Qua bảng cân đối kế toán có thể đánh giá tình hình cơ cấu vốn, cơ cấu nguồn vốn và sự bảo đảm các nguồn vốn huy động cũng như khả năng tài chính của Công ty biến động ra sao. Song để hiểu được sự biến động đó tác động như thế nào đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì ta cần đi sâu phân tích sự biến động của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty qua từ năm 2010 đến năm 2012.
BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU 2010-2012 Đvt: triệu đồng Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 % 2011 % 2012 % DThu BH&CCDV 16,081,466 93.83% 22,070,557 96.01% 27,101,684 97.26% DThu HĐTC 448,530 2.62% 680,232 2.96% 475,239 1.73% DThu khác 608,785 3.55% 237,226 1.03% 287,317 0.53% Tổng cộng 17,138,781 100% 22,988,015 100% 27,864,240 100%
Từ bảng tổng hợp doanh thu ở trên, ta nhận thấy qua các năm từ 2010 đến 2012, đại bộ phận thu nhập của Công ty VNM có nguồn gốc từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ (chiếm khoảng 95.5%) tổng doanh thu, tiếp theo là hoạt động tài chính chỉ chiếm khoảng 2,84% tổng thu nhập. Tuy vai trò của hoạt động tài chính đã sụt giảm, nhưng cơ cấu thu nhập như vậy vẫn bình thường, nó đảm bảo rằng thu nhập của Công ty vẫn được hình thành từ những hoạt động
cơ bản và thể hiện tiềm lực nội tại của doanh nghiệp. Trong 3 năm từ 2010 đến 2012, doanh thu của Vinamilk tăng bình quân 34%, đạt 27,102 tỷ đồng vào năm 2012, lợi nhuận tăng bình quân 50%, đạt 6,930 tỷ đồng.
Đồ thị doanh thu, lợi nhuận của Vinamilk giai đoạn 2008-2012
Dựa vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh, ta xét các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận và chi phí của Công ty Vinamilk, ta thấy được tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty năm 2012 tăng so với năm 2008 ( từ 1,371,313 triệu đồng tăng lên 6,929,668 triệu đồng) với tỷ lệ tăng trung bình là 52,78%, điều này làm cho lợi nhuận sau thuế cũng tăng 49,27%. Nếu chỉ nhìn vào sự biến động của tổng lợi nhuận thì không thể đánh giá chính xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp bởi vì tổng lợi nhuận mà Công ty thu được cuối cùng là tổng hợp tất cả lợi nhuận của các hoạt động kinh doanh đó là hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Do giới hạn tài liệu phân tích nên chúng ta chỉ tiến hành phân tích hai hoạt động là hoạt động bán hàng cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính.
Ta thấy
được lợi nhuận
gộp bán hàng và
cung cấp dịch
vụ năm 2012
tăng so với năm
2010 là khá cao
từ
KẾT QUẢ KINH DOANH 2010 2011 2012Doanh thu thuần 15,75 Doanh thu thuần 15,75
2,866 21,627,429 26,561,574 Lợi nhuận gộp 5,17 3,658 6,588,124 9,076,744 LN thuần từ HĐKD 3,64 2,658 4,75 0,580 6,62 9,825 LNST thu nhập DN 3,61 6,186 4,218,182 5,819,455
Nguyên nhân là do giá vốn tăng, trong kỳ doanh nghiệp đã đầu tư thêm nhiều nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, mở rộng quy mô nên đòi hỏi nguồn đầu vào cũng phải tăng lên. Tốc độ tăng của giá vốn tăng tương đối cùng với tốc độ tăng doanh thu. Nhưng tốc độ tăng này chấp nhận được. Bởi vì giá vốn tăng do giá cả vật tư, hàng hóa tăng, điều này thể hiện công tác quản lý tốt các chi phí đầu vào của doanh nghiệp.
Về hoạt động tài chính, doanh thu tài chính đều tăng cao qua các năm, nhưng năm 2012 giảm so với 2011và so với tổng doanh thu của Công ty thì doanh thu từ hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chiếm bình quân khoảng 2.84% so với tổng doanh thu. Thu nhập tài chính 2012 giảm là do lãi cho vay, lãi từ tiền gởi ngân hàng và thu nhập từ các hoạt động tài chính khác giảm mạnh. Sự giảm xuống này không có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, đây chỉ là bước khởi đầu cho những bước tiến trong những năm kế tiếp của Công ty: trang bị thêm máy móc thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất kinh doanh, mang đến cho khách hàng nhiều sản phẩm chất lượng tốt nhất. Đây chính là mục tiêu dài hạn của Công ty trong tương lai. Lợi nhuận sau thuế đạt 5,819 tỷ đồng, tăng 37.96% so với năm 2011. Doanh thu Vinamilk cũng tăng từ 22,101 tỷ đồng lên 27,070 tỷ đồng, tăng bình quân qua các năm đạt
34.44% chủ yếu đến từ bán sản phẩm, một phần nhỏ trong số này thu từ kinh doanh bất động sản .
