ra. Trong một số trường hợp có thể cho HS thảo luận về cách thí nghiệm của nhóm mình và dự kiến những dụng cụ cần thiết cho buổi học sau. 8 1.1.1.4. Một số yêu cầu khi vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy họ c Khoa học lớp 4 Khi vận dụng PP thí nghiệm trong dạy học Khoa học, cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Đảm bảo tính khoa học Thực hiện thí nghiệm đảm bảo truyền thụ cho HS những kiến thức cơ bản, vững chắc chính xác hơn, khoa học hiện đại gắn chặt với thực tiễn. Thực hiện thí nghiệm đảm bảo sự thành công của thí nghiệm, HS và GV phải nắm vững kĩ thuật thí nghiệm và đảm bảo an toàn thí nghiệm. Thực hiện chính xác từng khâu trong quá trình thí nghiệm. * Đảm bảo tính an toàn thí nghiệm Phải cho HS làm quen với các thí nghiệm, với dụng cụ đơn giản. Hóa chất dung cho thí nghiệm dễ kiếm, dễ tìm. Có như vậy HS mới có nhiều cơ hội làm thí nghiệm. Thí nghiệm phải an toàn là một trong những yêu cầu bắt buộc phải tuân theo khi lựa chọn và tiến hành thí nghiệm. Chọn các vật liệu thí nghiệm càng ít độc hại càng tốt. * Đảm bảo tính trực quan Để thí nghiệm hấp dẫn khích thích hứng thú học tập của HS thì các thí nghiệm phải dễ quan sát và các hiện tượng rõ ràng, có tính thuyết phục và dễ thấy bằng mắt thường. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học chính là một hình thức dạy học theo phương pháp trực quan. Vì vậy thí nghiệm cần phải dễ quan sát và các hiện tượng rõ ràng, có tính thuyết phục cao. Cần chuẩn bị tốt các dụng cụ thí nghiệm, thiết bị thí nghiệm phải thể hiện rõ ràng những chi tiết chủ yếu, thể hiện được tính trực quan thẩm mĩ. Đồng thời lựa chọn thí nghiệm phải hấp dẫn kích thích hứng thú của người dạy và người học.Khi đó kiến thức mà HS đạt được sẽ khắc sâu hơn, các em có thái độ yêu thích môn học hơn. * Đảm bảo tính vừa sức 9 Dạy học vừa sức nghĩa là những yêu cầu và nhiệm vụ thí nghiệm do GV đề ra HS có thể thực hiện được. Yêu cầu này đòi hỏi GV khi vận dụng PPTN để dạy môn Khoa học lớp 4 thì nên lựa chọn các thí nghiệm giúp HS tiếp thu kiến thức cốt lõi, trọng tâm và phải phù hợp với trình độ nhận thức của HS đảm bảo các em có thể phát triển tối đa so với năng lực của mình. Số lượng thí nghiệm trong một bài không nên quá nhiều, nên lựa chọn thí nghiệm dễ thực hiện tiết kiệm thời gian mà vẫn hiệu quả. 1.1.1.5. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp thí nghiệm Ưu điểm PPTN được sử dụng như một nguồn dẫn giúp HS tìm ra tri thức mới, HS hiểu và khắc sâu các sự vật, hiện tượng từ đó tạo niềm tin khoa học, nâng cao tính tích cực, tự lực và đồng thời phát triển tư duy khi HS tiếp xúc với các hiện tượng thực tế. Làm quen và dần dần hình thành các kĩ năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, các dụng cụ đo lường trong phòng thí nghiệm và trong đời sống. Qua quá trình làm thí nghiệm, cũng rèn cho các em một số kĩ năng cơ bản như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng diễn đạt, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng trình bày,… PPTN rèn kĩ năng thực hành, giúp HS biết vận dụng điều đã học vào thực tiễn cuộc sống, ngoài ra việc vận dụng PPTN trong dạy học còn hình thành cho HS nhiều đức tính quý giá của người lao động như: cẩn thận, khoa học, kỷ luật… Kích thích sự tìm tòi, khám phá, tình yêu và đam mê khoa học ở các em. Hạn chế Sử dụng PPTN trong dạy học có thể xảy ra nguy hiểm cho người làm thí nghiệm nếu chuẩn bị dụng cụ, hóa chất không tốt, không nắm được quy trình làm thí nghiệm. Thực hiện thí nghiệm không thành công dễ gây mất niềm tin khoa học ở HS. Đây là phương pháp đòi hỏi cần nhiều dụng cụ, trang thiết bị vì vậy sẽ tốn kém nhiều chi phí, thời gian chuẩn bị, đồng thời khâu vận chuyển lên lớp học cũng sẽ rất cồng kềnh. 1.1.2. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 4 Tri giác của HS tiểu học mang tính chất đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và mang tính không chủ định. Do đó, các em phân biệt các đối tượng còn chưa chính xác, dễ 10 mắc sai lầm, có khi còn lẫn lộn. Về sau, các hoạt động tri giác phát triển và được hướng dẫn bởi các hoạt động nhận thức khác nên chính xác hơn. Trí tưởng tượng còn chịu tác động nhiều của hứng thú mẫu vật đã biết, kinh nghiệm sống. Ở lớp 4, tưởng tượng của các em càng gần hiện thực hơn, tính hiện thực trong tưởng tượng của HS gắn liền với sự phát triển của tư duy và ngôn ngữ. Trong quá trình học tập, tư duy của HS tiểu học thay đổi rất nhiều. Sự phát triển của tư duy dẫn đến sự tổ chức lại một cách căn bản quá trình nhận thức, chúng được tiến hành một cách có chủ định. Tình cảm là một mặt rất quan trọng đối với HS tiểu học, nó gắn liền nhận thức với hoạt động của trẻ em. HS tiểu học rất dễ xúc cảm, xúc động và còn mỏng manh chưa bền vững, chưa sâu sắc. Ở HS lớp 4, chú ý không chủ định chiếm ưu thế. Sự chú ý của HS còn phân tán, dễ bị lôi cuốn vào các trực quan, gợi cảm, thường hướng ra bên ngoài, vào hành động, chưa có khả năng hướng vào bên trong vào tư duy. Ở lứa tuổi này trí nhớ trực quan – hình tượng và trí nhớ máy móc phát triển hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic. Hiện tượng, hình ảnh cụ thể dễ nhớ hơn các câu hỏi trừu tượng, khô khan. Vậy nên vận dụng PPTN trong dạy học Khoa học là rất phù hợp. 