III. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU
2. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp
2.1 Sản xuất hàng hóa hợp lý và biết nắm bắt thời cơ
Hiểu biết qui định kiểm soát hàng nhập khẩu của EU là điêu kiện cần để các doanh nghiệp có mặt tại thị trường EU. Doanh nghiệp cần nắm dược các qui định cự thể hay các hàng rào kĩ thuật hay qui định về thuế quan cụ thể mà mặt hàng doanh nghiệp sẽ bị kiểm soát. Nắm rõ về thị hiếu của người tiêu dùng EU giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể bán được hàng và đẩy mạnh lượng hàng tiêu thụ và đưa ra các mặt hàng phù hợp.
Thời điểm hiện tại khối sử dụng các đồng tiên chung EU lâm vào cuộc khung hoảng nợ nên người tiêu dùng chuyển sang dùng hàng giá rẻ và chất
lượng tương đối tốt. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu tăng cường sự hợp tác với các kênh phân phối ở EU để dễ dàng tiếp cận với thị trường và tận dụng cơ hội này.
Các doanh nghiệp cần có sự liên kết với nhau để đảm bảo lợi ích của từng doanh nghiệp cũng như cả hội. Việc liên kết này điều hết sức cần thiết với ngành xuất khẩu cà phê, hồ tiêu, gạo để duy trì và khả năng chi phối thị trường.
2.2 Lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào kênh phân phối trên thị trường EU.
Như đã trình bày trong phần trên, trong thời gian tới cần đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp là con đường chính thâm nhập thị trường EU của các doanh nghiệp Việt Nam. Con đường thứ hai là liên doanh, có thể dưới hình thức sử dụng giấy phép nhãn hiệu hàng hóa là biện pháp tối ưu để các nhà sản xuất Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU. Con đường thứ ba là trong tương lai, khi các doanh nghiệp Việt Nam đã đủ mạnh có thể lựa chọn thâm nhập thị trường bằng hình thức đầu tư trực tiếp. Dù lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường nào thì Việt Nam cũng phải nghiên cứu kỹ các yếu tố sau: dung lượng thị trường, thị hiếu tiêu dùng, kênh phân phối, đối thủ cạnh tranh, giá cả… và cần nắm vững 4 nguyên tắc khi thâm nhập thị trường này:
- Nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng - Hạ giá thành sản phẩm
- Đảm bảo thời gian giao hàng - Duy trì chất lượng sản phẩm
Nắm rõ về thị hiếu của người tiêu dùng EU giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể bán được hàng và đẩy mạnh lượng hàng tiêu thụ. Thương hiệu là yếu tố rất quan trọng để duy trì được việc xuất khẩu một cách ổn định, nâng cao giá trị xuất khẩu. thương hiệu có thể là tài sản tài chính của doanh nghiệp vì vậy phát triển thương hiệu là điều cốt yếu và cần thiết của doanh nghiệp Việt Nam
2.3 Tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý để tạo nguồn hàng thích hợp với thị trường EU.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng mọi cơ hội nghiên cứu thị trường và khách hàng để nắm được đặc điểm của thị trường, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và kênh phân phối trên thị trường EU, từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp để cải tiến và đa dạng hóa sản phẩm, tạo nguồn hàng thích hợp với thị trường EU.
Muốn tạo ra nguồn hàng thích hợp, các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý. Từ năm 1996 đến nay, EU dành cho hàng xuất khẩu Việt Nam thuế quan ưu đãi GSP, do vậy rào cản kỹ thuật mới chính là rào cản thực sự và khó vượt qua đối với hàng hóa Việt Nam khi vào thị trường EU. Cần tăng cường áp dụng các hệ thống quản lý ISO 9000, ISO 14000 và HACCP. Điều này giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể tạo ra được nguồn hàng xuất khẩu ổn định và thích hợp sang thị trường EU. HACCP áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiêp chế biến thực phẩm, ISO 14000 áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp mà có quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường, và ISO 9000 áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp khác.
2.4 Tăng cường khai thác quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của liên minh châu Âu.
Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam (SMEDF) một phần trong “Chương trình trợ giúp kỹ thuật của châu Âu trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam”. SMEDF được thành lập theo thỏa thuận tài chính giữa Việt Nam và EU ngày 6/6/1996. Tổng số nguồn vốn của SMEDF là 25 triệu USD do EU cung cấp nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam phát triển sản xuất và tạo thêm việc làm. SMEDF rất quan trọng đối với phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Quỹ đã góp phần đáng kể trong phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam
sang thị trường EU. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt cơ hội được tài trợ của SMEDF để phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời nhận được cả hỗ trợ về mặt kỹ thuật..
2.5. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường EU.
- Ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải nâng cao năng lực tiếp thị tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU.
- Chủ động tìm kiếm đối tác chào hàng thông qua việc tham gia hội chợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề tổ chức tại Việt Nam hoặc EU, qua tham tán thương mại các nước thành viên EU và qua văn phòng EU tại Việt Nam.
- Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường EU trực tiếp hoặc thông qua phòng thương mại EU tại Việt Nam, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại Bộ Thương mại, tham tán thương mại Việt Nam tại các nước EU, Trung tâm thông tin thương mại Bộ Thương mại…
- Các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu ứng dụng các nghiệp vụ marketing để phát hiện nhiều mặt hàng mới có khả năng tiêu thụ tại thị trường EU. Tổ chức các hoạt động dịch vụ trước và sau bán hàng để duy trì củng cố uy tín của hàng hóa Việt Nam đối với người tiêu dùng EU.