- Sổ kế toán chi tiết: được mở tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lí của đơn vị, thông thường số lượng mở sổ chi tiết mở tương tự như hình thức NKSC.
2.4 HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ NVL
Do giá thị trường thấp hơn giá ghi sổ thì kế toán lập dự phòng hàng tồn kho (NVL)
Dự phòng giảm giá NVL là sự xác nhận về phương diện kế toán một sự giảm giá trị của nguyên vật liệu do nguyên nhân mà hậu quả của chúng không chắc chắn.
Hạch toán dự phòng tuân theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 và thông tư hướng dẫn số dự phòng mơí TT số13……..
* Mục đích lập dự phòng: đề phòng vật tư giảm giá so với giá gốc trên sổ, đặc biệt khi chuyển nhượng, cho vay, xử lí, thanh lý (Xác định giá trị thực tế của hàng tồn kho trên hệ thống báo cáo kế toán).
* Vai trò các khoản dự phòng: Các khoản lập dự phòng giảm giá NVL có một vai trò vô cùng quan trọng đối với DNSX. Điều đó được thể hiện trên các phương diện sau:
- Về phương diện kinh tế: Các khoản dự phòng giảm giá NVL đã làm cho bảng cân đối kế toán của DN phản ánh chính xác hơn giá thực tế của tài sản.
- Về phương diện tài chính: Dự phòng giảm giá NVL có tác dụng làm giá tài sản thực sự của niên độ kế toán, do đó DN tích luỹ được nguồn vốn đáng kể để bù đắp các khoản giảm giá thực sự phát sinh và góp phần tài trợ các khoản chi phí hay lỗ đã dự phòng khi các khoản chi phí này phát sinh ở niên độ kế toán sau. Thực chất các khoản dự phòng giảm giá là một nguồn tài chính của doanh nghiệp tạm thời nằm trong các NVL trước khi chúng được sử dụng thực sự.
khoản chi phí làm giảm lợi tức phát sinh.
* Chế độ lập và hoàn nhập dự phòng
Theo qui định hiện hành, thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm (năm dương lịch 01/01- 31/12), nếu DN có năm tài chính khác với năm dương lịch thì thời điểm lập và hoàn nhập là ngày cuối cùng của năm tài chính.
* Cách xác định dự phòng và hoàn nhập dự phòng giảm giá NVL
Bước 1: Kiểm kê số NVL hiện có theo từng loại. Bước 2: Lập bảng kê NVL về số lượng và giá trị.
Bước 3: Căn cứ vào các bằng chứng tin cậy về sự giảm giá của các NVL, kế toán xác định số dự phòng cần lập cho niên độ tới với điều kiện số dự phòng không được vượt quá số lợi nhuận thực tế của DN. Việc lập dự phòng phải tiến hành riêng cho từng loại NVL. Sau đó tập hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết dự phòng từng loại.
Mức dự phòng giảm giá NVL =
Số lượng NVL tại thời điểm lập báo
cáo tài chính X Giá gốc NVL theo sổ kế toán - Gía trị thuần có thể thực hiện được của NVL Để thẩm định mức độ giảm giá của các NVL thì DN phải thành lập Hội đồng với các thành viên bắt buộc là: Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng vật tư (hoặc trưởng phòng kinh doanh).
Theo qui định chỉ lập dự phòng giảm giá cho các loại NVL kinh doanh thuộc quyền sở hữu của DN, có chứng từ kế toán hợp pháp, chứng minh giá vốn của NVL. Dự phòng giảm giá NVL được hạch toán là giá vốn hàng bán, nếu hoàn nhập là thu nhập khác.
* TK sử dụng: là TK 159- Dự phòng giảm giá HTK (chi tiết NVL)
TK có kết cấu như sau:
Bên nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá NVL Bên có: Trích lập dự phòng giảm giá NVL Dư có: Số dự phòng giảm giá NVL hiện còn
* Phương pháp hạch toán
- Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào mức trích dự phòng giảm giá NVL, kế toán ghi như sau:
Nợ TK 632: ghi tăng giá vốn hàng bán
Có TK 159- chi tiết NVL:dự phòng giảm giá NVL - Cuối niên độ kế toán sau (N+1), tính mức dự phòng cần lập nếu:
+ Mức dự phòng cuối niên độ sau cao hơn mức dự phòng đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được lập thêm, ghi:
Nợ TK 632: ghi tăng giá vốn hàng bán
Có TK 159- chi tiết NVL: trích lập thêm dự phòng
+ Mức dự phòng cuối niên độ sau thấp hơn mức dự phòng đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được hoàn nhập dự phòng, ghi:
Nợ TK 159- chi tiết NVL: hoàn nhập dự phòng Có TK 632: thu nhập khác.
Sơ đồ: Hạch toán dự phòng giảm giá NVL
TK 632
TK 159
Lập dự phòng giảm giá NVL
(Nếu số phải lập cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn số đã lập cuối kỳ kế toán năm trước)
Hoàn nhập dự phòng giảm giá NVL (Nếu số phải lập cuối kỳ kế toán năm nay