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4 1.2.1. Mục tiêu, nội dung chương trình môn Khoa học lớp 4 1.2.1.1. Mục tiêu chương trình môn Khoa học lớ p 4 * Kiến thức Môn Khoa học lớp 4 giúp HS nắm được: - Sự trao đổi chất, sự sinh sản, sự lớn lên của cơ thể người, cách phòng tránh một số bệnh. - Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật, động vật. - Biết được đặc điểm và ứng dụng của một số chất, các nguồn năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất. * Kĩ năng - Có kĩ năng ứng xử thích hợp trong một số tình huống. - Rèn kĩ năng quan sát và làm thí nghiệm. 11 - Biết nêu thắc mắc, biết tìm thông tin để giải đáp, biết diễn đạt những hiểu biết của bản thân. - Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng. * Thái độ, hành vi - Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn - Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống. - Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp. Có ý thức và hành động bảo vệ môi trường. 1.2.1.2. Nội dung chương trình môn Khoa học lớp 4 Nội dung chương trình môn Khoa học lớp 4 gồm 70 bài, xoay quanh 3 chủ đề:  Chủ đề: Con người và sức khỏe (19 bài) Bài 1: Con người cần gì để sống? Bài 2: Trao đổi chất ở người Bài 3: Trao đổi chất ở người (tiếp theo) Bài 4: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vai trò của chất bột đường Bài 5: Vai trò của chất đạm và chất béo Bài 6: Vai trò của vitamin, chất khoáng và chất sơ Bài 7: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn? Bài 8: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật Bài 9: Sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn Bài 10: Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn Bài 11: Một số cách bảo quản thức ăn Bài 12: Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng Bài 13: Phòng bệnh béo phì Bài 14: Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa Bài 15: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh? Bài 16: Ăn uống khi bị bệnh Bài 17: Phòng tránh tai nạn đuối nước Bài 18 – 19: Ôn tập: Con người và sức khỏe  Chủ đề: Vật chất và năng lượng (36 bài) Bài 20: Nước có những tính chất gì? 12 Bài 21: Ba thể của nước Bài 22: Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? Bài 23: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên Bài 24: Nước cần cho sự sống Nài 25: Nước bị ô nhiễm Bài 26: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm Bài 27: Một số cách làm sạch nước Bài 28: Bảo vệ nguồn nước Bài 29: Tiết kiệm nước Bài 30: Làm thế nào để biết có không khí? Bài 31: Không khí có những tính chất gì? Bài 32: Không khí gồm những thành phần nào? Bài 33 – 34: Ôn tập và kiễm tra học kì I Bài 35: Không khí cần cho sự cháy Bài 36: Không khí cần cho sự sống Bài 37: Tại sao có gió Bài 38: Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão Bài 39: Không khí bị ô nhiễm Bài 40: Bảo vệ bầu không khí trong sạch Bài 41: Âm thanh Bài 42: Sự lan truyền âm thanh Bài 43: Âm thanh trong cuộc sống Bài 44: Âm thanh trong cuộc sống (tiếp theo) Bài 45: Ánh sáng Bài 46: Bóng tối Bài 47: Ánh sáng cần cho sự sống Bài 48: Ánh sáng cần cho sự sống (tiếp theo) Bài 49: Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt Bài 50: Nóng, lạnh và nhiệt độ Bài 51: Nóng, lạnh và nhiệt độ (tiếp theo) Bài 52: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt (tiếp theo) 13 Bài 53: Các nguồn nhiệt Bài 54: Nhiệt cần cho sự sống Bài 55 – 56: Ôn tập: Vật chất và năng lượng  Chủ đề: Thực vật và động vật (14 bài) Bài 57: Thực vật cần gì để sống? Bài 58: Nhu cầu nước của thực vật Bài 59: Nhu cầu chất khoáng của thực vật Bài 60: Nhu cầu không khí của thực vật Bài 61: Trao đổi chất ở thực vật Bài 62: Động vật cần gì để sống? Bài 63: Động vật ăn gì để sống? Bài 64: Trao đổi chất ở động vật Bài 65: Quan hệ thức ăn trong tự nhiên Bài 66: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên Bài 67 – 68: Ôn tập: Thực vật và động vật Bài 69 – 70: Ôn tập và kiễm tra cuối năm 1.2.2. Thực trạng việc vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4 1.2.2.1. Mục đích điều tra Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, việc tìm hiểu và vận dụng PPTN vào dạy học môn Khoa học lớp 4 là một vấn đề thiết thực. Vấn đề đặt ra ở đây là: - GV đánh giá PPTN quan trọng như thế nào? - Mức độ sử dụng PPTN trong dạy học môn Khoa học lớp 4. - GV vận dụng PPTN trong dạy học Khoa học lớp 4 theo cách nào? - Cơ hội của HS khi tham gia thí nghiệm như thế nào? - Hứng thú của HS đối với tiết dạy có vận dụng PPTN ra sao? - Hình thức tổ chức của GV trong việc vận dụng PPTN? - Những khó khăn khi vận dụng