Ngoài việc bán các sản phẩm chính, những khoản khác thu từ lãi tiền gửi, trái phiếu, cho vay, cổ tức hay đầu tư chúng khoán, chênh lệch tỷ giá cũng mang về cho Vinamilk thêm gần 474 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các hoạt động như thanh lý tài sản cố định, bán phế liệu hay phạt vi phạm hợp đồng cũng giúp Vinamilk tăng doanh thu trên 461,7 tỷ đồng. Nhờ vậy, dù năm 2012, hầu hết chi phí cơ bản đều tăng mạnh gấp đồi so với năm ngoái, Vinamilk vẫn đạt lợi nhuận trước thuế 6,929 tỷ đồng.
Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 tăng đáng kể so với năm 2011 với mức tăng là 5,031,126 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 22.80% . Do vậy,tuy rằng các khoản giảm trừ doanh thu có tăng nhưng tăng 1 lượng nhỏ nên cũng không làm ảnh hưởng đáng kể tới doanh thu thuần. Vậy nên,nhìn chung doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh cũng tăng 4,934,145 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 22.81% .Điều này là vô cùng hợp lí, do ta thấy rằng quy mô tiêu thụ hàng hóa và thành phẩm của doanh nghiệp tăng và những hoạt động đầu tư vào bất động sản cũng mang lại doanh thu đáng kể.
Giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 2,445,524 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng với tốc độ tăng 16.26 % - Tốc độ tăng này chỉ bằng 0.71 lần so với tốc độ tăng doanh thu.Từ 2 điều trên ta thấy lợi nhuận gộp tăng 2,488,620 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 37.77%.
Bên cạnh đó thì chi phí hoạt động tài chính năm 2012 cũng giảm 195,258 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với tốc độ giảm 79.24 %, trong đó chi phí lãi vay giảm 77.64%, và do ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ giảm.
Chi phí bán hàng tăng 29.46 %, chi phí quản lí doanh nghiệp tăng 14.31 %, tuy nhiên tốc độ tăng này vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu.
Thông tin từ Vinamilk cho biết, từ giữa năm 2012, giá nguyên liệu sữa thế giới liên tục tăng. Các nhà sản xuất và kinh doanh sữa trong và ngoài nước đã phải điều chỉnh giá bán sản
phẩm nhưng riêng Vinamilk do có kế hoạch dự trữ nguyên liệu tốt nên đã ko tăng giá bán suốt cả năm kể cả những mặt hàng không tham gia bình ổn giá để chia sẻ một phần khó khăn với người tiêu dung cả nước.
Từ các chỉ tiêu trên làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng đáng kể
1,879,244 triệu đồng tương ứng với 39.56 %. Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng 38%
lên 5,819,454 triệu đồng và lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 6,981 đồng.Với kết quả trên, VNM đã vượt 24% kế hoạch lợi nhuận sau thuế đặt ra cho năm 2012 (4,690 tỷ đồng).
Lợi nhuận khác giảm 50,091 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 21.12%, chủ yếu là giảm thu từ thanh lí TSCĐ ngoài ra thì cũng giảm các nguồn thu từ thanh lí XDCBDD hay hỗ trợ từ nhà cung cấp.
Đánh giá chung :
Qua số liệu đã phân tích cho thấy năm năm qua tổng giá trị tài sản cũng như nguồn vốn tăng nhanh. Điều đó chứng tỏ quy mô của Công ty không ngừng mở rộng, khả năng cạnh tranh của Công ty được nâng lên rõ rệt. Công ty đã chú trọng vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật cũng như nâng cấp tài sản cố định, mở rộng nhiều nhà xưởng. Công ty làm ăn có lợi nhuận, đóng góp vào ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho nhiều lao động.
Nâng cao khả năng sinh lời của Công ty cụ thể là nâng cao lợi nhuận, doanh thu và nâng cao khả năng sinh lời trên vốn kinh doanh. Để nâng cao lợi nhuận thì nhất thiết phải tác động vào hai nhân tố: doanh thu và chi phí. Phải không ngừng tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí một cách hợp lý.
