Công tác tính giá thành tại công ty cổ phần sợi Trà Lý.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI TRÀ LÝ (Trang 38 - 49)

2.2.3.1. Đối tượng tính giá thành.

Công ty sản xuất theo các phân xưởng tương ứng với từng giai đoạn chính của quy trình công nghệ. Kết quả sản xuất ở mỗi phân xưởng đều được bán ra ngoài. Do đó, công ty xác định đối tượng tính giá thành là các thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng và là bán thành phẩm ở giai đoạn chế biến trước.

Việc xác định đối tượng tính giá thành như trên đã tính được giá thành bán thành phẩm ở mỗi giai đoạn, thuận tiện cho việc hạch toán bán thành phẩm nhập kho tăng cường hạch toán kinh tế nội bộ ở các phân xưởng và xác định được kết quả tài chính ở bán thành phẩm bán ra.

Kỳ tính giá ở công ty được xác định là tháng

2.2.3.2. Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang tại doanh nghiệp.

Là một trong những doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, quy trình công nghệ gồm nhiều bước nối tiếp nhau theo trình tự nhất định, vì vậy công ty đã xác định phương pháp hạch toán chi phí thích hợp là hạch toán theo phương pháp phân bước, ở mỗi bước đều có đánh giá sản phẩm dở dang.

Việc tính giá thành ở công ty được tiến hành theo hai bước: Bước 1: Tính giá thành sợi đơn và sợi se.

Bước 2: Tính giá thành của các loại bao: bao 70, bao 100.

Công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Ở phân xưởng Sợi: sản phẩm làm dở ở khâu này thường là sợi con chưa hoàn thành còn đang nằm trên máy chải, máy ghép hoặc sợi trên các búp (do tình hình sản xuất ổn định nên hầu như không có sản phẩm dở dang ở giai đoạn này). Công ty coi toàn bộ sản phẩm làm dở là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (đay tơ và dầu công nghiệp).

Đối với phân xưởng dệt, chi phí sản phẩm dở dang tính theo chi phí bán thành phẩm ở bước trước chuyển sang.

Cuối tháng, nhân viên phòng kế toán, phòng kĩ thuật và các nhân viên kinh tế phân xưởng kiểm kê giá trị còn lại tại các giai đoạn công nghệ lập biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang cuối kỳ. Căn cứ vào số lượng sản phẩm làm dở trên biên bản kiểm kê và giá xuất nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ kế toán chi phí giá thành tính ra giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Biểu : Biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang cuối kỳ.

BIÊN BẢN KIỂM KÊ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ Công đoạn sợi đay

Ngày 31/12/2007

STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá (đ/Kg)

1 Đay tơ tại nhà chọn Kg 8422,7 Đay tơ kho PX đay Kg 1906,3 2 Đay tơ trong kho ủ Kg 33517

3 Xơ hồi cúi chải Kg 12188

4 Cúi sợi con 1952,5

5 Cúi ghép 5966,4

6 Sợi có lõi (Quy đay tơ) Kg 605

7 TỔNG TỒN Kg 64557,9 5379,13

8 Dầu tồn tại nhà dầu sữa Kg 1254 16328

Ví dụ: Cuối tháng 2/2008, dựa vào biên bản kiểm kê sản phẩm dở và số lượng sản phẩm dở ở công đoạn sợi đay (quy đay tơ) là 64.557,9 kg NLC và 1254 Kg vật liệu phụ.

Căn cứ vào giá vật liệu chính và vật liệu phụ khi xuất dùng, kế toán tính giá thành tính ra giá trị sản phẩm dở dang ở công đoạn sợi như sau:

Nguyên liệu chính: 64557,9 Kg. Đơn giá: 5379,13 đ/Kg → Trị giá nguyên vật liệu chính còn lại:

5379,13 × 64557,9 = 347265336,6 (đ)

Vật liệu phụ (dầu tồn tại nhà dầu sữa) : 1254Kg. Đơn giá: 16328 đ/Kg → Trị giá vật liệu phụ còn lại: 16328 × 1254 = 20475312(đ)

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ giai đoạn sợi được thể hiện trên bảng tính giá thành công đoạn sợi.