PPTN vào dạy học môn Khoa học lớp 4? Để tìm hiểu trạng này, tôi đã tiến hành điều tra một số GV ở trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Tam Kỳ, Quảng Nam nhằm xác định cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu của mình. 14 1.2.2.2. Nội dung điều tra Chúng tôi tiến hành khảo sát 6 GV, các GV đều có kinh nghiệm 10 năm dạy học trở lên. Tất cả 6 GV hiện đang giảng dạy môn Khoa học lớp 4 đều đạt chuẩn GV Tiểu học. Chúng tôi đã tiến hành điều tra GV với các nội dung sau: Tìm hiểu những nhận thức của GV về tầm quan trọng việc vậndụng PPTN trong quá trình dạy học. Điều tra mức độ vận dụng PPTN vào dạy học môn Khoa học lớp 4. Tìm hiểu cách thức tổ chức vận dụng PPTN. Tìm hiểu hình thức tổ chức dạy học của GV khi vận dụng PPTN. Khó khăn khi vận dụng PPTN vào dạy học môn Khoa học lớp 4. Với các câu hỏi điều tra trong bảng phụ lục 1. 1.2.2.3. Kết quả điều tra Qua điều tra thực trạng bằng phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn GV chúng tôi thu được kết quả như sau: Nội dung 1: Nhận thức của GV về tầm quan trọng của PPTN trong việ c phát huy tính tích cực học tập của HS trong dạy học môn Khoa học 4 Bảng 1: Nhận thức của GV về tầm quan trọng của PPTN trong việ c phát huy tính tích cực học tập của HS trong dạy học môn Khoa học 4 Tổng số GV Các chỉ tiêu đánh giá Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng SL 6 2 4 0 0 TL 100% 33,3% 66,7% 0% 0% Qua bảng số liệu cho thấy hầu hết GV đều nhận thức và đánh giá cao về tầm quan trọng của PPTN trong việc phát huy tính tích cực học tập của HS. Có tới 66,7% GV cho rằng việc vận dụng PPTN là quan trọng trong việc phát huy tính tích cực học tập của HS và 33,3% GV cho là rất quan trọng, có 0% GV cho là bình thường và không quan trọng. Tất cả GV cho rằng PPTN là phương pháp dạy học đặc trưng của môn học.Mặc dù GV nhận thức được tầm quan trọng của PPTN nhưng thực tế thì việc vận PPTN trong dạy học Khoa học vẫn chưa phát huy được tính tích cực của HS. 15 Nội dung 2: Mức độ vận dụng PPTN trong dạy học Khoa học lớp 4 Điều tra về mức độ vận dụng PPTN trong dạy học môn Khoa học, chúng tôi đã thu được kết quả như sau: Bảng 2: Mức độ vận dụng PPTN trong dạy học Khoa học lớp 4 Mức độ SL TL Thường xuyên 6 100% Thỉnh thoảng 0 0% Hiếm khi 0 0% Không bao giờ 0 0% Ý kiến khác 2 33,3% Qua bảng số liệu ta thấy hầu hết GV thường xuyên sử dụng PPTN trong những bài dạy có thí nghiệm (chiếm 100%) và ngoài ra có 2 GV cho rằng với những bài thí nghiệm quá phức tạp và không đủ điều kiện tổ chức thí nghiệm nên GV chỉ cho HS của mình quan sát mô tả thí nghiệm trong SGK hoặc màn hình. Nội dung 3:Tìm hiểu về cách thức tổ chức thí nghiệm của GV Bảng 3: Cách thức tổ chức thí nghiệm củ a GV Cách Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 1 0 0 1 16,7 1 16,7 4 66,7 2 0 0 2 33,3 2 33,3 2 33,3 3 3 50 2 33,3 1 16,7 0 0 4 4 66,7 2 33,3 0 0 0 0 5 0 0 0 0 0 0 0 0 Từ bảng số liệu ta thấy GV vẫn dùng cách 4 thường xuyên nhất (chiếm 66,7%), và thỉnh thoảng vẫn dùng cách thứ 2 và thứ 3 được sử dụng (chiếm 33,3%) và (chiếm 50%), còn theo cách thứ 1 chiếm tỉ lệ ít hơn chỉ (chiếm 16,7%).Về cơ bản cách tổ chức thí nghiệm của GV tương đối hợp lí, tùy theo hoạt động thí nghiệm GV có cân nhắc lựa chọn cách thí nghiệm nhưng ở cách thứ 5 hầu như không có GV nào áp dụng. Trong khi với cách thứ 5, khi áp dụng trong dạy học Khoa học lớp 4 sẽ phát huy hết tính tích cực, sáng tạo của HS, giúp cho HS tham gia vào hoạt động thí nghiệm từ khâu chuẩn bị đến dự đoán cách thí nghiệm và tiến hành thí 16 nghiệm. Nếu trong tổ chức dạy học GV áp dụng cách thí nghiệm thứ 5 này sẽ đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, nếu tổ chức thí nghiệm theo cách này thì đòi hỏi người GV phải chuẩn bị chu đáo các điều kiện thí nghiệm cũng như dự đoán các cách thí nghiệm mà HS đưa ra. Chính vì thế, không một GV nào vận dụng PPTN theo cách này. Nội dung 4: Tìm hiểu về cơ hội tham gia của HS khi vận dụng PPTN trong dạy họ c môn Khoa học lớp 4 Bảng 4: Cơ hội tham gia của HS khi vận dụng PPTN trong dạy họ c môn Khoa học lớp 4 Tổng số GV Các chỉ tiêu đánh giá Tất cả HS Đại diện nhóm Đại diện lớp Cá nhân SL 6 1 2 3 0 TL 100% 17% 33% 50% 0% Từ bảng số liệu, ta thấy cơ hội tham gia của HS khi học PPTN ở môn Khoa học lớp 4 là rất ít. Điều này được cụ thể là: Đến 50% GV cho rằng HS ít có cơ hội tham gia trong việc làm thí nghiệm và 33% HS được tham gia thí nghiệm ở mức bình thường và cuối cùng đối với những bài thí nghiệm đơn giản thì HS được tham gia nhiều chỉ với mức 17%. Vì thường mỗi thí nghiệm chỉ có một bộ dụng cụ thí nghiệm nên cơ hội tham gia làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm của HS rất ít, thường chỉ có đại diện của nhóm lên quan sát thí nghiệm và về trao dổi lại với nhóm về kết quả thí nghiệm. Nội dung 5: Đánh giá về sự hứng thú học tập của HS trong giờ học có vận dụ ng PPTN Bảng 5: Đánh giávề sự hứng thú học tập của HS trong