Về cơ bản thì các khoản chi phí gần như cố định nhưng những khoản chi tiêu này lại rất khó kiểm tra, kiểm soát và rất dễ bị lạm dụng đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp. Vì vậy Công ty cần tự xây dựng định mức chi tiêu, không được vượt quá mức khống chế tối đa theo tỷ lệ phần trăm tính trên doanh thu, các khoản hoa hồng phải căn cứ vào hiệu quả kinh tế do việc môi giới mang lại.
Doanh thu Công ty hiện nay khá cao và có thể sẽ tăng nhanh vào những kỳ sau, bởi lẽ hiện nay máy móc trang thiết bị, nhà xưởng đã được cải tiến, mở rộng đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, do đó năng lực cạnh tranh của Công ty đã được nâng cao đủ khả năng đáp ứng mọi nhu cầu phức tạp của khách hàng mới.
Khả năng sinh lời trên vốn kinh doanh có thể gia tăng bằng cách giảm vốn sản xuất kinh doanh hoặc cố gắng tăng lợi nhuận. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, Công ty đang mở rộng quy mô kinh doanh thì việc giảm vốn rõ ràng không hợp lý, cho nên để tăng cường khả năng sinh lời trên vốn kinh doanh chỉ có biện pháp là tăng lợi nhuận thật nhiều sao cho tốc độ tăng lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng vốn.
Tính đến 31/12/2012, Vinamilk có khoản tiền gửi kỳ hạn dưới một năm là 2,974 tỷ đồng. Điểm khác biệt lớn giữa Vinamilk và nhiều công ty khác ở chỗ, doanh nghiệp này không có bất cứ khoản vay nào từ ngân hang, bao gồm cả ngắn và dài hạn. Trong năm 2012, Vinamilk
12 nhà máy sản xuất, 2 kho vận và 1 phòng khám đa khoa. Ngoài ra Vinamilk còn 3 công ty con sở hữu 100% vốn, trong đó có một đơn vị kinh doanh bất động sản. Hệ thống phân phối. Xuất khẩu trong năm 2012 của Vinamilk chiếm 14% doanh thu. Thị trường xuất khẩu chính là các nước thuộc khu vực Trung Đông, Cambodia, Phillippines, Thái Lan... Trong nước, Vinamilk thiết lập hệ thống gồm 250 nhà phân phối trên toàn quốc. Tại thời điểm 31/12/2012, Vinamilk đã bao phủ được hơn 200,000 điểm bán lẻ, tăng hơn 22,000 điểm so với cuối năm của công ty.
Năm 2012, cơ cấu cổ đông của Vinamilk không đổi so với năm 2011. Trong đó, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) nắm giữ 45%, cổ đông nước ngoài nắm giữ 49% và cổ đông trong nước nắm giữ 6% vốn điều lệ của công ty.
Kế hoạch doanh thu năm 2013 của Vinamilk dự kiến đạt 31,780 tỷ đồng và tăng trưởng giai đoạn 2013-2016 là 20%.
Trong năm 2013,năng lực sản xuất của Vinamilk sẽ tăng lên đáng kể khi đưa nhà máy sữa Vietnam (Megafactory) và nhà máy sữa Dielac 2 vào hoạt động. Công suất của nhà máy sữa Việt Nam tại Bình Dương có công suất tương đương 9 nhà máy đang hoạt động. Vinamilk có 5 trang trại bò sữa với tổng đàn là 8.200 con. Theo kế hoạch 2012-2016, tổng đàn bò sẽ đạt 28.000 con vào năm 2016. Giai đoạn này, Vinamilk sẽ đầu tư xây dựng tiếp 4 trang trại tại Thanh Hóa, Tây Ninh và Hà Tĩnh với tổng mức đầu tư là 1,500 tỷ đồng.
Công ty dự kiến đầu tư bổ sung 1,545 tỷ đồng giai đoạn 2012-2016 (trong đó có 373 ỷ đồng dự phòng) nâng tổng mức đầu tư năm 2016 là 10,275 tỷ đồng. Vốn đầu tư bổ sung được dùng để mở rộng nhà máy sữa Lam Sơn (137 tỷ đồng); nâng cấp cơ sở hạ tầng (238 tỷ đồng); mở rộng trang trại và xây dựng thêm trang trại mới (1,170 tỷ đồng).
Vinamilk coi việc hoàn thiện hệ thống ERM là một trọng tâm và mục tiêu quan trọng trong giai đoạn 2013-2015. Thiết nghĩ công ty vinamilk sẽ càng ngày càng phát triển và với thời gian không lâu công ty sẽ dẫn đầu trên thị trường ở Việt Nam nói riêng và Thế giới nói chung về sữa.