Tại phân xưởng dệt, việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí NVLTT được tính như sau:

Gtrị SPDDCK= SPHT SPDD CPvl GtSPDD Đt + + × SPDD

Ví dụ: Tháng 2/2008, tại phân xưởng dệt, số lượng sản phẩm dở dang khi kiểm kê là 75500 kg .

Giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng trước là giá trị sản phẩm dở dang đầu tháng này: 764461138.

Chi phí bán thành phẩm chuyển sang trong tháng : 1193511283,7 Sản lượng hoàn thành: 205000

→ Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ: 764461138 + 1193511283,7

x 75500 = 527012184,6

205000 + 75500

2.2.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp

Công ty sử dụng phương pháp tính giá thành phân bước và có tính giá bán thành phẩm. Do kết quả sản xuất ở mỗi phân xưởng đều có thể được bán ra ngoài nên việc tính giá thành phẩm ở mỗi phân xưởng là khác nhau và được thực hiện cụ thể như sau:

- Ở phân xưởng sợi: Kết quả sản xuất là các sợi đơn, sợi se. Do đặc điểm của hai loại sợi này là cùng loại chỉ khác nhau về thông số kĩ thuật nên để tính giá thành từng loại kế toán tiến hành tính giá thành cho cả nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí, sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm căn cứ vào sản lượng thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm và hệ số giá thành đã quy định để tính đổi sản lượng từng loại ra sản phẩm tiêu chuẩn (công ty coi sợi đơn là SP tiêu chuẩn) theo từng khoản mục chi phí.

Hệ số quy đổi từng loại sản phẩm:+ Sợi đơn: 1 + Sợi se: 1,37

Giá thành đơn vị của mỗi loại sợi được tính bằng tổng giá thành từng loại sản phẩm chia cho sản lượng sản phẩm hoàn thành của từng loại sản phẩm.

Giá trị SPDD đầu kì ở phân xưởng dệt chính bằng giá trị SPDD cuối kỳ của tháng trước.

Chi phí phát sinh trong kỳ căn cứ vào số liệu trên bảng kê số 4&5 lập trong phần tập hợp chi phí cho phân xưởng Sợi.

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ ở phân xưởng Sợi là những giá trị của những sợi con còn đang ở trên máy chải, máy ghép hoặc các búp được quy ra đay tơ.

Giá thành các loại sợi được tính theo công thức sau: Z = Giá trị SPDD ĐK + CPPS – Giá trị SPDD cuối kỳ Sau đó phân bổ cho các loại sợi theo hệ số như trên. Dựa vào bảng kê số 4&5:

Tổng giá thành sợi đơn và sợi se:

Z = Giá trị SPDD ĐK + CPPS – Giá trị SPDD cuối kỳ 208340503,8 + 10460452528 - 347265336,6 = 10321527695,2 (đ) Số lượng sợi đơn hoàn thành: 1240769,4 Kg

Số lượng sợi se hoàn thành : 40153 Kg

→ Số lượng sợi se quy sợi đơn: 40153 × 1,37 = 55009,6 (Kg)

Tổng số lượng sợi quy sợi đơn: 1240769,4 + 55009,6 = 1295779 (Kg)

Bảng tính giá thành sợi đơn Số lượng: 1240769,4 Kg Khoản mục chi phí GTSPDD Đầu kỳ CPPS Trong kỳ GTSPDD

Cuối kỳ Tổng Z Z sợi đơn Z đơn vị

CP NVLTT 208340503,8 8486169226 347265336,6 8347244393 7992879509 6441,87

CP NCTT 0 591099068 0 591099068 566005187,6 456,173

CP SXC 0 1383184234 0 1383184234 1324464027 1067,45

CỘNG 208340503,8 10460452528 347265336,6 10321527695,2 9883348718 7965,5

Bảng tính giá thành sợi se Số lượng: 40153 Kg Khoản mục chi phí GTSPDD Đầu kỳ CPPS Trong kỳ GTSPDD