giờ học có vận dụ ng PPTN Tổng số GV Các chỉ tiêu đánh giá Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú SL 6 4 2 0 0 TL 100% 66,7% 33,3% 0% 0% 17 Từ kết quả thu được, có thể thấy: Đa số HS rất thích và rất hứng thú, tích cực học tập khi GV vận dụng PPTN trong dạy học Khoa học. Điều này được thể hiện cụ thể là: GV cho rằng HS rất hứng thú và GV nói HS hứng thú khi học những bài Khoa học có sử dụng PPTN. Ngoài ra, bản thân HS cũng rất thích GV vận dụng PPTN trong dạy học Khoa họcvì như thế HS có thể tự làm thí nghiệm, tự sử dụng dụng cụ thí nghiệm để tiến hành thí nghiệm trực tiếp, qua đó HS tự quan sát được hiện tượng xảy ra và có thể tự rút ra kết luận cho chính mình mà HS không lệ thuộc vào kết luận của SGK làm cho HS hứng thú hơn và có cơ hội tham gia hơn trong học tập. Vì thế không có HS nào không thích, không hứng thú học tập khi GV vận dụng PPTN khi dạy học. Nội dung 6:Tìm hiểu hình thức tổ chức dạy học khi vận dụng PPTN trong dạy họ c Khoa học lớp 4 Bảng 6: Hình thức tổ chức dạy học khi vận dụng PPTN trong dạy họ c Khoa học lớp 4 Hình thức dạy học SL TL 1. Cả lớp 5 83,3% 2. Theo nhóm (4 hoặc nhóm 6) 1 16,7% 3. Theo nhóm đôi 0 0% 4. Cá nhân 0 0% Qua bảng số liệu trên, ta thấy được rằng: Khi vận dụng PPTN trong dạy học thì đa số GV đều vận dụng hình thức dạy học cả lớp (chiếm 83,3%) vì lý do điều kiện để tổ chức thí nghiệm không đủ và không gian lớp học còn chật hẹp không phù hợp cho việc dạy theo nhóm và cá nhân, hình thức dạy theo nhóm 4 hoặc nhóm 6 (chiếm 16,7%) rất ít được vận dụng; còn hình thức dạy học theo cặp và hình thức cá nhân là tất cả GV không áp dụng. Như ở trên thì hầu hết GV đều nhận thức được rằng PPTN có vai trò rất quan trọng và quan trọng trong việc phát huy tính tích cực học tập của HS (bảng 1), tuy nhiên GV lại thường sử dụng hình thức dạy học cả lớp khi vận dụng PPTN. Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng GV nhận thức đúng nhưng hành động chưa thể hiện được nhận thức của bản thân. Nếu tổ chức theo nhóm hoặc cá nhân thì cơ hội tham gia vào học tập và kết quả học tập sẽ cao hơn. 18 Nội dung 7: Những khó khăn của GV khi vận dụng PPTN trong dạy học Khoa họ c lớp 4 Bảng 7: Khó khăn của GV khi vận dụng PPTN trong dạy học Khoa học lớ p 4 Khó khăn GV gặp phải Đồng ý Phân vân Không đồng ý SL TL SL TL SL TL 1. Khó khăn trong khâu chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm 6 100% 0 0% 0 0% 2. Tốn nhiều thời gian 2 33,3% 0 0% 4 66,7 % 3. Khó khăn trong việc quản lí học sinh, về không gian lớp học. 4 66,7% 2 33,3% 0 0% 4. Kỹ năng sử dụng dụng cụ thí nghiệm của HS. 3 50% 2 33,3% 1 16,7% 5. Những tình huống ngoài dự kiến 4 66,7% 2 33,3% 0 0% 6. HS không hứng thú. 0 0% 0 0% 0 0% Qua bảng số liệu ta thấy, có 6 GV (chiếm 100%) cho rằng việc vận dụng PPTN trong dạy học Khoa học là không đủ điều kiện tổ chức thí nghiệm, ở một số thí nghiệm thì trường chỉ có một bộ dụng cụ thí nghiệm, và GV không có điều kiện để chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm. Có 2 GV (chiếm 33,3%) cho rằng việc sử dụng PPTN tốn nhiều thời gian do thao tác làm thí nghiệm của HS còn chậm.Có 4 GV (chiếm 66,7%) cho rằng họ còn gặp khó khăn trong việc quản lý HS, về không gian lớp học khi vận dụng PPTN trong dạy học Khoa học do lớp học đông, có 3 GV ( chiếm 50%) thì cho rằng cái khó khăn nữa đó là kỹ năng sử dụng dụng cụ thí nghiệm còn yếu và nhiều dụng cụ thí nghiệm sợ HS làm vỡ dụng cụ, một số thí nghiệm không an toànkhông dám cho HS thực hiện thí nghiệm. Ngoài ra khi vận dụng thí nghiệm thì cũng có các thí nghiệm ngoài dự kiến của GV (chiếm 66,7%) là không thành công do HS làm vỡ dụng cụ thí nghiệm,…Không có GV nào cho rằng HS không hứng thú tham gia. Qua đây, cho thấy hầu hết GV đều có chung những khó khăn trong việc vận dụng PPTN để dạy môn Khoa học lớp 4. 19 1.2.2.4. Đánh giá thực trạng Qua quá trình điều tra, phân tích kết quả thực trạng vận dụng PPTN trong dạy học môn Khoa học lớp 4 ở trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Tam Kỳ, chúng tôi nhận thấy rằng: Tất cả GV đều nhận định rằng PPTN là một trong những phương pháp đặc trưng trong dạy học môn Khoa học lớp 4 và là một trong những phương pháp phát huy tính tích cực học tập, tạo hứng thú học tậpcho HS. GV đã vận dụng PPTN trong dạy học theo nhiều cách thức, nhưng chủ yếu vận dụng cách 3 và 4 và hình thức dạy học chủ yếu là cả lớp. HS hứng thú với các hoạt động sử dụng PPTN nhưng cơ hội tham gia làm thí nghiệm và quan sát diễn biến thí nghiệm của HS còn hạn chế.Vì thế, việc vận dụng PPTN chưa thực sự phát huy tính tích cực trong học tập của các em. 1.2.3. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến việc vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4 Qua kết quả điều tra, ta thấy hầu hết GV đều đánh giá cao vai trò của PPTN trong việc phát huy tính tích cực học tập của HS, tuy nhiên thực tế vận dụng PPTN để phát huy tính tích cực học tập của HS vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân là do: Bản thân GV vẫn chưa thoát ra được lối dạy truyền thống; vận dụng, phối hợp các phương pháp khác nhau với PPTN vẫn còn nhiều hạn chế; cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm của trường học vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học thí nghiệm trong Khoa học theo hướng phát huy tính tích cực người học; nhiều thí nghiệm cồng kềnh, tốn kém, chuẩn bị mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó nhiều thí nghiệm phức tạp, đòi hỏi tính an toàn cao, không tự tin cho HS tự làm thí nghiệm vì vậy GV sẽ biểu diễn thí nghiệm cho HS quan sát do đó không phát huy tính tích cực học tập, chưa tạo ra cơ hội tham gia và sự hứng thú trong học tập của HS. Việc quản lý HS trong các giờ thí nghiệm cũng gặp nhiều khó khăn, vậy nên GV không cho HS làm thí nghiệm. Ngoài ra, qua điều tra trong quá trình tổ chức thí nghiệm có những tình huống ngoài dự kiến của GV (chiếm 66,7%).Vì vậy muốn tiến hành thí nghiệm thành công trong một giờ học đòi hỏi GV phải chuẩn bị thật kĩ mọi phương tiện và dụng cụ phục vụ cho thí nghiệm nhưng trong khi đó tất cả GV (chiếm 100%) cho 20 rằng việc chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thí nghiệm cho tất cả HS là rất khó. Và có các GV ( chiếm 66,7%) cho rằng còn gặp khó khăn trong việc quản lí và tổ chức HS, không gian lớp học còn chật hẹp, HS đông mất nhiều thời gian cho một giờ học. Đối với HS thì nhiều HS (chiếm 50%) còn yếu trong việc kỹ năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm do các em chưa được nhiều lần trực tiếp sử dụng dụng cụ thí nghiệm vì điều kiện cơ sở vật chất tại trường còn hạn chế. Như vậy để có giờ Khoa học thành công, thì cả GV và HS phải khắc phục những khó khăn này thông qua rèn luyện, rút kinh nghiệm. Tiểu kết chương 1 Trong chương 1, chúng tôi nghiên cứu các vấn đề lý luận về PPTN và vận dụng PPTN trong dạy học Khoa học lớp 4. Phần nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi đã tiến hành điều tra, dự giờ, phỏng vấn GV để lấy thông tin để đánh giá thực trạng vận dụng PPTN trong dạy học môn Khoa học lớp 4 tại trường Trường Tiểu học Trần Quốc Toản. Chúng tôi đã phân tích được một số nguyên nhân của thực trạng. Vấn đề tồn tại của thực trạng là không có một GV nào tổ chức hoạt động thí nghiệm theo cách thứ 5 – cách thức tổ chức thí nghiệm phát huy tính tích cực học tậpcủa HS. Vì thế, việc xây dựng kế hoạch bài dạy có vận dụng PPTN và áp dụng cách thí nghiệm thứ 5 được tác giả triển khai ở chương 2. 21 CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TRONG DẠY MÔN KHOA HỌC LỚP 4 2.1. Một số căn cứ đề xuất cách vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4 2.1.1. Phù hợp mục tiêu môn học Xây dựng cách thức vận dụng PPTN trong dạy học môn Khoa học lớp 4 trước hết phải bám sát vào mục tiêu của môn học, bài học, nội dung có trong những bài cụ thể. 2.1.2. Phù hợp nội dung chương trình Cách thức vận dụng PPTN phù hợp với nội dung chương trình, phù hợp trình độ nhận thức của HS, giúp HS tiếp thu kiến thức cốt lõi, trọng tâm để HS phát triển tối đa năng lực của mình. 2.1.3. Phù hợp đặc điểm nhận thức của học sinh Những biện pháp đề ra phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HS. HS Tiểu học là lứa tuổi ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt, chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng ghi nhớ chưa cao. Đối tượng cảm xúc của các em là những hiện tượng sự vật cụ thể, sinh động mà theo quan điểm dạy học, quá trình dạy học là quá trình đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu trượng đến thực tế đời sống. Học là một hoạt động trong đó HS là chủ thể, tổ chức hoạt động sao cho HS phải luôn được vận động vừa sức, tiếp thu những kiến thức cần đạt. Những bài thí nghiệm phải phù hợp với lứa tuổi, là những hiện tượng xảy ra gần gũi với HS tạo cho HS được sự kích thích, hứng thú và có niềm tin khoa học. Nó không quá dễ cũng không quá phức tạp, HS tự có thể trực tiếp sử dụng dụng cụ làm thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV cùng với sự hợp tác trong nhóm. Khi đưa ra cách thức cho những bài thí nghiệm, GV cần chú ý đến sự phát triển của hệ thống tri thức và khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp và đưa ra kết luận của HS, phải đảm bảo sự tư duy, sáng tạo từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, để từ đó HS bằng hoạt động của mình tự rút ra được những kết luận riêng mà không phải hoàn toàn phụ thuộc vào phần kết luận trong SGK. 22 2.1.4. Phù hợp tính khả thi, tính thực tiễn Vận dụng PPTN nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS trong dạy học Khoa học lớp 4 cần phải: Gắn với những yêu cầu, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trường học. Phải phù hợp với nội dung, với xu thế đổi mới PPDH môn Khoa học ở Tiểu học trong giai đoạn hiện nay. Phù hợp với trình độ của GV, với đặc điểm, trình độ nhận thức của HS. Tóm lại, các kế hoạch bài dạy vận dụng PPTN phải có tính khả thi cao, có khả năng áp dụng vào thực tiễn và đem lại hiệu quả thiết thực. 2.2. Vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4 2.2.1 Hệ thống những nội dung bài học vận dụng phương pháp thí nghiệm Trong sách Khoa học lớp 4 những bài có thể vận dụng PP thí nghiệm để dạy học: Bài học Nội dung thí nghiệm Bài 20: Nước có những tính chất gì? Hoạt động 2: Nước không có dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía. Hoạt động 3: Nước thấm qua một số vật và hòa tan một số chất. Bài 21: Ba thể của nước. Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng tỏ nước ngoài tồn tại ở thể lỏng thì còn tồn tại ở thể khí (hơi) và thể rắn. Nước ở thể lỏng và thể khí không có hình dạng nhất định. Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định. Hoạt động 2: Chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại. Bài 25: Nước bị ô nhiễm. Hoạt động 1: Nước sạch, nước bị ô nhiễm. Như thế nào là nước bị ô nhiễm? Như thế nào là nước sạch? Bài 30: Làm thế nào để biết có không Hoạt động 1: Không khí ở quanh mọi 23 khí? vật. Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. Bài 31: Không khí có những tính chất gì? Hoạt động 3: Không khí có thể bị nén lại hoặc giản ra. Làm thí nghiệm để biết không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra. Bài 32: Không khí gồm những thành phần nào? Hoạt động 1: Hai thành phần chính của không khí. Hoạt động 2: Khí cacbonic có trong không khí và hơi thở. Bài 35: Không khí cần cho sự cháy. Trang 70 Hoạt động 1: Vai trò của oxi đối với sự cháy. Hoạt động 2: Cách duy trì sự cháy. Bài 37: Tại sao có gió? Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ra gió. Bài 41: Âm thanh. Hoạt động 3: Khi nào vật phát ra âm thanh? Bài 42: Sự lan truyền âm thanh. Hoạt động 1: Sự lan truyền âm thanh trong không khí. Hoạt động 2: Âm thanh lan truyền qua chất lỏng, chất rắn. Hoạt động 3: Âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi truyền ra xa. Bài 45: Ánh sáng. Hoạt động 2: Ánh sáng truyền đi đường thẳng. Hoạt động 3: Vật cho ánh sáng truyền qua và vật không cho ánh sáng truyền qua. Hoạt động 4: Mắt nhìn thấy vật khi nào? 24 Bài 46: Bóng tối. Hoạt động 1: Tìm hiểu về bóng tối. Bài 50: Nóng, lạnh và nhiệt độ. Hoạt động 2: Giới thiệu cách sử dụng nhiệt kế. Bài 51: Nóng , lạnh và nhiệt độ(tt). Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt. Hoạt động 2: Nước nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Bài 52: Vật dẫn điện và vật cách điện. Hoạt động 1: Vật cách nhiệt và vật dẫn nhiệt. Hoạt động 2: Tính cách nhiệt của không khí. 2.2.2. Xây dựng kế hoạch bài dạy môn Khoa học lớp 4 có vận dụng phương pháp thí nghiệm 2.2.2.1. Quy trình tiến hành phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn Khoa họ c lớp 4 Vận dụng cách thức tiến hành thí nghiệm theo cách thứ 5 gồm các bước sau: Bước 1: GV nêu vấn đề dưới dạng câu hỏi Bước 2: HS đề ra các giả thuyết và cách tiến hành thí nghiệm. Bước 3 : Những HS có cùng cách làm thí nghiệm tập hợp thành nhóm để cùng bàn bạc, thảo luận về thí nghiệm của nhóm mình, dự kiến những dụng cụ cần thiết và kết quả thí nghiệm, các nhóm tiến hành thí nghiệm. Bước 4: Các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm với giả thuyết Bước 5 : HS đối chiếu kết quả với giả thuyết. Giải thích hiện tượng. Tự rút ra kết luận Bước 6 : HS đối chiếu kết quả thí nghiệm vừa tìm được với kiến thức trong SGK. Để vận dụng tốt được quy trình này, người GV cần phải chú ý vào bước 1: việc đặt ra các câu hỏi của GV cần có sự kích thích gây sự tò mò của HS, tạo cho HS có tính tích cực khi tham gia các hoạt động và đối với bước 2 khi học sinh đưa ra các giả thuyết và đề xuất cách tiến hành thí nghiệm sẽ có những trường hợp không đún

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: TIỂU HỌC – MẦM NON - - NGUYỄN THỊ THỦY VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng năm 2016 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Lý chọn đề tài Mục tiêu nghiên cứu đề tài Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4.2.1 Phương pháp quan sát 4.2.2 Phương pháp vấn 4.2.3 Phương pháp khảo sát, điều tra 4.2.4 Phương pháp thực nghiệm: 4.3 Phương pháp thống kê Lịch sử nghiên cứu Đóng góp đề tài Cấu trúc đề tài PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC KHOA HỌC LỚP 1.1 Cơ sở lí luận việc vận dụng phương pháp thí nghiệm dạy học môn Khoa học lớp 1.1.1 Khái quát vấn đề phương pháp thí nghiệm 1.1.1.1 Phương pháp thí nghiệm 1.1.1.2 Vai trò phương pháp thí nghiệm dạy học Khoa học lớp 1.1.1.3 Cách tiến hành phương pháp thí nghiệm 1.1.1.4 Một số yêu cầu vận dụng phương pháp thí nghiệm dạy học Khoa học lớp 1.1.1.5 Ưu điểm hạn chế phương pháp thí nghiệm 1.1.2 Đặc điểm nhận thức học sinh lớp 1.2 Cơ sở thực tiễn việc vận dụng phương pháp thí nghiệm dạy học môn Khoa học lớp 10 1.2.1 Mục tiêu, nội dung