Quản lý chất lượng công trình

Một phần của tài liệu Thuyet minh biện pháp thi công hầm (Trang 27)

Nhà thầu chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/12/2004.

1. Công tác tự kiểm tra chất lượng của Nhà thầu:

Thực hiện thi công đúng theo thiết kế kỹ thuật và các yêu cầu kỹ thuật của Gói thầu. Tiến hành đúng trình tự nghiệm thu theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/12/2004.

Nhà thầu đệ trình đầy đủ quy trình, phương án và kết quả tự kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện và sản phẩm xây dựng với Chủ đầu tư để kiểm tra và giám sát.

Nhà thầu đề nghị Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu các công tác xây lắp đã hoàn thành sau khi bộ phận quản lý chất lượng của Nhà thầu đã kiểm tra và xác nhận.

2. Tổ chức nghiệm thu:

Công tác nghiệm thu công trình được tiến hành từng đợt ngay sau khi hoàn thành những phần che khuất của công trình (nền móng), những kết cấu chịu lực, những bộ phận, hạng mục và toàn công trình.

Tổ chức nghiệm thu tuân theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/12/2004.

Quy trình kiểm tra nghiệm thu

Quy trình kiểm tra và nghiệm thu thi công từng phần và toàn bộ công trình được tiến hành như sau: a. Nguyên tắc:

Toàn bộ các công việc, các hạng mục công trình sau khi thi công xong đều được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.

Chỉ nghiệm thu những công việc xây lắp, bộ phận kết cấu, thiết bị, hạng mục công trình khi đã hoàn toàn phù hợp với thiết kế được duyệt, tuân theo những yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật và khối lượng công tác xây lắp thiết kế quy định.

b. Cơ sở nghiệm thu:Cơ sở để căn cứ cho công tác nghiệm thu bao gồm:

- Hồ sơ thiết kế thi công, toàn bộ các bản vẽ thi công, tài liệu hướng dẫn, tài liệu địa chất, các công văn, văn bản thay đổi ( nếu có ) của chủ đầu tư và đơn vị thiết kế.

- Các tiêu chuẩn được chỉ định áp dụng.

- Các thông tư, văn bản hướng dẫn của chính phủ, của Bộ xây dựng và của ngành. c. Nghiệm thu từng phần, nghiệm thu tổng thể:

Việc nghiệm thu từng phần, nghiệm thu tổng thể các hạng mục được thực hiện theo kế hoạch sau bởi Ban nghiệm thu cơ sở do chủ đầu tư chủ trì thành phần ban nghiệm thu cơ sở bao gồm:

- Đại diện chủ đầu tư làm trưởng ban.

- Cán bộ kỹ thuật giám sát thi công của chủ đầu tư. - Ban điều hành dự án (đại diện cho nhà thầu) - Tổ chức thiết kế.

* Trách nhiệm của ban nghiệm thu cơ sở:

- Tiến hành nghiệm thu một cách thường xuyên trong quá trình xây lắp những đối tượng sau: - Công việc xây lắp hoàn thành.

- Những bộ phận công trình sẽ bị lấp kín: phần móng, công trình ngầm - Những kết cấu chịu lực quan trọng.

- Những giai đoạn chuyển bước thi công.

* Đối với nghiệm thu công trình để đưa vào sử dụng ban nghiệm thu cơ sở cần phải kiểm tra các hồ sơ bao gồm:

- Biên bản nghiệm thu các bộ phận công trình khuất kín. - Biên bản nghiệm thu các bộ phận công trình quan trọng. - Biên bản nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi công. - Nhật ký công trình.

* Khi tiến hành nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng, ban nghiệm thu cơ sở cần thực hiện các công việc sau:

- Kiểm tra tại chỗ các phần việc đã hoàn thành. - Kiểm tra sơ đồ hoàn công của phần việc hoàn thành.

- Kiểm tra các tài liệu thí nghiệm, đo đạc, các văn bản khác đã lập trong quy trình thi công.

3. Bảo hành xây lắp công trình:

Nhà thầu bảo hành công trình theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu; Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/12/2004.

Hà nội, ngày...tháng...năm 2008

Một phần của tài liệu Thuyet minh biện pháp thi công hầm (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w