Cuối kỳ Tổng Z Z sợi se Z đơn vị

CP NVLTT 208340503,8 8486169226 347265336,6 8347244393 354364884 8825,36

CP NCTT 0 591099068 0 591099068 25093880,4 624,956

CP SXC 0 1383184234 0 1383184234 58720207 1462,41

CỘNG 208340503,8 10460452528 347265336,6 10321527695,2 438178972 10912,73

- Ở phân xưởng dệt:

Kết quả sản xuất của phân xưởng dệt là các loại bao. PX dệt nhận sợi đơn và sợi se ở kho gia công và dệt thành bao có kích cỡ khác nhau: bao 70, bao 100. Hai loại bao này giống nhau chỉ khác nhau về kích cỡ.

Như vậy đối tượng tính giá thành ở phân xưởng này là hai loại bao: bao 70, bao 100.

Trị giá bán thành phẩm chuyển sang phân xưởng dệt được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.

Ví dụ: Cuối tháng 2/2008 phân xưởng Sợi nhập kho gia công: 1240769,4 kg sợi đơn với trị giá: 9883349718 đ

40153 Kg sợi se với trị giá: 438178972 đ

Tổng giá trị sợi se và sợi đơn nhập kho là: 10321527695 đ Tồn kho đầu tháng 2/2008:

18642,5 kg sợi đơn với giá trị là 147583351,3 đ 21829 Kg sợi se với giá trị là 220800335 đ

Trong tháng 2 xuất kho gia công phục vụ sản xuất ở phân xưởng dệt: 107000kg sợi đơn và 32100 kg sợi se.

Trị giá xuất kho của sợi đơn xuất sang phân xưởng Dệt: 9883349718 + 147583351,3

x 107000 = 852230980,5

1240769,4 + 18642,5

Trị giá sợi se xuất sang phân xưởng Dệt: 438178972 + 220800335

x 32100 = 341280303,2

40153 + 21829

Trị giá bán thành phẩm xuất sang phân xưởng dệt: 1193511283,7 Gía thành của các loại bao sẽ được tính như sau:

Z = G trị SPDDđầu kỳ +trị giá bánTP chuyển sang trong kỳ + CPSX trong kỳ - Gtrị SPDDcuối kỳ

Dựa vào bảng kê số 4&5 để ghi khoản CPSX trong kỳ ở phân xưởng Dệt. công ty tính giá thành của các loại bao theo phương pháp hệ số. Coi bao 70 là sản phẩm tiêu chuẩn. Hệ số quy đổi cho bao 70 là 1và hệ số quy đổi cho bao 100 là 1,4.

Sau đó ta tính tương tự như đối với sợi đơn, sợi se.

Ví dụ: Cuối tháng 2/2008: số lượng bao 70 nhập kho là 175300

Số lượng bao 100 nhập kho là: 29700 → số lương bao 100 quy đổi về bao 70: 29700 x 1,4 = 41580 (chiếc)

Số lượng bao sau khi quy đổi: 41580 + 175300 = 216800 (chiếc)

Bảng tính giá thành bao 70 Số lượng: 175300 chiếc Khoản mục chi phí DDĐK BTP chuyển sang CPPS DDCK Tổng Z Tổng Z bao 70 Z đơn vị CPNVLTT 764461138 1193511283,7 527012184,6 1430960237,1 1157044878 6600,4 CP NCTT 110084108 110084108 89011734,9 507,8 CP SXC 115507905 115507905 93397305,1 532,7 CỘNG 764461138 1193511283,7 225592013 1656552250,1 9883348718 1339453918 7640,9

Bảng tính giá thành bao 100 Số lượng: 29700 chiếc Khoản mục chi phí DDĐK BTP chuyển sang CPPS DDCK Tổng Z Tổng Z bao 70 Z đơn vị CPNVLTT 764461138 1193511283,7 527012184,6 1430960237, 1 273915359 9222,7 CP NCTT 110084108 110084108 21072373,1 709,5 CP SXC 115507905 115507905 22110599,9 744,5 CỘNG 764461138 1193511283,7 225592013 1656552250,1 9883348718 317098332 10676, 7

Nguyễn Thị Anh Thư

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI TRÀ LÝ (Trang 38 - 49)