chương trình mơn Khoa học lớp 10 1.2.1.1 Mục tiêu chương trình mơn Khoa học lớp 10 1.2.1.2 Nội dung chương trình mơn Khoa học lớp 11 1.2.2 Thực trạng việc vận dụng phương pháp thí nghiệm dạy học mơn Khoa học lớp 13 1.2.2.1 Mục đích điều tra 13 1.2.2.2 Nội dung điều tra 14 1.2.2.3 Kết điều tra 14 1.2.2.4 Đánh giá thực trạng 19 1.2.3 Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến việc vận dụng phương pháp thí nghiệm dạy học mơn Khoa học lớp 19 Tiểu kết chương 20 CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TRONG DẠY MƠN KHOA HỌC LỚP 21 2.1 Một số đề xuất cách vận dụng phương pháp thí nghiệm dạy học môn Khoa học lớp 21 2.1.1 Phù hợp mục tiêu môn học 21 2.1.2 Phù hợp nội dung chương trình 21 2.1.3 Phù hợp đặc điểm nhận thức học sinh 21 2.1.4 Phù hợp tính khả thi, tính thực tiễn 22 2.2 Vận dụng phương pháp thí nghiệm dạy học môn Khoa học lớp 22 2.2.1 Hệ thống nội dung học vận dụng phương pháp thí nghiệm 22 2.2.2 Xây dựng kế hoạch dạy mơn Khoa học lớp có vận dụng phương pháp thí nghiệm 24 2.2.2.1 Quy trình tiến hành phương pháp thí nghiệm dạy học môn Khoa học lớp 24 2.2.2.2 Thiết kế kế hoạch dạy mơn Khoa học lớp có vận dụng phương pháp thí nghiệm 25 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 53 3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 53 3.2 Đối tượng thực nghiệm 53 3.3 Phương pháp thực nghiệm: 53 3.4 Nội dung 53 3.5 Tổ chức thực nghiệm 54 3.5.1 Thời gian tiến hành thực nghiệm 54 3.5.2.Chọn thực nghiệm 54 3.5.3 Giáo án thực nghiệm 54 3.6 Tiến hành thực nghiệm 54 3.7 Kết thực nghiệm 55 Tiểu kết chương 58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60 Kết luận 60 Kiến nghị 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Trước phát triển mạnh mẽ xã hội, Đảng nhà nước ta đặt nhiệm vụ cụ thể thời kì Trong đó, rõ người trung tâm phát triển nhanh bền vững Để thực mục tiêu cơng tác Giáo dục – Đào tạo quốc sách hàng đầu, xem động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước Quan trọng giáo dục tiểu học, cấp học tảng hệ thống giáo dục quốc dân, cấp học đặt móng cho phát triển toàn diện nhân cách người Việt Nam xã hội chủ nghĩa Luật giáo dục nước ta số 38/205/QH11, chương II, điều 28 có nhấn mạnh: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo học sinh; phù hợp với đặc điểm lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Vì vậy, việc lựa chọn, vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học (PPDH) vào trình giảng dạy trường tiểu học thao tác quan trọng để nâng cao hiệu học tập học sinh (HS) Cùng với môn học khác mơn Khoa học mơn học có vị trí quan trọng trường tiểu học, mơn học trang bị cho HS kiến thức thể sức khỏe người, vật,hiện tượng Đối với mơn Khoa học vận dụng nhiều phương pháp dạy học như: phương pháp quan sát, phương pháp thảo luận, phương pháp thực hành,…trong phương pháp thí nghiệm (PPTN) phương pháp đặc trưng phù hợp với nội dung khoa học, PPTN dạy học Khoa học tạo nên kích thích, tìm tịi khám phá khoa học, khơi dậy tính tích cực hoạt động HS qua hình thành niềm tin khoa học cho em Việc vận dụng PPTN trình dạy học Khoa học giúp em lĩnh hội tri thức nhanh khắc sâu kiến thức học; lôi HS vào học tích cực, sơi động; phát triển khả ý, quan sát em Trên thực tế, q trình dạy học mơn Khoa học trường Tiểu học Trần Quốc Toản, TP Tam Kỳ, việc vận dụng PPTN gặp nhiều hạn chế điều kiện thí nghiệm, cách thức tổ chức chưa phát huy hết tính tích cực HS nhiều HS chưa có hội tham gia làm thí nghiệm…Do đó, q trình vận dụng PPTN dạy môn Khoa học chưa thật đạt hiệu cao Từ lí tơi chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp thí nghiệm dạy học môn Khoa học lớp 4” làm đề tài nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu đề tài Nghiên cứu sở lý luận, thực trạng việc vận dụng PPTN dạy học môn Khoa học lớp 4, đề xuất cách vận dụng PPTN nhằm phát huy tính tích cực học tập HS nâng cao hiệu dạy học môn Khoa học lớp Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Cách vận dụng PPTN dạy học môn Khoa học lớp 3.2 Phạm vi nghiên cứu PPTN dạy học môn Khoa học lớp trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận Đọc sách, báo, tài liệu, văn bản, thị; phân tích, tổng hợp tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu 4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4.2.1 Phương pháp quan sát Tham gia dự tiết dạy mơn Khoa họccó sử dụng phương pháp thí nghiệm giáo viên để quan sát, tìm hiểu quy trình, điều kiện để tổ chức thí nghiệm, hội tham gia HS học thí nghiệm, hứng thú học tập hiệu tiết dạy học môn Khoa học 4.2.2 Phương pháp vấn Phỏng vấn giáo viên (GV) để tìm hiểu cách thức mà họ tiến hành vận dụng PPTN dạy học môn Khoa học khó khăn vận dụng PPTN 4.2.3 Phương pháp khảo sát, điều tra Sử dụng phiếu điều tra để tiến hành khảo sát thực trạng việc vận dụng PPTN dạy học môn Khoa học 4.2.4 Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng số kế hoạch dạy vận dụng PPTN vào dạy học thực nghiệm địa bàn nghiên cứu 4.3 Phương pháp thống kê Sử dụng phương pháp thống kê để xử lí số liệu nghiên cứu thực trạng thực nghiệm.Kết nghiên cứu biểu thị qua bảng biểu đồ Lịch sử nghiên cứu Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu tập trung vào việc sử dụng PPTN trình dạy học cho HS tiểu học Thạc sĩ Nguyễn Văn Hiểu nghiên cứu vấn đề: “Phương pháp dạy học mơn Khoa học Tiểu học” Khóa luận tốt nghiệp đại học: “Vận dụng phương pháp thí nghiệm dạy học môn Khoa học lớp 4” sinh viên Chu Thị Yến Đề tài tác giả nghiên cứu thực trạng sử dụng phương pháp thí nghiệm dạy học môn Khoa học lớp trường tiểu học Liên Minh trường tiểu học Sóc Sơn sau đưa quy trình dạy học mơn Khoa học lớp phương pháp thí nghiệm theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức HS Hay đề tài: “Sử dụng phương pháp thí nghiệm kết hợp thảo luận nhóm dạy học mơn Khoa học tiểu học” sinh viên Lê Thanh Nga Ngoài cịn có nhiều đề tài đổi phương pháp, nâng cao hiệu giảng dạy :“Sử dụng phương pháp thí nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực học sinh dạy môn Khoa học lớp 5” tác giả Trà Thanh Trí Chuyên đề “Đổi phương pháp dạy học Khoa học lớp -5” Phạm Văn Thanh Đối với đề tài nghiên cứu tìm hiểu thực trạng việc sử dụng PPTN dạy học môn Khoa học lớp trường tiểu học Trần Quốc Toản đưa quy trình dạy học PPTN theo cách thứ với bước cho phù hợp với GV HS, nhằm nâng cao hiệu tốt dạy học mơn Khoa học lớp Đóng góp đề tài - Đề tài làm rõ vấn đề lí luận việc vận dụng PPTN dạy học môn Khoa học lớp - Tìm hiểu thực trạng vận dụng PPTN dạy học môn Khoa học lớp trường Trần Quốc Toản,TP Tam Kỳ - Đề xuất cách vận dụng PPTN dạy học môn Khoa học lớp - Thực nghiệm cách vận dụng PPTN dạy học môn Khoa học lớp Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm chương: Chương 1: Cơ sở lý luận sở thực tiễn việc vận dụng phương pháp thí nghiệm dạy học mơn Khoa học lớp Chương 2: Vận dụng phương pháp thí nghiệm dạy học môn Khoa học lớp Chương 3: Thực nghiệm sư phạm PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC KHOA HỌC LỚP 1.1 Cơ sở lí luận việc vận dụng phương pháp thí nghiệm dạy học mơn Khoa học lớp 1.1.1 Khái quát vấn đề phương pháp thí nghiệm 1.1.1.1 Phương pháp thí nghiệm * Thí nghiệm Theo từ điển Tiếng Việt tác giả Hồng Phê thì: “Thí nghiệm gây tượng, biến đổi điều kiện xác định để tìm hiểu, kiểm tra hay chứng minh”.[12; tr 938] Hay “ thí nghiệm có nghĩa làm thử để rút kinh nghiệm” Theo giáo trình phương pháp thí nghiệm Nguyễn Thị Lan thí nghiệm cơng việc để tạo tượng nhằm phát đầy đủ chất nguyên nhân tượng Thí nghiệm có vai trị quan trọng nghiên cứu khoa học dạy học Thí nghiệm phần thực thể khách quan thực tái tạo lại điều kiện đặc biệt người chủ động điều khiển yếu tố tác động vào trình xảy để phục vụ cho mục đích định Thí nghiệm giúp người kiểm chứng, làm sáng tỏ giả thuyết khoa học Thí nghiệm cầu nối lý thuyết thực tiễn, tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư sáng tạo Nó phương tiện giúp hình thành học sinh kỹ năng, kỹ xảo thực hành tư sáng tạo Thí nghiệm thực tất khâu q trình dạy học Thí nghiệm sử dụng hình thức: Thí nghiệm GV tự tay biểu diễn trước HS gọi thí nghiệm biểu diễn GV Thí nghiệm HS tự làm gọi thí nghiệm HS Thí nghiệm ngoại khóa: Thí nghiệm thực hành HS * Phương pháp thí nghiệm: Có số định nghĩa PPTN: Theo tác giả Nguyễn Thượng Giao: “ Khi tiến hành thí nghiệm, GV (hoặc HS) sử dụng dụng cụ thí nghiệm tái tạo tượng xảy thực tế để tìm hiểu rút kết luận khoa học” Hay: “Phương pháp thí nghiệm phương pháp dạy học mà thầy trò chủ động tái tạo lại tượng cần nghiên cứu điều kiện định” Như PPTN có hợp tác thầy trị để thực thành cơng thí nghiệm, phát tri thức học Với PPTN làm thay đổi quan niệm cách nhìn nhận GV HS vai trị q trình dạy học HS người trực tiếp thực thí nghiệm từ phát tri thức học Tóm lại nói: PPTN phương pháp GV tổ chức cho HS sử dụng dụng cụ thí nghiệm tái tạo lại tượng xảy thực tế để tìm hiểu rút kết luận khoa học 1.1.1.2 Vai trị phương pháp thí nghiệm dạy học Khoa học lớp Vận dụng PPTN dạy học Khoa học lớp có vai trị vơ quan trọng việc phát huy tính tích cực học tập HS Đây PPDH phù hợp với đặc điểm, nội dung môn Khoa học đặc điểm nhận thức HS Khi GV sử dụng PP thí nghiệm theo hướng lấy HS làm trung tâm, GV người hướng dẫn HS thực để tìm đến tri thức HS hăng hái say mê học tập tất yếu kết học tập đạt kết cao, cụ thể như: - HS hăng say vào học tập, làm cho học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu HS tiếp thu kiến thức cách chủ động, nhẹ nhàng, HS ham học hứng thú học tập - Bổ sung, nâng cao thêm hiểu biết, học hỏi bạn bè, khắc sâu tri thức học, nắm kiến thức học cách nhẹ nhàng, mở rộng nhãn quan - Vận dụng PPTN giúp cho kiến thức sâu vào tiềm thức HS cách chắn lâu bền, kích thích phát triển tư sáng tạo, trí tưởng tượng, trí nhớ, tạo niềm tin khoa học cho HS

Ngày đăng: 01/03/2024, 02:12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan